Tháo gỡ ngay vướng mắc về thể chế trong lĩnh vực tài chính, ngân sách

Cho ý kiến vào dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Chứng khoán; Luật Kế toán; Luật Kiểm toán độc lập; Luật Ngân sách nhà nước; Luật Quản lý, sử dụng tài sản công; Luật Quản lý thuế; Luật Dự trữ quốc gia, các Ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội nhấn mạnh, dự thảo Luật cần tập trung tháo gỡ ngay các khó khăn, vướng mắc về thể chế trong lĩnh vực tài chính, ngân sách, nhằm cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, thu hút tối đa nguồn lực của nhà nước và ngoài nhà nước để thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội đất nước.

Bảo đảm đồng bộ trong các quy định pháp luật về tài chính - ngân sách

Theo Tờ trình tóm tắt của Chính phủ về dự án Luật, về cơ sở chính trị, pháp lý, việc hoàn thiện pháp luật về tài chính - ngân sách, nhất là pháp luật trong các lĩnh vực như chứng khoán, kế toán, kiểm toán, ngân sách nhà nước, tài sản công, quản lý thuế, dự trữ quốc gia rất được Đảng, Quốc hội, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ quan tâm, lãnh đạo, chỉ đạo sát sao để tạo động lực góp phần thúc đẩy tăng trưởng, kiểm soát lạm phát và ổn định kinh tế vĩ mô và được quy định tại nhiều văn bản như: Văn kiện Đại hội XIII của Đảng; Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng; Văn kiện Hội nghị lần thứ ba Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII; Nghị quyết số 27-NQ/TW ngày 9.11.2022 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII; Nghị quyết số 101/2023/QH15 ngày 24.6.2023 và Nghị quyết số 110/2023/QH15 về Kỳ họp thứ Năm và thứ Sáu, Quốc hội Khóa XV...

avatar
Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải phát biểu. Ảnh: Hồ Long

Về cơ sở thực tiễn, Tờ trình tóm tắt của Chính phủ nêu, trước sự thay đổi của tình hình kinh tế - xã hội, các văn bản pháp luật về tài chính cũng đã phát sinh một số khó khăn, vướng mắc trong quá trình thực hiện nên cần được rà soát, nghiên cứu để sửa đổi, bổ sung.

Theo đó, Chính phủ đã khẩn trương rà soát, tổng kết, đánh giá tình hình thực hiện các Luật trong lĩnh vực tài chính, ngân sách và đã xác định 7 Luật cần sửa đổi, bổ sung cho phù hợp.

Bên cạnh đó, trong thời gian qua, Quốc hội đã ban hành nhiều văn bản luật có quy định liên quan đến lĩnh vực tài chính ngân sách như Luật Đất đai năm 2024, Luật Các tổ chức tín dụng năm 2024, Luật Tài nguyên nước năm 2023, Luật Đầu tư công... Do đó, cần rà soát, nghiên cứu để quy định cho đồng bộ, tránh chồng chéo, mâu thuẫn.

uy-ban-tai-chinh-ngan-sach-le-quang-manh-8753.jpg
Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính - Ngân sách Lê Quang Mạnh phát biểu. Ảnh: Hồ Long

Thẩm tra sơ bộ dự án Luật, Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính - Ngân sách Lê Quang Mạnh cho biết, đa số ý kiến Thường trực Ủy ban Tài chính - Ngân sách nhất trí cần nghiên cứu, sửa đổi, bổ sung các Luật thuộc dự án Luật nhằm tập trung tháo gỡ ngay các khó khăn, vướng mắc về thể chế trong lĩnh vực tài chính, ngân sách để tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc nhằm cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, thu hút tối đa các nguồn lực nhà nước, ngoài nhà nước để thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội đất nước.

Tuy nhiên, đề nghị Chính phủ quan tâm chỉ đạo làm rõ sự cần thiết sửa đổi, bổ sung các điều, khoản nêu tại dự án Luật; đánh giá tác động từng cơ chế, chính sách dự kiến sửa đổi, đặc biệt là các cơ chế, chính sách đang thực hiện thí điểm, chỉ đề xuất sửa đổi, bổ sung những nội dung thực sự cấp bách, bức xúc và có sự đồng thuận giữa các cơ quan để kịp thời tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, cản trở sự phát triển.

Ủy ban Kinh tế nhất trí sự cần thiết sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Chứng khoán và Luật Kiểm toán độc lập.

Không để xảy ra tình trạng sửa đổi nhưng lại tạo khó khăn, vướng mắc, bất cập mới

Quan tâm đến nội dung sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quản lý, sử dụng tài sản công, Trưởng Ban Công tác đại biểu Nguyễn Thanh Hải nêu vấn đề, thẩm quyền phê duyệt đề án sử dụng tài sản công vào mục đích kinh doanh, cho thuê liên doanh, liên kết đang được quy định tại khoản 7, khoản 8, khoản 9 Điều 5 dự thảo luật.

truong-ban-cong-tac-dai-bieu-nguyen-thanh-hai-5491.jpg
Trưởng Ban Công tác đại biểu Nguyễn Thanh Hải phát biểu. Ảnh: Hồ Long

Báo cáo thẩm tra có nêu, theo quy định hiện hành, mọi đề án sử dụng tài sản đều do Chủ tịch UBND cấp tỉnh phê duyệt, vì vậy cũng xảy ra những khó khăn, chậm trễ trong việc sử dụng các tài sản này. Nhằm mở ra hướng để giải quyết vướng mắc, dự thảo Luật kiến nghị sửa đổi quy định này theo hướng giao cho Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan trung ương và HĐND cấp tỉnh ban hành các quy định về thẩm quyền phê duyệt đề án sử dụng tài sản công.

Ngoài ra, dự thảo Luật cũng giao thẩm quyền cho các cơ quan tự chịu trách nhiệm và giao cho đơn vị cấp dưới.

Tuy nhiên, từ thực tiễn công tác điều hành ở địa phương, Trưởng Ban Công tác đại biểu thấy rằng, khi giao thẩm quyền như thế này thì nên có điều kiện hoặc quy định cụ thể, chẳng hạn như HĐND giao việc này chỉ đến cấp nào đối với tài sản cỡ bao nhiêu.

Trưởng Ban công tác đại biểu đề nghị, cần quy định cụ thể để tránh thất thoát, bởi lẽ, tất cả những việc liên quan đến tài sản công phải quản lý chặt chẽ, kể cả sử dụng, quản lý tài sản công.

“Bây giờ tháo gỡ phải có những hành lang, những điều kiện áp dụng để bảo đảm quản lý, sử dụng hiệu quả, tránh thất thoát, bảo vệ cán bộ, đề phòng từ sớm, từ xa, nếu không mở ra thế này lại tạo ra những hệ quả khác”, Trưởng Ban Công tác đại biểu nói.

chu-nhiem-uy-ban-khoa-hoc-cong-nghe-va-moi-truong-le-quang-huy-2824.jpg
Chủ nhiệm Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường Lê Quang Huy phát biểu. Ảnh: Hồ Long

Chủ nhiệm Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường Lê Quang Huy đề nghị, cơ quan soạn thảo quan tâm nhiều hơn tới những vấn đề có thể tháo gỡ trong lĩnh vực khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo.

Chủ nhiệm Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường cho biết, các dự án Luật gần đây trình xin ý kiến của Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến trước khi trình Quốc hội xem xét đều có điểm chung là thể chế hoá quan điểm, chủ trương của Đảng trong thúc đẩy đổi mới sáng tạo, chuyển giao, ứng dụng và phát triển khoa học công nghệ, đơn cử là dự án Luật Công nghiệp công nghệ số, với các chính sách mới nhằm thúc đẩy các động lực tăng trưởng mới, trong đó có các chế định liên quan đến Luật Đầu tư, Luật Đầu tư công…

Do đó, Chủ nhiệm Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường đề nghị Chính phủ, cơ quan chủ trì soạn thảo nghiên cứu bổ sung một số chế định về khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo vào các nội dung sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Ngân sách nhà nước; nội dung sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quản lý, sử dụng tài sản công, bởi đây là những vấn đề của các bộ, các ngành, các cơ quan của Quốc hội đã nghiên cứu và thấy có vướng mắc trong thời gian vừa qua.

toan-canh-1642.jpg
Quang cảnh Phiên họp. Ảnh: Hồ Long

Kết luận nội dung này, Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải đề nghị, Chính phủ rà soát, bảo đảm tính khả thi, thực tế, cụ thể của các điều khoản trong dự thảo Luật. Không để xảy ra tình trạng sửa đổi nhưng lại tạo cho các khó khăn, vướng mắc, bất cập mới trong gây thất thoát, lãng phí tiền, tài sản nhà nước. Đối với các chính sách đang thực hiện thí điểm, cần phải đánh giá tác động đầy đủ, minh chứng được khi áp dụng mang lại hiệu quả mới quy định vào luật.

Đối với các nội dung sửa đổi cho từng luật, cơ quan thẩm tra có nhiều ý kiến đề nghị rà soát, làm rõ, tiếp thu, điều chỉnh, bổ sung. Do đó, Phó Chủ tịch Quốc hội đề nghị, Chính phủ nghiên cứu kỹ lưỡng để hoàn thiện dự thảo Luật trình Quốc hội thảo luận, xem xét, quyết định.

Bên cạnh đó, ý kiến thẩm tra cũng cho rằng cơ quan soạn thảo chưa rà soát các nội dung đề xuất sửa đổi, bổ sung với hệ thống pháp luật hiện hành để đảm bảo đồng bộ, thống nhất. Do vậy, sẽ rất rủi ro đối với các điều khoản được đề nghị sửa đổi, sẽ dẫn đến xung đột pháp luật, vướng mắc, bất cập trong quá trình thực hiện.

Nêu vấn đề này, Phó Chủ tịch Quốc hội cũng đề nghị Chính phủ chỉ đạo rà soát, xử lý mâu thuẫn, chồng chéo, bất cập trong các luật khác, kể cả các luật đang sửa đổi hoặc sẽ trình Quốc hội sửa đổi tại Kỳ họp thứ Tám; rà soát quy định về áp dụng luật, điều khoản thi hành đảm bảo khả thi, không vướng mắc khi áp dụng.

Chính trị

Thủ tướng Phạm Minh Chính dự lễ khánh thành tôn tạo Tượng đài Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Thủ đô Santo Domingo
Sự kiện nổi bật

Thủ tướng Phạm Minh Chính dự lễ khánh thành tôn tạo Tượng đài Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Thủ đô Santo Domingo

Trong chương trình thăm chính thức Cộng hòa Dominicana, sáng 21.11, theo giờ địa phương, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính và Phu nhân cùng đoàn đại biểu Việt Nam dự lễ khánh thành tôn tạo và đặt vòng hoa tại tượng đài Chủ tịch Hồ Chí Minh ở thủ đô Santo Dominigo.

Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định điều hành phiên họp - Ảnh Quang Khánh
Thời sự Quốc hội

Tạo cơ hội mới cho Hải Phòng phát triển mạnh mẽ và tự chủ hơn

Theo các đại biểu, việc thông qua Nghị quyết tổ chức chính quyền đô thị tại TP. Hải Phòng sẽ là bước đột phá lớn, tạo cơ hội mới để Hải Phòng sẽ phát triển mạnh mẽ và tự chủ hơn nữa. Đồng thời, phát huy được vị trí địa lý của thành phố, phù hợp với tính cách năng động của người dân Hải Phòng, thực hiện chủ trương "địa phương quyết, địa phương làm, địa phương chịu trách nhiệm" như chỉ đạo của Tổng Bí thư Tô Lâm.

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn và Chủ tịch Quốc hội Khuon Sudary
Thời sự Quốc hội

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn và Chủ tịch Quốc hội Khuon Sudary cắt băng khánh thành Tòa nhà hành chính Quốc hội Campuchia

Chiều 21.11, trong khuôn khổ chuyến thăm chính thức Campuchia, tại Thủ đô Phnom Penh, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn và Chủ tịch Quốc hội Campuchia Samdech Khuon Sudary đã chủ trì lễ khánh thành và trao tặng công trình Tòa nhà hành chính Quốc hội Vương quốc Campuchia - món quà của Đảng, Nhà nước, nhân dân Việt Nam dành tặng Đảng, Nhà nước, nhân dân Campuchia.

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn và Chủ tịch Quốc hội Khuon Sudary
Thời sự Quốc hội

Nhà nước Campuchia trao tặng Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn Huân chương Công trạng hạng Đại Thập tự

Trong khuôn khổ chuyến thăm chính thức Vương quốc Campuchia, chiều nay, 21.11, tại trụ sở Quốc hội Campuchia ở thủ đô Phnom Penh, thay mặt Nhà nước Campuchia, Chủ tịch Quốc hội Samdech Khuon Sudary đã trao Huân chương Công trạng hạng Đại Thập tự của Nhà nước Campuchia tặng Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn.