Thẩm tra sơ bộ dự án Luật Nhà giáo

Chiều tối 17.9, tại Nhà Quốc hội, Thường trực Ủy ban Văn hóa, Giáo dục tổ chức họp mở rộng thẩm tra sơ bộ dự án Luật Nhà giáo. Ủy viên Trung ương Đảng, Chủ nhiệm Ủy ban Nguyễn Đắc Vinh chủ trì phiên họp.

Luật Nhà giáo được xây dựng nhằm thể chế hóa đầy đủ, kịp thời đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước về nhà giáo; hoàn thiện khuôn khổ pháp lý đồng bộ, thống nhất, toàn diện nhằm tạo cơ sở pháp lý để thực hiện mục tiêu trọng tâm, xuyên suốt là xây dựng, phát triển đội ngũ nhà giáo đủ về số lượng, tốt về chất lượng; tôn vinh nhà giáo và tạo động lực cho người dạy, học, tạo điều kiện để nhà giáo yên tâm công tác, yêu nghề, tâm huyết và trách nhiệm với nghề…

z5840727113164_d2e4fbdf35bcc1c7436622f45e8ffd1e.jpg
Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục Nguyễn Đắc Vinh phát biểu tại phiên họp

Dự thảo Luật Nhà giáo gồm 9 chương, 71 điều, cụ thể hóa 5 chính sách trong đề nghị xây dựng Luật đã được Chính phủ thông qua tại Nghị quyết số 95/NQ-CP ngày 07/7/2023 của Chính phủ, bao gồm: định danh nhà giáo; tiêu chuẩn và chức danh nhà giáo; tuyển dụng, sử dụng và chế độ làm việc của nhà giáo; đào tạo, bồi dưỡng, đãi ngộ và tôn vinh nhà giáo; quản lý nhà nước về nhà giáo

So với quy định hiện hành tại các luật liên quan như Luật Viên chức, Luật Giáo dục, Luật Giáo dục đại học, Luật Giáo dục nghề nghiệp, dự thảo Luật Nhà giáo có một số điểm mới. Trong đó, định danh nhà giáo một cách khoa học, thể hiện tính chuyên nghiệp của nghề dạy học: “Nhà giáo là là người làm nhiệm vụ giảng dạy, giáo dục trong cơ sở giáo dục” (Điều 3); làm rõ đặc điểm hoạt động nghề nghiệp của nhà giáo với tính chất là hoạt động đặc thù so với các ngành, nghề khác; quy định đầy đủ về quyền và nghĩa vụ của nhà giáo…

z5840856906108_42eb1051a78faa626d84a258d1aa25ee.jpg
Thứ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Phạm Ngọc Thưởng cho biết, quá trình xây dựng Luật Nhà giáo được thực hiện thận trọng, kỹ lưỡng, cầu thị, khoa học, tiếp thị tối đa những cái đã nghiên cứu kỹ

Đối tượng, phạm vi áp dụng của Luật Nhà giáo là nhà giáo trong các cơ sở giáo dục thuộc hệ thống giáo dục quốc dân, bao gồm cả nhà giáo trong các cơ sở giáo dục công lập, nhà giáo trong các cơ sở giáo dục ngoài công lập và nhà giáo là người nước ngoài.

Thường trực Ủy ban Văn hóa, Giáo dục tán thành sự cần thiết xây dựng dự án Luật Nhà giáo với những lý do được nêu tại Tờ trình số 406/TTr-CP ngày 6.9.2024 của Chính phủ. Việc ban hành Luật Nhà giáo nhằm thể chế hóa các quan điểm, chủ trương của Đảng, khắc phục những vướng mắc, bất cập trong thực tiễn, tạo môi trường pháp lý thuận lợi cho xây dựng và phát triển đội ngũ nhà giáo. Đây là lực lượng đông đảo, có vai trò quan trọng trong việc bảo đảm chất lượng giáo dục, phát triển nguồn nhân lực cho đất nước.

Thường trực Ủy ban Văn hóa, Giáo dục đánh giá, về cơ bản, hồ sơ dự án Luật Nhà giáo đáp ứng đủ điều kiện để trình Quốc hội xem xét, cho ý kiến

Thường trực Ủy ban Văn hóa, Giáo dục đánh giá, về cơ bản, hồ sơ dự án Luật Nhà giáo đáp ứng đủ điều kiện để trình Quốc hội xem xét, cho ý kiến

Thường trực Ủy ban cũng cơ bản nhất trí về đối tượng áp dụng cho nhà giáo công lập và ngoài công lập, tuy nhiên, các quy định điều chỉnh đối với nhà giáo ngoài công lập hiện chưa rõ; dự thảo Luật áp dụng đối với nhà giáo “trong các cơ sở giáo dục của hệ thống giáo dục quốc dân” (khoản 1, Điều 2) là rất rộng.

Về cơ bản, hồ sơ dự án Luật Nhà giáo được chuẩn bị công phu, bảo đảm đầy đủ các tài liệu theo quy định của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật, đáp ứng đủ điều kiện để trình Quốc hội xem xét, cho ý kiến.

Để tiếp tục hoàn thiện dự thảo Luật, Thường trực Ủy ban Văn hóa, Giáo dục đề nghị cơ quan chủ trì soạn thảo làm rõ những chính sách nâng lên từ quy định của văn bản dưới luật; những chính sách quy định lại từ các luật chuyên ngành hiện hành; những chính sách mới của dự thảo Luật. Đặc biệt, cần đánh giá đầy đủ nguồn kinh phí dự kiến thực hiện các chính sách mới để có đủ cơ sở cho cơ quan có thẩm quyền xem xét, quyết định…

Ủy viên chuyên trách Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường Vương Quốc Thắng góp ý vào dự thảo Luật

Ủy viên chuyên trách Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường Vương Quốc Thắng góp ý vào dự thảo Luật

Góp ý tại phiên họp, các đại biểu đánh giá cao ban soạn thảo dự án Luật Nhà giáo khi hồ sơ chuẩn bị dày dặn, kỳ công; có tổng kết, đánh giá các nhóm chính sách. Tuy nhiên, cần tiếp tục rà soát để bảo đảm tính đồng bộ, thống nhất với các quy định pháp luật liên quan, tránh xung đột pháp luật. Nhiều nội dung cần nghiên cứu quy định cụ thể hơn để bảo đảm tính khả thi...

Nhấn mạnh đây là dự án Luật mới và rất khó, đối tượng áp dụng rộng, tác động lớn, Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục Nguyễn Đắc Vinh đề nghị ban soạn thảo hết sức thận trọng và cầu thị, lắng nghe tối đa và tiếp thu một cách khoa học để có dự thảo Luật chất lượng tốt nhất, khi được Quốc hội thông qua sẽ đem lại tác động tích cực trong thực tiễn. “Nghiên cứu thật kỹ, cái gì đã chắc chắn thì tiếp thu đưa vào luật. Vì đây là luật mới nên kinh nghiệm quốc tế vô cùng quan trọng”, Chủ nhiệm Nguyễn Đắc Vinh lưu ý.

Thời sự Quốc hội

Các đại biểu dự buổi lễ
Chính trị

Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải dự Lễ trao giải thưởng Phụ nữ Việt Nam năm 2024

Sáng 12.10, tại Hà Nội, Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam tổ chức Lễ trao Giải thưởng Phụ nữ Việt Nam và Chuỗi sự kiện Chung kết Toàn quốc Cuộc thi “Phụ nữ khởi nghiệp sáng tạo và chuyển đổi xanh” năm 2024. Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải dự và phát biểu tại buổi lễ.

Bản tin Thời sự Quốc hội ngày 11.10.2024
Bản tin

Bản tin Thời sự Quốc hội ngày 11.10.2024

Bản tin Thời sự Quốc hội ngày 11.10.2024 của Báo Đại biểu Nhân dân gồm các nội dung: Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định chủ trì họp rà soát công tác chuẩn bị Kỳ họp thứ Tám, chủ trì phiên họp thứ 12 của Hội đồng Khoa học của Ủy ban Thường vụ Quốc hội; Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Thanh trao quà hỗ trợ tại Lào Cai; Tổng Thư ký Quốc hội, Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội Bùi Văn Cường trao quyết định bổ nhiệm cán bộ; Ủy ban Văn hóa, Giáo dục đã tổ chức Tọa đàm lấy ý kiến sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quảng cáo; Chủ nhiệm Ủy ban Đối ngoại Vũ Hải Hà tiếp Tổng Thư ký Liên minh Nghị sĩ hữu nghị Nhật - Việt.

Ông Hà Sỹ Huân giữ chức vụ Phó Trưởng Đoàn đại biểu Quốc hội chuyên trách Khóa XV, nhiệm kỳ 2021 - 2026 tỉnh Bắc Kạn
Thời sự Quốc hội

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn ký ban hành 2 Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đã ký ban hành Nghị quyết số 1218/NQ-UBTVQH15 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về việc phê chuẩn thôi giữ chức vụ Phó Trưởng Đoàn đại biểu Quốc hội chuyên trách Khóa XV tỉnh Bắc Kạn và Nghị quyết số 1219/NQ-UBTVQH15 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội phê chuẩn kết quả bầu Phó Trưởng Đoàn đại biểu Quốc hội chuyên trách Khóa XV tỉnh Bắc Kạn.

Phó Chủ tịch Quốc hội, Thượng tướng Trần Quang Phương thăm, làm việc tại Công ty Unitel, Lào
Thời sự Quốc hội

Phó Chủ tịch Quốc hội, Thượng tướng Trần Quang Phương thăm, làm việc tại Công ty Unitel, Lào

Trong khuôn khổ chuyến công tác và làm việc của Đoàn đại biểu Quốc hội Việt Nam tại CHDCND Lào, sáng 10.10, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Chủ tịch Quốc hội, Thượng tướng Trần Quang Phương đã đến thăm, làm việc với Công ty Unitel - công ty liên doanh của Tập đoàn Viễn thông Quân đội (Viettel) tại Lào.

Phó Chủ tịch Quốc hội, Thượng tướng Trần Quang Phương thăm Trường Văn hóa Dân tộc Quân đội nhân dân Lào
Thời sự Quốc hội

Phó Chủ tịch Quốc hội, Thượng tướng Trần Quang Phương thăm Trường Văn hóa Dân tộc Quân đội nhân dân Lào

Nhân dịp tham dự Cuộc gặp giữa các nhà Lãnh đạo ASEAN - AIPA lần thứ 13 trong khuôn khổ Hội nghị cấp cao ASEAN lần thứ 44 và 45 tại CHDCND Lào, sáng 10.10, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Chủ tịch Quốc hội, Thượng tướng Trần Quang Phương dẫn đầu Đoàn đại biểu Quốc hội Việt Nam đã tới thăm Trường Văn hóa Dân tộc Quân đội nhân dân Lào.

Tháo gỡ ngay vướng mắc về thể chế trong lĩnh vực tài chính, ngân sách
Chính trị

Tháo gỡ ngay vướng mắc về thể chế trong lĩnh vực tài chính, ngân sách

Cho ý kiến vào dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Chứng khoán; Luật Kế toán; Luật Kiểm toán độc lập; Luật Ngân sách nhà nước; Luật Quản lý, sử dụng tài sản công; Luật Quản lý thuế; Luật Dự trữ quốc gia, các Ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội nhấn mạnh, dự thảo Luật cần tập trung tháo gỡ ngay các khó khăn, vướng mắc về thể chế trong lĩnh vực tài chính, ngân sách, nhằm cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, thu hút tối đa nguồn lực của nhà nước và ngoài nhà nước để thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội đất nước.

Quang cảnh cuộc làm việc
Thời sự Quốc hội

Ủy ban Văn hóa, Giáo dục làm việc với UBND TP. Hồ Chí Minh về sửa đổi Luật Quảng cáo

Sáng 10.10, Đoàn khảo sát của Ủy ban Văn hóa, Giáo dục do Phó Chủ nhiệm Ủy ban Triệu Thế Hùng làm Trưởng đoàn đã làm việc với UBND TP. Hồ Chí Minh về thực hiện chính sách, pháp luật về quảng cáo trên địa bàn, phục vụ thẩm tra dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quảng cáo.

Tập trung tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh
Chính trị

Tập trung tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh

Sáng 10.10, tiếp tục chương trình Phiên họp thứ 38, dưới sự điều hành của Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã cho ý kiến về dự án luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quy hoạch, Luật Đầu tư, Luật Đầu tư theo phương thức đối tác công tư và Luật Đấu thầu.

Lãnh đạo Đảng, Nhà nước vào Lăng viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh nhân kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô
Thời sự Quốc hội

Lãnh đạo Đảng, Nhà nước vào Lăng viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh nhân kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô

* Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn tham dự

Kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô (10.10.1954 - 10.10.2024), sáng 10.10, Đoàn đại biểu Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Chủ tịch nước, Quốc hội, Chính phủ, Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam đã đặt vòng hoa, vào Lăng viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh.