Thanh Hóa công bố dịch bệnh bạch hầu tại thị trấn Mường Lát

Trước diễn biến phức tạp của các ca bệnh bạch hầu trên địa bàn thị trấn Mường Lát (huyện Mường Lát), UBND tỉnh Thanh Hóa đã ban hành quyết định công bố dịch bệnh bạch hầu để tập trung, huy động nguồn lực cho phòng, chống dịch.

Theo báo cáo của Sở Y tế, ngày 5.8 là thời điểm xác định trường hợp đầu tiên mắc bệnh bạch hầu tại thị trấn Mường Lát. Đến nay, tại ổ dịch này đã ghi nhận 3 ca mắc bạch hầu. Trong đó, 2 ca bệnh mới phát sinh đều là F1 của bệnh nhân đầu tiên.

Hiện cả 3 bệnh nhân đang được điều trị tại Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương, Bệnh viện Đa khoa tỉnh Thanh Hóa và Bệnh viện Nhi Thanh Hóa trong tình trạng sức khỏe đều ổn định, có dấu hiệu phục hồi tốt. Có 34 trường hợp F1 của 3 bệnh nhân đã được cách ly, theo dõi tại nhà.

Để ứng phó với dịch bạch hầu, tỉnh Thanh Hóa đã thành lập Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch; tổ chức khai báo, báo cáo dịch; cấp cứu, khám bệnh, chữa bệnh; cách ly y tế; vệ sinh tiệt trùng, tẩy uế trong vùng có dịch; các biện pháp bảo vệ cá nhân và chống dịch khác; huy động, trưng dụng nguồn lực cho hoạt động phòng, chống dịch.

Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa yêu cầu các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh thực hiện việc tiếp nhận, điều trị người mắc bệnh truyền nhiễm. Các cơ sở y tế từ tuyến xã, Bệnh viện Đa khoa huyện Mường Lát, Bệnh viện Đa khoa tỉnh, Bệnh viện Nhi Thanh Hóa và các bệnh viện tuyến trung ương kịp thời tiếp nhận, cách ly, điều trị bệnh nhân.

Thanh Hóa công bố dịch bệnh bạch hầu tại thị trấn Mường Lát -0
Lấy mẫu xét nghiệm tại ổ dịch bạch hầu ở Mường Lát

Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa chỉ đạo giám đốc Sở Y tế, Chủ tịch UBND huyện Mường Lát thực hiện ngay các biện pháp phòng, chống dịch bệnh do vi khuẩn bạch hầu theo đúng quy định của Luật Phòng, chống bệnh truyền nhiễm; quản lý, giám sát và theo dõi chặt chẽ tình hình, diễn biến dịch bệnh do vi khuẩn bạch hầu trên địa bàn huyện; tăng cường chỉ đạo công tác vệ sinh môi trường, điều trị tích cực cho các trường hợp mắc bệnh, không để phát sinh các ổ dịch mới.

Trong một diễn biến khác, Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế) cũng đã có công văn gửi Sở Y tế tỉnh Thanh Hóa và Viện Vệ sinh Dịch tễ Trung ương đề nghị tiếp tục tăng cường công tác phòng, chống bệnh bạch hầu.

Trong đó, trụ cột là công tác tăng cường rà soát các trường hợp tiếp xúc gần với trường hợp mắc bệnh bạch hầu; giám sát phát hiện sớm các trường hợp nghi ngờ mắc bệnh tại ổ dịch và tại cộng đồng; lấy mẫu, xét nghiệm xác định các trường hợp mắc bệnh và triển khai kịp thời các biện pháp cách ly y tế, xử lý ổ dịch và điều trị kháng sinh dự phòng cho tất cả các trường hợp tiếp xúc gần theo hướng dẫn của Bộ Y tế.

Các đơn vị đảm bảo công tác thu dung, cấp cứu, phân luồng khám, phân tuyến điều trị bệnh nhân; thiết lập khu vực riêng khám, cách ly điều trị, cấp cứu bệnh nhân, hạn chế thấp nhất các trường hợp tử vong; thực hiện nghiêm việc kiểm soát nhiễm khuẩn, phòng chống lây nhiễm chéo tại các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh, hạn chế việc chuyển bệnh nhân đến bệnh viện tuyến trên khi không cần thiết.

Đồng thời rà soát, thống kê các đối tượng chưa được tiêm hoặc tiêm chưa đầy đủ vaccine phòng bệnh bạch hầu ở tất cả các xã, phường và tổ chức tiêm bổ sung, tiêm bù, tiêm vét, nhất là tại các địa bàn có lưu hành bệnh bạch hầu và có tỷ lệ tiêm chủng thấp.

Các đơn vị rà soát, đảm bảo công tác hậu cần về vaccine, thuốc kháng sinh điều trị dự phòng, huyết thanh kháng độc tố, hóa chất… để triển khai các hoạt động phòng, chống dịch; báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh bố trí kinh phí và huy động các nguồn lực hỗ trợ đảm bảo công tác hậu cần phòng, chống dịch. Trường hợp cần thiết, huy động nhân lực, cử các đội cơ động chống dịch, đội cấp cứu lưu động hỗ trợ cho các địa phương triển khai công tác phòng, chống dịch.

Sức khỏe

Quảng Bình: Điều tra thực trạng sử dụng thuốc lá ở người từ 15 tuổi trở lên
Sức khỏe

Quảng Bình: Điều tra thực trạng sử dụng thuốc lá ở người từ 15 tuổi trở lên

Với sự hỗ trợ của Quỹ Phòng, chống tác hại thuốc lá (PCTHTL) – Bộ Y tế, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) tỉnh Quảng Bình phối hợp với Trường đại học Y tế Công cộng vừa tổ chức lớp tập huấn “Điều tra thực trạng sử dụng thuốc lá ở người từ 15 tuổi trở lên và công tác phòng, chống tác hại thuốc lá tại tỉnh Quảng Bình năm 2024” cho đội ngũ giám sát viên và điều tra viên về thuốc lá.

Có nên tập luyện đi bộ mỗi ngày ?
Sức khỏe

Có nên tập luyện đi bộ mỗi ngày ?

Đi bộ mang đến nhiều lợi ích cho sức khỏe như duy trì cân nặng, giảm nguy cơ mắc các bệnh lý tim mạch, đái tháo đường. Tuy nhiên theo khuyến nghị, mỗi ngày nên hoạt động 30 phút với cường độ vừa phải.

Các bác sĩ tại Bệnh viện Việt - Đức đang thực hiện ca ghép tim - thận.
Sức khỏe

Nâng cao nhận thức về hiến, ghép mô tạng

Trong bối cảnh gia tăng nhu cầu ghép tạng, việc nâng cao nhận thức và cải thiện cơ sở hạ tầng y tế liên quan đến hiến tặng mô, tạng ngày càng trở nên quan trọng hơn bao giờ hết. Đó là ý kiến của các chuyên gia tại Sự kiện "Tuần lễ hiến, ghép mô tạng Việt Nam 2024" vừa diễn ra tại Hà Nội.

Cần một hành lang pháp lý cho dinh dưỡng học đường
Sức khỏe

Cần một hành lang pháp lý cho dinh dưỡng học đường

"Việt Nam đang đứng thứ 15 từ dưới lên trên thế giới về chiều cao. Do đó, chúng ta cần một hành lang pháp lý cho dinh dưỡng học đường và nhà các nhà kinh doanh thực phẩm phải thực hiện sứ mệnh của mình, cùng gánh vác trọng trách của đất nước về dinh dưỡng học đường".

Người bệnh được cấp cứu kịp thời tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Sơn La nhờ sự hỗ trợ, chuyển giao kỹ thuật từ bệnh viện tuyến Trung ương
Sức khỏe

Nối gần khoảng cách y tế

Theo Cục Quản lý Khám, chữa bệnh (Bộ Y tế), Bộ Y tế sắp triển khai Đề án "Nâng cao năng lực chuyên môn, chuyển giao kỹ thuật và phát triển mạng lưới bệnh viện vệ tinh giai đoạn 2024 - 2030", nhằm nâng cao chất lượng khám, chữa bệnh cho người dân, tiếp tục nối gần khoảng cách y tế giữa các tuyến...