Tháp Thần nông được công nhận Kỷ lục thế giới

Tối 13.10, tại xã Lâm Thao, huyện Lương Tài, tỉnh Bắc Ninh, Liên minh Kỷ lục thế giới phối hợp với Trung ương Hội Kỷ lục gia Việt Nam và Tổ chức kỷ lục gia Việt Nam Vietkings tổ chức trao Bằng công nhận Kỷ lục thế giới với Tháp Thần nông làm từ cối đá tạo hình hạt lúa lớn nhất Thế giới.

Tại chương trình, Ban Tổ chức trao Bằng công nhận Kỷ lục thế giới với Tháp Thần nông làm từ cối đá tạo hình hạt lúa lớn nhất Thế giới cho Công ty TNHH Kỹ thương Đông Đô và kỷ lục gia Trần Văn Toản.

anh-2-1108.jpg
Ban tổ chức trao Bằng công nhận Kỷ lục thế giới với Tháp Thần nông làm từ cối đá tạo hình hạt lúa lớn nhất Thế giới cho Kỷ lục gia Trần Văn Toản. Ảnh: ITN

Tiến sĩ Thang Văn Phúc, Chủ tịch Trung ương Hội Kỷ lục gia Việt Nam ghi nhận, đánh giá cao những đóng góp của Công ty TNHH Kỹ thương Đông đô và Kỷ lục gia Trần Văn Toản, Chủ tịch Hội đồng thành viên đã sưu tầm, xây dựng Tháp Thần nông_ biểu tượng văn hóa, giá trị đỉnh cao của sự sáng tạo văn hóa nông nghiệp để người dân được hưởng thụ. Đồng thời, mong muốn Công ty TNHH Kỹ thương Đông Đô tiếp tục cống hiến, phát triển, lan tỏa giá trị Tháp Thần nông này.

Tháp Thần Nông được đặt tại Trung tâm Dạy nghề và sát hạch lái xe Đông Đô, xã Lâm Thao, huyện Lương Tài, tỉnh Bắc Ninh. Tháp Thần Nông - biểu tượng cho vị thần của nền văn minh lúa nước được ghép bởi 1.012 cối đá xếp vòng ngoài, bên trong là khung cột bê tông được đổ kiên cố. Tháp được thiết kế theo hình hạt lúa, dựng theo chiều thẳng đứng.

Tháp Thần Nông cao 15m, chia thành 5 tầng. Trên đỉnh tháp gắn mô hình chòm sao Thần nông với 15 ngôi sao bằng đèn led phát sáng các màu vào ban đêm. Đây là điểm đến độc đáo, thu hút khách đến tham quan của tỉnh Bắc Ninh vừa tạo cảnh quan vừa phục vụ mô hình giáo dục văn hóa trải nghiệm.

anh-4-1310.jpg
Tháp Thần nông đặt tại Công ty TNHH Kỹ thương Đông Đô, xã Lâm Thao, huyện Lương Tài, tỉnh Bắc Ninh. Ảnh: ITN

Kỷ lục gia Trần Văn Toản cho biết, khi sản xuất nông nghiệp ngày càng hiện đại, tại nhiều vùng quê, những chiếc cối đá, trục đá, cối xay lúa… bị bỏ đi nhiều. Với tình yêu, mong muốn lan tỏa nền văn hóa truyền thống của dân tộc, ông dành thời gian, công sức, của cải để sưu tầm cối đá, xây dựng khu trưng bày. Qua đó, ông muốn lưu giữ, bảo tồn nét văn hoá của những vùng quê, của nền văn hoá nông nghiệp, lưu giữ ký ức của một thế hệ, một giai đoạn văn hóa lịch sử của miền quê miền Bắc.

Đây là khu trưng bày cối đá và văn hóa lúa nước đầu tiên tại tỉnh Bắc Ninh hướng tới sự phát triển dịch vụ trải nghiệm, dịch vụ, du lịch bền vững, góp phần thúc đẩy kinh tế - xã hội của địa phương; đồng thời, góp phần gìn giữ, bảo tồn, phát huy tinh hoa văn hóa Kinh Bắc và văn hóa lúa nước.

Xã hội

Hà Nội: Nhà máy xử lý nước thải Yên Xá vận hành thử nghiệm từ 1.12.2024
Môi trường

Hà Nội: Nhà máy xử lý nước thải Yên Xá vận hành thử nghiệm từ 1.12.2024

Thông tin từ Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình hạ tầng kỹ thuật và nông nghiệp thành phố Hà Nội cho biết, gói thầu số 1 xây dựng Nhà máy xử lý nước thải Yên Xá và gói thầu số 2 xây dựng hệ thống cống bao cho sông Tô Lịch và cống chính cơ bản đã hoàn thành và đưa vào vận hành thử vào ngày 1.12 tới.

Các đại biểu tham dự chương trình. Ảnh: Lăng Dành
Xã hội

Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin nắm bắt tình hình

Trên địa bàn tỉnh Bắc Giang đã thành lập trên 2.100 Tổ Dân vận cộng đồng ở 100% thôn, bản, tổ dân phố, trong đó có vùng đồng bào dân tộc thiểu số để nắm tình hình và đề xuất các cấp ủy Đảng, chính quyền giải quyết những vấn đề liên quan đến người dân vùng đồng bào dân tộc thiểu số. Các tổ dân vận đã tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong nắm bắt tình hình thông qua thành lập các nhóm Zalo “Tổ Dân vận nòng cốt vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi”.

Tổng kết dự án tăng cường khả năng chống chịu rủi ro thiên tai cho đồng bào dân tộc thiểu số
Xã hội

Tổng kết dự án tăng cường khả năng chống chịu rủi ro thiên tai cho đồng bào dân tộc thiểu số

Ngày 22.11, tại Thành phố Điện Biên Phủ, World Vision International tại Việt Nam đã tổ chức hội thảo tổng kết dự án "Tăng cường khả năng chống chịu rủi ro thiên tai cho đồng bào dân tộc thiểu số tỉnh Điện Biên" (IREM). Dự án do Liên minh cứu trợ Đức (ADH) tài trợ và được triển khai bởi World Vision trong 14 tháng (10.2023-11.2024).