Tham vấn sửa đổi, bổ sung Nghị định số 55/2019/NĐ-CP

Thực hiện Chương trình hỗ trợ pháp lý liên ngành cho doanh nghiệp nhỏ và vừa giai đoạn 2021 - 2025 và Đề án về nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp giai đoạn 2021 - 2030 năm 2024; Cục Phổ biến, giáo dục pháp luật (PBGDPL), Bộ Tư pháp vừa tổ chức Hội thảo Tham vấn ý kiến về việc sửa đổi, bổ sung Nghị định số 55/2019/NĐ-CP ngày 26.4.2019 về hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp nhỏ và vừa, tại TP. Cao Bằng, tỉnh Cao Bằng.

TS. Ngô Quỳnh Hoa, Phó Cục trưởng Cục PBGDPL, Bộ Tư pháp chủ trì Hội thảo. Dự hội thảo có đại diện Sở Tư pháp các tỉnh: Hà Giang, Lạng Sơn, Bắc Kạn, Cao Bằng; đại diện một số sở, ban, ngành cấp tỉnh; đại diện các Hiệp hội doanh nghiệp tỉnh Cao Bằng, đại diện các công ty tư vấn luật, văn phòng luật sư, các doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn tỉnh và các cơ quan thông tấn, báo chí trên địa bàn tỉnh.

Phó Cục trưởng Cục Phổ biến, giáo dục pháp luật Ngô Quỳnh Hoa chủ trì Hội thảo. Ảnh: Anh Vũ
Phó Cục trưởng Cục Phổ biến, giáo dục pháp luật Ngô Quỳnh Hoa chủ trì Hội thảo. Ảnh: Anh Vũ

Phát biểu khai mạc Hội thảo, Phó Cục trưởng Cục PBGDPL Ngô Quỳnh Hoa cho biết, hiện nay, các doanh nghiệp vừa và nhỏ chiếm tới hơn 97% tổng số doanh nghiệp cả nước; trong đó, có 62% doanh nghiệp nhỏ và siêu nhỏ. Hiện nay, lực lượng doanh nghiệp này đang đóng góp đáng kể vào sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Tuy nhiên, nhiều doanh nghiệp vẫn đang tập trung vào hoạt động sản xuất, kinh doanh mà chưa đầu tư đúng mức vào việc nâng cao kiến thức pháp luật, nhằm phát triển bền vững, phòng tránh rủi ro và sẵn sàng hội nhập kinh tế quốc tế.

Sau 5 năm thực hiện Nghị định số 55/2019/NĐ-CP về hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp nhỏ và vừa, công tác này đã đạt được một số kết quả tích cực. Dù vậy, trong quá trình triển khai vẫn còn tồn tại bất cập về quy định pháp luật và công tác tổ chức thực hiện.

Cụ thể, các quy định liên quan đến xây dựng đội ngũ tư vấn viên pháp luật chưa thực sự sát với thực tiễn; bao gồm cả về thẩm quyền xây dựng, quản lý đội ngũ này và mức phí thù lao chưa tương xứng với đặc thù chuyên môn. Đặc biệt, công tác tư vấn pháp lý cho doanh nghiệp đòi hỏi chuyên môn sâu, sự phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan, tổ chức.

Ngoài ra, hiện vẫn chưa có quy định rõ ràng về đầu mối tiếp nhận các khó khăn, vướng mắc của doanh nghiệp, cũng như chưa phát huy vai trò của các tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức nghề nghiệp trong hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp; cơ chế phối hợp liên ngành trong giải quyết các vấn đề của doanh nghiệp cũng cần được nghiên cứu để hoàn thiện.

c1.jpg
Toàn cảnh Hội thảo. Ảnh: Anh Vũ

Trong bối cảnh thực hiện Nghị quyết 66/NQ-CP ngày 29.10.2024 của Chính phủ, cần xem xét bổ sung các đối tượng doanh nghiệp ưu tiên hỗ trợ pháp lý; bao gồm: Doanh nghiệp ở vùng sâu, vùng xa, vùng kinh tế khó khăn; doanh nghiệp do phụ nữ làm chủ và doanh nghiệp hoạt động vì tác động xã hội, nhằm bảo đảm sự phát triển hài hòa và bền vững cho cộng đồng doanh nghiệp cả nước.

Theo ông Tô Vũ Ninh, Phó Giám đốc Sở Tư pháp tỉnh Cao Bằng, mặc dù thống kê trên địa bàn tỉnh Cao Bằng có hơn 62% doanh nghiệp có quy mô siêu nhỏ; các doanh nghiệp chưa có cơ cấu, tổ chức chặt chẽ, còn nhỏ lẻ nên khả năng tiếp cận với các chính sách hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp còn thấp. Đồng thời, nguồn ngân sách địa phương còn hạn hẹp dẫn đến việc xây dựng, tổ chức các hoạt động hỗ trợ pháp lý doanh nghiệp còn hạn chế.

Các đại biểu phát biểu tại Hội thảo. Ảnh: Anh Vũ

Các đại biểu phát biểu tại Hội thảo. Ảnh: Anh Vũ

Các đại biểu tham dự Hội thảo đã chỉ ra những bất cập, vướng mắc trong Nghị định số 55/2019/NĐ-CP và khó khăn trong quá trình triển khai công tác hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp; đồng thời, đề xuất sửa đổi, bổ sung Nghị định này nhằm nâng cao hiệu quả hỗ trợ.

Theo đó, một số đề xuất được nhiều đại biểu đồng tình, bao gồm: Xây dựng các quy định riêng về hỗ trợ pháp lý cho các doanh nghiệp vùng núi, phù hợp với điều kiện kinh tế, xã hội vùng núi; xây dựng thiết chế hỗ trợ pháp lý liên ngành, giải quyết trực tiếp các khó khăn, vướng mắc của doanh nghiệp; phát triển mạng lưới tư vấn viên pháp luật và giao cho địa phương xây dựng, quản lý; tăng cường công tác bồi dưỡng kiến thức pháp luật cho người làm công tác hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp nhỏ, triển khai nhiều diễn đàn trao đổi, đối thoại tháo gỡ khó khăn, vướng mắc của doanh nghiệp... Đồng thời, chia sẻ những cách làm hiệu quả trong triển khai hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp.

Các đại biểu phát biểu tại Hội thảo. Ảnh: Anh Vũ
Các đại biểu phát biểu tại Hội thảo. Ảnh: Anh Vũ

Kết luận hội thảo, Phó Cục trưởng Cục PBGDPL Ngô Quỳnh Hoa nhấn mạnh, để nâng cao hiệu quả công tác hỗ trợ pháp lý liên ngành cho doanh nghiệp trong thời gian tới, cần nâng cao nhận thức của các cấp, các ngành, các doanh nghiệp; truyền thông về công tác này tới cộng đồng doanh nghiệp để họ biết được quyền của mình trong tiếp cận pháp luật, sử dụng các kênh hỗ trợ từ phía nhà nước trong hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp; luôn bám sát chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật và nhu cầu từ thực tiễn của đời sống, cộng đồng doanh nghiệp trong triển khai, thực hiện.

Bên cạnh đó, cần có kế hoạch và tổ chức triển khai thực hiện nghiêm túc, bảo đảm nguồn lực; các tổ chức, cá nhân, các ngành, các cấp cần thực hiện đầy đủ trách nhiệm của mình về công tác hỗ trợ pháp lý liên ngành cho doanh nghiệp được quy định trong Nghị định 55/2019/NĐ-CP…

Các ý kiến tham luận tại hội thảo sẽ được ban tổ chức tổng hợp và đánh giá kỹ lưỡng, tạo cơ sở thực tiễn để đề xuất sửa đổi, bổ sung Nghị định số 55/2019/NĐ-CP. Việc này nhằm hướng tới đổi mới toàn diện công tác hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp nhỏ và vừa, khắc phục những tồn tại, hạn chế đã được chỉ ra; đồng thời, đáp ứng các yêu cầu và bối cảnh mới trong giai đoạn phát triển hiện nay. Những điều chỉnh này không chỉ giúp nâng cao chất lượng hỗ trợ mà còn tạo tiền đề cho sự phát triển bền vững và cạnh tranh của cộng đồng doanh nghiệp trong môi trường kinh tế ngày càng năng động.

Pháp luật

Cái giá phải trả cho những lần 'nẹt pô, rú ga, mang hung khí' trên đường phố
Pháp luật

Cái giá phải trả cho những lần 'nẹt pô, rú ga, mang hung khí' trên đường phố

Thời gian gần đây, nhiều địa phương trong cả nước liên tục ghi nhận các vụ việc đua xe trái phép, sử dụng đèn xe máy có ánh sáng mạnh, lắp còi hú, nẹt pô, rú ga và sẵn sàng giải quyết mâu thuẫn bằng hung khí do nhóm thanh, thiếu niên thực hiện. Hành vi này vừa gây nguy hiểm cho chính người tham gia vừa là mối đe dọa trực tiếp đến trật tự trị an xã hội.

Phối hợp ngăn chặn buôn lậu và gian lận thương mại
Pháp luật

Phối hợp ngăn chặn buôn lậu và gian lận thương mại

Theo thông tin tại Tọa đàm "Nâng cao hiệu quả hợp tác trong chống hàng lậu, hàng giả, hàng vi phạm sở hữu trí tuệ" do Tạp chí Hải quan tổ chức, các chuyên gia đều có chung nhận định, tình hình hoạt động buôn lậu, gian lận thương mại, hàng giả, hàng vi phạm sở hữu trí tuệ thời gian qua diễn biến phức tạp, tinh vi, khó lường.

Biwase Bình Dương bị khởi kiện
Pháp luật

Biwase Bình Dương bị khởi kiện

Công ty cổ phần - Tổng công ty Nước - Môi trường Bình Dương (Biwase) bị nguyên giám đốc Xí nghiệp dịch vụ đô thị khởi kiện ra toà để đòi khoản nợ 1 tỷ đồng.

Mở cao điểm bảo đảm trật tự, an toàn trên các tuyến giao thông
Pháp luật

Mở cao điểm bảo đảm trật tự, an toàn trên các tuyến giao thông

Cảnh sát giao thông và Công an các địa phương mở Cao điểm bảo đảm trật tự, an toàn giao thông, trật tự xã hội trên các tuyến giao thông dịp Tết Dương lịch, Tết Nguyên đán Ất Tỵ và các Lễ hội đầu Xuân 2025. Kế hoạch được thực hiện ở cả ba loại hình là đường bộ, đường sắt và đường thủy.