Tham vấn chuyên gia về đào tạo trình độ tiến sĩ

Sáng 2.10, Thường trực Ủy ban Văn hóa, Giáo dục tổ chức tọa đàm tham vấn chuyên gia về đào tạo trình độ tiến sĩ. Ủy viên Thường trực Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, PGS.TS Đỗ Chí Nghĩa chủ trì tọa đàm.

Tiến sĩ là trình độ đào tạo và là học vị khoa học cao nhất trong hệ thống giáo dục của Việt Nam cũng như nhiều quốc gia trên thế giới. Việc phát triển quy mô, nâng cao chất lượng đào tạo trình độ tiến sĩ luôn thu hút sự quan tâm lớn của các nước, nhất là trong bối cảnh phát triển nền kinh tế tri thức.

Tính đến năm 2022, Việt Nam có 196 cơ sở được phép đào tạo trình độ tiến sĩ, trong đó có 39 viện nghiên cứu, trường của tổ chức chính trị, lực lượng vũ trang và trường của bộ, ngành, với tổng số 267 ngành và 1.110 lượt ngành đào tạo trình độ tiến sĩ.

Tham vấn chuyên gia về đào tạo trình độ tiến sĩ -0
PGS.TS Đỗ Chí Nghĩa, Ủy viên Thường trực Ủy ban Văn hoá, Giáo dục, phát biểu tại tọa đàm

Tại tọa đàm, các chuyên gia, nhà khoa học, nhà nghiên cứu, lãnh đạo một số cơ sở đào tạo trình độ tiến sĩ cùng thảo luận về thực trạng đào tạo trình độ tiến sĩ, những khó khăn, vướng mắc cũng như đề xuất giải pháp tháo gỡ.

Theo các ý kiến tại tọa đàm, về cơ bản, hệ thống văn bản quy phạm pháp luật về đào tạo trình độ tiến sĩ đã quy định khá đầy đủ các nội dung cần thiết, các hoạt động từ mở ngành, xây dựng chương trình, tuyển sinh, tổ chức và quản lý đào tạo, cấp bằng. Tuy nhiên, việc xây dựng và ban hành một số văn bản chưa có sự đồng bộ, chậm tiến độ.

Công tác đào tạo trình độ tiến sĩ những năm qua đạt được nhiều thành tựu quan trọng, góp phần đáp ứng nhu cầu nhân lực trong nước; đồng thời phát triển theo hướng tiệm cận mức chuẩn khu vực và quốc tế. Tuy nhiên, thực tế tại các cơ sở đào tạo còn nhiều bất cập. Việc mở mới ngành đào tạo ở những lĩnh vực ngành nghề đáp ứng xu thế phát triển của khu vực và thế giới (như năng lượng mới, vật liệu mới, công nghệ mới…) còn hạn chế. Quy mô ngành đào tạo khá nhỏ và phân tán. Quy mô tuyển sinh có bước tăng trưởng nhưng tỷ lệ thí sinh trúng tuyển thấp hơn nhiều so với chỉ tiêu…

Một số cơ sở đào tạo tiến sĩ như Học viện Khoa học và Công nghệ thuộc Viện hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam gặp vướng mắc trong bảo đảm số lượng, tỷ lệ giảng viên cơ hữu vì hầu hết giảng viên của các đơn vị này đang là chuyên gia, nhà khoa học, nghiên cứu viên thuộc các viện nghiên cứu thành viên của Viện hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam. Tương tự là trường hợp của Học viện Khoa học xã hội, cũng thuộc Viện hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam.

Tham vấn chuyên gia về đào tạo trình độ tiến sĩ -0
GS.TS Hoành Anh Tuấn, Hiệu trưởng Trường Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội chia sẻ về đào tạo trình độ tiến sĩ tại cơ sở

Bên cạnh đó, nhìn trên mặt bằng chung, kinh phí dành cho hoạt động đào tạo tiến sĩ còn thấp. Các cơ sở đào tạo tiến sĩ gặp nhiều khó khăn trong bảo đảm điều kiện thuận lợi cho nghiên cứu sinh thực hiện nghiên cứu, tiếp cận tài liệu, công bố khoa học mới nhất để tham khảo và nâng cao chất lượng luận án.

Trong khi đó, cơ chế, chính sách học bổng và hỗ trợ kinh phí đào tạo cho nghiên cứu sinh của Việt Nam chưa được quan tâm đúng mức.

Tham vấn chuyên gia về đào tạo trình độ tiến sĩ -0
PGS.TS Phạm Thị Thanh Ngà, Viện trưởng Viện Khoa học Khí tượng thủy văn và Biến đổi khí hậu nêu những vướng mắc trong liên kết đào tạo trình độ tiến sĩ

Nguyên nhân của những hạn chế được cho là xuất phát từ nguồn lực đầu tư công cho giáo dục đại học nói chung, đào tạo trình độ tiến sĩ nói riêng còn hạn hẹp. Gánh nặng học phí, kinh phí thực hiện thí nghiệm, thực hành cũng như yêu cầu cao về chuẩn đầu ra, nhất là yêu cầu về ngoại ngữ khiến cho lượng thí sinh dự tuyển nghiên cứu sinh có xu hướng giảm trong thời gian qua. Áp lực cân đối thu chi của các trường thực hiện tự chủ tài chính cũng là một nhân tố tác động không nhỏ tới phát triển hài hòa giữa tăng trưởng về quy mô và nâng cao chất lượng đào tạo.

Trong nhiều nguyên nhân chủ quan, phải thẳn thắn chỉ ra nhiều chương trình đào tạo tiến sĩ có hệ thống học liệu lạc hậu, thiếu cập nhật; nhiều học phần trong chương trình đào tạo tiến sĩ không còn phù hợp với xu thế phát triển của xã hội học tập, không đáp ứng yêu cầu chuẩn đầu ra của toàn bộ chương trình. Chưa kể, tại không ít cơ sở, đội ngũ giảng viên, cán bộ quản lý còn yếu về năng lực giảng dạy, nghiên cứu khoa học và đổi mới sáng tạo; thiếu về số lượng có học hàm, học vị cao nhưng lại chưa được khai thác, sử dụng hiệu quả…

Tham vấn chuyên gia về đào tạo trình độ tiến sĩ -0
GS.TS Phạm Thành Huy, Hiệu trưởng Trường Đại học Phenika chỉ ra những yếu tố bảo đảm chất lượng đào tạo trình độ tiến sĩ tại cơ sở giáo dục đại học ngoài công lập

Về định hướng giải pháp thời gian tới, các ý kiến tại tọa đàm cho rằng cần tập trung hoàn thiện hệ thống văn bản quy phạm pháp luật về đào tạo trình độ tiến sĩ bảo đảm tính hệ thống, đồng bộ; trong đó quan tâm rà soát, chỉnh sửa, bổ sung văn bản quy định về chuẩn chương trình; mục tiêu, chuẩn đầu ra chương trình đào tạo trình độ tiến sĩ. Các quy định phải có tầm nhìn chiến lược, “ánh xạ” với những chuẩn của khu vực và trên thế giới.

Đồng thời, cần gắn chặt đào tạo tiến sĩ với hoạt động nghiên cứu khoa học và mở rộng hợp tác quốc tế trong đào tạo tiến sĩ. Bản thân các trường cũng cần thay đổi tư duy, coi nghiên cứu sinh thực sự là lực lượng nghiên cứu, tạo ra sản phẩm trí tuệ, tạo ra chất lượng của trường đại học chứ không đơn thuần là đối tượng đào tạo…

Tham vấn chuyên gia về đào tạo trình độ tiến sĩ -0
Quang cảnh tọa đàm

Ủy viên Thường trực Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, PGS.TS Đỗ Chí Nghĩa ghi nhận và đánh giá cao các ý kiến phát biểu tâm huyết, sâu sắc của các đại biểu. Đào tạo tiến sĩ là công việc hết sức quan trọng trong phát triển nhân lực chất lượng cao. Với quy mô ngày càng mở rộng, chất lượng theo hướng ngày càng tốt, thực tế đào tạo trình độ tiến sĩ đang ngày càng mang lại thành quả, tạo ra lực lượng cung cấp nhiều giá trị cho đất nước. Tuy nhiên, bên cạnh những thuận lợi, rõ ràng, đào tạo tiến sĩ cũng đứng trước nhiều khó khăn, thách thức. Có những nơi công tác đào tạo tiến sĩ còn nhiều vướng mắc, có những tồn tại, bất cập liên quan đến chất lượng.

Trước đó, Đoàn giám sát của Ủy ban Văn hóa, Giáo dục đã tổ chức khảo sát thực tiễn tại 15 cơ sở đào tạo trình độ tiến sĩ đại diện cho các loại hình sở hữu, mô hình tổ chức và hoạt động, lĩnh vực đào tạo ở các vùng, miền trong cả nước. Ý kiến của các chuyên gia, nhà nghiên cứu... tại tọa đàm là cơ sở để Ủy ban Văn hóa, Giáo dục hoàn thiện báo cáo giám sát về thực hiện chính sách, pháp luật trong đào tạo trình độ tiến sĩ. Từ đó, góp phần hoàn thiện hệ thống chính sách, pháp luật, nâng cao chất lượng đào tạo tiến sĩ.

Thời sự Quốc hội

Hội thảo lập Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh của Quốc hội, thực trạng và kiến nghị
Thời sự Quốc hội

Hội thảo lập Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh của Quốc hội, thực trạng và kiến nghị

Sáng 12.12, tại Nhà Quốc hội, Viện Nghiên cứu lập pháp đã phối hợp với Ban Chủ nhiệm Đề tài khoa học cấp bộ “Tiếp tục hoàn thiện quy trình xây dựng, ban hành văn bản quy phạm pháp luật nhằm định hướng sửa đổi Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật” tổ chức Hội thảo lập Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh của Quốc hội, thực trạng và kiến nghị.

Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Thanh tặng hoa chúc mừng tập thể Liên minh HTX Việt Nam
Thời sự Quốc hội

Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Thanh dự Lễ tôn vinh sản phẩm tiêu biểu của hợp tác xã và trao giải thưởng Mai An Tiêm

Tối 11.12, tại Nhà hát Quân đội, Hà Nội, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Thanh đã tham dự Lễ tôn vinh sản phẩm tiêu biểu của hợp tác xã (HTX) và trao giải thưởng Mai An Tiêm lần thứ nhất năm 2024. Sự kiện do Liên minh Hợp tác xã Việt Nam chủ trì tổ chức.

Hội nghị bồi dưỡng “Trí tuệ nhân tạo và việc hoàn thiện chính sách, pháp luật về trí tuệ nhân tạo”
Chính trị

Hội nghị bồi dưỡng “Trí tuệ nhân tạo và việc hoàn thiện chính sách, pháp luật về trí tuệ nhân tạo”

Ngày 11.12, tại TP. Đà Nẵng, Ban Công tác đại biểu phối hợp cùng Văn phòng Quốc hội và Đại sứ quán Anh tổ chức hội nghị bồi dưỡng “Trí tuệ nhân tạo và việc hoàn thiện chính sách, pháp luật về trí tuệ nhân tạo” cho các đại biểu Quốc hội, Hội đồng nhân dân.

Bảo đảm ngân sách cho công tác dinh dưỡng học đường
Chính trị

Bảo đảm ngân sách cho công tác dinh dưỡng học đường

Từ thực tiễn địa phương, tỉnh Lào Cai kiến nghị Chính phủ quan tâm, tiếp tục bố trí ngân sách cho hoạt động dinh dưỡng học đường trong các chương trình mục tiêu quốc gia; sửa đổi các quy định liên quan như Nghị định số 105/2020/NĐ-CP, Nghị định số 116/2016/NĐ-CP, tăng mức hỗ trợ tiền ăn cho học sinh bán trú…

Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã xem xét, quyết định việc bổ sung một số dự án luật, nghị quyết vào Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2025.
Thời sự Quốc hội

Xem xét, bổ sung một số dự án luật, nghị quyết vào Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2025

Sáng 11.12, tiếp tục chương trình Phiên họp thứ 40, dưới sự điều hành của Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã xem xét, quyết định việc bổ sung một số dự án luật, nghị quyết vào Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2025.

Kiến nghị có chế độ đãi ngộ đối với trường có học sinh bán trú
Chính trị

Kiến nghị có chế độ đãi ngộ đối với trường có học sinh bán trú

Làm việc với Đoàn khảo sát của Ủy ban Văn hóa, Giáo dục về thực hiện chính sách, pháp luật về dinh dưỡng học đường, Hiệu trưởng Trường Tiểu học và Trung học cơ sở số 2 Tả Phời, xã Tả Phời, TP. Lào Cai, tỉnh Lào Cai, Nguyễn Hữu Dân kiến nghị có chế độ đãi ngộ đối với mô hình trường có học sinh bán trú.