Thanh Hóa: Khắc phục tồn đọng trong cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất

Một trong những nội dung thu hút sự quan tâm của đông đảo cử tri tỉnh Thanh Hóa tại Kỳ họp thứ 24, HĐND tỉnh Khóa XVIII là kết quả giám sát việc thực hiện Kết luận số 251/KL-HĐND ngày 2.6.2022 của Thường trực HĐND tỉnh về cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản gắn liền với đất trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa.

Giải quyết dứt điểm nhiều trường hợp phức tạp, khó khăn

Năm 2022, trước tình trạng việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (QSDĐ) tồn đọng nhiều gây bức xúc trong Nhân dân, Thường trực HĐND tỉnh Thanh Hóa đã tổ chức phiên giải trình về tình hình cấp giấy chứng nhận QSDĐ, quyền sở hữu nhà ở và tài sản gắn liền với đất trên địa bàn tỉnh. Sau khi chỉ rõ những hạn chế, yếu kém, Thường trực HĐND tỉnh đã ban hành Kết luận số 251/KL-HĐND ngày 2.6.2022 yêu cầu UBND tỉnh, các ban, sở, ngành, UBND các huyện, thị xã, thành phố và các đơn vị liên quan khẩn trương khắc phục để lấy lại niềm tin từ phía người dân.

z6125529743557-d25f83258b23deb65bc4d5c636083527.jpg
Phó Trưởng Ban Kinh tế - Ngân sách HĐND tỉnh Thanh Hóa Đinh Ngọc Thúy trình bày báo cáo giám sát tại kỳ họp. Ảnh: Minh Hiếu

Năm 2024, Ban Kinh tế - Ngân sách HĐND tỉnh Thanh Hóa đã thực hiện giám sát chuyên đề về việc thực hiện Kết luận số 251/KL-HĐND ngày 2.6.2022 của Thường trực HĐND tỉnh về tình hình cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản gắn liền với đất trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa (Kết luận số 251/KL-HĐND). Trước sự chú ý của đông đảo cử tri và Nhân dân, kết quả giám sát được công khai tại Kỳ họp thứ 24, HĐND tỉnh Khóa XVIII.

Theo báo cáo kết quả giám sát do Phó Trưởng Ban Kinh tế - Ngân sách HĐND tỉnh Thanh Hóa Đinh Ngọc Thúy trình bày tại kỳ họp, việc thực hiện Kết luận số 251/KL-HĐND của Thường trực HĐND tỉnh đã nhận được sự quan tâm vào cuộc đồng bộ và trách nhiệm của các cấp, các ngành. UBND tỉnh đã ban hành kế hoạch và giao nhiệm vụ cụ thể cho các sở, ngành, UBND cấp huyện theo hướng “rõ người, rõ việc, rõ trách nhiệm, rõ thời gian giải quyết”. Theo đó, nhiều trường hợp khó khăn, phức tạp tại các địa phương đã được giải quyết triệt để, điển hình như: xã Thiệu Giang (Thiệu Hóa), xã Hoạt Giang (Hà Trung), thôn Yên Bái, xã Tế Lợi (Nông Cống)...,

Trong quá trình thực hiện Kết luận số 251/KL-HĐND Lãnh đạo Sở Tài nguyên và Môi trường, Văn phòng Đăng ký đất đai Thanh Hóa đã làm việc trực tiếp với UBND 16 huyện, thị xã, thành phố về công tác rà soát, thống kê, phân loại hồ sơ đăng ký đất đai tại địa phương; thường xuyên hướng dẫn, đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện đối với UBND các huyện, thị, thành phố và các Chi nhánh Văn phòng đăng ký đất đai. Bên cạnh đó, 27/27 huyện, thị xã, thành phố đã thành lập Ban chỉ đạo hoặc Tổ công tác để chỉ đạo công tác cấp giấy chứng nhận QSDĐ; đồng thời, xây dựng kế hoạch để giải quyết số hồ sơ tồn đọng. Duy trì giao ban với công chức địa chính cấp xã định kỳ hằng quý và 6 tháng để tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong quá trình thực hiện việc cấp giấy chứng nhận lần đầu cho hộ gia đình, cá nhân.

Xử lý nghiêm tình trạng “bôi trơn”, “lót tay” khi xử lý hồ sơ

Qua rà soát, thống kê, phân loại, hồ sơ tồn đọng về đăng ký biến động, cấp đổi, cấp lại giấy chứng nhận QSDĐ thuộc thẩm quyền giải quyết của Văn phòng Đăng ký đất đai Thanh Hóa là 11.159 hồ sơ. Đối với cấp huyện, năm 2022 là 67.773 trường hợp; năm 2023 là 75.068 trường hợp; năm 2024 là 55.623 trường hợp.

Để giải quyết số hồ sơ tồn đọng rất lớn này, Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Thanh Hóa đã ban hành nhiều văn bản chỉ đạo, đôn đốc, hướng dẫn Văn phòng Đăng ký đất đai tỉnh, UBND cấp huyện xây dựng kế hoạch giải quyết. Đến nay, có 17 huyện, thị xã, thành phố đã xây dựng kế hoạch giải quyết các trường hợp tồn đọng đúng thời gian yêu cầu.

150d2110017t23932l0-2534.jpg
Ban Kinh tế - Ngân sách HĐND tỉnh giám sát thực hiện Kết luận số 251/KL-HĐND tại huyện Yên Định. Ảnh: Quốc Hương

Hướng đến sự minh bạch và tiết kiệm thời gian, chi phí cho người dân, công tác cải cách thủ tục hành chính (TTHC) được chú trọng thực hiện bằng nhiều hình thức như: Niêm yết đầy đủ bộ TTHC về đăng ký, cấp giấy chứng nhận; lắp camera giám sát và công khai số điện thoại đường dây nóng tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả; công khai, minh bạch các thành phần hồ sơ, đơn giản hóa quy trình giải quyết; kịp thời xứ lý các phản ánh, thắc mắc của người dân; tăng cường kiểm tra, giám sát, xử lý nghiêm cán bộ, công chức, viên chức có biểu hiện gây phiền hà, sách nhiễu khi giải quyết TTHC. Hiện nay, 100% hồ sơ tiếp nhận và giải quyết được theo dõi trạng thái xử lý trên Hệ thống thông tin giải quyết TTHC của tỉnh. Tại Sở Tài nguyên và Môi trường có 5 TTHC lĩnh vực đất đai thuộc thẩm quyền giải quyết được cắt giảm thời gian từ 20 - 40% so với quy định.

Những năm trước đây, câu chuyện “bôi trơn” hay “lót tay” khi giải quyết TTHC lĩnh vực đất đai đã trở thành “thông lệ”. Để xử lý nghiêm tình trạng này, Sở Tài nguyên và Môi trường đã thành lập Tổ kiểm tra, giám sát và hỗ trợ hoạt động đăng ký, cấp giấy chứng nhận QSDĐ, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất của Văn phòng Đăng ký đất đai Thanh Hóa và thực hiện kiểm tra tại 7 Chi nhánh Văn phòng đăng ký đất đai cấp huyện. UBND các huyện, thị xã, thành phố cũng thực hiện nghiêm túc công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát và xử lý, giải quyết đơn thư của công dân. Cùng với tiếp công dân theo quy định, lãnh đạo các huyện, thị xã, thành phố tăng cường đối thoại trực tiếp với công dân nhằm giải quyết các kiến nghị, phản ánh kịp thời, hiệu quả.

Với sự vào cuộc đồng bộ và trách nhiệm, từ 1.6.2022 đến 30.6.2024, toàn tỉnh Thanh Hóa tiếp nhận 488.784 hồ sơ về cấp giấy chứng nhận cho hộ gia đình và cá nhân. Kết quả, đã giải quyết 435.587 hồ sơ đạt (đạt 89,1%), trong đó quá hạn 4.667 hồ sơ (chiếm 1,07% so với tổng số hồ sơ đã giải quyết).Tình trạng hồ sơ quá hạn tuy chưa được khắc phục triệt để bởi nhiều lý do, song từ con số hơn 2,4% giai đoạn 2019 - 2021 giảm còn 1,07% giai đoạn 2022 - 2024 cho thấy sự nỗ lực không ngừng của Văn phòng đăng ký đất đai từ tỉnh đến cơ sở cũng như UBND các cấp. Đây cũng là kết quả rõ nét cho thấy hiệu quả trong hoạt động giám sát chặt chẽ của HĐND tỉnh Thanh Hóa.

Nêu cao hơn nữa trách nhiệm thực thi công vụ

Ghi nhận những kết quả tích cực đã đạt được, song, Ban Kinh tế - Ngân sách HĐND tỉnh Thanh Hóa cũng chỉ rõ nhiều khó khăn, vướng mắc trong việc cấp giấy chứng nhận QSDĐ trên địa bàn tỉnh mà nguyên nhân khách quan do sự mâu thuẫn, chồng chéo, không thống nhất, không đồng bộ giữa pháp luật về đất đai và các pháp luật khác có liên quan, như: Luật Đầu tư, Luật Doanh nghiệp, Luật Đấu thầu, Luật Xây dựng, Luật Nhà ở... Việc rà soát, phân loại tồn đọng về cấp giấy chứng nhận QSDĐ còn thủ công; việc nắm bắt, cập nhật thông tin không kịp thời, dẫn đến số liệu thường xuyên thay đổi; cơ sở dữ liệu địa chính chưa hoàn thiện, đồng bộ; hồ sơ bản đồ địa chính không đầy đủ, không đúng thực tế; công tác quản lý đất đai trước đây qua các thời kỳ chưa chặt chẽ; việc quản lý, lưu trữ hồ sơ địa chính, hồ sơ cấp giấy chứng nhận chưa được quan tâm, vì vậy nhiều hồ sơ bị hư hỏng, thất lạc...

Ngoài nguyên nhân khách quan nêu trên, Ban Kinh tế - Ngân sách HĐND tỉnh cũng thẳng thắn chỉ rõ những nguyên nhân mang tính chủ quan đó là: công tác lãnh đạo, chỉ đạo, tổ chức triển khai thực hiện của cơ quan chuyên môn là Sở Tài nguyên và Môi trường; Văn phòng đăng ký đất đai, UBND cấp huyện, cấp xã chưa thực sự quyết liệt; việc lãnh đạo, chỉ đạo, quản lý, điều hành của chính quyền cấp huyện, cấp xã có lúc, có nơi thiếu chặt chẽ; một số UBND cấp huyện chậm xây dựng kế hoạch giải quyết tồn đọng hoặc xây dựng kế hoạch không trên cơ sở kết quả rà soát, thống kê, phân loại, nội dung kế hoạch còn sơ sài, chưa rõ lộ trình, chưa giao nhiệm vụ cụ thể và thiếu khả thi; công tác rà soát, thống kê, phân loại số liệu cụ thể đến từng thửa đất còn chậm, chưa chính xác.

Bên cạnh đó, kết quả việc cấp giấy lần đầu cho các trường hợp tồn đọng còn rất chậm, chưa đáp ứng yêu cầu, nhiều nội dung đạt rất thấp; vẫn còn trường hợp yêu cầu người dân cung cấp thêm các thành phần hồ sơ ngoài quy định; việc giải quyết khiếu nại, tố cáo về đất đai thuộc thẩm quyền của địa phương còn chậm, tình trạng công dân gửi đơn khiếu nại vượt cấp diễn ra nhiều; một số công chức, viên chức còn có thái độ hách dịch, sách nhiễu, gây dư luận không tốt trong Nhân dân; có biểu hiện né tránh, đùn đẩy trách nhiệm khi giải quyết TTHC về đất đai còn; công tác thẩm tra hồ sơ cấp giấy chứng nhận còn sai sót, trả lại hồ sơ quá một lần, thời gian giải quyết hồ sơ kéo dài; cá biệt, có một số cán bộ, công chức, viên chức vi phạm pháp luật phải xử lý hình sự.

Chậm cấp giấy chứng nhận QSDĐ trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa không phải là vấn đề mới, nhưng luôn là vấn đề “nóng”, thường xuyên nhận được sự quan tâm của đông đảo Nhân dân. Sau 2 năm thực hiện Kết luận số 251/KL-HĐND của Thường trực HĐND tỉnh đã tạo được bước chuyển rõ nét trong giải quyết hồ sơ tồn đọng, nhiều trường hợp khó khăn, phức tạp đã được xử lý. Giám sát của Ban Kinh tế - Ngân sách HĐND tỉnh về thực hiện Kết luận số 251/KL-HĐND tiếp tục là một cú hích quan trọng để UBND tỉnh, các cấp, ngành, địa phương trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa, khắc phục triệt để những tồn đọng trong cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, đáp ứng mong đợi của người dân.

Hội đồng nhân dân

“Mệnh lệnh” từ trái tim, khối óc của cơ quan, đại biểu dân cử
Diễn đàn

“Mệnh lệnh” từ trái tim, khối óc của cơ quan, đại biểu dân cử

Lần đầu tiên Ban Thường vụ Tỉnh ủy Đồng Nai xác định cần phải có cơ cấu, giới thiệu bầu cấp ủy viên cùng cấp đối với Trưởng các Ban HĐND cấp tỉnh, cấp huyện để nâng cao vị thế, vai trò của HĐND trong hệ thống chính trị; chủ động, kịp thời chuyển cơ quan chức năng cùng cấp xem xét, xử lý các hành vi vi phạm qua giám sát của HĐND các cấp, đồng thời báo cáo thường trực cấp ủy để biết và chỉ đạo; tổ chức lấy ý kiến Nhân dân thông qua phương tiện báo, đài của tỉnh…

Tạo cơ chế đột phá thúc đẩy phát triển nhanh, bền vững
Diễn đàn

Tạo cơ chế đột phá thúc đẩy phát triển nhanh, bền vững

Mai Văn Nhiều - Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch Thường trực HĐND tỉnh Long An

Cùng với tổ chức “Bàn tròn chính sách” giúp cơ quan chức năng có thêm kênh thông tin quan trọng, cơ sở khoa học, thực tiễn vững chắc xây dựng cơ chế, chính sách đặc thù, đột phá, năm 2024, Thường trực HĐND tỉnh Long An đã rất nhạy bén, chủ động tổ chức chất vấn, giám sát trước về công tác phòng, chống lãng phí và tổ chức bộ máy. Qua đó, tạo cơ sở thực hiện đồng bộ, quyết liệt cuộc cách mạng phòng, chống lãng phí và sắp xếp bộ máy tinh - gọn - mạnh, hiệu năng, hiệu lực, hiệu quả theo tư tưởng chỉ đạo của Trung ương và Tổng Bí thư Tô Lâm, góp phần khơi thông và kiến tạo nguồn lực phát triển của địa phương.

Bứt phá từ cơ chế đột phá cho khu thương mại tự do
Diễn đàn

Bứt phá từ cơ chế đột phá cho khu thương mại tự do

Nhận thức rõ vai trò, trách nhiệm của mình, đặc biệt trong bối cảnh đất nước đang bước vào kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình của dân tộc, Tiểu ban Văn kiện Đại hội Đảng bộ thành phố Hải Phòng lần thứ XVII đã quyết tâm, lựa chọn mục tiêu tăng trưởng kinh tế giai đoạn 2026 - 2030 từ 15,65% trở lên, gấp khoảng 1,5 lần bình quân cả nước - mức tăng trưởng cực kỳ thách thức. Ban Thường vụ Thành ủy thảo luận dân chủ, phát huy trí tuệ tập thể đề xuất các cơ chế, chính sách đặc thù, vượt trội, đặc biệt là nhiều cơ chế đột phá cho khu thương mại tự do, trên cơ sở tiếp thu kinh nghiệm thành công của nhiều nước trên thế giới.

Những mùa Xuân lịch sử và hạnh phúc của Nhân dân
Diễn đàn

Những mùa Xuân lịch sử và hạnh phúc của Nhân dân

NGUYỄN VÂN HẬU

Mùa Xuân mới 2025 đang đến rất gần, cử tri và Nhân dân mong mỏi, tin tưởng và kỳ vọng rất lớn rằng: cùng với cuộc cách mạng về tinh gọn tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị, chọn được người tài, đức phục vụ Nhân dân, cơ quan dân cử sẽ đổi mới mạnh mẽ hơn về tổ chức và hoạt động, thực sự chuyển mình, biến “lượng” thành “chất” trong kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình của dân tộc vì ấm no, hạnh phúc của Nhân dân.

Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh Quảng Ngãi Bùi Thị Quỳnh Vân
Hội đồng nhân dân

Tinh gọn bộ máy - cuộc cách mạng về chất trong kỷ nguyên mới

Sắp xếp, tinh gọn bộ máy của hệ thống chính trị có ý nghĩa sống còn đối với sự phát triển của đất nước trong giai đoạn mới. Xác định tầm quan trọng đặc biệt đó, thời gian qua, từ Trung ương đến địa phương đã quyết liệt, khẩn trương triển khai các công việc theo tinh thần “vừa chạy vừa xếp hàng”. Nhân dịp Xuân mới Ất Tỵ 2025, Báo Đại biểu Nhân dân đã có cuộc trao đổi với Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy Quảng Ngãi Bùi Thị Quỳnh Vân; Trưởng đoàn ĐBQH, Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam Lê Văn Dũng; Phó Chủ tịch Thường trực HĐND thành phố Đà Nẵng Trần Phước Sơn về cuộc cách mạng tạo thay đổi về chất trong hoạt động của hệ thống chính trị, động lực đưa đất nước bước vào kỷ nguyên mới - kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam.

Khẳng định mạnh mẽ vai trò cơ quan quyền lực nhà nước ở địa phương
Diễn đàn

Khẳng định mạnh mẽ vai trò cơ quan quyền lực nhà nước ở địa phương

Với tinh thần chủ động, trách nhiệm, năm 2024, HĐND tỉnh Long An đã nỗ lực hoàn thành khối lượng công việc lớn, nhiều nội dung mới, quan trọng, khẳng định mạnh mẽ vai trò của cơ quan quyền lực Nhà nước ở địa phương, nhất là việc ban hành cơ chế, chính sách đặc thù, đột phá; tạo điều kiện để cử tri tham gia quản lý nhà nước… đóng góp tích cực vào thành tựu bứt phá của địa phương.

Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Trưởng Đoàn ĐBQH tỉnh, Chủ tịch HĐND tỉnh Thanh Hóa Lại Thế Nguyên chủ trì hội nghị tổng kết công tác năm 2024, triển khai nhiệm vụ năm 2025 của Đoàn ĐBQH tỉnh
Hội đồng nhân dân

Tăng tính thực tiễn, dự báo khi quyết nghị chính sách

Thực hiện tham vấn trong hoạt động lập pháp là việc làm có ý nghĩa thiết thực và tầm quan trọng rất lớn nhằm tăng tính thực tiễn, dự báo, giúp các chính sách ban hành được khả thi, toàn diện, bám sát thực tiễn. Nhận thức sâu sắc điều này, Đoàn ĐBQH tỉnh Thanh Hóa thường xuyên đổi mới quy trình, đa dạng hóa cách thức tham vấn để có thể tiếp nhận được nhiều hơn những ý kiến chất lượng có tính phản biện chuyên sâu, đặc biệt là trong cộng đồng doanh nghiệp và người dân, làm cơ sở để các ĐBQH nghiên cứu, tham gia đóng góp ý kiến tại các kỳ họp của Quốc hội.

Quang cảnh kỳ họp HĐND tỉnh Lào Cai
Diễn đàn

Tập trung các vấn đề cử tri, Nhân dân quan tâm

Với phương châm gần dân, lắng nghe tâm tư nguyện vọng của Nhân dân, trong năm 2024, hoạt động của HĐND hai cấp tỉnh Lào Cai luôn tập trung vào các vấn đề được cử tri và Nhân dân quan tâm, nhiều quyết sách đúng đắn, hợp lòng dân được HĐND tỉnh ban hành đáp ứng kịp thời yêu cầu thực tiễn... Năm 2025, Thường trực, các Ban HĐND đẩy mạnh chuyển đổi số, ứng dụng công nghệ thông tin; chuẩn bị kỳ họp kỹ lưỡng, chu đáo, bảo đảm tiến độ; tăng cường giám sát vấn đề cử tri quan tâm...

Phó Chủ tịch Thường trực HĐND tỉnh Gia Lai Trương Văn Đạt dự Lễ bàn giao nhà ở dự án bố trí, ổn định dân cư Suối Cạn
Chuyển động

Phó Chủ tịch Thường trực HĐND tỉnh Gia Lai Trương Văn Đạt dự Lễ bàn giao nhà ở dự án bố trí, ổn định dân cư Suối Cạn

UBND huyện Phú Thiện, tỉnh Gia Lai vừa phối hợp với Ủy ban MTTQ Việt Nam huyện, cấp ủy, chính quyền xã Ia Sol và hệ thống chính trị thôn Thắng Lợi 3, xã Ia Sol tổ chức Lễ bàn giao nhà ở cho 38 hộ dân vùng thiên tai Suối Cạn, thôn Thắng lợi 3, xã Ia Sol.

Bài cuối: “Tận bờ, sát góc” từng việc cụ thể
Diễn đàn

Bài cuối: “Tận bờ, sát góc” từng việc cụ thể

Trần Thị Thuỳ Dương, Phó trưởng Ban Văn hóa - Xã hội HĐND tỉnh Ninh Bình

Ban Pháp chế HĐND tỉnh Ninh Bình được phân công chủ trì, phối hợp tham mưu tổ chức giám sát, khảo sát trực tiếp tại thực địa theo phương châm “tận bờ, sát góc” từng việc cụ thể cử tri kiến nghị; Tổ đại biểu HĐND tỉnh giám sát các ý kiến, kiến nghị cử tri trên từng địa bàn… Qua giám sát, nhiều kiến nghị của cử tri, ý kiến của đại biểu HĐND tỉnh được UBND tỉnh và các cơ quan chức năng quan tâm xem xét với tinh thần trách nhiệm cao, nhiều kiến nghị đã được giải quyết dứt điểm hoặc có chuyển biến tích cực.

Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch Thường trực HĐND tỉnh Mai Văn Nhiều (đeo huy hiệu) và chuyên gia trao đổi, khuyến nghị tại Chương trình “Bàn tròn chính sách”
Hội đồng nhân dân

10 HOẠT ĐỘNG, SỰ KIỆN NỔI BẬT CỦA HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN TỈNH LONG AN NĂM 2024

Năm 2024, HĐND tỉnh Long An đã nỗ lực hoàn thành khối lượng công việc lớn, nhiều nội dung mới, quan trọng; khẳng định mạnh mẽ vai trò của cơ quan quyền lực Nhà nước ở địa phương, đại diện cho ý chí, nguyện vọng, quyền làm chủ của cử tri và Nhân dân; đóng góp tích cực vào thành tựu chung của địa phương. Trong đó, có thể kể đến 10 hoạt động, sự kiện nổi bật năm 2024:

Kịp thời ổn định đời sống người dân
Diễn đàn

Kịp thời ổn định đời sống người dân

Giám sát việc giải quyết kiến nghị cử tri trước, sau Kỳ họp thứ 21, HĐND tỉnh Lai Châu Khóa XV và các kiến nghị từ đầu nhiệm kỳ đến nay, Thường trực HĐND tỉnh đề nghị UBND tỉnh quan tâm, tiếp tục ý kiến với các cơ quan thẩm quyền sớm bố trí nguồn vốn sắp xếp ổn định dân cư khu vực nguy cơ sạt lở cao, kịp thời ổn định đời sống người dân; đề nghị UBND huyện Nậm Nhùn chỉ đạo hướng dẫn UBND xã Nậm Manh thực hiện các thủ tục sớm trả lại giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho các hộ dân…

Bài 2: Xác minh tính xác thực, chắt lọc ý kiến đại diện, hợp lý
Diễn đàn

Bài 2: Xác minh tính xác thực, chắt lọc ý kiến đại diện, hợp lý

Trần Thị Thùy Dương - Phó Trưởng ban Văn hóa - Xã hội HĐND tỉnh Ninh Bình

Để báo cáo tổng hợp được đầy đủ, phản ánh trung thực ý kiến, kiến nghị của cử tri và bảo đảm chuyển đến đúng cấp thẩm quyền, sau mỗi buổi tiếp xúc, Tổ đại biểu HĐND các cấp họp trao đổi nhanh với cấp ủy, chính quyền và Ủy ban MTTQ cùng cấp để làm rõ các nội dung, sự việc cử tri quan tâm; đồng thời, thống nhất phân định ý kiến, kiến nghị theo thẩm quyền giải quyết của từng cấp, cần thiết xác minh tính xác thực của ý kiến cử tri, chắt lọc những nội dung mang tính đại diện, hợp lý.

Bài 1: Chỉ đạo giải quyết ngay, có lộ trình hoàn thành báo cáo
Diễn đàn

Bài 1: Chỉ đạo giải quyết ngay, có lộ trình hoàn thành báo cáo

Trần Thị Thuỳ Dương - Phó trưởng Ban Văn hóa - Xã hội HĐND tỉnh Ninh Bình

Đối với những kiến nghị chính đáng, hợp pháp cử tri kiến nghị nhiều lần chưa được cơ quan chức năng có thẩm quyền xem xét, giải quyết thấu đáo, nhiều đại biểu HĐND không ngại va chạm, đã đeo bám, theo đuổi tới cùng, nhất là lồng ghép trong phát biểu thảo luận tại kỳ họp, kiến nghị lãnh đạo UBND tỉnh Ninh Bình, các sở, ngành liên quan có giải pháp, thời gian cụ thể giải quyết. Với sự quyết liệt như vậy, một số kiến nghị của cử tri đã được chỉ đạo giải quyết ngay và có lộ trình thời gian hoàn thành báo cáo UBND tỉnh.

Giám sát chuyên đề nội dung cử tri kiến nghị nhiều lần
Diễn đàn

Giám sát chuyên đề nội dung cử tri kiến nghị nhiều lần

Nghị quyết của HĐND tỉnh Gia Lai về kết quả giám sát việc giải quyết ý kiến, kiến nghị của cử tri theo Nghị quyết 367/NQ-HĐND ngày 10.7.2024 và các kiến nghị gửi đến Kỳ họp thứ 19, HĐND tỉnh Khóa XII nhấn mạnh yêu cầu: Các Ban HĐND tỉnh tổ chức giám sát, khảo sát trước khi thẩm tra việc giải quyết; chủ động đề xuất nội dung để Thường trực HĐND tỉnh tổ chức giám sát chuyên đề đối với nội dung cử tri kiến nghị nhiều lần chưa được giải quyết dứt điểm, những vấn đề mới phát sinh liên quan đến đời sống dân sinh…

Phối hợp gỡ khó trong bồi thường giải phóng mặt bằng
Hội đồng nhân dân

Phối hợp gỡ khó trong bồi thường giải phóng mặt bằng

Giám sát việc triển khai các dự án đầu tư công sử dụng nguồn vốn ngân sách Trung ương đến hết năm 2023, Thường trực HĐND tỉnh Đắk Lắk kiến nghị Thường trực Tỉnh ủy, lãnh đạo Ban Cán sự Đảng UBND tỉnh; các huyện, thị, thành ủy tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo UBND cùng cấp chủ động phối hợp với các chủ đầu tư các dự án trên địa bàn tập trung tháo gỡ khó khăn, vướng mắc của các công trình dự án, nhất là trong công tác bồi thường giải phóng mặt bằng.

HĐND tỉnh Bắc Ninh: Thông qua 14 nghị quyết quan trọng
Hội đồng nhân dân

HĐND tỉnh Bắc Ninh: Thông qua 14 nghị quyết quan trọng

Sáng 17.1, HĐND tỉnh Bắc Ninh khóa XIX, nhiệm kỳ 2021 - 2026 đã tổ chức Kỳ họp thứ 25 (chuyên đề) để xem xét, quyết nghị các nội dung thuộc thẩm quyền nhằm đáp ứng kịp thời yêu cầu, nhiệm vụ theo đúng định hướng Trung ương và tinh thần Nghị quyết số 18-NQ/TW ngày 25.10.2017 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá XII “Một số vấn đề về tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả”.

Linh hoạt trong chi trả chế độ bảo trợ xã hội
Diễn đàn

Linh hoạt trong chi trả chế độ bảo trợ xã hội

Theo ghi nhận của Đoàn giám sát Ban Văn hóa - Xã hội HĐND tỉnh Hải Dương qua giám sát việc thực hiện các chính sách của Nhà nước và nghị quyết của HĐND tỉnh về công tác bảo trợ xã hội trên địa bàn tỉnh từ năm 2021 đến nay: việc chi trả chế độ trợ giúp xã hội không dùng tiền mặt được đẩy mạnh, tăng tính minh bạch, giảm thiểu nguy cơ phát sinh tiêu cực. Tuy nhiên, việc chi trả chế độ bảo trợ xã hội không dùng tiền mặt cần quan tâm xem xét cho phù hợp với từng đối tượng.