Thanh Hóa: Triển khai các biện pháp cấp bách khắc phục hậu quả sau bão số 3


Bão số 3 đi qua đã khiến nhiều diện tích hoa màu của tỉnh Thanh Hóa bị hư hại, lồng bè thủy sản bị cuốn trôi; nhiều tuyến đường bị sạt lở, giao thông chia cắt do mưa lớn; nhiều nhà dân bị tốc mái, hư hỏng nặng;… Toàn tỉnh Thanh Hóa đang tập trung các biện pháp cấp bách để khắc phục hậu quả sau bão.

Giao thông bị chia cắt, nhiều diện tích hoa màu bị thiệt hại

Theo tổng hợp, báo cáo nhanh của Văn phòng Thường trực Ban Chỉ huy PCTT, TKCN và PTDS, tính đến 7 giờ ngày 8.9 trên địa bàn tỉnh, mưa bão đã làm 1 người bị thương do bị cây đổ vào người khi tham gia giao thông, hiện tại sức khỏe đã ổn định. Mưa gió lốc làm 133 căn nhà ở các huyện miền núi bị thiệt hại, trong đó, huyện Bá Thước có 3 nhà, Cẩm Thuỷ 1 nhà, Mường Lát có 72 nhà, Quan Hóa 50 nhà, Lang Chánh 6 nhà, Thường Xuân 1 nhà.

Về thiệt hại trong sản xuất nông nghiệp, tại các huyện Bá Thước, Hoằng Hóa, Lang Chánh, Thường Xuân có hơn 274ha lúa mùa bị gãy, đỗ; 8,1ha ao cá bị vỡ bờ; 5m2 lồng bè nuôi trồng thủy sản bị cuốn trôi. Trên Quốc lộ 15 bị nứt taluy dương với chiều dài 200m đoạn qua xã Phú Thanh (Quan Hóa); Quốc lộ 15C sạt taluy âm với chiều dài 65m đoạn qua xã Trung Lý (Mường Lát).

161d0104212t18618l0.jpg
Bão số 3 khiến nhiều diện tích hoa màu của người dân bị gãy đổ

Trên địa bàn huyện Lang Chánh bị đổ 6 cột điện, thị xã Nghi Sơn bị đổ 1 cột điện. Mưa bão cũng làm 63 cây xanh trên địa bàn TP. Thanh Hoá bị đổ gãy; 1 xe máy bị hư hỏng; 4 bán bình tại xã Hải Hà, thị xã Nghi Sơn bị hư hỏng. Sau khi thiên tai xảy ra, cấp uỷ, chính quyền địa phương đã tổ chức đoàn kiểm tra, chỉ đạo khắc phục hậu quả thiên tai, huy động lực lượng giúp đỡ các gia đình có nhà bị thiệt hại dọn dẹp sớm ổn định đời sống của người dân.

Đặc biệt, mưa lớn khiến mực nước dâng cao gây ngập úng cục bộ, sụt lún mặt đường, sạt lở taluy khiến giao thông bị chia cắt. Điển hình, tại đoạn tuyến từ Km88+750-Km88+810/QL.15C, thuộc địa phận xã Pù Nhi, huyện Mường Lát hiện đã bị sụt lún 2/3 mặt đường (phía phải tuyến), chiều sâu khoảng 3m với chiều dài khoảng 60m; đồng thời tiếp tục có hiện tượng lún sụt toàn bộ nền mặt đường gây nguy cơ cao đứt đường.

fgtr.jpg
Đoạn tuyến từ Km88+750-Km88+810/QL.15C, thuộc địa phận xã Pù Nhi, huyện Mường Lát hiện đã bị sụt lún 2/3 mặt đường

Vị trí này đã được Bộ Giao thông Vận tải công bố tình huống khẩn cấp về thiên tai để ứng phó, khắc phục hư hỏng kết cấu hạ tầng giao thông. Hiện, Cục Đường bộ Việt Nam đang chỉ đạo Sở Giao thông Vận tải tỉnh Thanh Hóa thực hiện giải pháp khắc phục.

Sở Giao thông Vận tải đề nghị UBND huyện Mường Lát triển khai phương án di dời các hộ dân trong phạm vi ảnh hưởng sụt trượt đến nơi an toàn; đồng thời thông báo, tuyên truyền về sự cố sụt trượt và phương án tổ chức giao thông tạm thời để người dân trong khu vực và phương tiện tham gia giao thông trên tuyến được biết. Chỉ đạo UBND xã Pù Nhi và lực lượng chức năng (Công an huyện, công an xã) phối hợp các đơn vị của Sở để tổ chức 2 điểm chốt chặn, trực gác 24/24h tại 2 đầu đoạn sụt trượt) để hướng dẫn, điều tiết giao thông, phương án tổ chức giao thông tạm thời, bảo đảm an ninh, trật tự.

Tại huyện Bá Thước hiện có 15 điểm giao thông bị chia cắt cục bộ, gồm: Xã Lương Trung có 2 điểm tại thôn Sơn Thủy và hang Khéo thôn Quang Trung; xã Lương Nội tại tràn Mó Tôm, thôn Ben; xã Thiết Kế tại đập suối Cha; xã Ban Công có 3 điểm tại đường 521B đoạn qua khu vườn hoa thôn La Hán, khu suối đúc La Hán đi thôn Cả, khu suối Khằm thôn Ba; xã Cổ Lũng có 2 điểm tại tràn Nà Khà và tràn La Ca; xã Lũng Cao tại thôn Pốn Thành Công; xã Lũng Niêm tại tràn khu Ươi thôn Lặn Ngoài, Lặn Trong; xã Lương Ngoại tại cầu Hón Uông thôn Giầu Cả; xã Hạ Trung 3 điểm tại đường 523D đoạn qua thôn Khiêng, tràn Đồng Xong - thôn Chiềng Ai, tràn Chông Bông - thôn Cò Mu.

Nước sông bưởi đang tiếp tục dâng cao.jpg
Mực nước sông Bưởi đang tiếp tục dâng cao

Mưa to khiến mực nước sông Bưởi tại Thạch Thành dâng cao gây ngập cục bộ một số tuyến đường giao thông, ảnh hưởng đến việc đi lại của Nhân dân. Cụ thể, tại xã Thành Minh bị ngập tuyến đường liên thôn với chiều dài 1km, ngập sâu khoảng 40cm. Còn tại xã Thành Công, tuyến đường đi thôn Đồng Chư cũng bị ngập sâu trên chiều dài 0,4km. Tuyến đường từ thôn Chính Thành, xã Thành Trực đi xã Thành Công cũng bị ngập sâu khoảng 70cm với chiều dài 50m. Chính quyền địa phương đã tổ chức cắm biển báo, lập barie ngăn người và phương tiện không đi vào khu vực nguy hiểm. Ngoài ra, nước sông Bưởi cũng dâng cao lên gần mặt đường tỉnh 523, đoạn qua công sở xã Thành Trực. Chính quyền đã huy động lực lượng đắp đất, đề phòng nước sông tràn qua đường vào nội đồng.

Hiện tại nước sông Bưởi đang dâng cao. Hồi 8 giờ 30 phút ngày 8.9, Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai, Tìm kiếm cứu nạn và Phòng thủ dân sự tỉnh Thanh Hóa đã phát đi Công điện số 06, phát lệnh Báo động I trên sông Bưởi tại Kim Tân. Huyện Thạch Thành đang tiếp tục tổ chức trực ban 24/24, theo dõi chặt chẽ mực nước sông Bưởi và tình hình ngập úng trên địa bàn huyện để chỉ huy kịp thời thực hiện phương án ứng phó. Chỉ đạo các xã, thị trấn có đê, khu vực ven sông Bưởi thường xuyên theo dõi diễn biến thời tiết để kịp thời tổ chức sơ tán người, tài sản ra khỏi vùng ngập lũ nếu nước sông dâng cao trên báo động 2...

Chủ động ứng phó, hạn chế thiệt hại

Để chủ động ứng phó với bão số 3, Ban Thường vụ Tỉnh ủy Thanh Hóa đã ban hành 2 Công điện, UBND tỉnh đã ban hành 2 Công điện, 1 Công văn, Ban Chỉ huy PCTT,TKCN và PTDS tỉnh ban hành 1 Công điện, 1 Thông báo (thực hiện cấm biển) để chỉ đạo các cấp, các ngành tập trung tổ chức theo dõi sát thông tin dự báo, diễn biến tình hình bão số 3 và mưa, lũ, kịp thời triển khai công tác ứng phó theo phương châm “bốn tại chỗ”, không để bị động, bất ngờ nhằm bảo đảm an toàn tính mạng, hạn chế thấp nhất thiệt hại về tài sản của Nhân dân và Nhà nước do thiên tai có thể gây ra.

Thứ trưởng Bộ NN và PTNT Phùng Đức Tiến cùng lãnh đạo tỉnh Thanh Hóa kiểm tra thực tế tại khu vực có nguy cơ sạt lở bờ biển thuộc xã Hoằng Trường (Hoằng Hóa) - ảnh Lê Hợi.jpg
Lãnh đạo tỉnh Thanh Hóa thường xuyên đi kiểm tra, chỉ đạo công tác phòng chống bão số 3

Ngày 6.9, tỉnh Thanh Hóa đã thành lập 8 đoàn công tác do các đồng chí Thường trực Tỉnh uỷ, UBND tỉnh làm trưởng đoàn đi kiểm tra, chỉ đạo công tác phòng chống bão số 3 trên địa bàn 16 huyện, thị xã, thành phố.

Toàn bộ tàu thuyền hoạt động trên biển của tỉnh (6.116 phương tiện/19.901 lao động) đã được kêu gọi, cung cấp thông tin, hướng dẫn vào bờ tránh trú trước khi bão vào Vịnh Bắc Bộ. Công tác kiểm đếm, hướng dẫn, sắp xếp neo đậu được tổ chức khẩn trương, nhanh chóng, đảm bảo an toàn cho các phương tiện tại nơi neo đậu.

Các địa phương, các công ty khai thác công trình thủy lợi đã chủ động hướng dẫn người dân tiêu nước đệm; vận hành 7 trạm bơm tiêu, cống tiêu nhằm tiêu nước vợi, nên trên địa bàn tỉnh cơ bản không xảy ra tình trạng ngập lụt lớn, diện rộng. Các địa phương cùng với các lực lượng vũ trang đã hướng dẫn, giúp đỡ người dân thu hoạch lúa và hoa màu đến kỳ thu hoạch nhằm giảm thấp nhất thiệt hại. Theo đó, toàn tỉnh đã thu hoạch được 24.797,05ha/112.459ha lúa thu mùa gieo trồng, đạt 21,1%; thu hoạch thủy sản nuôi 52.369 tấn/74.500 tấn, đạt 70,3%.

Các địa phương đã chủ động sơ tán 710 hộ/2.842 khẩu đang sinh sống tại các khu vực nguy hiểm, khu vực có nguy cơ chịu ảnh hưởng của thiên tai, các hộ gia đình có nhà không bảo đảm an toàn trước khi bão số 3 đổ bộ; qua đó bảo đảm an toàn về tính mạng của người dân.

Các hộ dân xã Tam Chung, huyện Mường Lát được các lực lượng sơ tán đến Nhà văn hóa- ảnh Hải Đăng.jpg
Nhiều hộ dân được sơ tán chủ động để tránh bão

Các lực lượng vũ trang của tỉnh đã huy động hơn 4.000 lượt cán bộ, chiến sỹ cùng với chính quyền các địa phương tổ chức ứng phó với mưa bão và tham gia sửa chữa, khắc phục ngay các ngôi nhà bị hư hỏng cho người dân. Đồng thời, tổ chức sơ tán các hộ dân có nguy cơ bị ảnh hưởng của sạt lở, ngập lụt đến nơi an toàn, thu dọn các cây cối gãy đổ, phá dỡ ách tắc một số đoạn kênh tiêu để tiêu nước chống ngập úng cho cây trồng...

Triển khai ngay các biện pháp khắc phục hậu quả

Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Trưởng Đoàn ĐBQH tỉnh Lại Thế Nguyên nhấn mạnh: dưới tác động của hoàn lưu bão, tình hình mưa, lũ, sạt lở đất sau bão dự báo sẽ còn tiếp tục diễn biến phức tạp. Theo đó, yêu cầu các cấp, các ngành tiếp tục theo dõi chặt chẽ diễn biến của mưa, lũ sau bão và các hình thái thiên tai có thể xảy ra do mưa lớn như lũ quét, sạt lở đất, ngập lụt; chủ động ứng phó với thiên tai theo phương châm “bốn tại chỗ” và nguyên tắc “phòng ngừa chủ động, ứng phó kịp thời, khắc phục khẩn trương và hiệu quả”; tuyệt đối không chủ quan lơ là trong việc ứng phó và khắc phục hậu quả đối với các đợt thiên tai xảy ra tiếp theo.

gfbfbfb.jpg
Nhiều cây xanh bị bật gốc, gãy đổ do bão số 3

Các ngành của tỉnh, lực lượng vũ trang và các địa phương khẩn trương huy động các nguồn lực để nhanh chóng khắc phục các hậu quả do thiên tai gây ra. Trong đó chú trọng khắc phục ngay các hư hỏng, thiệt hại về nhà ở, đảm bảo an toàn cho người dân; khắc phục, khôi phục các thiệt hại về sản xuất nông nghiệp, tập trung tiêu úng, bảo vệ sản xuất, đặc biệt là bảo vệ diện tích lúa vụ hè thu.

Sở Giao thông Vận tải tập trung huy động nguồn lực, vật lực khắc phục sự cố hư hỏng, sạt lở của các công trình giao thông, đảm bảo giao thông thông suốt, an toàn cho người và phương tiện lưu thông.

Sở NN và PTNT tổ chức vận hành, điều tiết các hồ chứa, liên hồ chứa theo đúng quy trình đã được phê duyệt; bảo đảm vận hành khoa học, an toàn tuyệt đối cho công trình, không để xảy ra lũ nhân tạo, góp phần cắt giảm lũ cho hạ du.

Các địa phương kiểm tra, rà soát, thống kê, đánh giá cụ thể, chính xác, tổng hợp tình hình thiệt hại do bão số 3 và mưa lũ gây ra trên địa bàn tỉnh làm cơ sở để hỗ trợ an sinh, khôi phục sản xuất theo đúng quy định.

Địa phương

Bà Rịa - Vũng Tàu: Tăng cường cải cách tư pháp và phòng, chống tham nhũng
Địa phương

Bà Rịa - Vũng Tàu: Triển khai nhiều giải pháp nâng cao chất lượng kiểm kê tài sản công

Tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu đã triển khai nhiều giải pháp nhằm khắc phục sai sót và đảm bảo tính chính xác trong công tác kiểm kê tài sản công. Các cơ quan, tổ chức, đơn vị thực hiện nhiệm vụ này đúng tiến độ, trong khi Sở Tài chính tỉnh cung cấp các hướng dẫn cụ thể để nâng cao chất lượng kiểm kê, bảo đảm quản lý tài sản công minh bạch và hiệu quả.

Hành động không ngừng nghỉ và những con số biết nói
Hoạt động chính quyền

Hành động không ngừng nghỉ và những con số biết nói

Trong quý đầu tiên của năm 2025, thành phố Hải Phòng tiếp tục khẳng định vị thế là đầu tàu kinh tế phía Bắc với tốc độ tăng trưởng ấn tượng, tiếp tục là điểm sáng, trong top đầu của cả nước, bộ máy hành chính được tinh gọn mạnh mẽ, các nhiệm vụ trọng tâm được triển khai bài bản, quyết liệt. Không chỉ là những con số biết nói, mà còn là tinh thần hành động không ngừng nghỉ hướng tới một thành phố hiện đại, xanh, số và giàu bản sắc, tạo sức lan tỏa mạnh mẽ cho cả vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc.

Phó Bí thư Thành uỷ, Chủ tịch UBND thành phố Nguyễn Văn Tùng phát biểu tại phiên họp- B. HỢP
Địa phương

Không chỉ là những con số biết nói

Trong quý đầu tiên của năm 2025, thành phố Hải Phòng tiếp tục khẳng định vị thế là đầu tàu kinh tế phía Bắc với tốc độ tăng trưởng ấn tượng, tiếp tục là điểm sáng, trong top đầu của cả nước, bộ máy hành chính được tinh gọn mạnh mẽ, các nhiệm vụ trọng tâm được triển khai bài bản, quyết liệt. Không chỉ là những con số biết nói, mà còn là tinh thần hành động không ngừng nghỉ hướng tới một thành phố hiện đại, xanh, số và giàu bản sắc, tạo sức lan tỏa mạnh mẽ cho cả vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc.

Đắk Lắk: Tiếp nhận nguyên trạng Cục Quản lý thị trường về Sở Công Thương
Địa phương

Đắk Lắk: Tiếp nhận nguyên trạng Cục Quản lý thị trường về Sở Công Thương

UBND tỉnh Đắk Lắk vừa có quyết định về việc sắp xếp, tổ chức lại cơ cấu tổ chức của Sở Công thương, trong đó tiếp nhận nguyên trạng Cục Quản lý thị trường tỉnh Đắk Lắk (thuộc Bộ Công thương) và tổ chức lại thành Chi cục Quản lý thị trường tỉnh trực thuộc Sở Công thương.

 Đảm bảo an ninh, an toàn cho Lễ kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng Lâm Đồng
An ninh cơ sở

Đảm bảo an ninh, an toàn cho Lễ kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng Lâm Đồng

Để đảm bảo an toàn tuyệt đối chuỗi hoạt động Lễ kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng Lâm Đồng (3.4.1975 - 3.4.2025), Ban Giám đốc Công an tỉnh Lâm Đồng đã chỉ đạo các đơn vị nghiệp vụ phối hợp chặt chẽ với công an địa phương triển khai đồng bộ các phương án, kế hoạch đã được duyệt.

Chủ tịch UBND tỉnh Long An Nguyễn Văn Út tại buổi làm việc tại trụ sở Tập đoàn Sapporo
Địa phương

Sapporo Long An - biểu tượng thành công của doanh nghiệp Nhật Bản tại Long An

Tập đoàn Sapporo tại Long An đã ghi dấu như một mô hình hợp tác thành công giữa doanh nghiệp nước ngoài và các địa phương tại Việt Nam. Thành công của Sapporo phản ánh rõ nét chính sách thu hút đầu tư bài bản, sự đồng hành sát sao của chính quyền tỉnh Long An cùng nỗ lực thích nghi, phát triển của doanh nghiệp nước ngoài trong môi trường kinh doanh Việt Nam.

Hà Nội: Tăng cường các biện pháp cấp bách phòng cháy, chữa cháy rừng
Địa phương

Hà Nội: Tăng cường các biện pháp cấp bách phòng cháy, chữa cháy rừng

Trước tình hình thời tiết diễn biến phức tạp, nguy cơ cháy rừng gia tăng, UBND thành phố Hà Nội vừa ban hành Công văn số 1176/UBND-NNMT về việc thực hiện Công điện số 25/CĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ nhằm triển khai các biện pháp cấp bách bảo vệ rừng và phòng cháy, chữa cháy rừng trên địa bàn.

TP. Hồ Chí Minh: Cần xem xét đền bù thỏa đáng khi thu hồi đất thực hiện dự án mở rộng đường Lã Xuân Oai
Địa phương

TP. Hồ Chí Minh: Cần xem xét đền bù thỏa đáng khi thu hồi đất thực hiện dự án mở rộng đường Lã Xuân Oai

Một hộ dân tại phường Trường Thạnh, TP. Thủ Đức, TP. Hồ Chí Minh bị thu hồi hơn 301m2 đất để thực hiện dự án nâng cấp, mở rộng đường Lã Xuân Oai nhưng chỉ được đền bù hơn 1,7 tỷ đồng. Chủ đất cho rằng việc đền bù chưa thoả đáng nên khởi kiện các quyết định hành chính ra toà..

Bài 1: Để mảnh đất cực Bắc không còn hộ nghèo
Xã hội

Bài 1: Để mảnh đất cực Bắc không còn hộ nghèo

Hoạt động không vì lợi nhuận với sứ mệnh không để ai bị bỏ lại phía sau, hơn 20 năm qua, mỗi cán bộ, viên chức, người lao động của Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) Hà Giang luôn tận tâm, tận lực chuyển tải các chính sách hỗ trợ của Đảng, Nhà nước một cách nhanh nhất, hiệu quả nhất với mong muốn làm sao để Hà Giang không còn hộ nghèo và một ngày không xa, đồng bào địa phương sẽ tiến kịp miền xuôi về mọi mặt...