Thanh Hoá: Chuyển đổi số tạo đột phá trong phát triển kinh tế- xã hội

Với những nỗ lực của cả hệ thống chính trị, hoạt động chuyển đổi số trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa đã đạt được nhiều thành tựu. Lãnh đạo tỉnh Thanh Hóa khẳng định, công cuộc chuyển đổi số của tỉnh lấy người dân, doanh nghiệp làm trung tâm. Đây chính là chủ thể và cũng là mục tiêu, động lực của chuyển đổi số.

Thực hiện chuyển đổi số trên tất cả các lĩnh vực  

Chuyển đổi số là xu hướng phát triển tất yếu, mang lại nhiều cơ hội, tác động mạnh mẽ đến tất cả các cấp, các ngành, lĩnh vực, đời sống kinh tế, xã hội; làm thay đổi căn bản, toàn diện hoạt động chỉ đạo, điều hành, quản lý của cấp ủy, chính quyền các cấp; hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp, phương thức sống, làm việc của người dân.

Ông Mai Xuân Liêm, Phó chủ tịch UBND tỉnh, Phó trưởng ban thường trực Ban Chỉ đạo chuyển đổi số Thanh Hóa cho biết, tỉnh xác định chuyển đổi số là một trong những nhiệm vụ trọng tâm, khâu đột phá trong giai đoạn hiện nay. Tỉnh Thanh Hóa đang thực hiện chuyển đổi số trên tất cả các lĩnh vực, trong đó, ưu tiên lĩnh vực quản lý hành chính, cung cấp dịch vụ công, trước hết là trong lĩnh vực liên quan tới người dân, doanh nghiệp. Nội dung của chuyển đổi số lấy người dân, doanh nghiệp làm trung tâm, là chủ thể và là mục tiêu, động lực của chuyển đổi số.

Với những nỗ lực của cả hệ thống chính trị, hoạt động chuyển đổi số trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa đã đạt được nhiều kết quả.

Về hạ tầng số, hạ tầng viễn thông - công nghệ thông tin đã được các doanh nghiệp đầu tư triển khai đến hầu khắp các thôn, bản trên địa bàn tỉnh, góp phần sẵn sàng cung cấp dịch vụ cho người dân và doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh. Các trung tâm tích hợp dữ liệu của tỉnh được đầu tư và duy trì, cung cấp các phần mềm ứng dụng trong cơ quan Đảng và cơ quan nhà nước hoạt động ổn định, bảo đảm an ninh, an toàn thông tin. Nền tảng chia sẻ, tích hợp nội tỉnh (trục LGSP) hoạt động một cách thường xuyên, ổn định, đáp ứng được việc trao đổi, chia sẻ dữ liệu giữa các ứng dụng nội tỉnh cũng như với các cơ quan trung ương.

Về dữ liệu số, tỉnh Thanh Hóa đã xây dựng và đưa vào hoạt động Cổng dữ liệu mở của tỉnh, bước đầu đã cung cấp 195 cơ sở dữ liệu thuộc 15 lĩnh vực, phục vụ việc cung cấp, chia sẻ dữ liệu kịp thời, công khai, minh bạch dữ liệu của cơ quan chính quyền tới doanh nghiệp và người dân. Cổng dịch vụ công và hệ thống một cửa điện tử tỉnh Thanh Hóa đã hoàn thành kết nối với Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư để khai thác dữ liệu dân cư trong việc thực hiện thủ tục hành chính.

Về chính quyền số, tỉnh Thanh Hóa đã thực hiện việc xử lý văn bản và hồ sơ công việc, gửi/nhận văn bản hoàn toàn trên môi trường điện tử trong 3 cấp chính quyền từ cấp tỉnh, cấp huyện đến cấp xã. Cổng dịch vụ công của tỉnh và hệ thống một cửa điện tử cấp huyện, cấp xã hiện tại có hơn 85.000 tài khoản người dân, doanh nghiệp với hơn 27.662.427 lượt truy cập. Cổng dịch vụ công cung cấp 890 dịch vụ công trực tuyến một phần và 872 dịch vụ công trực tuyến toàn trình; đã tích hợp lên Cổng dịch vụ công Quốc gia 1.202 dịch vụ; tỷ lệ hồ sơ thủ tục hành chính được giải quyết trước và đúng hạn đạt 97,61%.

Hệ thống điều hành, giám sát an ninh mạng (SOC) được đầu tư, bảo đảm an toàn thông tin cho các hệ thống thông tin dùng chung của tỉnh và luôn hoạt động ổn định, thông suốt, an toàn 24/7; Thanh Hóa là địa phương hoàn thành mô hình điểm về an toàn thông tin của cả nước.

Về kinh tế số, các ngành, lĩnh vực đã quan tâm thúc đẩy chuyển đổi số góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất, kinh doanh của các doanh nghiệp. Tỷ trọng kinh tế số trên GRDP của tỉnh đạt 8,28% (theo Báo cáo của Uỷ ban Quốc gia về Chuyển đổi số tháng 8.2023). Các cơ quan, đơn vị đã thực hiện hỗ trợ đưa hộ sản xuất nông nghiệp lên sàn thương mại điện tử với hơn 152 sản phẩm đạt chứng nhận OCOP và 11.361 sản phẩm đặc trưng của các huyện; cung cấp hơn 105.815 tem truy xuất nguồn gốc và hỗ trợ trên 854.000 tài khoản thanh toán không dùng tiền mặt để thanh toán các dịch vụ thiết yếu.

Về xã hội số, hoạt động của các Tổ công nghệ số cộng đồng đã phát huy hiệu quả lan tỏa phổ cập kiến thức về chuyển đổi số tới đông đảo người dân trên địa bàn tỉnh. Người dân đã cài đặt ứng dụng VNeID trên thiết bị di động để thực hiện các giao dịch cơ bản trên môi trường số. Hình thức thanh toán không dùng tiền mặt ngày càng phổ biến và trở thành xu hướng thanh toán chủ yếu trong cộng đồng. Các giao dịch thanh toán với cơ quan chính quyền trong việc trả phí, lệ phí thực hiện thủ tục hành chính; thanh toán viện phí, học phí; thanh toán dịch vụ điện, nước... đã trở thành phương thức thanh toán chủ đạo của người dân trên địa bàn tỉnh.

Thanh hoá: Chuyển đổi số tạo đột phá trong phát triển kinh tế xã hội -0
 Trung tâm giám sát điều hành thông minh tỉnh Thanh Hoá. Ảnh: ITN

Đứng thứ 15 trong 63 tỉnh thành trên môi trường số

Giám đốc Sở Thông tin và truyền Thông, Phó Ban chỉ đạo chuyển đổi số tỉnh Thanh Hoá Đỗ Hữu Quyết cho biết, tỉnh đặc biệt quan tâm đến đầu tư, phát triển hạ tầng trong chuyển đổi số. Tỉnh xác định xây dựng chính quyền số giúp phát triển kinh tế số, xã hội số. Trong chính quyền số tập trung nâng cao dịch vụ công mức độ 3-4 để phục vụ người dân, doanh nghiệp; nâng cao mức độ hài lòng đối với người dân doanh nghiệp với việc thực hiện dịch vụ nhà nước cung cấp.

Mới đây, tỉnh Thanh Hóa đã công bố Bảng đánh giá, xếp hạng mức độ chuyển đổi số các sở, ban, ngành cấp tỉnh và UBND cấp huyện năm 2022. Theo bảng xếp hạng này, TP. Thanh Hóa vươn lên đứng đầu 27 huyện, thị xã, thành phố trong toàn tỉnh về xếp hạng mức độ chuyển đổi số với điểm chỉ số cao nhất là 848,6 điểm.

Tại Hội thảo kết nối cung cầu về sản phẩm, dịch vụ công nghệ thông tin phục vụ phát triển Chính phủ số, kinh tế số và xã hội số khu vực miền Trung diễn ra cuối tháng 10 vừa qua, Thứ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Nguyễn Huy Dũng đánh giá cao việc UBND tỉnh Thanh Hóa đã đưa lĩnh vực công nghệ thông tin là lĩnh vực có vai trò quan trọng cho phát triển kinh tế - xã hội của địa phương để ưu tiên phát triển bên cạnh các lĩnh vực khác là công nghiệp, nông nghiệp, đô thị và du lịch.

Ông Dũng cũng cho biết Thanh Hóa đứng thứ 15 trong 63 tỉnh, thành phố trên môi trường số và mong muốn đến năm 2026, tỉnh sẽ nằm trong top 10 các địa phương trên cả nước về chuyển đổi số. "Tỉnh Thanh Hóa cũng như các địa phương miền Trung cần xác định phát triển công nghiệp thông tin và truyền thông là cơ hội để đẩy mạnh công cuộc chuyển đổi số nhằm phát triển kinh tế - xã hội nhanh hơn, hiệu quả cao và bền vững hơn. Lực lượng sản xuất đang có những biến đổi to lớn từ người lao động đến tư liệu sản xuất. Sự biến đổi của lực lượng sản xuất đã kéo theo sự thay đổi, cách vận hành của nền kinh tế. Nền kinh tế truyền thống đã được thay thế một cách phổ biến bằng kinh tế số".

Trên đường phát triển

Người làm hương tại làng nghề hương xạ thôn Cao
Trên đường phát triển

"Giữ lửa" nghề tại làng hương xạ truyền thống gần 300 năm ở Hưng Yên

Với gần 300 năm làm nghề, làng hương thôn Cao, xã Bảo Khê (Hưng Yên) được ví như cái nôi của nghề làm hương Việt Nam; những ngày cuối tháng 11.2024, trong tiết trời se lạnh, chúng tôi tìm về nơi đây và được chứng kiến bà con đang khẩn trương làm những mẻ hương để kịp cung ứng hàng cho thị trường dịp cuối năm.

Hội nghị triển khai bộ chỉ số đánh giá năng lực cạnh tranh cấp sở, ban, ngành và địa phương (DDCI) trên địa bàn Đồng Nai năm 2024. Ảnh: Hải Quân
Địa phương

Đồng Nai: Cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh thuận lợi, thông thoáng

UBND tỉnh Đồng Nai đánh giá năng lực, chất lượng điều hành của các sở, ban, ngành và địa phương thông qua bộ chỉ số DDCI (Bộ Chỉ số đánh giá năng lực cạnh tranh cấp sở, ban, ngành và địa phương trên địa bàn tỉnh) nhằm thúc đẩy cải thiện chất lượng điều hành; tạo động lực cải cách liên tục, đồng bộ giữa các ngành, cấp nhằm tạo môi trường đầu tư kinh doanh thuận lợi, thông thoáng, minh bạch tại địa phương. 

Trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc hiện có khoảng 400 doanh nghiệp sản xuất công nghiệp hỗ trợ.
Trên đường phát triển

Vĩnh Phúc tăng cường hỗ trợ, thúc đẩy hoạt động công nghiệp hỗ trợ

Triển khai nhiệm vụ tại Nghị quyết số 115/NQ-CP về các giải pháp thúc đẩy phát triển công nghiệp hỗ trợ, tỉnh Vĩnh Phúc đẩy mạnh các hoạt động liên kết, tăng năng lực cho các doanh nghiệp nội đáp ứng yêu cầu của chuỗi cung ứng; hỗ trợ kết nối doanh nghiệp sản xuất công nghiệp hỗ trợ, công nghệ cao với các doanh nghiệp lớn, doanh nghiệp đầu tư nước ngoài... với định hướng trở thành tỉnh công nghiệp theo hướng hiện đại, là trung tâm sản xuất ô tô, xe máy lớn của cả nước.

Thái Nguyên: Thành phố Sông Công phát huy hiệu quả mô hình chính quyền thân thiện
Trên đường phát triển

Thái Nguyên: Thành phố Sông Công phát huy hiệu quả mô hình chính quyền thân thiện

Mô hình “Chính quyền thân thiện, vì Nhân dân phục vụ” ở xã, phường, thị trấn được TP. Sông Công (Thái Nguyên) xây dựng và đưa vào hoạt động đang tạo nên sự thân thiện, trọng dân, gần dân, gắn kết, chia sẻ, vì Nhân dân phục vụ. Đồng thời, từng bước đổi mới tác phong, thái độ, lề lối làm việc của đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã trong giải quyết công việc cho người dân, tổ chức và doanh nghiệp.

Công trình xây dựng cụm Tượng đài kỷ niệm Chuyến tàu tập kết ra Bắc năm 1954- một trong những hạng mục chào mừng Đại hội Đảng bộ tỉnh Cà Mau. Ảnh Huỳnh Lâm
Trên đường phát triển

Cà Mau phát động đợt thi đua đặc biệt chào mừng Đại hội Đảng

Theo Phó Chủ tịch UBND tỉnh Cà Mau Nguyễn Minh Luân, UBND tỉnh vừa phát động đợt thi đua đặc biệt lập thành tích chào mừng đại hội Ðảng, đại hội thi đua yêu nước các cấp, tiến tới Ðại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIV của Ðảng, Ðại hội Thi đua yêu nước toàn quốc lần thứ XI, Ðại hội Ðại biểu Ðảng bộ tỉnh lần thứ XVII và Ðại hội Thi đua yêu nước tỉnh Cà Mau lần thứ VII.

Phú Yên: Thu hút đầu tư phát triển ngành dệt may theo hướng phục vụ xuất khẩu
Trên đường phát triển

Phú Yên: Thu hút đầu tư phát triển ngành dệt may theo hướng phục vụ xuất khẩu

Nhằm hỗ trợ ngành dệt may và da giày phát triển hiệu quả, bền vững theo mô hình kinh tế tuần hoàn, UBND tỉnh Phú Yên định hướng tiếp tục thu hút đầu tư phát triển ngành dệt may theo hướng phục vụ xuất khẩu; tập trung vào các khâu có giá trị gia tăng cao; kết hợp đáp ứng nhu cầu trong nước với mẫu mã, chất lượng, giá cả phù hợp với sức mua của người tiêu dùng.

Cấp ủy, chính quyền địa phương luôn quan tâm tuyên truyền, vận động người dân xóa bỏ hủ tục lạc hậu
Địa phương

Thanh Hóa phát triển toàn diện, bền vững vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi

Phát huy những kết quả đạt được, giai đoạn 2024 - 2029, tỉnh Thanh Hóa tập trung huy động và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực để phát triển toàn diện, bền vững vùng dân tộc thiểu số (DTTS) và miền núi; khai thác và phát huy hiệu quả tiềm năng, lợi thế trong vùng, tranh thủ tối đa các nguồn lực từ bên ngoài, đẩy mạnh phát triển kinh tế, thu hẹp dần khoảng cách về mức sống so với miền xuôi; đặc biệt, giảm dần địa bàn đặc biệt khó khăn.

Hòa Bình: Phát triển, quảng bá thương hiệu thủy sản sông Đà
Địa phương

Hòa Bình: Phát triển, quảng bá thương hiệu thủy sản sông Đà

Nhằm xây dựng và phát triển thương hiệu thủy sản sông Đà, những năm qua, tỉnh Hòa Bình đã tập trung nâng cao chất lượng sản phẩm, xây dựng thương hiệu và tăng cường công tác quảng bá. Các sản phẩm cá, tôm sông Đà hiện nổi tiếng khắp các tỉnh thành trong cả nước và tạo nguồn thu lớn cho tỉnh, nâng cao thu nhập cho nhân dân, doanh nghiệp nuôi trồng, khai thác thủy sản.

Bài cuối: Không để ai bị bỏ lại phía sau
Trên đường phát triển

Bài cuối: Không để ai bị bỏ lại phía sau

Tính đến cuối năm 2024, một số mục tiêu của Chương trình giảm nghèo bền vững tỉnh Thái Nguyên đã đạt và vượt xa so với chỉ tiêu kế hoạch đề ra. Với phong trào thi đua “Thái Nguyên chung tay vì người nghèo - Không để ai bị bỏ lại phía sau”, MTTQ và các tổ chức chính trị - xã hội các cấp trên địa bàn tỉnh đã hỗ trợ hàng chục nghìn hộ dân giảm nghèo, thoát nghèo, có cuộc sống ấm no.

Kết nối du lịch thành chuỗi liên kết vùng
Trên đường phát triển

Kết nối du lịch thành chuỗi liên kết vùng

Sở Du lịch tỉnh Khánh Hòa chú trọng phối hợp xây dựng, khai thác và phát triển các sản phẩm du lịch liên kết giữa 3 địa phương Phú Yên, Khánh Hòa, Ninh Thuận phù hợp với thị trường khách quốc tế và khách du lịch nội địa. Đặc biệt, cần nghiên cứu xây dựng kết nối du lịch giữa các tỉnh trong khu vực như: Khánh Hòa - Phú Yên - Đắk Lắk; Khánh Hòa - Ninh Thuận - Lâm Đồng tạo thành chuỗi liên kết vùng, nhằm phát huy hiệu quả liên kết vùng theo định hướng chỉ đạo của Chính phủ; Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch; UBND các tỉnh.

Đẩy nhanh giải ngân vốn đầu tư công
Trên đường phát triển

Đẩy nhanh giải ngân vốn đầu tư công

Quảng Ngãi yêu cầu các chủ đầu tư thường xuyên kiểm tra hiện trường để đẩy nhanh tiến độ thi công các công trình, không được để xảy ra tình trạng nhũng nhiễu, gây khó khăn cho nhà thầu trong quá trình lập hồ sơ tạm ứng, hồ sơ thanh toán.

Bắc Giang: 15/18 chỉ tiêu chủ yếu hoàn thành và hoàn thành vượt kế hoạch
Địa phương

Bắc Giang: 15/18 chỉ tiêu chủ yếu hoàn thành và hoàn thành vượt kế hoạch

Năm 2024, tốc độ tăng trưởng kinh tế (GRDP) cả năm của tỉnh Bắc Giang ước đạt 13,87% (gấp gần 2 lần bình quân chung cả nước), nằm trong nhóm dẫn đầu cả nước. Có 15/18 chỉ tiêu chủ yếu hoàn thành và hoàn thành vượt kế hoạch. Quy mô GRDP không ngừng mở rộng, đạt 209,15 nghìn tỷ đồng, vượt 0,2% kế hoạch (đứng đầu khu vực Trung du miền núi phía Bắc); GRDP bình quân đầu người đạt 4.400 USD, tăng 11,4%, bằng 98% kế hoạch.

Chủ tịch MTTQ xã Cẩm Thành (huyện Cẩm Thủy) Hà Thị Hường phát biểu tham luận
Địa phương

Nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho đồng bào dân tộc thiểu số

Tỉnh Thanh Hóa vừa tổ chức thành công Đại hội đại biểu các dân tộc thiểu số (DTTS) tỉnh Thanh Hóa lần thứ IV năm 2024. Tại Đại hội, các đại biểu đã chia sẻ nhiều kinh nghiệm thực tiễn trong thực hiện các phong trào, nhiệm vụ trong xây dựng nông thôn mới, giảm nghèo bền vững, xóa bỏ hủ tục... góp phần nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của đồng bào DTTS và miền núi.