Những ánh sao Khuê:

Thanh Nghị: Nhà văn, nhà báo yêu nước, tài năng và đức độ

Nguyễn Túc - Ủy viên Đoàn Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam

Nhà văn, nhà báo, nhà tự điển học Thanh Nghị là niềm tự hào của tầng lớp trí thức yêu nước; những đóng góp vào sự nghiệp đại đoàn kết dân tộc và những tác phẩm của ông sống mãi với nhân dân ta.

Tôi biết tiếng “Thanh Nghị” khá sớm vào những năm 1951, 1952 qua những cuốn từ điển Pháp - Việt, rồi Anh - Việt mang tên ông mà chúng tôi học sinh thời đó thường sử dụng hàng ngày. Song mãi đến Hội nghị trù bị Đại hội Mặt trận dân tộc thống nhất cả nước với phiên họp đầu tiên tại Hà Nội ngày 6.7.1976, tôi mới có dịp làm quen với ông. Lúc đó, ông là đại biểu Liên minh các lực lượng dân tộc dân chủ và hòa bình Việt Nam, còn tôi là Thư ký của đồng chí Hoàng Quốc Việt - Trưởng Ban trù bị Đại hội.

Tại Hội nghị đó, tình cờ ông và tôi lại được cử vào Tiểu ban Văn kiện Đại hội. Qua quá trình làm việc, từ quen thành thân. Đặc biệt, sau này khi ông được bầu làm Ủy viên Ủy ban Trung ương Mặt trận, được tiếp xúc nhiều với nhà văn, nhà báo, nhà tự điển học Thanh Nghị, chúng tôi “khám phá” được rất nhiều phẩm chất cao quý ở ông - một trí thức uyên thâm, đa tài và giàu lòng yêu nước.

t2.jpg
Cổng Ngọ Môn ở Đại Nội Huế lung linh trong ráng chiều

Thanh Nghị tên thật là Hoàng Trọng Quy, còn Thanh Nghị là bút danh anh thường dùng. Hoàng Trọng Quy sinh năm 1917 tại Hương Thủy, Thừa Thiên - Huế trong một gia đình khoa bảng quan lại nghèo. Cụ thân sinh ra anh là Hoàng Trọng Đàn - “dân Tây học” như báo chí thời đó thường viết. Anh là con thứ ba. Lên 6 tuổi, anh học theo chương trình giáo dục của Pháp thời đó. Ngoài học ở trường, anh còn học chữ Nho theo chế độ hàm thụ. Là người “sáng dạ”, thông minh, mới học được 6 tháng, anh đã đọc được Tam Quốc Chí và báo chí tiếng Trung.

Sau khi tốt nghiệp tú tài phần I mới 16 tuổi, anh rời quê hương vào Sài Gòn vừa kiếm sống, vừa học thêm, mà tự học là chủ yếu; học qua sách báo, qua tự điển, qua công việc và bạn bè...

23 tuổi, anh với bút danh Thanh Nghị tham gia phụ trách Tạp chí “Trong khuê phòng” - một tạp chí của những cây bút có tên tuổi như: Hàn Mạc Tử, Chế Lan Viên, Xuân Diệu, Thúc Tề, Trần Thanh Địch... Đồng thời anh làm trợ bút cho tờ ASIE NOUVELLE.

Ngày 1.9.1939, chiến tranh thế giới lần thứ hai bùng nổ, Mặt trận dân chủ bị thực dân Pháp thẳng tay đàn áp. Tạp chí “Trong khuê phòng” cũng như nhiều tạp chí, nhiều tờ báo tiến bộ khác đều bị đóng cửa.

Sau khi Tạp chí “Trong khuê phòng” bị cấm phát hành, anh cùng em trai là Hoàng Trọng Miên ra tờ Người mới - một tờ báo khá hấp dẫn bạn đọc thời đó vì nội dung phong phú, hấp dẫn đưa tin sớm về thể thao và điện ảnh. Báo bán rất chạy và thu lời khá, giúp anh có vốn để tổ chức một xưởng in riêng và sắm các phương tiện chuyên sâu để chuyển sang nghề biên soạn và in ấn tự điển.

Ngày 9.3.1945, Nhật hất cẳng Pháp. Tình hình xã hội bất ổn, anh mang cả gia đình ra Vũng Tàu lánh nạn và tranh thủ học thêm chữ Hán. Tháng 6.1945, theo Lời kêu gọi của Mặt trận Việt Minh, được đồng nghiệp báo chí giúp đỡ, anh trở về Sài Gòn và được gặp đồng chí Trần Văn Giàu - Bí thư Xứ ủy Nam Kỳ và được phân công tham gia giành chính quyền ở Sài Gòn - Chợ Lớn.

Vừa giành được chính quyền ít ngày thì đêm 22 rạng sáng 23.9.1945, quân đội Pháp được sự trợ giúp của quân Anh với danh nghĩa quân đồng minh vào giải giáp quân Nhật, đã nổ súng tấn công các lực lượng của ta ở Sài Gòn - Gia Định. Hội nghị Xứ ủy quyết định phát triển rộng khắp các đơn vị du kích, lấy chiến tranh du kích làm chính, thực hiện “tiêu thổ kháng chiến”, làm “vườn không nhà trống”, ngăn chặn bước tiến của giặc, đồng thời vận động quần chúng, nhất là tầng lớp trí thức tản cư, bất hợp tác với giặc. Bản thân Thanh Nghị được điều ra công tác tại Liên khu IV.

Cuối năm 1946, anh được tổ chức điều trở lại Sài Gòn để hoạt động bí mật.

Vốn có sẵn nhà in riêng và các phương tiện chuyên môn cần thiết cho việc biên soạn và in ấn tự điển, anh từ một nhà văn, nhà báo trở thành nhà “tự điển học”. Theo anh thường kể, “Mình huy động cả gia đình vào sự nghiệp mới: làm tự điển. Bản thân mình đem hết trí tuệ, tài năng và nhiệt huyết cho công việc này song song với nhiệm vụ “tối mật” mà tổ chức phân công”.

Công việc được tiến hành thuận lợi, nhiều cuốn tự điển được xuất xưởng như: “Việt Nam tân tự điển minh họa”; “Pháp - Việt tân tự điển minh họa”; Anh - Việt tự điển”, “Việt - Anh tự điển”, “Việt - Pháp tự điển”... và “tài liệu mật”, “báo cáo mật” vẫn đều đặn gửi ra “vùng căn cứ”.

Sau chiến thắng Điện Biên Phủ, Hiệp định Genève được ký kết vào ngày 20.7.1954 quy định:

1. Các nước dự Hội nghị công nhận độc lập, chủ quyền thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ của Việt Nam; quy định sẽ Tổng tuyển cử tự do trong cả nước vào tháng 7.1956 để thống nhất đất nước.

2. Trong khi chờ đợi tiến hành Tổng tuyển cử hòa bình thống nhất đất nước, hai bên ngừng bắn, chuyển quân tập kết về hai miền Bắc và Nam, lấy vĩ tuyến 17 làm giới tuyến tạm thời.

Anh được phân công ở lại miền Nam và tiếp tục các công việc cũ.

Song công việc không suôn sẻ. Chính năm 1960 anh cùng nhiều đồng chí trong nhóm bị chính quyền Sài Gòn bắt giam cùng toàn bộ sách báo đã và đang in chỉ vì anh định nghĩa “chủ nghĩa cộng sản” đúng với bản chất của nó trong tự điển của mình.

Ra tù, cuộc sống khó khăn, máy móc nhà in phải bán dần để mưu sinh. Anh cùng cả nhóm mất liên lạc với tổ chức.

Từ năm 1963, anh tham gia phong trào Phật giáo đòi lật đổ chế độ độc tài phân biệt đạo giáo và phong trào Dân tộc tự quyết do luật sư Nguyễn Long phát động. Năm 1965 anh lại bị chính quyền Sài Gòn bắt một lần nữa và tịch thu toàn bộ tài sản.

Năm 1968, sau Tết Mậu Thân, Thanh Nghị thoát ly ra vùng giải phóng. Anh cùng các nhân sĩ, trí thức có tên tuổi đứng lên thành lập Liên minh các lực lượng dân tộc, dân chủ và hòa bình Việt Nam. Với trọng trách Phó Tổng Thư ký Liên minh, bằng uy tín của mình, anh đã vận động được khá nhiều trí thức thuộc nhiều ngành nghề ở nhiều lĩnh vực khác nhau tham gia Liên minh để cùng toàn dân chiến đấu chống đế quốc Mỹ xâm lược và chính quyền Sài Gòn. Do những hoạt động yêu nước của mình, anh đã bị tòa án Sài Gòn kết án “tử hình khiếm diện” và lại một lần nữa bị tịch thu toàn bộ tài sản. Được tin này, anh nói với bạn bè trong Liên minh: “Tài sản thì mấy lần bị vơ vét rồi, nay còn gì mà tịch thu. Còn tử hình thì vào đây mà bắt”.

Ngày 6.6.1969, Đại hội đại biểu quốc dân miền Nam bầu ra Chính phủ cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam. Nhà văn Thanh Nghị được cử giữ chức Thứ trưởng Bộ Thông tin - Văn hóa. Sau đó, anh được biệt phái sang cơ quan văn nghệ để cùng Bộ trưởng Lưu Hữu Phước củng cố và đẩy mạnh hoạt động của Bộ Thông tin - Văn hóa.

Ngày 30.4.1975 anh trở lại Sài Gòn đáng nhớ - nơi anh đã hai lần bị tù và một lần bị “tử hình khiếm diện” - trong đoàn quân chiến thắng.

Tại Hội nghị trù bị Đại hội Mặt trận dân tộc thống nhất cả nước họp phiên đầu tiên vào ngày 6.7.1976 tại Hà Nội, anh được cử vào Tiểu ban Văn kiện Đại hội.

Đại hội thống nhất các tổ chức Mặt trận của cả nước được tổ chức trọng thể tại Hội trường Thống nhất Thành phố Hồ Chí Minh từ ngày 31.1 đến ngày 4.2.1977. Tại Đại hội lịch sử này, nhà văn, nhà báo Thanh Nghị được bầu vào Ủy viên Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và được Đoàn Chủ tịch phân công tham gia Tiểu ban Tư tưởng và Văn hóa của Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam.

Với kiến thức và kinh nghiệm vốn có, anh đã cùng Tiểu ban giúp Ủy ban Trung ương Mặt trận đẩy mạnh cuộc vận động xây dựng nền văn hóa mới và con người mới, vận động nhân dân thực hiện nếp sống mới, đấu tranh chống các hiện tượng tiêu cực trong đời sống văn hóa - xã hội, xóa bỏ hủ tục và các tệ nạn xã hội.

Về mặt chính quyền, anh được bổ nhiệm làm Giám đốc Thư viện Khoa học kỹ thuật Trung ương (khu vực II). Dựa vào những gì đã tích luỹ và ghi chú trong những năm tháng ở chiến khu, anh viết cuốn Hồi ký khoảng 400 trang. Được biết Nhà nước có chủ trương biên soạn cuốn Bách khoa toàn thư, anh rất mừng và hết sức xúc động khi được Mặt trận Trung ương giới thiệu anh tham gia Ban soạn thảo.

Thủ tướng Phạm Văn Đồng đã gặp gỡ, động viên khuyến khích và giao cho anh phụ trách kỹ thuật in ấn bộ sách quan trọng này. Để hoàn thành nhiệm vụ mà Thủ tướng tin tưởng giao phó, anh đã hai lần sang Pháp gặp bà con, bạn bè và các tổ chức trước đây đã từng cộng tác để tìm kiếm sự giúp đỡ.

Sau chuyến sang Pháp lần thứ hai, anh lâm bệnh nặng và đột ngột qua đời vào ngày 29.4.1988.

Để tưởng nhớ anh, năm 1989 nhân giỗ đầu, gia đình và bạn bè cho xuất bản cuốn Hồi ký “Tháng ngày tôi sống với những người cộng sản” và năm 1991 xuất bản cuốn “Việt Nam tân tự điển minh họa” được bạn đọc cả nước hoan nghênh và đánh giá cao.

Nhà văn, nhà báo, nhà tự điển học Thanh Nghị là niềm tự hào của những trí thức yêu nước. Những đóng góp vào sự nghiệp đại đoàn kết dân tộc và những tác phẩm của ông sống mãi với nhân dân ta.

Quốc hội và Cử tri

Xây dựng các đề án, mô hình đào tạo, sử dụng nguồn nhân lực chất lượng cao
Diễn đàn Quốc hội

Xây dựng các đề án, mô hình đào tạo, sử dụng nguồn nhân lực chất lượng cao

Tại buổi giám sát của Đoàn ĐBQH tỉnh Hòa Bình về thực hiện chính sách, pháp luật phát triển và sử dụng nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội, nhất là nguồn nhân lực chất lượng cao trên địa bàn hôm qua, ngày 24.3, Đoàn ĐBQH tỉnh đề nghị, ngành giáo dục tiếp tục nâng cao nhận thức của đội ngũ cán bộ, giáo viên về chiến lược phát triển, sử dụng nhân lực chất lượng cao của tỉnh; đồng thời, tham mưu cho UBND tỉnh xây dựng các đề án, mô hình đào tạo, sử dụng nguồn nhân lực chất lượng cao và tiếp tục rà soát, kiến nghị chi tiết hơn về nội dung phát triển, sử dụng nguồn nhân lực tại địa phương.

Hội nghị quán triệt, triển khai thi hành các luật, nghị quyết được thông qua tại Kỳ họp bất thường lần thứ Chín, Quốc hội Khóa XV
Chính sách và cuộc sống

Giám sát chặt văn bản quy định chi tiết

Sáng nay, 25.3, Hội nghị đại biểu Quốc hội hoạt động chuyên trách lần thứ 7 thảo luận các dự án luật trình Quốc hội tại Kỳ họp thứ Chín, Quốc hội Khóa XV sẽ được tiến hành. Dự kiến, trong khoảng 2 ngày làm việc, các đại biểu sẽ tập trung thảo luận 9 dự án luật, trong đó, một số nội dung được đánh giá là rất khó, rất mới cần được “trao đi đổi lại” cho thật “chín”, thật “rõ”.

Hòa Bình: Nâng cao nhận thức về chiến lược phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao
Quốc hội và Cử tri

Hòa Bình: Nâng cao nhận thức về chiến lược phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao

Giám sát việc thực hiện chính sách, pháp luật về phát triển và sử dụng nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội, nhất là nguồn nhân lực chất lượng cao trên địa bàn tỉnh Hòa Bình, Phó Trưởng Đoàn chuyên trách phụ trách Đoàn ĐBQH tỉnh Đặng Bích Ngọc đề nghị, ngành giáo dục cần tiếp tục nâng cao nhận thức của đội ngũ cán bộ, giáo viên về chiến lược phát triển và sử dụng nhân lực chất lượng cao của tỉnh, cũng như nâng cao chất lượng chuyên môn.

Cần tập trung chính sách hỗ trợ doanh nghiệp tư nhân trong nước phát triển
Diễn đàn Quốc hội

Đủ thế, đủ lực, đủ thuận lợi để phát triển kinh tế tư nhân

Phó trưởng Đoàn ĐBQH tỉnh Hải Dương Nguyễn Thị Việt Nga cho rằng, hiện nay là thời điểm chín muồi để thực hiện các giải pháp thúc đẩy phát triển, đưa kinh tế tư nhân trở thành động lực tăng trưởng quan trọng hàng đầu của đất nước. Chúng ta có đủ thế, đủ lực, đủ thuận lợi, có thể nói là thiên thời, địa lợi, nhân hòa, như Tổng Bí thư đã nói “đây chính là thời điểm để hành động, để kiến tạo một Việt Nam thịnh vượng, năng động”.

Quảng Ninh: Đoàn ĐBQH tỉnh giám sát về bảo vệ môi trường tại Móng Cái, Hải Hà
Hoạt động của Đoàn ĐBQH

Quảng Ninh: Đoàn ĐBQH tỉnh giám sát về bảo vệ môi trường tại Móng Cái, Hải Hà

Tiếp tục chương trình giám sát về “Việc thực hiện chính sách, pháp luật về bảo vệ môi trường kể từ khi Luật bảo vệ môi trường năm 2020 có hiệu lực thi hành trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh”, Đoàn ĐBQH tỉnh đã thực hiện giám sát trực tiếp tại một số đơn vị, doanh nghiệp trên địa bàn TP Móng Cái và huyện Hải Hà.


Ảnh minh họa
Chính sách và cuộc sống

Lực đẩy cho hoạt động đổi mới sáng tạo

Nghị quyết số 54-NQ/TW của Bộ Chính trị đã xác định: đổi mới tư duy xây dựng pháp luật bảo đảm yêu cầu quản lý và khuyến khích đổi mới sáng tạo, loại bỏ tư duy “không quản được thì cấm”. Nhằm thể chế chủ trương này, dự thảo Luật Khoa học, Công nghệ và Đổi mới sáng tạo đã quy định nhiều chính sách ưu đãi, hỗ trợ để thúc đẩy cho hoạt động đổi mới sáng tạo phát triển.

AMH
Chính sách và cuộc sống

Mở rộng ứng dụng AI trong cơ quan nhà nước

Trong vài năm gần đây, một số trường hợp ứng dụng trí tuệ nhân tạo (AI) của các cơ quan nhà nước ở Việt Nam cho thấy tiềm năng và đạt một số kết quả ban đầu. Tuy nhiên, các trường hợp ứng dụng còn ít cả về số lượng giải pháp AI, cơ quan và lĩnh vực được ứng dụng; thiếu cơ sở pháp lý và hướng dẫn cụ thể; chưa xác định đúng và giải trúng “bài toán” ứng dụng AI; năng lực để ứng dụng AI còn hạn chế cả về tài chính, dữ liệu và hạ tầng, con người. Từ những trường hợp thành công và chưa thành công, có thể rút ra một số bài học để khắc phục những điểm hạn chế đó, mở rộng việc ứng dụng AI trong các cơ quan nhà nước.

Kinh tế tư nhân với phát triển văn hóa trong kỷ nguyên mới
Chính sách và cuộc sống

Kinh tế tư nhân với phát triển văn hóa trong kỷ nguyên mới

Bùi Hoài Sơn

Nếu trong quá khứ, việc phát triển văn hóa chủ yếu dựa vào nguồn lực nhà nước, thì ngày nay, trong kỷ nguyên mới - thời đại số hóa, toàn cầu hóa và đổi mới sáng tạo - kinh tế tư nhân nổi lên như một trụ cột vững chắc, góp phần quyết định trong việc bảo tồn, sáng tạo và quảng bá văn hóa.

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn phát biểu
Lập pháp

Cần cơ chế, chính sách vượt trội khuyến khích đầu tư phát triển đường sắt

Cho ý kiến với dự án Luật Đường sắt (sửa đổi) tại Phiên họp thứ 43 vừa qua, các Ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội đề nghị, các chính sách về phát triển, ưu đãi, hỗ trợ trong hoạt động đường sắt phải thể chế hóa tối đa nội dung Kết luận số 49-KL/TW của Bộ Chính trị, nhất là về phân bổ ngân sách, bảo vệ quyền lợi nhà đầu tư, hỗ trợ địa phương phát triển kết cấu hạ tầng đường sắt.

Đoàn ĐBQH tỉnh Đồng Nai lấy ý kiến sửa đổi bổ sung Luật Quảng cáo và Luật tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật
Quốc hội và Cử tri

Đoàn ĐBQH tỉnh Đồng Nai lấy ý kiến sửa đổi bổ sung Luật Quảng cáo và Luật tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật

Thực hiện chương trình xây dựng Luật, pháp lệnh của Quốc hội năm 2025 và chuẩn bị cho Kỳ họp thứ 9, Quốc hội Khóa XV, Đoàn ĐBQH tỉnh Đồng Nai tổ chức hội nghị lấy ý kiến dự án Luật sửa đổi bổ sung một số điều của Luật Quảng cáo và Luật sửa đổi bổ sung một số điều của Luật tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật.

Rõ tiêu chí phân loại để nâng cao quản lý hóa chất nguy hiểm
Quốc hội và Cử tri

Rõ tiêu chí phân loại để nâng cao quản lý hóa chất nguy hiểm

Tại Hội nghị thảo luận, đóng góp ý kiến vào 3 dự án luật gồm: Luật Hoá chất (sửa đổi); Luật Công nghiệp công nghệ số và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật do Đoàn ĐBQH tỉnh Hòa Bình vừa tổ chức, các đại biểu đề nghị làm rõ các tiêu chí phân loại để nâng cao hiệu quả quản lý và kiểm soát hóa chất nguy hiểm; bổ sung quy định chặt chẽ hơn về xử lý chất thải hóa chất, tồn dư hóa chất, quản lý bao bì trong sản xuất, sử dụng hóa chất.

XÓA BỜ BAO, MỞ RỘNG KHÔNG GIAN KINH TẾ
Chính sách và cuộc sống

XÓA BỜ BAO, MỞ RỘNG KHÔNG GIAN KINH TẾ

Trời miền Tây vào mùa nước nổi, những cánh đồng giờ đây chỉ còn lác đác vài gốc rạ sót lại. Con nước dâng lên, len lỏi qua từng bờ bao nhỏ hẹp, nơi ngày xưa người ta quen “mạnh ai nấy giữ”, mỗi nhà một đám ruộng riêng, cắt nhau bởi những con bờ chật hẹp.

Ảnh minh họa
Quốc hội và Cử tri

Gỡ bỏ thủ tục trong nghiên cứu khoa học

“Các nhà khoa học mất quá nhiều thời gian, khoảng 50% thời gian, công sức dành cho các thủ tục”. Đây là thực tế được Tổng Bí thư Tô Lâm chỉ ra khi đề cập về những tồn tại, hạn chế, rào cản, nút thắt đang cản trở phát triển của khoa học, công nghệ thời gian qua.

Rà soát, bảo đảm thống nhất giữa quy hoạch sử dụng đất và quy hoạch xây dựng
Quốc hội và Cử tri

Rà soát, bảo đảm thống nhất giữa quy hoạch sử dụng đất và quy hoạch xây dựng

Qua làm việc với UBND thành phố Hải Phòng về kết quả thực hiện quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, Đoàn khảo sát của Ủy ban Kinh tế và Tài chính nhận thấy, giữa quy hoạch sử dụng đất và quy hoạch xây dựng còn một số nội dung chưa đồng bộ về bộ chỉ tiêu sử dụng đất, xác định loại đất; tiêu chí lập quy hoạch. Thời kỳ quy hoạch giữa 2 loại quy hoạch không thống nhất dẫn đến việc xác định, phân bổ chỉ tiêu thực hiện giữa các thời kỳ, các dự án khó thống nhất.