Pháp luật về năng lượng của Malaysia

Tham vọng dẫn đầu ngành năng lượng tái tạo ASEAN

Trong một nỗ lực trở thành một trong những quốc gia Đông Nam Á đi đầu về chuyển đổi xanh nền kinh tế và cắt giảm phụ thuộc vào nhiên liệu hóa thạch, Chính phủ Malaysia vừa chính thức công bố các chương trình thúc đẩy năng lượng tái tạo.

Lộ trình Chuyển đổi năng lượng quốc gia (NETR)

Vào tháng 7.2023, Chính phủ Malaysia công bố giai đoạn đầu tiên của Lộ trình Chuyển đổi năng lượng quốc gia (NETR), theo đó 10 dự án và sáng kiến đổi mới hàng đầu trải dài từ xây dựng các khu năng lượng tái tạo, tạo ra nhu cầu sinh khối cho đến thu giữ carbon và thúc đẩy chuyển đổi xanh… sẽ được thúc đẩy.

Năng lượng mặt trời và năng gió là những nguồn tái tạo tiềm năng tại Malaysia. Ảnh: Net Hydrogen
Năng lượng mặt trời và năng lượng gió là những nguồn tái tạo tiềm năng tại Malaysia. Ảnh: Net Hydrogen

Giai đoạn thứ hai của lộ trình được đưa ra vào giữa tháng 8.2023, tập trung vào các chiến lược cụ thể để thúc đẩy quá trình chuyển đổi năng lượng, ví dụ như nguồn nhân lực và hợp tác quốc tế.

Trước mắt, Chính phủ Malaysia đã “gia tăng gấp đôi” các cam kết về năng lượng tái tạo như một phần của lộ trình NETR. Cụ thể, quốc gia Đông Nam Á này đặt mục tiêu có 70% tổng nguồn cung năng lượng của đất nước từ năng lượng tái tạo vào năm 2050 - cao hơn mục tiêu trước đó là 40% vào năm 2035. Con số trên được các chuyên gia đánh giá là tương đối tham vọng do năng lượng tái tạo tính tới năm 2020 chỉ chiếm 3,9% tổng nguồn cung năng lượng của Malaysia trong khi khí tự nhiên và dầu mỏ vẫn là nguồn cung chủ lực.

Thông qua các dự án này, Malaysia dự kiến sẽ tạo ra 23.000 việc làm, đồng thời giảm phát thải khí nhà kính tương đương với hơn 10.000 gigagam carbon dioxide mỗi năm. Bộ trưởng Kinh tế Malaysia Rafizi Ramli cho biết về mặt tổng thể, ông hy vọng NETR sẽ mở ra cơ hội đầu tư từ khoảng 94 tỷ USD đến 410 tỷ USD vào năm 2050 cho quốc gia.

Tài nguyên năng lượng tái tạo tiềm năng

Malaysia sở hữu nhiều tiềm năng về năng lượng tái tạo, mang lại cơ hội đầu tư hiệu quả cho các nhà đầu tư nước ngoài và địa phương.

Sinh khối/khí sinh học: Malaysia sản xuất ít nhất 168 triệu tấn sinh khối, bao gồm gỗ và chất thải dầu cọ, trấu, xơ dừa, chất thải đô thị và chất thải mía hàng năm. Là nhà sản xuất hàng hóa nông nghiệp lớn trong khu vực và phát triển mạnh ngành lâm nghiệp, Malaysia có vị trí thuận lợi trong số các nước ASEAN để thúc đẩy sinh khối như một nguồn năng lượng tái tạo.

Ngoài ra, các thành phố phát triển nhanh và dân số tăng nhanh cũng góp phần làm tăng sản lượng chất thải rắn đô thị. Ước tính 14 tấn rác dự kiến đã được thu gom vào năm 2022, gần 40.000 tấn mỗi ngày và 95% sẽ được đưa đến các bãi chôn lấp. Các loại rác thải này có thể được sử dụng để phát điện năng lượng sinh học, tận dụng các công nghệ Chuyển hóa chất thải thành năng lượng (WTE).

Điện Mặt Trời (PV): Vị trí gần đường xích đạo cung cấp bức xạ Mặt Trời mạnh trong khoảng 1.575 - 1.812kWh/m2 trong suốt cả năm, khiến điện Mặt Trời được coi là một lựa chọn năng lượng tái tạo khả thi ở Malaysia. Ước tính có 269GW tiềm năng cho điện Mặt Trời, chủ yếu là các cấu hình lắp trên mặt đất (210GW).

Malaysia đã thành công trong việc thúc đẩy tăng trưởng đầu tư vào điện Mặt Trời. Hơn 200 nhà cung cấp dịch vụ điện Mặt Trời đã đăng ký với Cơ quan Phát triển Năng lượng Bền vững (SEDA).

Mới đây, tập đoàn UEM - một công ty con của quỹ đầu tư quốc gia Khazanah Nasional của Malaysia cho biết, sẽ phát triển một nhà máy điện mặt trời hybrid 1GW tại quốc gia này. Đây được coi là dự án điện mặt trời hybrid lớn nhất ở Đông Nam Á với số vốn đầu tư trị giá 1,3 tỷ USD.

Thủy điện: Malaysia có nhiều lưu vực sông với điều kiện địa chất thủy văn hiệu quả để sản xuất thủy điện. Ước tính tiềm năng thủy điện là 2,5GW với 189 con sông có thể hỗ trợ sản xuất mô hình thủy điện. Thủy điện có thể đóng góp đáng kể vào việc giảm phát thải khí nhà kính và bảo đảm an ninh năng lượng. Sự phát triển của mô hình này đòi hỏi đầu tư ban đầu tương đối cao nhưng được bù đắp bằng tuổi thọ dài với chi phí vận hành và bảo trì rất thấp.

Địa nhiệt: Nghiên cứu do Cục Khoáng sản và Khoa học Địa chất Malaysia ủy nhiệm thực hiện năm 2009 đã xác định được 67MW tiềm năng tài nguyên địa nhiệt ở Tawau, Sabah. Nghiên cứu riêng biệt vào năm 2016 của cơ quan này đã tìm thấy thêm 162MW tài nguyên địa nhiệt ở Ulu Slim, Perak. Sự sẵn có của các nguồn địa nhiệt có thể được phát triển và là một nguồn năng lượng tái tạo tiềm năng trong thời gian dài.

Năng lượng gió: Tốc độ gió nhìn chung ở mức trung bình thấp, dưới 5m/s. Một số địa điểm ở Bán đảo Malaysia và phía Bắc Sabah được phát hiện có đủ điều kiện gió mạnh có thể phù hợp để lắp đặt tuabin gió. Năng suất điện thấp, khả năng tiếp cận địa điểm khan hiếm và chi phí lắp đặt cao khiến việc sản xuất điện gió ở Malaysia không mang lại lợi nhuận. Tuy nhiên, việc tiếp tục phát triển công nghệ tốc độ gió thấp có thể cải thiện tính kinh tế cho việc lắp đặt tuabin gió trong tương lai.

Với tất cả những cơ hội này, Malaysia có cơ hội lớn để thu hút nhiều nhà đầu tư hơn và hoàn thành mục tiêu khí hậu của mình vào năm 2050.

Cơ quan lập pháp không phát thải đầu tiên trên thế giới

Quốc hội Malaysia đặt mục tiêu trở thành cơ quan lập pháp không phát thải đầu tiên trên thế giới vào tháng 6.2024.

Theo đó, toàn bộ trụ sở Quốc hội sẽ sử dụng hệ thống năng lượng mặt trời trong các hoạt động của mình như một phần trong cam kết hướng tới một tương lai bền vững. Chủ tịch Quốc hội Tan Sri Johari Abdul nhấn mạnh rằng, động thái này phù hợp với mục tiêu của Chính phủ là đạt được mức phát thải ròng bằng 0 vào năm 2050.

Ông Johari bày tỏ sự lạc quan, cho rằng Quốc hội Malaysia có thể trở thành tòa nhà Quốc hội đầu tiên trên thế giới hoàn toàn sử dụng năng lượng tái tạo; mang lại cho người làm việc trong tòa nhà cũng như khách tham quan một trải nghiểm không khí thực sự trong lành cũng như lượng oxy tốt. Hiện Sở Xây dựng đang hoàn tất thủ tục đấu thầu dự án.

Thúc đẩy dự án này, Quốc hội Malaysia không chỉ nhằm hưởng ứng Sáng kiến Nghị viện vì Hành tinh của Liên minh Nghị viện Thế giới (IPU) mà còn muốn nêu gương để các cơ quan và cơ quan Chính phủ khác tận dụng năng lượng tái tạo, nhấn mạnh tính hiệu quả về chi phí và thân thiện với môi trường. Ông kêu gọi các nền kinh tế ASEAN đi đầu trong việc chuyển đổi theo hướng phát thải carbon thấp và thích ứng với biến đổi khí hậu để đạt được thịnh vượng kinh tế - xã hội.

Q. Đạt

Quốc tế

Khi “hầm trú ẩn” không còn an toàn
Thế giới 24h

Khi “hầm trú ẩn” không còn an toàn

Vị thế “hầm trú ẩn an toàn” của đồng đô la Mỹ (USD) đã bị lung lay và vai trò là đồng tiền dự trữ toàn cầu đang ngày càng trở nên không chắc chắn. Nếu các nhà đầu tư tiếp tục bán tài sản của Mỹ, một số phận nghiệt ngã đang chờ đợi nền kinh tế thế giới.

Kỷ nguyên “đi lại tự do” dần khép lại?
Quốc tế

Kỷ nguyên “đi lại tự do” dần khép lại?

Brussels đang nhanh chóng hoàn thiện các quy định mới, cho phép Liên minh châu Âu (EU) dễ dàng hơn trong việc đình chỉ chế độ miễn thị thực đối với công dân của 61 quốc gia hiện đang được hưởng quyền này. Giới quan sát nhận định, động thái này không chỉ phản ánh sự cứng rắn hơn trong vấn đề di cư bất hợp pháp mà còn cho thấy EU đã sẵn sàng sử dụng chính sách thị thực như một đòn bẩy chính trị mạnh mẽ hơn.

Cộng hòa Czech tuyên bố lần đầu tiên độc lập hoàn toàn khỏi nguồn cung dầu từ Nga
Thế giới 24h

Cộng hòa Czech tuyên bố lần đầu tiên độc lập hoàn toàn khỏi nguồn cung dầu từ Nga

Chính phủ Cộng hòa Czech chính thức công bố nước này đã chấm dứt hoàn toàn sự phụ thuộc vào nguồn cung dầu mỏ từ Nga. Thủ tướng Petr Fiala cho biết việc nâng cấp hoàn tất tuyến đường ống Transalpine (TAL) từ Tây Âu đã cho phép Czech tiếp nhận toàn bộ nguồn dầu từ các nước phương Tây, thay vì phải phụ thuộc vào đường ống Druzhba do Nga vận hành như trước đây.

Cuộc đua khó đoán định
Quốc tế

Cuộc đua khó đoán định

Cuộc bầu cử Quốc hội liên bang tiếp theo của Australia đã được ấn định vào ngày 3.5 và các đảng phái chính trị đã chính thức khởi động chiến dịch tranh cử. Trong bối cảnh đất nước đang gặp nhiều thách thức về kinh tế, biến đổi khí hậu và an ninh quốc gia, các chuyên gia nhận định đây sẽ là một cuộc bầu cử rất khó dự đoán.

Mỹ khởi động điều tra nhập khẩu dược phẩm và chip bán dẫn
Thế giới 24h

Mỹ khởi động điều tra nhập khẩu dược phẩm và chip bán dẫn

Chính quyền Tổng thống Donald Trump đã chính thức mở cuộc điều tra theo Mục 232 của Đạo luật Mở rộng Thương mại năm 1962, nhằm xem xét tác động của việc nhập khẩu dược phẩm và vi mạch điện tử (chip) đối với an ninh quốc gia - bước đi mới nhất của Tổng thống Donald Trump, nhằm hướng đến việc giảm phụ thuộc vào nguồn cung nước ngoài trong các lĩnh vực chiến lược.

Singapore ấn định ngày tổng tuyển cử
Quốc tế

Singapore ấn định ngày tổng tuyển cử

Singapore vừa công bố sẽ tổ chức cuộc tổng tuyển cử vào ngày 3.5 tới. Thông báo được đưa ra chỉ một giờ sau khi Tổng thống Tharman Shanmugaratnam tuyên bố giải tán Quốc hội và ban hành Lệnh bầu cử.

Cuộc chiến của Harvard sẽ kiểm tra giới hạn quyền lực của chính quyền Mỹ
Thế giới 24h

Cuộc chiến của Harvard sẽ kiểm tra giới hạn quyền lực của chính quyền Mỹ

Một bên là Harvard, trường đại học lâu đời và giàu có nhất của nước Mỹ, một thương hiệu đại học nổi tiếng đến mức chỉ nghe tên cũng đủ uy tín. Bên kia là chính quyền Tổng thống Donald Trump, với quyết tâm tiến xa hơn bất kỳ chính quyền nào khác để can thiệp và định hình lại nền giáo dục đại học của Hoa Kỳ. Cả hai bên đều đang lao vào một cuộc đụng độ có thể thử thách giới hạn quyền lực của chính phủ và tính độc lập của các trường đại học hàng đầu Hoa Kỳ, vốn là thương hiệu để để họ trở thành điểm đến của các học giả trên toàn thế giới.

Sự phối hợp giữa hai cơ quan lập pháp góp phần hiện thực hóa Cộng đồng Trung Quốc – Việt Nam chia sẻ tương lai
Thế giới 24h

Sự phối hợp giữa hai cơ quan lập pháp góp phần hiện thực hóa Cộng đồng Trung Quốc – Việt Nam chia sẻ tương lai

Trong cuộc gặp với Chủ tịch Quốc hội Việt Nam Trần Thanh Mẫn hôm 14.4, Tổng Bí thư, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình khẳng định sự phối hợp giữa cơ quan lập pháp hai nước sẽ giúp cụ thể hóa những nội dung mà hai bên đã nhất trí trong thúc đẩy Cộng đồng Trung Quốc – Việt Nam chia sẻ tương lai; cùng đưa hai nước tiến vào kỷ nguyên mới, hãng thông tấn Tân Hoa Xã đưa tin.

Báo Trung Quốc: Chọn Việt Nam là điểm đến đầu tiên trong năm 2025 cho thấy sự coi trọng đặc biệt của Trung Quốc
Thế giới 24h

Báo Trung Quốc: Chọn Việt Nam là điểm đến đầu tiên trong năm 2025 cho thấy sự coi trọng đặc biệt của Trung Quốc

Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc (CPC), Chủ tịch nước Trung Quốc hôm 14.4 đã kêu gọi có những biện pháp để làm sâu sắc hơn quá trình xây dựng cộng đồng Trung Quốc - Việt Nam chia sẻ tương lai. Ông Tập Cận Bình đưa ra phát biểu này tại cuộc hội đàm với Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam (ĐCSVN) Tô Lâm trong chuyến thăm cấp nhà nước tới Việt Nam. Hãng tin Tân Hoa Xã, tờ The Global và nhiều tờ báo chính thống của Trung Quốc đưa tin.

Trung Quốc trong hệ sinh thái số toàn cầu
Quốc tế

Trung Quốc trong hệ sinh thái số toàn cầu

Sáng kiến ​​Con đường tơ lụa kỹ thuật số nhằm mục đích phát triển một hệ sinh thái kỹ thuật số toàn cầu với Trung Quốc là trung tâm, tập trung vào thương mại điện tử, tài chính, số hóa công nghiệp, điện toán lượng tử và AI. Các mô hình nguồn mở giá rẻ như DeepSeek đang thúc đẩy nhận thức rằng công nghệ tiên tiến sẽ không chỉ dành riêng cho các nước phát triển. Sự chuyển dịch sang mạng lưới kỹ thuật số giá rẻ của Trung Quốc có thể định hình lại tương lai kỹ thuật số của các nền kinh tế đang phát triển và ảnh hưởng đến chính sách công nghệ trên toàn thế giới.