Thẩm tra sơ bộ dự thảo Nghị quyết về đề án chuyển đổi số của Quốc hội

Chiều 25.3, tại trụ sở Văn phòng Quốc hội - 22 Hùng Vương, Thường trực Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường tổ chức phiên họp thẩm tra hồ sơ dự thảo Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội phê duyệt đề án chuyển đổi số của Quốc hội giai đoạn 2025 - 2030.

Phó Chủ nhiệm Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường Nguyễn Phương Tuấn chủ trì phiên họp.

nguyentuanphuong.jpg
Phó Chủ nhiệm Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường Nguyễn Phương Tuấn phát biểu. Ảnh: Lâm Hiển

Tại phiên họp, Ủy viên là đại biểu Quốc hội hoạt động chuyên trách tại Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường Lê Hoàng Hải cho biết, Thường trực Ủy ban cơ bản thống nhất với sự cần thiết xây dựng Đề án Chuyển đổi số của Quốc hội giai đoạn 2025 - 2030 vì các lý do được nêu trong Tờ trình của Văn phòng Quốc hội.

Đồng thời nhấn mạnh, các cơ quan của Quốc hội cần tăng cường chuyển đổi số, nhanh chóng áp dụng các công nghệ tiên tiến để nâng cao hiệu quả hoạt động trong các lĩnh vực lập pháp, giám sát, quyết định các vấn đề quan trọng của đất nước; bảo đảm sự tương thích với Chương trình chuyển đổi số quốc gia đến năm 2025, định hướng đến năm 2030; đáp ứng các yêu cầu, chuẩn mực chung về công nghệ thông tin và chuyển đổi số của quốc gia; đồng bộ hạ tầng số, các nền tảng công nghệ số, các hệ thống thông tin và cơ sở dữ liệu giữa các cơ quan trung ương và các cơ quan của Quốc hội, đáp ứng yêu cầu xây dựng Quốc hội số.

thimai.jpg

Phó Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật và Tư pháp Nguyễn Thị Mai Phương phát biểu. Ảnh: Lâm Hiển

Về tên gọi của Nghị quyết, Thường trực Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường nhất trí với tên gọi của Nghị quyết là Phê duyệt Đề án Chuyển đổi số của Quốc hội giai đoạn 2025 - 2030. Nội dung của dự thảo Nghị quyết đã thể hiện phù hợp với Nghị quyết số 57-NQ/TW, ngày 22.12.2024 của Bộ Chính trị về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới, sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia; Nghị quyết số 193/2025/QH15 của Quốc hội về thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc biệt tạo đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới, sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia; Nghị quyết số 1343/NQ-UBTVQH15 ngày 31.12.2024 về xây dựng và phát triển Quốc hội số, giai đoạn 2024-2026, định hướng đến năm 2030. Thường trực Ủy ban thấy rằng, trong thời điểm hiện tại thì việc lựa chọn phân đoạn này là phù hợp.

Thường trực Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường đánh giá cao công tác chuẩn bị Đề án Chuyển đổi số của Quốc hội giai đoạn 2025-2030; cho rằng, Đề án có bố cục rõ ràng, logic, cơ sở pháp lý và chính trị đầy đủ, đã đánh giá tương đối toàn diện về hạ tầng công nghệ, nhân lực, an toàn thông tin, dữ liệu số và ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động Quốc hội.

lehoanghai.jpg

Ủy viên là đại biểu Quốc hội hoạt động chuyên trách tại Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường Lê Hoàng Hải phát biểu. Ảnh: Lâm Hiển

Qua thảo luận, các đại biểu nhất trí với sự cần thiết của Đề án và nhấn mạnh, việc xây dựng Quốc hội số góp phần đổi mới phương thức lãnh đạo, thay đổi phong cách lề lối làm việc, tăng cường công khai, minh bạch, tạo thuận lợi để người dân dễ dàng tiếp cận các thông tin về Quốc hội, mở rộng hình thức tiếp nhận ý kiến, kiến nghị của cử tri và Nhân dân để công tác lập pháp, giám sát tối cao, quyết định những vấn đề quan trọng của đất nước của Quốc hội phù hợp với thực tiễn, khả thi, tạo sự đồng thuận và đáp ứng tâm tư, nguyện vọng của cử tri.

Về kiến trúc Quốc hội số, các đại biểu còn có ý kiến khác nhau. Có ý kiến tán thành với kiến trúc Quốc hội số gồm 8 lớp là: người dùng; kênh giao tiếp; kiến trúc nghiệp vụ; kiến trúc dữ liệu; kiến trúc ứng dụng; kiến trúc công nghệ; kiến trúc an toàn thông tin mạng, an ninh mạng; chỉ đạo, chính sách; tham khảo các mô hình quốc tế; xác định rõ nhiệm vụ và lộ trình thực hiện. Ở góc độ khác, có ý kiến cho rằng, Đề án đưa ra cấu trúc chi tiết về kiến trúc dữ liệu, ứng dụng, bảo mật. Tuy nhiên, thực tiễn triển khai có thể phát sinh những thay đổi. Do vậy, đề nghị không nên đưa ra cấu trúc chi tiết về kiến trúc Quốc hội số nhằm tạo sự linh hoạt trong triển khai thực hiện.

Phó Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội Nguyễn Mạnh Hùng phát biểu. Ảnh: Lâm Hiển

Phó Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội Nguyễn Mạnh Hùng phát biểu. Ảnh: Lâm Hiển

Bên cạnh đó, một số ý kiến đề nghị, cần phân tích rõ hơn tính kết nối của việc xây dựng Quốc hội số với quá trình số hóa của các cơ quan trung ương như: Chính phủ, Tòa án Nhân dân Tối cao, Viện Kiểm sát Nhân dân Tối cao cũng như đối với chính quyền địa phương.

Đại diện cơ quan chủ trì xây dựng Đề án đã giải trình, làm rõ một số vấn đề các đại biểu quan tâm. Phó Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội Nguyễn Mạnh Hùng cho biết, mục tiêu xây dựng Đề án Chuyển đổi số của Quốc hội giai đoạn 2025 - 2030 phải bảo đảm tính kết nối, liên thông; dễ hiểu, dễ nhớ, dễ ứng dụng; kế thừa có chọn lọc hệ thống thông tin hiện có; tăng cường sự tương tác giữa cử tri và Quốc hội; thực hiện tốt vai trò đại diện của Nhân dân trên nền tảng số; thúc đẩy sự tham gia của người dân vào các hoạt động của Quốc hội.

quang-canh-9289.jpg

Quang cảnh phiên họp. Ảnh: Lâm Hiển

Kết luận phiên họp, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường Nguyễn Phương Tuấn đề nghị, cơ quan trình tiếp tục rà soát kỹ các cơ sở chính trị, pháp lý, thực tiễn xây dựng Đề án. Trên cơ sở các ý kiến của đại biểu tại phiên họp, Thường trực Ủy ban sẽ nghiên cứu tiếp thu nhằm hoàn thiện dự thảo báo cáo thẩm tra hồ sơ dự thảo Nghị quyết để trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến.

Chính trị

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn dự, phát biểu chỉ đạo tại Lễ kỷ niệm 50 năm ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước do thành phố Cần Thơ tổ chức.
Thời sự Quốc hội

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn: Đồng lòng, hiệp lực, đưa Cần Thơ sớm trở thành đô thị thông minh, giàu đẹp

Phát biểu tại Lễ kỷ niệm 50 năm Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn tin tưởng, Đảng bộ, chính quyền và Nhân dân thành phố Cần Thơ sẽ tiếp tục đồng lòng, hiệp lực, biến khó khăn thành động lực, biến thách thức thành cơ hội, đưa thành phố ngày càng phát triển, sớm trở thành đô thị thông minh, giàu đẹp, văn minh, hiện đại.

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn dự Lễ kỷ niệm 50 năm ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước tại Cần Thơ
Thời sự Quốc hội

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn dự Lễ kỷ niệm 50 năm ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước tại Cần Thơ

Tối 26.4, tại Công viên Sông Hậu, quận Ninh Kiều, thay mặt lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đã dự và phát biểu tại Lễ kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30.4.1975 - 30.4.2025) do thành phố Cần Thơ tổ chức. 

Trưởng Ban Tuyên giáo và Dân vận Trung ương động viên lực lượng tham gia diễu binh, diễu hành
Chính trị

Trưởng Ban Tuyên giáo và Dân vận Trung ương động viên lực lượng tham gia diễu binh, diễu hành

Chiều 26.4, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Tuyên giáo và Dân vận Trung ương Nguyễn Trọng Nghĩa, Phó Trưởng Ban Thường trực Ban Chỉ đạo Trung ương dẫn đầu đoàn công tác của Ban Chỉ đạo Trung ương kỷ niệm các ngày lễ lớn và sự kiện lịch sử quan trọng của đất nước, đã đến thăm, tặng quà động viên các lực lượng tham gia diễu binh, diễu hành trong Lễ kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước.

Trao Quyết định chỉ định Ủy ban Kiểm tra Đảng ủy Ủy ban Pháp luật và Tư pháp nhiệm kỳ 2020 - 2025
Chính trị

Trao Quyết định chỉ định Ủy ban Kiểm tra Đảng ủy Ủy ban Pháp luật và Tư pháp nhiệm kỳ 2020 - 2025

Chiều 26.4, tại Nhà Quốc hội, Ủy viên Trung ương Đảng, Ủy viên Ban Thường vụ Đảng ủy Quốc hội, Bí thư Đảng ủy, Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật và Tư pháp Hoàng Thanh Tùng chủ trì Lễ công bố, trao Quyết định của Ban Thường vụ Đảng ủy Quốc hội về việc chỉ định Chủ nhiệm, Phó Chủ nhiệm và Ủy viên Ủy ban Kiểm tra Đảng ủy Ủy ban Pháp luật và Tư pháp nhiệm kỳ 2020 - 2025.

Ảnh Hồ Long
Thời sự Quốc hội

Tổ chức Tòa án nhân dân theo mô hình 3 cấp

Cho ý kiến về dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Tòa án nhân dân, các Ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội tán thành quy định hệ thống tổ chức Tòa án nhân dân gồm Tòa án nhân dân tối cao, Tòa án nhân dân cấp tỉnh, Tòa án nhân dân khu vực. Các Tòa án quân sự được giữ nguyên theo Luật hiện hành; đồng thời kết thúc hoạt động của Tòa án nhân dân cấp cao và Tòa án nhân dân cấp huyện.

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính: Khởi công xây dựng đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam trong năm 2026
Sự kiện nổi bật

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính: Khởi công xây dựng đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam trong năm 2026

Sáng 26.4, kết luận phiên họp thứ hai của Ban Chỉ đạo các công trình trọng điểm, dự án quan trọng quốc gia lĩnh vực đường sắt, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính, Trưởng Ban Chỉ đạo cho rằng phải “thần tốc, táo bạo hơn nữa”, phát triển ngành công nghiệp đường sắt phục vụ 2 mục tiêu 100 năm của đất nước.

Chuyến thăm của Chủ tịch nước Lương Cường làm sâu sắc hơn mối quan hệ đặc biệt Việt Nam - Lào
Chính trị

Chuyến thăm của Chủ tịch nước Lương Cường làm sâu sắc hơn mối quan hệ đặc biệt Việt Nam - Lào

Đại sứ Lào tại Việt Nam Khamphao Ernthavanh khẳng định chuyến thăm cấp Nhà nước của Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam Lương Cường đến Lào theo lời mời của Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Nhân dân Cách mạng Lào, Chủ tịch nước Cộng hòa Dân chủ nhân dân Lào Thongloun Sisoulith từ ngày 24 - 25.4.2025 có ý nghĩa quan trọng đối với quan hệ đặc biệt của hai nước Việt Nam - Lào.

Gặp mặt các đoàn quân đội quốc tế tham gia diễu binh ngày 30.4
Sự kiện nổi bật

Gặp mặt các đoàn quân đội quốc tế tham gia diễu binh ngày 30.4

Sáng 26.4, tại Bình Dương, Bộ Tổng tham mưu Quân đội nhân dân Việt Nam đã tổ chức gặp mặt, thăm hỏi và tặng quà các đoàn Quân đội Trung Quốc, Lào và Campuchia đang tham gia luyện tập, chuẩn bị cho hoạt động diễu binh, diễu hành Lễ kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30.4.1975 - 30.4.2025).

Phó Chủ nhiệm Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường Nguyễn Phương Tuấn phát biểu tại Hội thảo
Thời sự Quốc hội

Thường trực Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường tổ chức Hội thảo góp ý hoàn thiện dự thảo Luật Công nghiệp công nghệ số

Sáng 26.4, tại trụ sở Văn phòng Quốc hội (22 Hùng Vương, Hà Nội), dưới sự chủ trì của Phó Chủ nhiệm Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường Nguyễn Phương Tuấn, Thường trực Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường tổ chức Hội thảo góp ý hoàn thiện dự thảo Luật Công nghiệp công nghệ số.

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn tặng quà, tri ân Mẹ Việt Nam anh hùng tại thành phố Cần Thơ
Thời sự Quốc hội

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn gặp mặt các Mẹ Việt Nam anh hùng, nguyên lãnh đạo Trung ương tại Cần Thơ

Sáng 26.4, tại thành phố Cần Thơ, trong không khí cả nước phấn khởi, tự hào, tổ chức nhiều hoạt động kỷ niệm 50 năm ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30.4.1975 - 30.4.2025), Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn gặp mặt các Mẹ Việt Nam anh hùng, nguyên lãnh đạo Trung ương và lãnh đạo thành phố Cần Thơ, tỉnh Hậu Giang qua các thời kỳ.

Phó Chủ tịch Quốc hội Vũ Hồng Thanh phát biểu
Thời sự Quốc hội

Cho ý kiến về chủ trương hỗ trợ vốn nhà nước để tăng vốn điều lệ cho Ngân hàng Hợp tác xã Việt Nam

Cho rằng, việc tăng vốn điều lệ cho Ngân hàng Hợp tác xã là có cơ sở, tuy nhiên Ủy ban Thường vụ Quốc hội nêu rõ, với mức vốn hỗ trợ là 5 nghìn tỷ đồng như đề xuất của Chính phủ không thuộc mức dự án quan trọng quốc gia, do đó không thuộc thẩm quyền quyết định chủ trương đầu tư của Quốc hội. Ủy ban Thường vụ Quốc hội đề nghị Chính phủ trên cơ sở xác định rõ nguồn vốn và khả năng cân đối vốn sẽ xem xét, quyết định việc hỗ trợ vốn nhà nước để tăng vốn điều lệ cho Ngân hàng Hợp tác xã Việt Nam theo quy định của pháp luật.

Phó Chủ tịch Quốc hội Vũ Hồng Thanh phát biểu
Thời sự Quốc hội

Đồng ý với việc Chính phủ ban hành nghị định về các trường hợp khác được miễn, giảm tiền sử dụng đất, tiền thuê đất

Sáng 26.4, dưới sự điều hành của Phó Chủ tịch Quốc hội Vũ Hồng Thanh, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về các trường hợp khác được miễn, giảm tiền sử dụng đất, tiền thuê đất theo quy định tại khoản 2 Điều 157 Luật Đất đai năm 2024 (bao gồm cả nội dung giảm tiền thuê đất năm 2025).

Phó Chủ tịch Quốc hội Lê Minh Hoan phát biểu
Chính trị

Khắc phục bất cập trong thực hiện chính sách, pháp luật về quản lý chất lượng không khí

Tại hội thảo “Thực trạng và giải pháp kiểm soát, khắc phục vấn đề ô nhiễm không khí ở các đô thị lớn”, các đại biểu tập trung đánh giá thực trạng ô nhiễm không khí tại Việt Nam và đề xuất các nhóm giải pháp cần tập trung triển khai nhằm kiểm soát ô nhiễm không khí.