Thành công của chương trình liên kết quốc tế quyết định bởi giá trị gia tăng mà đại học nội địa tạo ra

Đây là nhấn mạnh của PGS.TS Lê Trung Thành, Viện trưởng Viện Đào tạo Quốc tế, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân tại Hội thảo quốc tế “Quốc tế hóa giáo dục đại học: Bài học thành công trong nghiên cứu và trao đổi sinh viên ngành kinh doanh và kinh tế”, tổ chức ngày 11.7. 

Hội thảo do Trường Đại học Kinh tế Quốc dân tổ chức, thu hút sự quan tâm của các trường đại học trong nước, nước ngoài, các doanh nghiệp về đào tạo và công chúng.

Thúc  đẩy quốc tế hóa các trường đại học Việt Nam

Các diễn giả tại Hội thảo gồm Đại sứ Mỹ tại Việt Nam; Hiệu trưởng Đại học Boise State, Hoa Kỳ; các lãnh đạo của Trường Đại học Kinh tế Quốc dân và các đơn vị liên quan tới đào tạo, hợp tác quốc tế.

Hội thảo được tổ chức nhằm mục đích mở rộng kiến ​​thức trong bối cảnh năng động của quốc tế hóa trong giáo dục đại học ở Việt Nam và các nước khác, tạo kết nối để các trường hợp tác trong tương lai. Mục tiêu cuối cùng là thúc đẩy quốc tế hóa các trường đại học Việt Nam, đặc biệt bằng cách thu hút giảng viên, sinh viên quốc tế đến các trường đại học Việt Nam và mở rộng hợp tác nghiên cứu giữa các trường đại học trong bối cảnh số hóa và toàn cầu hóa.

Thành công của chương trình liên kết đào tạo quốc tế quyết định bởi giá trị gia tăng mà trường đại học nội địa tạo r -0
Đại sứ Mỹ cùng lãnh đạo Trường Đại học Kinh tế Quốc dân, lãnh đạo Đại học Boise State và các báo cáo viên tại Hội thảo

Tại Hội thảo, PGS.TS Lê Trung Thành, Viện trưởng Viện Đào tạo Quốc tế, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân đã trình bày keynote “Giá trị gia tăng từ đối tác đại học trong nước: chìa khóa thành công cho chương trình liên kết đào tạo quốc tế - bài học từ chương trình IBD@NEU”. 

Theo PGS.TS Lê Trung Thành, sự thành công của một chương trình liên kết đào tạo quốc tế được quyết định bởi những giá trị gia tăng mà trường đại học nội địa tạo ra, nhằm mang lại lợi ích cho tất cả các bên liên quan, bao gồm cả hai đối tác nước ngoài và trong nước, các trường THPT, học sinh, doanh nghiệp, cựu học viên, và cao nhất là người học của chính chương trình liên kết đó.

Chương trình Cử nhân Quốc tế tại Trường Đại học Kinh tế Quốc dân (IBD@NEU) được PGS.TS Lê Trung Thành dùng làm tình huống nghiên cứu.

Thành công của chương trình liên kết đào tạo quốc tế quyết định bởi giá trị gia tăng mà trường đại học nội địa tạo r -0
PGS.TS Lê Trung Thành, Viện trưởng Viện Đào tạo Quốc tế, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân trình bày keynote “Giá trị gia tăng từ đối tác đại học trong nước: chìa khóa thành công cho chương trình liên kết đào tạo quốc tế - bài học từ chương trình IBD@NEU”

Đây là chương trình liên kết đào tạo với các đại học Vương quốc Anh và Hoa Kỳ, đã được thực hiện 20 năm qua tại Trường Đại học Kinh tế Quốc dân, với mô hình du học tại chỗ toàn phần (4+0) hoặc bán phần (3+1, 2+2). Tại đây, tinh thần và hoạt động tạo ra giá trị gia tăng được xuyên suốt từ đầu vào, các hoạt động vận hành đến đầu ra của chương trình đào tạo.

Các hoạt động tạo ra giá trị gia tăng đầu vào bao gồm tư vấn cho thí sinh/học sinh các trường THPT và tuyển sinh.

IBD@NEU đã tổ chức hàng loạt hoạt động tư vấn tại các trường THPT, thiết kế chương trình riêng phù hợp cho từng đối tượng học sinh đến thăm Trường Đại học Kinh tế Quốc dân (các lớp học thử, trắc nghiệm ngành nghề, hướng nghiệp...), Ngày hội tuyển sinh Open Day, Trại hè Kinh doanh thực chiến... Những hoạt động này đã giúp học sinh được khám phá, trải nghiệm và hiểu biết hơn về sự phù hợp của bản thân với các ngành nghề và chương trình đào tạo.

Khi đã chọn lựa được chương trình phù hợp và tham gia dự tuyển vào IBD@NEU, thí sinh được phỏng vấn bởi một hội đồng bao gồm thầy cô trong Ban giám hiệu một trường THPT, đại diện doanh nghiệp - có thể là cựu học viên và cán bộ, giảng viên Viện Đào tạo Quốc tế. Hội đồng sẽ đưa đến những góc nhìn, đánh giá đa chiều về thí sinh, từ đó giúp IBD@NEU chọn lựa được những thí sinh phù hợp và có khả năng thành công cao nhất khi vào học trong chương trình.

Tạo ra giá trị gia tăng

PGS.TS Lê Trung Thành nhấn mạnh, các giá trị gia tăng trong hoạt động dạy và học của IBD@NEU xoay quanh định hướng tập trung vào sự học hỏi, ứng dụng thực tiễn và nội địa hóa kiến thức đào tạo. Những buổi trợ giảng bằng tiếng Việt, những chuyến tham quan doanh nghiệp, nói chuyện với chuyên gia và doanh nhân giúp sinh viên hiểu về thực tiễn kinh doanh và chuyên môn tại Việt Nam.

Mọi sinh viên IBD@NEU đều được đăng ký tham gia chương trình Mentorship để được hướng dẫn cá nhân 1-1 bởi một chuyên gia trong lĩnh vực mà sinh viên theo đuổi. Không khí tìm tòi sáng tạo và kích thích học hỏi được lan tỏa nhờ những hoạt động mà IBD@NEU triển khai như sinh viên nghiên cứu khoa học, sinh viên làm trợ giảng peer tutor.

Thành công của chương trình liên kết đào tạo quốc tế quyết định bởi giá trị gia tăng mà trường đại học nội địa tạo r -0
Toàn cảnh Hội thảo

Cũng theo PGS.TS Lê Trung Thành, hoạt động ngoại khóa là thế mạnh của IBD@NEU, được xây dựng thành hệ thống bài bản cho từng năm với từng mục tiêu phát triển cá nhân và chuyên môn rõ ràng cho mỗi hoạt động.

Từ năm thứ nhất đến năm thứ tư, mỗi năm, sinh viên IBD@NEU đều có những hoạt động phù hợp, trải rộng từ hoạt động câu lạc bộ chuyên môn, sở thích; sự kiện thể thao, thi tài năng, biểu diễn nghệ thuật; hoạt động định hướng học tập và ngoại khóa; trao đổi sinh viên trong hè và trong học kỳ với các đại học đối tác nước ngoài...

Giá trị gia tăng được tạo ra là một môi trường đào tạo năng động và thử thách, một “sân chơi” giúp sinh viên khám phá, khẳng định, phát triển những tiềm năng của chính mình và rèn luyện kỹ năng mềm cùng thái độ tích cực.

"Kết quả đầu ra cho quá trình từ tư vấn tuyển sinh đến triển khai đào tạo và ngoại khóa nói trên là lợi ích cho tất cả các bên liên quan. Thương hiệu của Trường Đại học Kinh tế Quốc dân và các đối tác nước ngoài của IBD@NEU được biết đến rộng rãi, đồng thời với sự vận hành ổn định và uy tín trong suốt 20 năm, các thương hiệu này được tin tưởng bởi phụ huynh, học sinh, các trường THPT và cộng đồng doanh nghiệp",  PGS.TS Lê Trung Thành nói.

Cũng theo Viện trưởng Viện Đào tạo Quốc tế, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân, chuyên môn của giảng viên IBD@NEU được củng cố thông qua yêu cầu kết nối lý thuyết và thực tiễn, từ đó nâng cao năng lực đào tạo của Trường Đại học Kinh tế Quốc dân.

Các doanh nghiệp, nhà tuyển dụng, cựu học viên của ISME cũng quảng bá được thương hiệu cho tổ chức và phát triển thương hiệu cá nhân của mình khi tham gia vào chương trình. Các trường THPT được IBD@NEU hỗ trợ đắc lực trong hoạt động hướng nghiệp cho học sinh.

Trên hết, sinh viên tốt nghiệp IBD@NEU đạt được 5 lợi ích lớn trong 1 chương trình học: kiến thức chuyên môn cập nhật và bài bản, kỹ năng mềm vững vàng, tư duy sáng tạo và cởi mở, tiếng Anh thành thục cùng tấm bằng đại học được công nhận quốc tế.

PGS.TS Lê Trung Thành nhấn mạnh vào hai yếu tố tư tưởng chính để Trường Đại học Kinh tế Quốc dân tạo ra các giá trị gia tăng từ hoạt động liên kết đào tạo quốc tế. Đó là cách tiếp cận ưu tiên phát triển học tập - chú trọng phát triển cá nhân và chuyên môn (đến từ các bên liên quan) và sự kết nối chặt chẽ ba bên: trường THPT - trường đại học - cộng đồng doanh nghiệp/nhà tuyển dụng.

"Sự nhất quán về định hướng sẽ mang đến những giá trị gia tăng - lợi ích cho các bên tham gia và đặc biệt là cho người học. Đây cũng là chìa khóa thành công cho một chương trình liên kết đào tạo quốc tế", PGS.TS Lê Trung Thành cho hay.

Giáo dục

Trường Đại học Điện lực đề xuất phối hợp với Nhật Bản để phát triển nguồn nhân lực điện hạt nhân
Giáo dục

Trường Đại học Điện lực đề xuất phối hợp với Nhật Bản để phát triển nguồn nhân lực điện hạt nhân

Ngày 20.12, tại Nhật Bản, Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên cùng Đoàn công tác Bộ Công Thương đã có buổi làm việc với nhóm doanh nghiệp, trường đại học của Nhật Bản nhằm trao đổi về việc thúc đẩy hợp tác phát triển điện hạt nhân giữa Việt Nam - Nhật Bản.

insights.gostudent.org
Quốc tế

Định hướng cho giáo dục tại nhà

Dự luật Về sự phát triển toàn diện của trẻ em và nhà trường đang trở thành tâm điểm trong các cuộc thảo luận về giáo dục tại Vương quốc Anh. Một trong những nội dung được quan tâm là các quy định mới liên quan đến giáo dục tại nhà (home schooling).

teachaway.com
Quốc tế

Xây dựng môi trường giảng dạy lý tưởng và bền vững

Dự luật Về phát triển toàn diện của trẻ em và trường học đánh dấu bước ngoặt trong nâng cao chất lượng giáo dục tại Vương quốc Anh, trong đó đặc biệt chú trọng đến đội ngũ giáo viên thông qua các cải cách sâu rộng về đào tạo chuyên môn, chế độ lương thưởng và điều kiện làm việc, nhằm xây dựng một môi trường giảng dạy lý tưởng và bền vững.

Bộ GD-ĐT cho phép các trường phổ thông xây cao đến 5 tầng
Giáo dục

Bộ GD-ĐT cho phép các trường phổ thông xây cao đến 5 tầng

Ở cấp tiểu học, Bộ GD-ĐT quy định, các hạng mục công trình phục vụ trực tiếp cho hoạt động dạy học và tổ chức các hoạt động giáo dục cao không quá 5 tầng, tăng 2 tầng so với quy định cũ. Ở cấp trung học cơ sở và trung học phổ thông, các hạng mục công trình phục vụ trực tiếp cho hoạt động dạy học cao không quá 5 tầng, tăng 1 tầng so với quy định cũ.

Hội thảo quốc tế về Toán ứng dụng và Khoa học máy tính: Vinh danh GS.TS Phạm Đình Tảo và GS.TS Lê Thị Hoài An
Giáo dục

Hội thảo quốc tế về Toán ứng dụng và Khoa học máy tính: Vinh danh GS.TS Phạm Đình Tảo và GS.TS Lê Thị Hoài An

Trong hai ngày 20 - 21.12, Trường Quốc tế, Đại học Quốc gia Hà Nội và Viện nghiên cứu LCOMS, Trường Đại học Lorraine, CH Pháp đăng cai tổ chức Hội thảo quốc tế về Toán ứng dụng và Khoa học máy tính - International Conference on Applied Mathematics and Computer Science (ICAMCS 2024).

Hội thảo khoa học quốc tế “Công nghệ sinh học ứng dụng”: Diễn đàn để nhà khoa học, giảng viên chia sẻ các kết quả nghiên cứu
Giáo dục

Hội thảo khoa học quốc tế “Công nghệ sinh học ứng dụng”: Diễn đàn để nhà khoa học, giảng viên chia sẻ các kết quả nghiên cứu

Sáng ngày 20.12, Trường Đại học Mở Hà Nội tổ chức “Hội thảo quốc tế công nghệ sinh học và ứng dụng”. Hội nghị tập trung vào các chủ đề liên quan đến lĩnh vực chuyên ngành trong công nghệ sinh học ứng dụng, đóng góp học thuật và nghiên cứu trong lĩnh vực công nghệ sinh học, công nghệ thực phẩm.