Tham gia bảo hiểm hưu trí bổ sung để tăng thêm thu nhập khi nghỉ hưu

Trao đổi bên lề Hội thảo Công bố ấn phẩm về dự báo cân đối quỹ bảo hiểm xã hội và các khuyến nghị pháp lý diễn ra mới đây, PHÓ CHỦ NHIỆM (PCN) ỦY BAN VỀ CÁC VẤN ĐỀ XÃ HỘI BÙI SỸ LỢI cho biết, chính sách bảo hiểm hưu trí bổ sung là chính sách bảo hiểm xã hội tự nguyện nhằm bổ sung cho chính sách bảo hiểm xã hội bắt buộc. Như vậy, ngoài việc tham gia bảo hiểm bắt buộc và bảo hiểm tự nguyện thì người lao động còn có thể tham gia bảo hiểm hưu trí bổ sung để tăng thêm thu nhập, cải thiện cuộc sống khi nghỉ hưu.

- Thưa Phó chủ nhiệm, được biết tới đây Bộ LĐ, TB và XH sẽ thực hiện thí điểm chính sách bảo hiểm hưu trí bổ sung đối với một số tập đoàn, doanh nghiệp. Phó chủ nhiệm đánh giá như thế nào về lợi ích của quỹ hưu trí này?

PCN Bùi Sỹ Lợi: Chính sách bảo hiểm xã hội của nước ta hiện nay gồm hai loại hình là bảo hiểm bắt buộc và bảo hiểm tự nguyện. Trong đó, bảo hiểm xã hội tự nguyện đang được tiến hành mở rộng nhằm tăng nhanh diện bao phủ đối tượng tham gia để thực hiện mục tiêu về an sinh xã hội trong tương lai.

Hiện nay, song song với việc xử lý vấn đề lương hưu là xử lý vấn đề trợ cấp xã hội cho những người từ 80 tuổi trở lên, nhằm bảo đảm đời sống, bảo đảm an sinh xã hội cho những người già. Tuy nhiên, nếu chỉ thực hiện bảo hiểm xã hội bắt buộc và bảo hiểm xã hội tự nguyện thì chỉ mới bảo đảm được sự công bằng, tức là mức sống trung bình. Do vậy, bổ sung thêm hình thức bảo hiểm hưu trí bổ sung là nhằm cải thiện đời sống và thu nhập cho người nghỉ hưu.

Chính sách bảo hiểm hưu trí bổ sung là chính sách bảo hiểm xã hội tự nguyện nhằm bổ sung cho chính sách bảo hiểm xã hội bắt buộc, có cơ chế tạo lập quỹ từ sự đóng góp của người lao động và doanh nghiệp dưới hình thức tài khoản cá nhân. Như vậy, ngoài việc tham gia bảo hiểm bắt buộc và bảo hiểm tự nguyện thì người lao động còn có thể tham gia bảo hiểm hưu trí bổ sung để tăng thêm thu nhập, cải thiện cuộc sống khi nghỉ hưu.

- Theo như Phó chủ nhiệm nói thì bảo hiểm hưu trí bổ sung là hình thức bảo hiểm xã hội tự nguyện. Vậy, có vấn đề gì không khi thực hiện cùng lúc với bảo hiểm bắt buộc, thưa Phó chủ nhiệm?

PCN Bùi Sỹ Lợi: Hiện nay có rất nhiều loại bảo hiểm như bảo hiểm thân thể, bảo hiểm Prudential, bảo hiểm thương mại… vì vậy, theo tôi không có vấn đề gì khi thực hiện cùng lúc hai loại hình này, bởi đây là vấn đề tự nguyện. Quan trọng là làm sao để bảo đảm được sự bền vững, có được chính sách quản lý, bảo lãnh, cơ chế pháp lý để xử lý khi có tranh chấp xảy ra. Có như vậy, bản thân người tham gia bảo hiểm mới yên tâm và có trách nhiệm bảo tồn nguồn quỹ. Bởi hiện nay người dân vẫn chưa tin loại hình bảo hiểm này sẽ bền vững nếu như Nhà nước không phải là cơ quan đứng ra bảo lãnh. Vì vậy, cần thiết phải tiến hành thí điểm, tổng kết và khi đủ căn cứ pháp lý thì tiến hành luật hóa. Như vậy chính sách sẽ đi vào cuộc sống tốt hơn và bảo đảm sự đồng thuận, bảo đảm quyền và lợi ích cho người tham gia.

- Vậy để thực hiện hình thức bảo hiểm hưu trí bổ sung cần những gì, thưa Phó chủ nhiệm?

PCN Bùi Sỹ Lợi:Bảo hiểm hưu trí bổ sung là một hình thức đã được nhiều nước trên thế giới thực hiện. Đối với nước ta, để thực hiện hình thức này, theo tôi cần nghiên cứu, xem xét để thí điểm, từ đó tiến hành luật hóa để các cơ quan doanh nghiệp, người lao động có thể tham gia. Tôi cho rằng, thực hiện chính sách an sinh xã hội là thực hiện cả công bằng theo chiều ngang và công bằng theo chiều dọc. Trong đó, công bằng theo chiều ngang tức là bảo đảm đời sống tối thiểu cho người về hưu, với việc xây dựng một mức sàn đủ sống cho người nghỉ hưu, để làm sao không có đối tượng thấp hơn mức sàn này. Nhưng nếu như vậy mà vẫn không cải thiện được đời sống cho người nghỉ hưu thì cần phải thực hiện cả công bằng theo chiều dọc. Tức là đóng bảo hiểm xã hội càng cao thì hưởng càng lớn.

Muốn thực hiện được điều này thì có hai con đường, một là những người đang tham gia đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc và bảo hiểm xã hội tự nguyện phải đóng cao lên mới được hưởng cao hơn. Hai là tham gia thêm hình thức bảo hiểm xã hội bổ sung, để khi nghỉ hưu có mức thu nhập cao hơn, bảo đảm cải thiện đời sống. Đây là định hướng tốt, một cách thức để làm cho xã hội tiến bộ hơn, làm cho chính sách an sinh xã hội tốt hơn.

-  Theo Phó chủ nhiệm, cần phải thực hiện những giải pháp gì để có thể cân đối quỹ bảo hiểm xã hội, trước nguy cơ “vỡ” quỹ như cảnh báo của Tổ chức Lao động Quốc tế?

PCN Bùi Sỹ Lợi: Vấn đề về quỹ bảo hiểm xã hội của nước ta đã được cảnh báo từ trước. Bởi theo Luật Lao động hiện hành thì tuổi nghỉ hưu là nam 60 tuổi và nữ 55 tuổi, nhưng hiện tại độ tuổi nghỉ hưu trung bình của nước ta chỉ có 53,4 tuổi. Tuổi nghỉ hưu thấp, mức đóng bảo hiểm thấp nhưng hưởng nhiều và tuổi thọ ngày càng tăng, đóng có hạn mà hưởng vô hạn thì làm sao cân bằng được quỹ?

Với mục tiêu thực hiện chính sách an sinh xã hội và bảo đảm độ bao phủ của chính sách, để giữ được cân đối quỹ bảo hiểm xã hội, theo tôi có hai giải pháp cần thực hiện. Một là theo lộ trình nâng tuổi nghỉ hưu lên để có thể đóng góp nhiều hơn và hưởng cao hơn. Hai là cân bằng mức đóng, mức hưởng để bảo tồn quỹ, dứt khoát không có chuyện đóng ít hưởng nhiều. Đây là con đường duy nhất để cải cách chính sách bảo hiểm xã hội. 

- Xin cám ơn Phó chủ nhiệm!

Xã hội

Bảo hiểm Agribank – Lá chắn tài chính trước thiên tai
Đời sống

Bảo hiểm Agribank – Lá chắn tài chính trước thiên tai

Thiên tai luôn là nỗi ám ảnh đối với người dân Việt Nam, nhất là những người sống dựa vào sản xuất nông nghiệp. Bão số 3 (Yagi) đã gây thiệt hại nặng nề về người và tài sản tại nhiều tỉnh, thành phía Bắc. Sau khi bão qua đi, hoàn lưu bão đã và đang tiếp tục gây ra mưa lớn, lũ quét và sạt lở ở các tỉnh miền núi phía Bắc khiến mức độ thiệt hại càng trở nên nghiêm trọng. Tuy nhiên, trong những tình huống khó khăn như vậy, bảo hiểm nói chung, Bảo hiểm Agribank nói riêng đã và đang phát huy vai trò là tấm lá chắn tài chính giúp người dân vượt qua khó khăn.

Ngân hàng Chính sách xã hội tạm dừng thu lãi hộ vay bị thiệt hại do bão
Đời sống

Ngân hàng Chính sách xã hội tạm dừng thu lãi hộ vay bị thiệt hại do bão

Ngày 19.9, Phó Tổng Giám đốc Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) Huỳnh Văn Thuận cho biết sẽ tạm dừng thu lãi đối với hộ vay bị ảnh hưởng bởi cơn bão số 3 và mưa lũ sau bão đến hết ngày 31.12.2024. Đồng thời, NHCSXH sẽ xây dựng phương án bổ sung chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng năm 2024 và đề xuất Chính phủ bổ sung 4.900 tỷ đồng tín dụng chính sách.

Agribank chi nhánh tỉnh Tiền Giang ủng hộ hơn 520 triệu đồng khắc phục thiệt hại bão số 3
Đời sống

Agribank chi nhánh tỉnh Tiền Giang ủng hộ hơn 520 triệu đồng khắc phục thiệt hại bão số 3

Bão Yagi (bão số 3) đã gây thiệt hại lớn về tính mạng, tài sản của Nhân dân và nhà nước. Với tinh thần “tương thân, tương ái”, “lá lành đùm lá rách”, tập thể cán bộ, đoàn viên Đoàn Thanh niên và người lao động Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (Agribank) chi nhánh tỉnh Tiền Giang đã tích cực ủng hộ, hỗ trợ Nhân dân khắc phục hậu quả bão, lũ.

Phát động cuộc thi trực tuyến tìm hiểu kiến thức về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả năm 2024
Đời sống

Phát động cuộc thi trực tuyến tìm hiểu kiến thức về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả năm 2024

Ngày 18.9, tại thành phố Đà Nẵng, Vụ Tiết kiệm năng lượng và Phát triển bền vững (Bộ Công Thương) phối hợp với Tập đoàn Điện lực Việt Nam và Daikin Việt Nam đã tổ chức Lễ phát động cuộc thi trực tuyến “Tìm hiểu kiến thức về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả năm 2024”.