Tham vấn ĐBQH và chuyên gia về dự thảo Luật Điện lực (sửa đổi)

Sáng 30.9, tại TP. Cần Thơ, Báo Đại biểu Nhân dân phối hợp với Bộ Công Thương tổ chức hội thảo “Tham vấn ý kiến ĐBQH và chuyên gia về dự thảo Luật Điện lực (sửa đổi)".

5e94818fc41f62413b0e.jpg
Toàn cảnh hội thảo. Ảnh: Q.Khánh

Hội thảo có sự tham dự của các ĐBQH Trung ương, ĐBQH các tỉnh thuộc khu vực đồng bằng sông Cửu Long; các chuyên gia năng lượng; lãnh đạo Cục Điều tiết điện lực; lãnh đạo Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam và đại diện các cục, vụ trực thuộc Bộ Công Thương; Giám đốc Sở Công Thương các tỉnh thuộc khu vực đồng bằng sông Cửu Long;...

Phó Chủ nhiệm Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường Tạ Đình Thi; Thứ trưởng Bộ Công Thương Trương Thanh Hoài; Tổng Biên tập Báo Đại biểu Nhân dân Phạm Thị Thanh Huyền đồng chủ trì hội thảo.

Anh 6 z5880836114208_c8dfb2d073c44e0923e57d327a4b1079.jpg
(Từ phải qua trái) Tổng Biên tập Báo Đại biểu Nhân dân Phạm Thị Thanh Huyền; Phó Chủ nhiệm Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường Tạ Đình Thi; Thứ trưởng Bộ Công Thương Trương Thanh Hoài đồng chủ trì hội thảo. Ảnh: Q.Khánh

Phát biểu khai mạc, Tổng Biên tập Báo Đại biểu Nhân dân Phạm Thị Thanh Huyền, cho biết, dự thảo Luật Điện lực (sửa đổi) dự kiến được trình Quốc hội tại Kỳ họp thứ Tám, khai mạc ngày 21.10 tới đây.

“Điện là nguồn năng lượng thiết yếu cho mọi hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ và sinh hoạt của người dân; ngành điện là một trong những ngành đóng vai trò đầu tàu trong phát triển kinh tế - xã hội. Vì thế, hội thảo hôm nay được tổ chức với mong muốn góp phần hoàn thiện thể chế về phát triển điện lực, qua đó thúc đẩy tiến trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước”, Tổng Biên tập Phạm Thị Thanh Huyền khẳng định.

Hoi-thao.jpg
Tổng Biên tập Báo Đại biểu Nhân dân Phạm Thị Thanh Huyền phát biểu khai mạc hội thảo. Ảnh: Q. Khánh

Cũng theo Tổng Biên tập Phạm Thị Thanh Huyền, Luật Điện lực được ban hành lần đầu vào năm 2004 và đến nay đã qua 4 lần sửa đổi, bổ sung. Trong 20 năm qua, Luật Điện lực cùng các văn bản hướng dẫn thi hành đã tạo hành lang pháp lý quan trọng, giúp ngành điện lực có bước phát triển nhanh, tương đối đồng bộ, cơ bản đáp ứng nhu cầu sử dụng điện ngày càng tăng, góp phần phát triển kinh tế - xã hội và bảo đảm an ninh năng lượng quốc gia.

Những kết quả tích cực này vừa là tiền đề, vừa là động lực để ngành điện thực hiện hiệu quả Nghị quyết 55-NQ/TW ngày 11.2.2020 của Bộ Chính trị về định hướng chiến lược phát triển năng lượng quốc gia của Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045.

Anh 3 z5880834955296_f80dc4405da3ef553a0e1fc816963d85.jpg
Các đại biểu dự hội thảo. Ảnh: Q.Khánh

Bên cạnh đó, Tổng Biên tập Phạm Thị Thanh Huyền cho rằng, ngành điện cũng đang phải đối mặt với những thách thức, trong đó có nhiều thách thức mới.

Trước hết, điện lực là một ngành kỹ thuật phức tạp, đặc thù và hiện có nhiều thay đổi nhanh chóng về công nghệ cũng như nhu cầu mới của người sử dụng.

Tiếp đến, nhu cầu điện năng của nước ta được Quy hoạch điện VIII dự báo tăng nhanh đáng kể lên gần gấp đôi và gấp 5 lần nhu cầu năm 2023 tương ứng vào các năm 2030 và 2050.

Đặc biệt, mục tiêu và cam kết của Việt Nam với quốc tế về phát triển bền vững liên quan đến môi trường đang và sẽ tạo nên những thách thức mới, tác động sâu sắc, toàn diện đến các hoạt động điện lực, đến điều hành thị trường điện và vận hành hệ thống điện.

“Đặt trong bối cảnh như vậy, có thể nói, việc sửa đổi Luật Điện lực là cần thiết. Tại phiên họp thứ 36 của UBTVQH và tại Hội nghị ĐBQH hoạt động chuyên trách vào tháng 8 vừa qua, UBTVQH và các ĐBQH chuyên trách cơ bản nhất trí với sự cần thiết ban hành Luật", Tổng Biên tập Phạm Thị Thanh Huyền cho biết.

Nhấn mạnh tầm quan trọng của dự thảo Luật Điện lực (sửa đổi) trong việc định hướng phát triển ngành điện lực nước ta trong tương lai, Tổng Biên tập Phạm Thị Thanh Huyền tin tưởng rằng, với sự tham dự của các đại biểu Quốc hội, các chuyên gia, các nhà quản lý và các quý vị đại biểu, hội thảo sẽ đóng góp những ý kiến và đề xuất hữu ích để cơ quan soạn thảo cùng với cơ quan thẩm tra tiếp tục hoàn thiện dự thảo Luật, để có được một dự thảo chất lượng tốt nhất, trình Quốc hội tại Kỳ họp sắp tới.

Anh 4 z5880834912982_0a1d8649a892c61a6631d0d3dfdb9e5d.jpg
Phó Chủ nhiệm Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường Tạ Đình Thi phát biểu tại hội thảo. Ảnh: Q.Khánh

Phát biểu tại hội thảo, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường Tạ Đình Thi cho biết, trên cơ sở tiếp thu ý kiến của UBTVQH, ý kiến thẩm tra sơ bộ của Thường trực Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường, của Hội đồng Dân tộc và các Ủy ban khác của Quốc hội, ngày 25.9, Chính phủ đã có Tờ trình số 520/Ttr-CP thay thế Tờ trình số 380/Ttr-CP ngày 7.8.2024 kèm theo hồ sơ dự án Luật Điện lực (sửa đổi). Như vậy, dự án Luật Điện lực (sửa đổi) đã có một bước hoàn thiện.

Nhấn mạnh một số điểm đáng lưu ý, Phó Chủ nhiệm Tạ Đình Thi cho rằng, trước hết đây là đạo luật khó, phức tạp, tính chất, nội dung vừa có tính kinh tế - kỹ thuật, chuyên ngành, chuyên sâu cao, vừa có phạm vi rộng, có liên ngành, liên cấp, liên vùng, khu vực và quốc tế, có tính xã hội và có tác động, ảnh hưởng lớn đến phát triển kinh tế - xã hội, môi trường, bảo đảm quốc phòng, an ninh và đối ngoại, hợp tác quốc tế trong thời gian trước mắt và lâu dài.

ab75a67d10ecb6b2effd.jpg
Các đại biểu dự hội thảo. Ảnh: Q.Khánh

Thứ hai, dự thảo Luật cần bảo đảm yêu cầu thể chế hóa đầy đủ, toàn diện các quan điểm, chủ trương, đường lối của Đảng và tiếp tục cụ thể hóa Hiến pháp, chính sách, pháp luật của Nhà nước, nhất là Nghị quyết 55-NQ/TW, Nghị quyết 937/NQ-UBTVQH15 ngày 13.12.2023 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về giám sát chuyên đề về việc thực hiện chính sách, pháp luật về phát triển năng lượng giai đoạn 2016 – 2021.

Đồng thời, phải khắc phục cho được những hạn chế, bất cập của Luật hiện hành, đáp ứng yêu cầu hội nhập quốc tế, nhất là trong bối cảnh khu vực, quốc tế có nhiều biến động, khó lường.

Thứ ba, yêu cầu đòi hỏi cao, cấp bách, giải quyết ngay những vấn đề thực tiễn hiện hữu, nhưng cũng phải bảo đảm tính dự báo, giải quyết được những vấn đề mới phát sinh trong thời gian tới.

Dự thảo Luật bao gồm 9 chương với 130 điều, 6 chính sách lớn đã được Chính phủ trình Quốc hội thông qua, kế thừa và có sửa đổi 62 điều, bỏ 4 điều, bổ sung 68 điều, trong đó có nhiều nội dung mới và cần có thời gian kiểm nghiệm thực tế. Hiện nay, Chính phủ đề nghị Quốc hội xem xét, thông qua dự án Luật theo quy trình 1 kỳ họp (cho ý kiến và thông qua tại Kỳ họp Tám, Quốc hội Khóa XV).

"Với những nội dung lưu ý như vậy, có thể thấy thời gian rất gấp gáp, đặt trách nhiệm rất lớn lên cơ quan chủ trì thẩm tra, các cơ quan khác của Quốc hội, đặc biệt là các vị ĐBQH", Phó Chủ nhiệm Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường Tạ Đình Thi nói; đồng thời đề xuất một số nội dung cần tiếp tục thảo luận để góp phần thiết thực đóng góp cho quá trình thẩm tra, chỉnh lý, hoàn thiện dự thảo Luật Điện lực (sửa đổi).

34116f5c85cd23937adc.jpg
Các đại biểu dự hội thảo. Ảnh: Q.Khánh

Theo gợi ý của Phó Chủ nhiệm Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường Tạ Đình Thi, các đại biểu Quốc hội và các chuyên gia đã thảo luận về sự cần thiết ban hành Luật và các nội dung của dự thảo Luật như: phạm vi và đối tượng áp dụng; chính sách của Nhà nước về phát triển điện lực; quy hoạch phát triển điện lực và đầu tư dự án điện lực; phát triển điện năng lượng tái tạo, điện năng lượng mới; giấy phép hoạt động điện lực; hoạt động mua bán điện; vận hành, điều độ hệ thống điện quốc gia; bảo vệ công trình điện lực và an toàn trong lĩnh vực điện; quản lý nhà nước về điện lực; điều khoản thi hành, trong đó có quy định chuyển tiếp.

Cùng với đó, các đại biểu thảo luận về đánh giá tác động của các nội dung chính sách; về việc bảo đảm yêu cầu thể chế hóa các quan điểm, chủ trương, đường lối của Đảng, tính hợp hiến, hợp pháp, tính đồng bộ, thống nhất và khả thi của các quy định; đồng thời đề xuất chỉnh sửa, hoàn thiện các điều khoản cụ thể trong dự thảo Luật.

Các ĐBQH và các chuyên gia cơ bản đồng tình với sự cần thiết ban hành dự thảo Luật Điện (sửa đổi); đồng thời đánh giá cao tinh thần trách nhiệm, tích cực, nghiêm túc và khẩn trương của cơ quan chủ trì soạn thảo và cơ quan chủ trì thẩm tra.

Nhấn mạnh đây là đạo luật khó, phức tạp và có tác động, ảnh hưởng lớn đến phát triển kinh tế - xã hội, môi trường, người dân..., các ĐBQH và các chuyên gia cho rằng, cơ quan chủ trì soạn thảo và cơ quan chủ trì thẩm tra cần tiếp tục tham vấn và tiếp thu các ý kiến đóng góp để hoàn thiện dự thảo Luật trình Quốc hội xem xét, cho ý kiến.

Anh 5 z5880834849380_2d21cc76b3561b193c6ae0ad69ef7fa4.jpg
Thứ trưởng Bộ Công Thương Trương Thanh Hoài cho biết, sẽ nghiên cứu, tiếp thu ý kiến đóng góp của các đại biểu với tinh thần cầu thị cao nhất để hoàn thiện dự thảo Luật. Ảnh: Q.Khánh

Thay mặt ban tổ chức, Thứ trưởng Bộ Công Thương Trương Thanh Hoài cảm ơn ý kiến đóng góp của các ĐBQH, các chuyên gia; đồng thời khẳng định với tinh thần cầu thị và tinh thần trách nhiệm cao nhất, cơ quan chủ trì soạn thảo sẽ nghiên cứu, tiếp thu tối đa để chỉnh lý, hoàn thiện dự thảo Luật Điện lực (sửa đổi).

Dưới đây là một số hình ảnh về hội thảo:

Anh 7'.jpg
TSKH. Nghiêm Vũ Khải, Nguyên Thứ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ; nguyên Phó Chủ nhiệm Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường, ĐBQH Khóa XI, XII, XIV phát biểu. Ảnh: Q.Khánh
Anh 8 (1).jpg
Ông Phan Xuân Dương, chuyên gia tư vấn năng lượng độc lập, phát biểu. Ảnh: Q.Khánh
Anh 10'.jpg
Ông Phan Tử Giang, Phó Tổng giám đốc Tập đoàn Dầu khí Việt Nam, phát biểu. Ảnh: Q.Khánh
Anh 13.jpg
Phó Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp Nguyễn Mạnh Cường phát biểu. Ảnh: Q.Khánh.
Anh 12.jpg
Ông Thạch Phước Bình, Phó Trưởng đoàn chuyên trách Đoàn ĐBQH tỉnh Trà Vinh, phát biểu. Ảnh: Q. Khánh
2fab07a0b131176f4e20.jpg
Bà Tạ Thị Yên, Phó Trưởng Ban Công tác đại biểu phát biểu tại hội thảo. Ảnh: Q.Khánh
5ede8564c6f460aa39e5 (1).jpg
Ông Phạm Văn Hòa, ĐBQH tỉnh Đồng Tháp phát biểu. Ảnh: Q.Khánh
8d401fe05870fe2ea761.jpg
Ông Nguyễn Quang Huân, Ủy viên Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường phát biểu. Ảnh: Q.Khánh
Anh 11'.jpg
Đại diện Tổng công ty Cổ phần Dịch vụ Kỹ thuật Dầu khí Việt Nam (PTSC) phát biểu. Ảnh: Q. Khánh

Kinh tế

Bà Juanna Lilia Delgado Portal – Bộ trưởng, Chủ tịch Ngân hàng Trung ương Cuba trao đổi tại buổi làm việc với NHCSXH. Ảnh: NHCSXH
Kinh tế

Bộ trưởng, Chủ tịch Ngân hàng Trung ương Cuba thăm và làm việc với Ngân hàng Chính sách xã hội

Ngày 20.11, Đoàn lãnh đạo cấp cao Ngân hàng Trung ương Cuba do bà Juanna Lilia Delgado Portal - Bộ trưởng, Chủ tịch Ngân hàng Trung ương Cuba làm Trưởng đoàn đã đến thăm và làm việc tại Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH). Đi cùng đoàn có đại diện một số bộ, ngành, Chủ tịch một số Ngân hàng tại Cuba; đại diện Đại sứ quán Cuba tại Việt Nam và đại diện Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.

Mở rộng cơ hội hợp tác đầu tư Việt Nam – Hàn Quốc
Kinh tế

Mở rộng cơ hội hợp tác đầu tư Việt Nam – Hàn Quốc

Với việc quy tụ gần 400 doanh nghiệp Việt Nam và 200 doanh nghiệp Hàn Quốc, cùng 50 hiệp hội doanh nghiệp trong các lĩnh vực ngành nghề trọng điểm, có nhu cầu kết nối thực tế, Diễn đàn Hợp tác đầu tư Việt Nam – Hàn Quốc 2024 được trông đợi sẽ mở rộng cơ hội hợp tác giữa hai nước, đặc biệt với các doanh nghiệp nhỏ và vừa.

Khơi thông "điểm nghẽn" tiếp cận vốn cho doanh nghiệp nhỏ và vừa
Thị trường

Khơi thông "điểm nghẽn" tiếp cận vốn cho doanh nghiệp nhỏ và vừa

Cuối năm là thời điểm các doanh nghiệp bước vào giai đoạn "nước rút" cho các kế hoạch sản xuất kinh doanh mùa cao điểm, nhu cầu về vốn vì thế cũng tăng đột biến. Gói ưu đãi lãi suất đặc biệt với tổng hạn mức 6.000 tỷ đồng đã được Ngân hàng TMCP An Bình (ABBANK) triển khai từ nay cho đến 31.1.2025 nhằm giúp doanh nghiệp tiếp cận nguồn vốn dễ dàng hơn. 

SHB lần thứ 4 được vinh danh trong TOP 10 doanh nghiệp có Báo cáo thường niên tốt nhất ngành Tài chính
Thị trường

SHB lần thứ 4 được vinh danh trong TOP 10 doanh nghiệp có Báo cáo thường niên tốt nhất ngành Tài chính

SHB nhiều năm liền được vinh danh trong TOP 10 doanh nghiệp có Báo cáo thường niên tốt nhất nhóm ngành Tài chính, minh chứng cho những nỗ lực vượt trội của Ngân hàng trong việc minh bạch thông tin và quản trị doanh nghiệp theo thông lệ tốt nhất về phát triển bền vững.

Bị “nhắc nhở” vì chậm công bố nhiều thông tin quan trọng, công ty trong hệ sinh thái của Chủ tịch Trương Sỹ Bá đang kinh doanh ra sao?
Doanh nghiệp

Bị “nhắc nhở” vì chậm công bố nhiều thông tin quan trọng, công ty trong hệ sinh thái của Chủ tịch Trương Sỹ Bá đang kinh doanh ra sao?

Lịch sử kinh doanh BAF cho thấy, vào năm 2022, ông Trương Sỹ Bá trở thành tân Chủ tịch của CTCP Nông nghiệp BaF Việt. Trước khi nắm quyền lãnh đạo cao nhất ở BAF, ông Trương Sỹ Bá được biết đến với hệ sinh thái Tân Long Group vốn khá kín tiếng trên thị trường.

ADB tăng hạn mức tài trợ thương mại cho Eximbank lên 115 triệu USD
Kinh tế

ADB tăng hạn mức tài trợ thương mại cho Eximbank lên 115 triệu USD

Ngày 20.11, Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB) thông báo tăng hạn mức tài trợ thương mại cho Eximbank từ 75 triệu USD lên 115 triệu USD. Sự kiện này tiếp tục khẳng định uy tín của Eximbank trên thị trường tài chính quốc tế và mở ra cơ hội để ngân hàng tiếp tục hỗ trợ  doanh nghiệp Việt Nam.

Hai đơn vị “quen mặt” trúng thầu cung cấp nhu yếu phẩm cho các đơn vị trực thuộc Sở LĐTB-XH TP. Hồ CHí Minh với tỷ lệ tiết kiệm thế nào?
Kinh tế

Hai đơn vị “quen mặt” trúng thầu cung cấp nhu yếu phẩm cho các đơn vị trực thuộc Sở LĐTB-XH TP. Hồ CHí Minh với tỷ lệ tiết kiệm thế nào?

Công ty TNHH Xuất nhập khẩu Vạn Thành Đạt và Công ty TNHH MTV TMDV Phương An là hai đơn vị thường xuyên trúng hàng loạt gói thầu cung cấp nhu yếu phẩm cho các đơn vị xã hội trực thuộc Sở Lao động, Thương binh và Xã hội TP. Hồ Chí Minh với tỷ lệ tiết kiệm rất thấp.

Nhiều gói thầu xây dựng của Công ty TNHH xây dựng Như Quỳnh "trễ hẹn", lãng phí nguồn lực ở cơ sở
Bất động sản

Nhiều gói thầu xây dựng của Công ty TNHH xây dựng Như Quỳnh "trễ hẹn", lãng phí nguồn lực ở cơ sở

Chủ tịch UBND xã Ea Tiêu Nguyễn Năng Tuấn cho biết, khu vực đất thu hồi thực hiện dự án vẫn đang trồng cà phê, sầu riêng. Dự án không thể triển khai đúng hạn, mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội cũng bị chậm lại, gây lãng phí nguồn lực và ảnh hưởng đến đời sống của người dân.

Ảnh minh họa
Kinh tế

Vì sao cần tăng ưu đãi thuế tiêu thụ đặc biệt cho “xe lai”?

Góp ý dự thảo Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi), Hiệp hội Các nhà sản xuất ô tô Việt Nam (VAMA) đề xuất ưu đãi thuế cho xe ô tô lai điện (Hybrid) bao gồm xe hybrid điện tự sạc “HEV” và xe hybrid điện có hệ thống sạc riêng “PHEV” để hướng người tiêu dùng đến những dòng xe thân thiện môi trường, hiện thực hóa cam kết Net Zero.

Nâng cao chất lượng nhân lực trong lĩnh vực thiết kế và sản xuất khuôn mẫu
Kinh tế

Nâng cao chất lượng nhân lực trong lĩnh vực thiết kế và sản xuất khuôn mẫu

Tập đoàn Samsung phối hợp với Trung tâm Hỗ trợ phát triển công nghiệp (IDC), Cục Công nghiệp, Bộ Công Thương vừa tổ chức lễ khai giảng khóa đào tạo chuyên gia trong lĩnh vực thiết kế và sản xuất khuôn mẫu tại Hàn Quốc thuộc dự án hợp tác “Hỗ trợ đào tạo nâng cao chất lượng kỹ sư thiết kế, chế tạo và sản xuất các loại khuôn mẫu trong lĩnh vực công nghiệp hỗ trợ và công nghiệp chế biến và chế tạo năm 2024”.

Ra mắt Câu lạc bộ Hoàng Gia - đặc quyền dành riêng cho các cư dân “đảo tỷ phú”
Bất động sản

Ra mắt Câu lạc bộ Hoàng Gia - đặc quyền dành riêng cho các cư dân “đảo tỷ phú”

Cuối tuần qua, “đảo tỷ phú” Vũ Yên, Hải Phòng thêm sôi động với sự kiện ra mắt Câu lạc bộ Hoàng Gia. Nhiều đặc quyền dành riêng cho cư dân tiên phong được công bố tiếp tục khẳng định vị thế của Vinhomes Royal Island - chốn sống đẳng cấp hàng đầu dành cho giới tinh hoa.

Techcombank nhận giải thưởng Sáng tạo xuất sắc từ Oracle
Doanh nghiệp

Techcombank nhận giải thưởng Sáng tạo xuất sắc từ Oracle

Vừa qua tại Hà Nội, Ngân hàng TMCP Kỹ thương Việt Nam (Techcombank) đã trở thành ngân hàng duy nhất tại khu vực Đông Nam Á nhận giải thưởng Đổi mới xuất sắc – Innovation Excellence Award dành cho hệ thống AML phòng chống rửa tiền từ Oracle. Đây là giải thưởng thường niên có tính chọn lọc cao của Oracle với các tiêu chí được lựa chọn rất kĩ lưỡng và khắt khe.