Thẩm tra sơ bộ dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hóa

Sáng 6.3, tại trụ sở Văn phòng Quốc hội - 22 Hùng Vương, dưới sự chủ trì của Ủy viên Trung ương Đảng, Chủ nhiệm Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường Lê Quang Huy, Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường tiến hành thẩm tra sơ bộ dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hóa.

Tham dự có các thành viên Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường; đại diện Thường trực Hội đồng Dân tộc và các Ủy ban của Quốc hội; đại diện lãnh đạo Bộ Khoa học và Công nghệ cùng một số bộ, ngành liên quan.

01.jpg
Chủ nhiệm Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường Lê Quang Huy phát biểu

Tại phiên họp, Ủy viên là ĐBQH chuyên trách hoạt động tại Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường Nguyễn Ngọc Sơn cho biết, theo Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2025, điều chỉnh Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2024 tại Nghị quyết số 129/2024/QH15 ngày 8.6.2024 của Quốc hội, Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường được phân công chủ trì thẩm tra dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hóa trình Quốc hội xem xét, cho ý kiến vào Kỳ họp thứ Chín (tháng 5.2025).

123.jpg
Quang cảnh phiên họp

Về sự cần thiết sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Chất lượng sản phẩm hàng hóa, Thường trực Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường cơ bản tán thành với sự cần thiết sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật hiện hành với những lý do như đã nêu trong Tờ trình dự án Luật. Việc sửa đổi, bổ sung nhằm thể chế hóa chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước có liên quan đến lĩnh vực chất lượng; đáp ứng yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế, phù hợp với các cam kết của Việt Nam trong 17 Hiệp định Thương mại tự do (FTA) thế hệ mới.

Đồng thời, tạo lập môi trường sản xuất, kinh doanh minh bạch, thúc đẩy phát triển thương mại, thị trường xuất, nhập khẩu, góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia, phát triển hạ tầng chất lượng quốc gia, phát triển kinh tế - xã hội bền vững đáp ứng yêu cầu: “Xây dựng và thực hiện các tiêu chuẩn, chất lượng hàng hóa, vệ sinh an toàn thực phẩm và môi trường phù hợp với yêu cầu trong nước và cam kết quốc tế, bảo vệ hợp lý thị trường trong nước, không để bị nước ngoài thâu tóm, thao túng”…

Tuy nhiên, Thường trực Ủy ban cũng cho rằng, cơ quan chủ trì soạn thảo chưa bổ sung trong phần cơ sở pháp lý nội dung Nghị quyết 57-NQ/TW, ngày 22.12.2024, về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia, Nghị quyết số 193/2025/QH15, ngày 19.2.2025, về thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc biệt tạo đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số.

03.jpg
Ủy viên là ĐBQH chuyên trách hoạt động tại Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường Nguyễn Ngọc Sơn phát biểu

Ngoài ra, Báo cáo tổng kết thực tiễn thi hành Luật chưa đánh giá đầy đủ mô hình quản lý chất lượng cũng như thực trạng của sản phẩm, hàng hóa trong nước hiện nay; thực tiễn hoạt động công bố hợp chuẩn, hợp quy, bất cập trong xác định các tiêu chí phân loại và quản lý sản phẩm, hàng hóa không có khả năng gây mất an toàn (sản phẩm, hàng hóa nhóm 1) và sản phẩm, hàng hóa có khả năng gây mất an toàn (sản phẩm, hàng hóa nhóm 2); đề nghị cơ quan chủ trì soạn thảo bổ sung nội dung này.

Các đại biểu cơ bản nhất trí với sự cần thiết sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hóa và đề nghị, cơ quan chủ trì soạn thảo tiếp tục rà soát, thể chế hóa đầy đủ các chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước nhất là Chỉ thị số 38-CT/TW ngày 30.7.2024, Nghị quyết 57-NQ/TW và Nghị quyết số 193/2025/QH15 trong dự thảo Luật; kiến nghị sửa đổi các quy định trong các Luật khác có liên quan.

Trong đó, nghiên cứu quy định rõ một số nội dung thể chế hóa quan điểm chỉ đạo tại Nghị quyết 57-NQ/TW về phát triển hạ tầng, nhất là hạ tầng số, công nghệ số trên nguyên tắc hiện đại, đồng bộ, an ninh, an toàn, hiệu quả và tránh lãng phí và quản lý nhà nước từ Trung ương đến địa phương trên môi trường số, kết nối và vận hành thông suốt giữa các cơ quan trong hệ thống chính trị.

Đóng góp ý kiến tại phiên họp, Ủy viên là ĐBQH chuyên trách hoạt động tại Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường Trần Văn Khải nhận thấy, bên cạnh nhiều quan điểm, chủ trương quan trọng của Đảng đã được cụ thể hóa trong dự thảo Luật, vẫn còn một số chủ trương chưa được phản ánh hoặc chưa thể hiện triệt để trong dự thảo Luật. Ví dụ như nguyên tắc quản lý rủi ro; bảo đảm an ninh, an toàn thông tin trong chuyển đổi số; xóa bỏ rào cản bất hợp lý, đơn giản hóa thủ tục; phạm vi điều chỉnh đối với “dịch vụ”…

04.jpg
Ủy viên là ĐBQH chuyên trách hoạt động tại Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường Trần Văn Khải phát biểu

Do đó, đại biểu Trần Văn Khải đề nghị, cơ quan chủ trì soạn thảo tiếp tục rà soát, thể chế hóa đầy đủ các chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước liên quan đến chất lượng sản phẩm, hàng hóa.

Góp ý về phạm vi điều chỉnh, đối tượng áp dụng, Ủy viên là ĐBQH chuyên trách hoạt động tại Ủy ban Pháp luật và Tư pháp Đồng Ngọc Ba đề nghị, cơ quan chủ trì soạn thảo tiếp tục rà soát, xác định rõ mối quan hệ giữa dự thảo Luật này với các quy định pháp luật hiện hành liên quan đến chất lượng sản phẩm, hàng hóa, nhằm bảo đảm sự mạch lạc trong phạm vi điều chỉnh của dự thảo Luật.

Phó Chủ nhiệm Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường Tạ Đình Thi đề nghị, cơ quan chủ trì soạn thảo làm rõ các vướng mắc, khó khăn của Luật hiện hành, từ đó xác định rõ hơn phạm vi sửa đổi, bổ sung lần này.

Về quyền, nghĩa vụ của tổ chức cá nhân đối với chất lượng sản phẩm, hàng hóa, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Tạ Đình Thi đề nghị, cần rà soát các quy định pháp luật, trong đó, cách tiếp cận cần bảo đảm giảm bớt trách nhiệm của cơ quan quản lý nhà nước, chuyển từ tiền kiểm sang hậu kiểm, nâng cao trách nhiệm của doanh nghiệp, nhà sản xuất.

05.jpg
Thứ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ Lê Xuân Định phát biểu

Tại Phiên họp, các đại biểu cũng góp ý với quy định về xác định sản phẩm, hàng hóa nhóm 2; việc kiểm soát, quản lý chất lượng sản phẩm, hàng hóa được kinh doanh trên các sàn thương mại điện tử; thể chế hóa quan điểm về phát triển hạ tầng chất lượng quốc gia và ứng dụng khoa học, công nghệ, chuyển đổi số trong quản lý chất lượng sản phẩm, hàng hóa...

Kết luận phiên họp, Chủ nhiệm Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường Lê Quang Huy đánh giá cao các ý kiến tâm huyết, sâu sắc đóng góp cho dự thảo Luật; cho biết, Thường trực Ủy ban sẽ nghiên cứu, tổng hợp, tiếp thu tối đa vào dự thảo báo cáo thẩm tra dự án Luật. Chủ nhiệm Ủy ban Lê Quang Huy cũng nêu rõ, dự án Luật bảo đảm đủ điều kiện trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến tại phiên họp sắp tới.

Thời sự Quốc hội

Quang cảnh cuộc làm việc
Chính trị

Đoàn công tác của Ủy ban Văn hóa và Xã hội làm việc với Sở Y tế tỉnh Vĩnh Long

Ngày 27.3, Đoàn công tác của Ủy ban Văn hóa và Xã hội do Phó Chủ nhiệm Ủy ban Nguyễn Hoàng Mai làm trưởng đoàn đã làm việc với Sở Y tế tỉnh Vĩnh Long về kết quả thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp về y tế cơ sở, y tế dự phòng quy định Nghị quyết số 99/2023/QH15 ngày 24.6.2023 của Quốc hội.

Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Thanh phát biểu tại hội thảo
Thời sự Quốc hội

Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Thanh chủ trì Hội thảo tham vấn ý kiến về dự thảo Luật Việc làm (sửa đổi)

Sáng 28.3, tại TP. Hồ Chí Minh, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Thanh dự và chỉ đạo tại Hội thảo tham vấn ý kiến về dự thảo Luật Việc làm (sửa đổi) do Ủy ban Văn hoá và Xã hội tổ chức. Ủy viên Trung ương Đảng, Chủ nhiệm Ủy ban Văn hoá và Xã hội Nguyễn Đắc Vinh; Phó Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa và Xã hội Đặng Thuần Phong đồng chủ trì.

Phó Chủ tịch Quốc hội Trần Quang Phương phát biểu tại cuộc làm việc - Ảnh H.Ngọc
Thời sự Quốc hội

Phó Chủ tịch Quốc hội, Thượng tướng Trần Quang Phương: Sửa đổi toàn diện Luật Hoạt động giám sát của Quốc hội và HĐND

Phát biểu tại cuộc làm việc với các cơ quan hữu quan của Quốc hội về việc sửa đổi Luật Hoạt động giám sát của Quốc hội và HĐND sáng nay, 28.3, Phó Chủ tịch Quốc hội, Thượng tướng Trần Quang Phương đề nghị, về phạm vi điều chỉnh, các ý kiến thống nhất cao là sửa đổi toàn diện với tên gọi Luật Hoạt động giám sát của Quốc hội và HĐND (sửa đổi). Trên cơ sở hồ sơ đã có với tư duy mới và cách làm mới, các cơ quan tiếp tục nghiên cứu, sửa đổi Luật hiện hành.

toàn cảnh cuộc làm việc - Ảnh H.Ngọc
Thời sự Quốc hội

Phó Chủ tịch Quốc hội, Thượng tướng Trần Quang Phương chủ trì làm việc về sửa đổi Luật Hoạt động giám sát của Quốc hội và Hội đồng Nhân dân

Sáng 28.3, tại Nhà Quốc hội, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Chủ tịch Quốc hội, Thượng tướng Trần Quang Phương đã chủ trì cuộc làm việc với các cơ quan hữu quan của Quốc hội về việc triển khai các nội dung liên quan đến sửa đổi Luật Hoạt động giám sát của Quốc hội và Hội đồng Nhân dân.

Đoàn giám sát của Ủy ban Thường vụ Quốc hội làm việc với Trường Đại học Luật TP. Hồ Chí Minh
Chính trị

Đoàn giám sát của Ủy ban Thường vụ Quốc hội làm việc với Trường Đại học Luật TP. Hồ Chí Minh

Chiều 27.3, Đoàn giám sát của Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã làm việc với Trường Đại học Luật TP. Hồ Chí Minh về thực hiện chính sách, pháp luật về phát triển và sử dụng nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội, nhất là nguồn nhân lực chất lượng cao, giai đoạn 2021 - 2024. Phó Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa và Xã hội Đinh Công Sỹ chủ trì cuộc làm việc.

Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Thanh phát biểu tại tọa đàm
Chính trị

Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Thanh chủ trì Tọa đàm tham vấn chuyên gia về dự thảo Luật Nhà giáo

Ngày 27.3, tại TP. Hồ Chí Minh, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Thanh đã chủ trì Tọa đàm tham vấn chuyên gia về dự thảo Luật Nhà giáo do Ủy ban Văn hóa và Xã hội tổ chức. Ủy viên Trung ương Đảng, Chủ nhiệm Ủy ban Văn hoá và Xã hội Nguyễn Đắc Vinh đồng chủ trì.

Đoàn giám sát của Ủy ban Thường vụ Quốc hội làm việc với Sở Giáo dục và Đào tạo TP. Hồ Chí Minh
Chính trị

Đoàn giám sát của Ủy ban Thường vụ Quốc hội làm việc với Sở Giáo dục và Đào tạo TP. Hồ Chí Minh

Sáng 27.3, Đoàn Giám sát của Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã làm việc với Sở Giáo dục và Đào tạo TP. Hồ Chí Minh về việc thực hiện chính sách, pháp luật về phát triển, sử dụng nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội, nhất là nguồn nhân lực chất lượng cao.

Đoàn giám sát của Ủy ban Thường vụ Quốc hội làm việc với Trường Đại học Bách khoa TP. Hồ Chí Minh
Chính trị

Đoàn giám sát của Ủy ban Thường vụ Quốc hội làm việc với Trường Đại học Bách khoa TP. Hồ Chí Minh

Sáng 27.3, tại TP. Hồ Chí Minh, Đoàn giám sát của Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã làm việc với Trường Đại học Bách khoa, Đại học Quốc gia TP. Hồ Chí Minh về việc thực hiện chính sách, pháp luật về phát triển và sử dụng nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội, nhất là nguồn nhân lực chất lượng cao, giai đoạn 2021 - 2024.

Thường trực Ủy ban Kinh tế họp mở rộng thẩm tra dự án Luật Phá sản (sửa đổi)
Chính trị

Gỡ điểm nghẽn trong thực hiện phá sản

Sáng 27.3, tại Nhà Quốc hội, dưới sự chủ trì của Ủy viên Trung ương Đảng, Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế và Tài chính Phan Văn Mãi, Thường trực Ủy ban Kinh tế và Tài chính họp mở rộng thẩm tra dự án Luật Phá sản (sửa đổi).

Đoàn công tác của Ủy ban Kinh tế và Tài chính làm việc với UBND tỉnh Đồng Nai
Thời sự Quốc hội

Ủy ban Kinh tế và Tài chính làm việc tại Đồng Nai

Chiều 26.3, Đoàn công tác của Ủy ban Kinh tế và Tài chính do Phó Chủ nhiệm Ủy ban Đoàn Thị Thanh Mai làm Trưởng đoàn đã có cuộc làm việc với UBND tỉnh Đồng Nai về kết quả thực hiện quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất; tình hình triển khai ban hành các văn bản thi hành Luật Đất đai năm 2024.

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn hội kiến Thủ tướng Cộng hòa Singapore Lawrence Wong
Thời sự Quốc hội

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn: Tạo môi trường pháp lý thuận lợi, thúc đẩy hợp tác Việt Nam - Singapore

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn khẳng định, Quốc hội Việt Nam sẽ tiếp tục hoàn thiện hệ thống pháp luật, tạo môi trường pháp lý cho hợp tác giữa Việt Nam và Singapore, tạo điều kiện thúc đẩy kết nối, hợp tác kinh tế, thương mại và đầu tư giữa hai nước.

Phó Chủ tịch Quốc hội Lê Minh Hoan
Thời sự Quốc hội

Không vì lợi nhuận riêng của doanh nghiệp để đánh đổi chất lượng sản phẩm

Cho ý kiến về dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hóa tại phiên họp sáng nay, 26.3, có ý kiến cho rằng, hàng hóa muốn lưu hành trên đất nước ta phải bảo đảm hợp quy, hợp chuẩn. Nhà nước kiểm tra, nếu làm không đúng hoặc làm thấp hơn thì sẽ có chế tài xử phạt. Đây là câu chuyện mặc định, doanh nghiệp phải tự chịu trách nhiệm.