Thành phố Hồ Chí Minh khẩn trương tiêm bổ sung vaccine ngừa bệnh sởi

Trước diễn biến phức tạp của dịch sởi, Sở Y tế Thành phố Hồ Chí Minh xác định, việc triển khai gấp tiêm bù, tiêm bổ sung vaccine và rà soát trẻ thuộc nhóm nguy cơ để bảo vệ là 02 nhóm giải pháp quan trọng nhất nhằm kiểm soát hiệu quả dịch bệnh.

Về công tác triển khai, ngành y tế cũng cho biết, việc tiêm bù, tiêm bổ sung vaccine được thực hiện khẩn trương trên nhóm trẻ em từ 1-5 tuổi và nhân viên y tế trực tiếp chăm sóc bệnh nhân mắc sởi giúp hạn chế lây lan dịch bệnh trong cộng đồng, trong môi trường bệnh viện.

Còn theo báo cáo của Trung tâm Kiểm soát bệnh tật thành phố, tính từ đầu năm 2024 đến nay, tổng số ca sốt phát ban nghi sởi được ghi nhận tại cộng đồng và cơ sở y tế trên địa bàn thành phố là 597 ca, trong đó số ca dương tính với sởi là 346 ca (bao gồm 153 trẻ cư ngụ tại thành phố và 193 trẻ cư ngụ tại các  tỉnh, thành khác).

Về phân bố theo phường, xã, ghi nhận bệnh sởi đã xuất hiện tại 57 phường xã thuộc 16/22 quận, huyện, thành phố Thủ Đức. Do gián đoạn tiêm chủng trong và sau đại dịch COVID-19, tỷ lệ tiêm chủng sởi mũi 1 cho trẻ sinh năm 2023 trên địa bàn thành phố chỉ mới đạt 89,2% và chưa có quận huyện nào đạt trên 95% (tỷ lệ bao phủ vaccine sởi giúp phòng ngừa dịch sởi bùng phát). Đồng thời, tỷ lệ tiêm chủng vaccine sởi mũi 2 cho trẻ sinh năm 2019 đến năm 2022 cũng chưa đạt 95%.

Theo Giám đốc Sở Y tế PGS. TS. BS Tăng Chí Thượng, trong những ngày tới, ngành y tế thực hiện tiêm bù khẩn trương mũi vaccine cho trẻ trong độ tuổi tiêm chủng nhưng chưa tiêm đủ mũi và triển khai chiến dịch tiêm bổ sung vaccine cho trẻ từ 1 đến 5 tuổi, bao gồm cả trường hợp trẻ mắc bệnh mạn tính mà không có chống chỉ định tiêm vaccine.

Thành phố Hồ Chí Minh khẩn trương tiêm bổ sung vắc xin ngừa bệnh sởi -0
Ngành Y tế Thành phố Hồ Chí Minh dồn sức chống dịch sởi 

“Để bảo đảm chiến dịch tiêm bổ sung vaccine đạt hiệu quả, các Trung tâm Y tế quận, huyện cần rà soát lập danh sách tất cả các trẻ từ 1 đến 5 tuổi hiện sinh sống trên địa bàn, chú ý các trẻ tại các mái ấm, cơ sở bảo trợ,” ông Thượng cho biết.

Các bệnh viện thực hiện lập danh sách trẻ bị bệnh mạn tính, bệnh nền đang được bệnh viện quản lý và tư vấn tiêm chủng tại bệnh viện cho trẻ nếu đủ điều kiện. Hiệu quả ngăn chặn đường lây truyền bệnh khi có miễn dịch cộng đồng cũng là giải pháp gián tiếp để bảo vệ những người mắc bệnh ác tính, suy giảm miễn dịch không thể tiêm vaccine.

Bên cạnh đó, thành phố cũng khuyến khích khối bệnh viện tư nhân tổ chức tiêm vaccine cho nhân viên y tế trực tiếp chăm sóc bệnh nhân mắc sởi. Tất cả hướng đến mục tiêu làm giảm số ca mắc và hạn chế thấp nhất ca tử vong.

Về nhóm giải pháp bảo vệ trẻ thuộc nhóm nguy cơ, ngành y tế quan tâm hơn bảo vệ nhóm trẻ có bệnh lý tim mạch, phổi, thận chưa được tiêm chủng, nhóm bị các bệnh có suy giảm miễn dịch, bệnh lý ác tính. Đây là những trường hợp có nguy cơ biến chứng nặng, tử vong khi nhiễm sởi.

Các cơ sở khám chữa bệnh cần tuân thủ nghiêm kiểm soát lây nhiễm trong cơ sở y tế. Triển khai khám sàng lọc, phân luồng cách ly các trường hợp sốt phát ban nghi sởi ngay tại khoa khám bệnh, bố trí bàn khám riêng đối với các trường hợp này nhằm hạn chế lây nhiễm chéo cho người bệnh khác. Bố trí khu vực cách ly để điều trị người bệnh nghi/nhiễm sởi tại các khoa truyền nhiễm.

Thành phố Hồ Chí Minh khẩn trương tiêm bổ sung vắc xin ngừa bệnh sởi -0
Nhóm trẻ em 1-5 tuổi được ưu tiêm bổ sung vaccine ngừa bệnh sởi

Trường hợp người bệnh mắc sởi bắt buộc điều trị tại khoa lâm sàng khác, phải bố trí khu vực cách ly riêng biệt, không bố trí chung buồng bệnh với các trường hợp khác.

Nhân viên y tế, kể cả thân nhân người bệnh cần tuân thủ nghiêm các biện pháp phòng chống nhiễm khuẩn như mang khẩu trang, vệ sinh tay khi chăm sóc các trẻ thuộc nhóm nguy cơ; khuyến khích tiêm vaccine phòng ngừa bệnh sởi theo hướng dẫn của Bộ Y tế.

Đối với các trường hợp trẻ thuộc nhóm nguy cơ bị phơi nhiễm sởi trong thời gian nằm viện do có tiếp xúc với bệnh nhân sởi cần điều trị dự phòng sau phơi nhiễm ngay bằng immune globulin. Các cơ sở khám chữa bệnh thực hiện phân tuyến điều trị và tuân thủ phác đồ chăm sóc điều trị theo hướng dẫn của Bộ Y tế.

Sức khỏe

Cần một hành lang pháp lý cho dinh dưỡng học đường
Sức khỏe

Cần một hành lang pháp lý cho dinh dưỡng học đường

"Việt Nam đang đứng thứ 15 từ dưới lên trên thế giới về chiều cao. Do đó, chúng ta cần một hành lang pháp lý cho dinh dưỡng học đường và nhà các nhà kinh doanh thực phẩm phải thực hiện sứ mệnh của mình, cùng gánh vác trọng trách của đất nước về dinh dưỡng học đường".

Người bệnh được cấp cứu kịp thời tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Sơn La nhờ sự hỗ trợ, chuyển giao kỹ thuật từ bệnh viện tuyến Trung ương
Sức khỏe

Nối gần khoảng cách y tế

Theo Cục Quản lý Khám, chữa bệnh (Bộ Y tế), Bộ Y tế sắp triển khai Đề án "Nâng cao năng lực chuyên môn, chuyển giao kỹ thuật và phát triển mạng lưới bệnh viện vệ tinh giai đoạn 2024 - 2030", nhằm nâng cao chất lượng khám, chữa bệnh cho người dân, tiếp tục nối gần khoảng cách y tế giữa các tuyến...

Amway Việt Nam nhận giải thưởng Thương hiệu vàng phát triển bền vững
Sức khỏe

Amway Việt Nam nhận giải thưởng Thương hiệu vàng phát triển bền vững

Nhãn hiệu Nutrilite thuộc thương hiệu toàn cầu về sức khỏe và sắc đẹp Amway, vinh dự nhận giải thưởng Thương hiệu vàng phát triển bền vững. Giải thưởng do Tạp chí Thương hiệu và Sản phẩm phối hợp tổ chức thực hiện, trao giải dưới sự bảo trợ của Hội Khoa học các sản phẩm thiên nhiên Việt Nam, Hiệp hội Chống hàng giả và Bảo vệ thương hiệu Việt Nam.

Đề xuất cần sớm có Nghị quyết về cấm sản xuất, kinh doanh, nhập khẩu thuốc lá điện tử, thuốc lá nung nóng
Sức khỏe

Đề xuất cần sớm có Nghị quyết về cấm sản xuất, kinh doanh, nhập khẩu thuốc lá điện tử, thuốc lá nung nóng

Cảnh báo về tác hại của các sản phẩm thuốc lá mới, Phó Cục trưởng Quản lí Khám, chữa bệnh (Bộ Y tế) Nguyễn Trọng Khoa khẳng định, các sản phẩm thuốc lá mới nếu không được ngăn chặn kịp thời sẽ có nguy cơ tạo ra một thế hệ trẻ nghiện nicotine và những kết quả của hoạt động phòng, chống tác hại thuốc lá mà Việt Nam đã đạt được trong nhiều năm qua sẽ bị phá bỏ.