Kinh tế

Tháo gỡ rào cản, thúc đẩy phát triển doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ

Văn Anh 30/06/2025 07:49

Theo Phó Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ TP. Hà Nội (HANSIBA) Nguyễn Vân, thống kê cho thấy chiếm số lượng lớn tổng kim ngạch xuất khẩu sản phẩm công nghiệp, linh kiện điện tử các lĩnh vực công nghiệp là các doanh nghiệp FDI Các doanh nghiệp sản xuất công nghiệp hỗ trợ hầu hết đều là doanh nghiệp SME còn thiếu và yếu nguồn lực nội sinh.

Vẫn còn nhiều rào cản

Phó Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ TP. Hà Nội đánh giá, hiện quy mô nhân lực và cơ sở hạ tầng máy móc nhỏ trong khi việc tiếp cận đất đai, hạ tầng đáp ứng đủ điều kiện sản xuất còn hạn chế. Doanh nghiệp cũng gặp khó khăn từ tiếp cận đổi mới khoa học công nghệ, nâng cao năng lực sản xuất, máy móc thiết bị chưa hiện đại đến định hướng xuất khẩu, tham gia chuỗi cung ứng toàn cầu…

Giai đoạn hiện nay nhiều doanh nghiệp gặp khó khăn khi tiếp cận đổi mới khoa học công nghệ, nâng cao năng lực sản xuất, chưa biết định hướng xuất khẩu, tham gia chuỗi cung ứng toàn cầu. Chưa kể những khó khăn khác liên quan tới nguồn vốn, đất đai, hạ tầng cũng tạo ra rào cản cho khối doanh nghiệp tư nhân phát triển.

Đối với doanh nghiệp tư nhân trong lĩnh vực công nghiệp hỗ trợ (CNHT), bên cạnh những vấn đề nêu trên, các doanh nghiệp còn đối mặt với một số khó khăn có tính đặc thù khác, như máy móc còn thô sơ, chưa hiện đại, thiếu lao động trình độ cao, nhất là đội ngũ kỹ sư.

Sản xuất thiết bị máy công nghiệp tại Công ty cổ phần Cơ khí chính xác và chuyển giao công nghệ (huyện Chương Mỹ). Ảnh: T.Hiền

Riêng ở Hà Nội, đại diện HANSIBA cho rằng, việc đầu tư, xây dựng, phát triển công nghiệp hỗ trợ trên địa bàn thành phố Hà Nội lại càng khó khăn do chi phí thuê mặt bằng sản xuất, nhân công và một số dịch vụ khác tăng cao…

Phó Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ TP. Hà Nội đề xuất Xây dựng kế hoạch, lộ trình cụ thể để phát triển các doanh nghiệp thuộc ngành CNHT, quyết tâm đến năm 2025 tầm nhìn 2030 đạt tỷ trọng 5% -10% trên tổng số doanh nghiệp Việt Nam.

Việc kết nối các doanh nghiệp tập đoàn lớn quốc tế đang có mặt tại Việt Nam là hết sức quan trọng, thúc đẩy và “kèm cặp” để các doanh nghiệp FDI này cũng đặt hàng, hỗ trợ các doanh nghiệp Việt Nam sản xuất linh phụ kiện cấp cho họ để từ đó các doanh nghiệp Việt Nam trực tiếp len chân được vào chuỗi sản xuất CNHT.

Bên cạnh đó cần quy hoạch cụ thể từng vùng kinh tế (Bắc - Trung - Nam) để phát triển các ngành CNHT, tránh tình trạng phát triển ồ ạt CNHT làm lãng phí nguồn lực của đất nước và cạnh tranh không cần thiết, phải làm rõ vùng nào sản xuất linh kiện cho ngành gì như ô tô - điện tử - công nghiệp đóng tàu - nông ngư nghiệp - da giày - dệt may...

Đại diện HANSIBA đánh giá việc kết nối các doanh nghiệp tập đoàn lớn quốc tế đang có mặt tại Việt Nam là hết sức quan trọng, thúc đẩy để các doanh nghiệp FDI này cũng đặt hàng, hỗ trợ các doanh nghiệp Việt Nam sản xuất linh phụ kiện cấp cho họ để từ đó các doanh nghiệp Việt Nam trực tiếp len chân được vào chuỗi sản xuất CNHT.

Mở rộng vị trí, vai trò vào mạng lưới sản xuất và chuỗi giá trị toàn cầu

Hà Nội hiện có khoảng hơn 900 doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ, với trên 320 doanh nghiệp có hệ thống sản xuất và sản phẩm đạt tiêu chuẩn quốc tế, đủ năng lực cung ứng vào mạng lưới sản xuất của các tập đoàn đa quốc gia tại Việt Nam, trong khu vực và trên thế giới.

Trong đó, sản xuất linh kiện, phụ tùng là nhóm chủ chốt, cung cấp sản phẩm công nghiệp hỗ trợ cho hầu hết các ngành công nghiệp chế tạo chủ lực như sản xuất ô tô, xe máy, cơ khí chế tạo, điện - điện tử. Đặc biệt, nhiều doanh nghiệp có hệ thống sản xuất và sản phẩm đạt tiêu chuẩn quốc tế, đủ năng lực cung ứng vào mạng lưới sản xuất toàn cầu của các tập đoàn đa quốc gia tại Việt Nam.

Thành phố Hà Nội đã và đang đẩy mạnh phát triển ngành công nghiệp hỗ trợ, một yếu tố quan trọng giúp nâng cao năng lực cạnh tranh cho nền kinh tế. Chính quyền thành phố đã thực hiện Nghị quyết số 115/NQ-CP ngày 6.8.2020 của Chính phủ về các giải pháp thúc đẩy phát triển công nghiệp hỗ trợ, đồng thời triển khai Chương trình phát triển công nghiệp hỗ trợ Hà Nội giai đoạn 2020-2025.

Các doanh nghiệp được khuyến khích tham gia vào chuỗi cung ứng quốc tế thông qua các chương trình kết nối và hợp tác đầu tư với các đối tác nước ngoài. Thành phố Hà Nội cũng đang tập trung lựa chọn một số ngành công nghiệp để ưu tiên phát triển căn cứ lợi thế cạnh tranh, khả năng tham gia sâu, đóng góp giá trị gia tăng cao vào mạng sản xuất và chuỗi giá trị toàn cầu; từng bước hình thành và phát triển cụm liên kết ngành công nghiệp đối với một số ngành, sản phẩm công nghiệp ưu tiên có lợi thế cạnh tranh, chuyên môn hóa và giá trị cao trong chuỗi sản xuất…

Cùng với đó, TP. Hà Nội tiếp tục đẩy mạnh sự liên kết cung ứng, xuất khẩu, đặc biệt trong một số lĩnh vực công nghiệp có nhu cầu cao về sản phẩm công nghiệp hỗ trợ, đã phát triển trong vùng như: sản xuất ô tô, xe máy (Hà Nội - Vĩnh Phúc - Bắc Giang); sản phẩm cơ khí chế tạo (Hà Nội - Vĩnh Phúc-Thái Nguyên); điện tử văn phòng, gia dụng (Hà Nội - Bắc Ninh - Vĩnh Phúc)… Cụ thể, chuỗi cung ứng xe máy cho Yamaha Việt Nam tại Hà Nội, cho Honda Việt Nam và Piaggio Việt Nam tại Vĩnh Phúc phát triển mạnh nhất tại Hà Nội, với sự tham gia của các doanh nghiệp vào tất cả các lớp cung ứng và lĩnh vực sản phẩm đa dạng như cơ khí, nhựa, điện, khuôn mẫu, tự động hóa…

Đối với công nghiệp ô tô, hiện có các công ty Việt Nam đáp ứng linh kiện cho Toyota và Honda, các doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ Hà Nội đều là những công ty hàng đầu ở Việt Nam cung cấp linh kiện ô tô, chủ yếu trong lĩnh vực cơ khí và nhựa như Công ty CP dụng cụ cơ khí xuất khẩu EMTC (cung cấp bộ dụng cụ theo xe và linh kiện dập), Công ty Nhựa Hà Nội (cung cấp linh kiện nhựa cho nội thất xe), Công ty LeGroup (cung cấp linh kiện dập), Công ty HTMP (cung cấp khuôn và linh kiện nhựa), Công ty cơ khí Đông Anh (cung cấp linh kiện dập). Các công ty này cũng đã xuất khẩu sang các thị trường Nhật Bản, Hàn Quốc, Bắc Mỹ, châu Âu.

Để thực hiện hiệu quả kế hoạch phát triển công nghiệp trên địa bàn thành phố giai đoạn mới, thành phố Hà Nội tiếp tục chỉ đạo Sở Công Thương Hà Nội tham mưu thành phố, Bộ Công Thương triển khai các nhiệm vụ, giải pháp tham gia chuỗi liên kết phát triển các hành lang công nghiệp Hà Nội – Hải Phòng, Hà Nội – Bắc Ninh – Hải Dương – Quảng Ninh, Hà Nội – Vĩnh Yên – Việt Trì, Hà Nội - Lạng Sơn và vành đai Kinh tế ven biển Quảng Ninh – Hải Phòng – Thái Bình – Nam Định – Ninh Bình và Trục quốc lộ 10. Hình thành các khu công nghiệp – đô thị gắn với phát triển các khu đô thị, khu công nghiệp, khu thương mại – dịch vụ,

    Nổi bật
        Mới nhất
        Tháo gỡ rào cản, thúc đẩy phát triển doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ
        • Mặc định
        POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO