Thanh Hóa phát triển toàn diện, bền vững vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi

Phát huy những kết quả đạt được, giai đoạn 2024 - 2029, tỉnh Thanh Hóa tập trung huy động và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực để phát triển toàn diện, bền vững vùng dân tộc thiểu số (DTTS) và miền núi; khai thác và phát huy hiệu quả tiềm năng, lợi thế trong vùng, tranh thủ tối đa các nguồn lực từ bên ngoài, đẩy mạnh phát triển kinh tế, thu hẹp dần khoảng cách về mức sống so với miền xuôi; đặc biệt, giảm dần địa bàn đặc biệt khó khăn.

Phát huy tiềm năng, thế mạnh

Vùng DTTS và miền núi tỉnh Thanh Hóa gồm 11 huyện miền núi và 6 huyện, thị xã có xã, thôn miền núi, với 174 xã, thị trấn/1.548 thôn, bản, khu phố. Toàn vùng có 7 dân tộc chủ yếu cùng sinh sống là: Mường, Kinh, Thái, Mông, Thổ, Dao, Khơ Mú. Địa bàn sinh sống của các DTTS có nhiều tài nguyên, khoáng sản; điều kiện khí hậu thuận lợi để phát triển nông nghiệp toàn diện, trọng tâm là nghề rừng, chăn nuôi, trồng cây công nghiệp và cây dược liệu. Dọc tuyến biên giới có cửa khẩu Quốc tế Na Mèo, cửa khẩu quốc gia Tén Tằn và cửa khẩu Khẹo, là điều kiện thuận lợi để giao lưu, phát triển kinh tế - xã hội. Mỗi dân tộc đều có bản sắc văn hóa riêng, làm phong phú thêm nền văn hóa của cộng đồng các dân tộc Việt Nam nói chung, của Thanh Hóa nói riêng.

a-1-vung-bien-gioi-ml.jpg
Những năm qua, người dân vùng DTTS và miền núi Thanh Hóa luôn nỗ lực, chủ động trong xây dựng các mô hình sản xuất kinh doanh để vươn lên thoát nghèo

Trong những năm qua, vùng DTTS và miền núi dù còn gặp nhiều khó khăn, thách thức, song với sự lãnh đạo kịp thời, sát sao của Tỉnh ủy, sự chỉ đạo quyết liệt, linh hoạt của UBND tỉnh; sự nỗ lực của các cấp, các ngành và đồng bào các dân tộc trong vùng, tình hình kinh tế - xã hội, quốc phòng - an ninh vùng DTTS và miền núi tiếp tục chuyển biến tích cực; đời sống vật chất và tinh thần của đồng bào các dân tộc ổn định, từng bước được cải thiện.

Cấp ủy, chính quyền các cấp tập trung lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện phương án sản xuất theo định hướng tái cơ cấu, chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi theo hướng tập trung quy mô lớn như: Đẩy mạnh phát triển cây trồng chủ lực, ứng dụng tiến bộ khoa học - kỹ thuật, đưa giống lúa có năng suất, chất lượng cao vào sản xuất, góp phần bảo đảm an ninh lương thực tại chỗ trên địa bàn 11 huyện miền núi; phát triển chăn nuôi theo hình thức trang trại, gia trại quy mô lớn, công nghệ cao, phát triển lâm nghiệp theo hướng bền vững. Các huyện miền núi như Thạch Thành, Như Thanh, Ngọc Lặc, Thường Xuân... đã tập trung thu hút các doanh nghiệp đầu tư các nhà máy may công nghiệp để tạo việc làm, tăng thu nhập cho Nhân dân; các ngành dịch vụ, thương mại cơ bản đáp ứng nhu cầu sản xuất, tiêu dùng và sinh hoạt của Nhân dân.

Đến nay, 100% các xã, thôn bản trong vùng DTTS và miền núi đều có điện lưới quốc gia. Đến đầu tháng 10.2024, khu vực 11 huyện miền núi của tỉnh có 73/163 xã đạt chuẩn nông thôn mới (NTM), dự kiến đến năm 2025 có 109/163 xã đạt chuẩn NTM. Thanh Hóa phấn đấu đến năm 2025 có 17 huyện, thị xã, thành phố trở lên, 88% số xã của tỉnh, 65% số thôn, bản miền núi đạt chuẩn NTM. Công tác phát triển sản phẩm OCOP từ các sản phẩm nông nghiệp, phi nông nghiệp, dịch vụ có lợi thế của mỗi địa phương theo chuỗi giá trị được quan tâm.

Bên cạnh đó, tình hình văn hóa - xã hội vùng miền núi tiếp tục chuyển biến tích cực; an sinh xã hội được bảo đảm, đời sống của Nhân dân ổn định. Công tác bảo tồn, giữ gìn và phát huy giá trị văn hóa truyền thống các dân tộc được quan tâm. Nhiều lễ hội truyền thống đặc sắc, tiêu biểu của đồng bào DTTS được phục dựng và bảo tồn; nhiều hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể dục, thể thao, vui chơi giải trí được triển khai thực hiện đã góp phần làm phong phú thêm đời sống văn hóa của đồng bào các dân tộc, đẩy lùi, xóa bỏ dần hủ tục, xây dựng đời sống văn hóa lành mạnh trong cộng đồng.

Phát triển toàn diện, bền vững

Cùng với phát huy tiềm năng, thế mạnh, nguồn nội lực trong đồng bào DTTS và miền núi, các chương trình, chính sách đối với vùng DTTS và miền núi được Đảng, Nhà nước, cấp ủy, chính quyền các cấp quan tâm, triển khai thực hiện, trong đó trọng tâm là 3 chương trình mục tiêu quốc gia (MTQG); chương trình phát triển kinh tế - xã hội khu vực miền núi tỉnh Thanh Hóa... góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội khu vực miền núi.

Trưởng Ban Dân tộc tỉnh Thanh Hóa Mai Xuân Bình khẳng định: sau 5 năm thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng các cấp; Quyết tâm thư của Đại hội đại biểu các DTTS tỉnh Thanh Hóa lần thứ III (2019 - 2024), đảng viên, cán bộ, công chức, viên chức và Nhân dân các DTTS của tỉnh đã phát huy truyền thống đoàn kết, nỗ lực phấn đấu, phát huy nội lực, tranh thủ sự hỗ trợ của Nhà nước, triển khai thực hiện có hiệu quả các chương trình, dự án, chính sách dân tộc của Trung ương và của tỉnh, qua đó tạo động lực mới, khai thác có hiệu quả các tiềm năng thế mạnh của địa phương và đã đạt được những thành tựu quan trọng.

01-copy-5.jpg
Các lễ hội truyền thống của đồng bào DTTS ở Thanh Hóa được gìn giữ và phát triển

Kinh tế - xã hội trong vùng DTTS và miền núi đã có bước phát triển; tốc độ tăng trưởng bình quân giai đoạn 2021 - 2023 đạt 6%/năm, đời sống vật chất, tinh thần của đồng bào các DTTS trong vùng được cải thiện rõ rệt; hệ thống kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội được đầu tư tăng cường và nâng cấp. Nhà ở, đất ở, đất sản xuất, nước sinh hoạt, việc làm cho lao động được quan tâm giải quyết; sự nghiệp giáo dục, văn hóa, chăm sóc sức khỏe Nhân dân có chuyển biến tích cực. Các chính sách an sinh xã hội được thực hiện đầy đủ, kịp thời. Đến nay, tỷ lệ hộ nghèo 11 huyện miền núi giảm còn 11,04%; Tỷ lệ hộ nghèo toàn vùng giảm còn 14,75%. Thu nhập bình quân đầu người của vùng năm 2023 đạt 39,605 triệu đồng, ước năm 2024 đạt 42,62 triệu đồng/người/năm. Từ trong các phong trào thi đua, đã xuất hiện nhiều tập thể, cá nhân điển hình trong phát triển kinh tế, văn hóa - xã hội, bảo vệ an ninh Tổ quốc và xây dựng NTM.

Phát huy những kết quả đạt được, giai đoạn 2024 - 2029, đồng bào các dân tộc tỉnh Thanh Hóa đề ra mục tiêu chung, đó là: Huy động và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực để phát triển toàn diện, bền vững vùng DTTS và miền núi; khai thác và phát huy hiệu quả tiềm năng, lợi thế trong vùng, tranh thủ tối đa các nguồn lực từ bên ngoài, đẩy mạnh phát triển kinh tế, thu hẹp dần khoảng cách về mức sống so với miền xuôi; giảm dần địa bàn đặc biệt khó khăn. Xây dựng Đảng và hệ thống chính trị ở cơ sở vững mạnh, giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội, bảo đảm quốc phòng - an ninh, nhất là khu vực biên giới quốc gia; củng cố, tăng cường khối đại đoàn kết các dân tộc, nâng cao niềm tin của đồng bào các dân tộc đối với Đảng và Nhà nước.

dd-iiiii.jpg
Cấp ủy, chính quyền địa phương luôn quan tâm tuyên truyền, vận động người dân xóa bỏ hủ tục lạc hậu

Trưởng Ban Dân tộc tỉnh Thanh Hóa Mai Xuân Bình chia sẻ, trong giai đoạn 2024 - 2029, tỉnh Thanh Hóa tiếp tục thực hiện có hiệu quả các chương trình mục tiêu quốc gia, chương trình phát triển kinh tế - xã hội khu vực miền núi Thanh Hóa giai đoạn 2021 - 2025 và các chính sách dân tộc để huy động mọi nguồn lực đầu tư phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn theo hướng đầu tư có trọng tâm, trọng điểm và có sức lan tỏa. Đẩy mạnh thu hút nguồn lực từ các vùng khác, các nguồn tài trợ quốc tế có hiệu quả để phát triển kinh tế - xã hội, giảm nghèo bền vững. Sử dụng hiệu quả chính sách hỗ trợ đối với cây trồng, vật nuôi, chính sách xây dựng mô hình; đẩy mạnh ứng dụng các tiến bộ khoa học - kỹ thuật, trong đó ưu tiên cho lĩnh vực phát triển sản xuất nông, lâm nghiệp; xây dựng và nhân rộng các mô hình có hiệu quả để Nhân dân học tập và làm theo...

Dưới sự lãnh đạo, chỉ đạo của Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh, với sự nỗ lực, cố gắng của Đảng bộ, chính quyền các cấp, ngành, tin rằng, cán bộ và Nhân dân các DTTS tỉnh Thanh Hóa tiếp tục phát huy truyền thống đoàn kết, yêu nước, vượt qua mọi khó khăn, thách thức, không ngừng nỗ lực phát triển, vươn lên, sát cánh cùng Nhân dân cả tỉnh thực hiện có hiệu quả các mục tiêu được nêu trong Nghị quyết số 58-NQ/TW, ngày 5.8.2020 của Bộ Chính trị về xây dựng và phát triển tỉnh Thanh Hóa đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045; đẩy mạnh sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội dân chủ, công bằng, văn minh, xây dựng tỉnh Thanh Hóa sớm trở thành “Tỉnh kiểu mẫu” như sinh thời Bác Hồ hằng mong muốn.

Địa phương

Phó Chủ tịch UBND tỉnh Đinh Công Sứ kiểm tra tiến độ sửa chữa đường từ xã Trung Thành đi xã Yên Hòa (Đà Bắc). Ảnh: Khánh An
Địa phương

Hòa Bình: Đẩy nhanh tiến độ thực hiện các dự án đầu tư công tại huyện Đà Bắc

Kiểm tra tiến độ thực hiện các Chương trình mục tiêu quốc gia trên địa bàn huyện Đà Bắc ngày 1.4, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Hòa Bình, Phó trưởng Ban Thường trực Ban Chỉ đạo các Chương trình mục tiêu quốc gia tỉnh Đinh Công Sứ yêu cầu địa phương với quyết tâm chính trị cao nhất, phấn đấu hoàn thành kế hoạch vốn năm 2024 - 2025, sớm đưa các công trình, dự án đi vào hoạt động để người dân được hưởng lợi.

Hòa Bình giám sát chặt tiến độ thực hiện các dự án
Hoạt động chính quyền

Hòa Bình giám sát chặt tiến độ thực hiện các dự án

Với quyết tâm sẽ khởi công 11 dự án trong năm 2025, tỉnh Hòa Bình đang tích cực tháo gỡ vướng mắc cho các công trình, dự án, nhất là các dự án trọng điểm, dự án chậm tiến độ gây lãng phí. Đồng thời, tăng cường công tác giám sát và đánh giá tiến độ thực hiện các dự án. Những nỗ lực này sẽ thúc đẩy phát triển kinh tế, giúp Hòa Bình hướng tới mục tiêu tăng trưởng kinh tế đạt trên 10%.

Lãnh đạo tỉnh Khánh Hoà thăm, tặng quà người có công
Địa phương

Lãnh đạo tỉnh Khánh Hoà thăm, tặng quà người có công

Nhân kỷ niệm 50 năm Ngày giải phóng tỉnh Khánh Hòa (2.4.1975 - 2.4.2025) và 50 năm Ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30.4.1975 - 30.4.2025), Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Khánh Hoà Lê Hữu Hoàng đã đến thăm, tặng quà cho các gia đình người có công trên địa bàn huyện Cam Lâm.

Trượt nhiều gói thầu nhỏ, Công ty Cổ phần Quản lý và Xây dựng Đường bộ Khánh Hòa dễ dàng trúng các gói thầu "khủng"
Địa phương

Trượt nhiều gói thầu nhỏ, Công ty Cổ phần Quản lý và Xây dựng Đường bộ Khánh Hòa dễ dàng trúng các gói thầu "khủng"

Công ty Cổ phần Quản lý và Xây dựng (CP QL&XD) Đường bộ Khánh Hòa trượt hàng loạt gói thầu nhỏ vì các lỗi hồ sơ sơ đẳng, nhưng lại dễ dàng trúng các gói thầu hàng chục, hàng trăm tỷ đồng. Vậy năng lực của đơn vị này như nào khi trúng các gói thầu lớn?

Doanh nghiệp phía Nam tiên phong tiết kiệm năng lượng, hướng tới nền kinh tế xanh, bền vững
Địa phương

Doanh nghiệp phía Nam tiên phong tiết kiệm năng lượng, hướng tới nền kinh tế xanh, bền vững

Các doanh nghiệp phía Nam đang chủ động thực hiện nhiều giải pháp tiết kiệm năng lượng như lắp đặt điện mặt trời mái nhà, thay thế thiết bị cũ, tối ưu quy trình sản xuất. Những nỗ lực này không chỉ giúp giảm chi phí, nâng cao hiệu quả kinh doanh mà còn góp phần xây dựng nền kinh tế xanh, phát triển bền vững.

Hà Nội: Điệp khúc trúng thầu "sát giá" của Công ty Thành Đô trên địa bàn huyện Thanh Oai
Địa phương

Hà Nội: Điệp khúc trúng thầu "sát giá" của Công ty Thành Đô trên địa bàn huyện Thanh Oai

Công ty TNHH thương mại dịch vụ và xây dựng Thành Đô là nhà thầu "quen mặt" trúng nhiều gói thầu có tỷ lệ tiết kiệm thấp trên địa bàn huyện Thanh Oai, TP Hà Nội. Theo thống kê từ dữ liệu về đấu thầu, trong nhiều năm qua doanh nghiệp này đã trúng hơn 60 gói thầu, với tổng giá trị các gói thầu có sự tham gia của doanh nghiệp này là hơn 400 tỷ đồng.