Tháo gỡ triệt để các rào cản, vướng mắc

Đây là ý kiến của hầu hết đại biểu tại hội nghị giao ban khoa học và công nghệ vùng trung du và miền núi phía Bắc lần thứ XIX nhằm tổng kết, đánh giá kết quả hoạt động khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo trong 5 năm qua và định hướng nhiệm vụ trọng tâm những năm tiếp cho sự phát triển Vùng.

Góp phần giải quyết các vấn đề của địa phương

Theo báo cáo, trong khoảng 3 năm trở lại đây (giai đoạn 2022 - 2024), các địa phương vùng trung du và miền núi phía Bắc đã thực hiện 86 nhiệm vụ KH-CN cấp quốc gia, triển khai mở mới 494 nhiệm vụ KH-CN cấp tỉnh. Các dự án hỗ trợ chuyển giao, ứng dụng công nghệ, tiến bộ kỹ thuật đã góp phần thay đổi phương thức sản xuất theo hướng hiện đại, tăng năng suất, chất lượng sản phẩm, tạo việc làm, sinh kế cho người dân và bảo tồn, phát huy được các giá trị truyền thống.

Toàn cảnh Hội nghị giao ban khoa học và công nghệ Vùng Trung du và miền núi phía Bắc lần thứ XIX. Ảnh: L.Chi
Toàn cảnh Hội nghị giao ban khoa học và công nghệ Vùng Trung du và miền núi phía Bắc lần thứ XIX. Ảnh: L.Chi

Trong đó, tập trung chủ yếu vào việc nghiên cứu, ứng dụng và từng bước làm chủ được công nghệ chọn tạo các giống cây trồng, vật nuôi có năng suất cao, chất lượng tốt, kháng bệnh, chống chịu với điều kiện bất thuận và ứng dụng vào sản xuất; bảo tồn, khai thác, phát triển một số nguồn gene cây trồng, vật nuôi, dược liệu, vi sinh vật quý hiếm, có giá trị ứng dụng cao. Tiêu biểu như Hà Giang xây dựng hai vườn bảo tồn cây thuốc; tỉnh Phú Thọ xây dựng phần mềm quản lý dữ liệu cây trồng trên nền tảng web và ứng dụng hệ thống thông tin địa lý toàn cầu (công nghệ GIS) lập các bản đồ chuyên đề trồng trọt, bảo vệ thực vật; tỉnh Lạng Sơn ứng dụng KH-CN nâng cao giá trị, phát triển bền vững một số sản phẩm OCOP như hồng Vành khuyên, quýt Tràng Định, chè dưới tán hồi huyện Bình Gia, gà Vạn Linh...

Có thể nói, hoạt động nghiên cứu, ứng dụng khoa học và phát triển công nghệ trong vùng trung du và miền núi phía Bắc đã có sự chuyển biến tích cực, bám sát hơn các yêu cầu thực tiễn, thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế, phát triển sản xuất kinh doanh và theo nhu cầu của địa phương. Với sự tham gia đối ứng của người dân và doanh nghiệp đã tác động mạnh mẽ đến hoạt động xã hội hóa cho khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo (KH-CN và ĐMST), nâng cao nhận thức về vai trò của KH-CN và ĐMST với các cấp, các ngành và Nhân dân trong Vùng.

Bên cạnh đó, hệ sinh thái khởi nghiệp ĐMST và thị trường KH-CN tiếp tục được đẩy mạnh phát triển. Nhiều cơ chế, chính sách được ban hành, hỗ trợ doanh nghiệp khởi nghiệp ĐMST hoạt động hiệu quả. Tỉnh Bắc Giang đã tổ chức thành công chuỗi sự kiện Techfest Bắc Giang năm 2023, kết nối hệ sinh thái khởi nghiệp ĐMST của tỉnh Bắc Giang với các tỉnh Tuyên Quang, Lạng Sơn, Thái Nguyên, Bắc Kạn...; Techfest đã được nhiều địa phương tổ chức hiệu quả như Sơn La, Cao Bằng...

Cùng với đó, công tác quản lý hoạt động KH-CN về tiêu chuẩn, đo lường, chất lượng, sở hữu trí tuệ, ứng dụng năng lượng nguyên tử, quản lý an toàn bức xạ và hạt nhân... tại các địa phương tiếp tục được đổi mới về nội dung, phương thức hoạt động, nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước và đáp ứng nhu cầu thực tiễn. Hoạt động đối ngoại và hợp tác, liên kết vùng tiếp tục được các địa phương quan tâm, chú trọng.

Trọng tâm sửa đổi, bổ sung Luật Khoa học và Công nghệ

Tại Hội nghị giao ban vùng có rất nhiều giải pháp được các nhà quản lý, nhà hoạch định chính sách, nhà khoa học đưa ra nhằm tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc. Phó Chủ tịch UBND tỉnh Cao Bằng Trịnh Trường Huy cho rằng, những kết quả đạt được về kinh tế, xã hội thời gian qua có sự đóng góp quan trọng của KH-CN và ĐMST. Nhiều dự án KH-CN được thực hiện gắn với thực tiễn, có tính cấp thiết, phù hợp với địa phương.

Ở góc nhìn quản lý ngành, Phó Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Lào Cai Nguyễn Mạnh Hồng đề nghị, Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số quy định tại Nghị định số 70/2018/NĐ-CP ngày 15.5.2018, trong đó quy định xử lý đối với các tài sản được hình thành thông qua triển khai thực hiện nhiệm vụ KH-CN không đủ điều kiện là tài sản cố định; cùng với đó ban hành thông tư quy định quản lý nhiệm vụ KH-CN sử dụng ngân sách nhà nước cấp tỉnh, cấp cơ sở; quy định về định mức kinh tế - kỹ thuật có liên quan...

Đại diện Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Bắc Giang đề nghị Bộ Khoa học và Công nghệ sớm ban hành đầy đủ các văn bản hướng dẫn liên quan đến quản lý các nhiệm vụ KH-CN địa phương; hỗ trợ, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp KH-CN phát triển, tiếp cận nguồn vốn Quỹ phát triển KH-CN của Trung ương.

Phát biểu tại hội nghị, Thứ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ Hoàng Minh đánh giá cao nỗ lực và các kết quả hoạt động KH-CN và ĐMST các địa phương. Thứ trưởng Hoàng Minh mong muốn các tỉnh tiếp tục phối hợp chặt chẽ với Bộ hoàn thiện chính sách về KH-CN và ĐMST, trọng tâm là sửa đổi, bổ sung Luật Khoa học và Công nghệ. Cùng với đó, ưu tiên bố trí kinh phí, tăng cường đầu tư nâng cao tiềm lực KH-CN địa phương; thực hiện hiệu quả các chương trình, nhiệm vụ KH-CN phục vụ trực tiếp mục tiêu, nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội. Đặc biệt, đẩy mạnh phát triển hệ sinh thái khởi nghiệp ĐMST, phát triển thị trường và doanh nghiệp KH-CN. Quan tâm triển khai cải thiện bộ Chỉ số ĐMST cấp địa phương...

Khoa học - Công nghệ

3 tuyệt chiêu khởi nghiệp của mạng di động Viettel
Công nghệ

3 tuyệt chiêu khởi nghiệp của mạng di động Viettel

“Để vào được cuộc sống, đầu tiên là phải để khách hàng chấp nhận được sản phẩm của mình. Cụ thể là sản phẩm phải tốt, có giá cả phù hợp, có thể duy trì được trong thời gian lâu dài. Tôi nghĩ đó là những yếu tố cần thiết”, Thiếu tướng Tống Viết Trung, nguyên Phó Tổng giám đốc Tập đoàn, chia sẻ.

Mô hình cây lan thạch hộc đem lại giá trị kinh tế cao
Khoa học - Công nghệ

Khoa học và công nghệ góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội

Khoa học và công nghệ (KH-CN) là một trong các yếu tố quan trọng, có tác động tích cực đến tăng trưởng kinh tế. Thời gian qua, hoạt động KH-CN tỉnh Cao Bằng không ngừng đổi mới, phát huy hiệu quả, đặc biệt là việc ứng dụng KH-CN vào các lĩnh vực, trở thành động lực quan trọng thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội.

Các đại biểu cắt băng khai mạc Triển lãm
Khoa học - Công nghệ

Khai mạc Triển lãm sách khoa học và công nghệ 2024

Sáng 10.10, tại Hà Nội, Cục Thông tin khoa học và công nghệ quốc gia, Bộ Khoa học và Công nghệ tổ chức khai mạc “Triển lãm sách khoa học và công nghệ 2024”. Tham dự sự kiện có hơn 150 đại biểu đại diện các bộ, ngành, nhà xuất bản, các nhà khoa học, giảng viên, sinh viên.

Tinh thần phụng sự trong chiến dịch chuyển đổi 2G lên 4G của Viettel
Công nghệ

Tinh thần phụng sự trong chiến dịch chuyển đổi 2G lên 4G của Viettel

Đầu tháng 9.2024, Viettel còn khoảng gần 1 triệu khách hàng sử dụng điện thoại 2G, giảm rất nhiều so với con số 8 triệu từ đầu năm. Nỗ lực ở giai đoạn nước rút để 100% khách hàng không bị gián đoạn liên lạc khi cả nước chính thức dừng cung cấp dịch vụ 2G phản ánh toàn diện nhất tinh thần phụng sự của Viettel. Điều này càng ý nghĩa hơn khi được đặt trong bối cảnh nhà mạng đang hướng tới kỷ niệm 20 năm kinh doanh dịch vụ di động (15.10.2004 - 15.10.2024).

Toàn cảnh buổi lễ kỷ niệm 30 năm thành lập Hội Tự động hóa Việt Nam
Khoa học

Hội Tự động hoá Việt Nam kỷ niệm 30 năm thành lập

Chiều ngày 8.10 tại Hà Nội, Hội Tự động hoá Việt Nam đã tổ chức Lễ kỉ niệm 30 năm ngày thành lập. Tham dự lễ kỷ niệm có: Ủy viên Trung ương Đảng, Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ Huỳnh Thành Đạt; Chủ tịch Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam Phan Xuân Dũng; Chủ tịch danh dự Vusta Đặng Vũ Minh.

Giá trị xuất khẩu nông sản năm 2023 đạt 53 tỷ USD
Khoa học - Công nghệ

Bài 3: Đóng góp hiệu quả của khoa học, công nghệ cho nông nghiệp

Khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo ngày càng có vai trò quan trọng, đóng góp tích cực vào tăng trưởng nông nghiệp. Theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, khoa học, công nghệ đóng góp trên 30% giá trị gia tăng trong sản xuất nông nghiệp, 38% trong sản xuất giống cây trồng, vật nuôi. Các chương trình được triển khai mang lại hiệu quả rõ rệt, góp phần tăng giá trị xuất khẩu nông sản đạt 53 tỷ USD trong năm 2023.

Các bạn trẻ tham quan Triển lãm giới thiệu thành tựu công nghệ ngành y tế năm 2024
Khoa học - Công nghệ

Bài 2: Đổi mới sáng tạo thúc đẩy phát triển ngành y tế

Trong bối cảnh nhu cầu chăm sóc sức khỏe tại Việt Nam đang ngày càng tăng cao, khoa học công nghệ và đổi mới sáng tạo trong lĩnh vực y tế đã và đang đóng vai trò quan trọng trong việc cải thiện chất lượng chăm sóc sức khỏe, tăng cường khả năng chẩn đoán và điều trị bệnh, cũng như trong phòng bệnh. Đây là những thông tin được các chuyên gia nhấn mạnh tại diễn đàn "Công nghệ sinh học và chuyển đổi số phục vụ phát triển ngành y tế" do Bộ Y tế và Bộ Khoa học và Công nghệ phối hợp tổ chức.

Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ Huỳnh Thành Đạt và các đại biểu tham quan gian hàng tại sự kiện "Kết nối công nghệ và đổi mới sáng tạo Việt Nam 2024"
Khoa học

Bài 1: Công cụ “then chốt” trong thực hiện các mục tiêu phát triển bền vững

Vai trò của khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo (KHCN và ĐMST) đã được khẳng định trong Văn kiện Đại hội XIII của Đảng và được thể hiện xuyên suốt trong các mục tiêu của Kế hoạch hành động quốc gia, là công cụ “then chốt” trong thực hiện các mục tiêu phát triển bền vững. Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ đã quan tâm, chỉ đạo xây dựng, ban hành nhiều cơ chế, chính sách nhằm đẩy mạnh hoạt động ứng dụng, chuyển giao công nghệ và đổi mới sáng tạo (ĐMST), thúc đẩy thực hiện chuyển đổi xanh, chuyển đổi số trong nền kinh tế.

Ảnh minh hoạ
Công nghệ

Công nghệ sinh học sẽ dẫn dắt ngành nông nghiệp

Thành quả sau 10 năm canh tác ngô chuyển gene cho thấy vai trò và khả năng dẫn dắt của công nghệ sinh học trong sản xuất nông nghiệp. Trước diễn biến phức tạp của biến đổi khí hậu và dịch hại, việc hoàn thiện hành lang pháp lý để xúc tiến hiệu quả các giống mới, cây trồng mới áp dụng công nghệ sinh học là hết sức cần thiết để bảo đảm an ninh lương thực và phát triển nông nghiệp bền vững.

Cần thiết xây dựng bộ nguyên tắc về AI có trách nhiệm tại Việt Nam
Khoa học - Công nghệ

Cần thiết xây dựng bộ nguyên tắc về AI có trách nhiệm tại Việt Nam

Trước sự phát triển nhanh chóng, mạnh mẽ và sâu rộng của trí tuệ nhân tạo (AI), các chuyên gia, nhà khoa học cho rằng, đây là thời điểm phù hợp để nghiên cứu cả về khía cạnh pháp lý và đặc biệt là đạo đức, trách nhiệm, để vừa thúc đẩy phát triển vừa kiểm soát rủi ro khi phát triển và ứng dụng AI.