Thái Nguyên, Tuyên Quang giới thiệu nhiều sản vật địa phương tại Liên hoan Ẩm thực quốc tế 2024

Liên hoan Ẩm thực quốc tế lần thứ 12 - năm 2024 với chủ đề “Gastronomy of Unity - Ẩm thực kết nối”, có quy mô hơn 130 gian hàng và sự góp mặt của 40 Đại sứ quán cùng các tổ chức quốc tế; các Sở Ngoại vụ địa phương, các doanh nghiệp trong nước...

Đến với Liên hoan Ẩm thực quốc tế năm 2024 tỉnh Thái Nguyên và Tuyên Quang đã mang đến nhiều sản vật địa phương tiêu biểu để giới thiệu với bạn bè quốc tế góp phần tạo nên nét đặc sắc của điểm đến cũng như dấu ấn trong hành trình trải nghiệm du lịch của du khách.

thai-nguyen-va-tuyen-quang-chinh-phuc-ban-be-bon-phuong-tai-lien-hoan-am-thuc-quoc-te-2024-20241208193047.jpg
Sở Ngoại vụ Thái Nguyên giới thiệu nhiều đặc sản của địa phương tại sự kiện

Phó Giám đốc Sở Ngoại vụ Thái Nguyên Nguyễn Mỹ Linh chia sẻ, “xứ trà” có nhiều sản phẩm OCOP và các sản phẩm nông nghiệp tiêu biểu, đặc trưng; trong đó, có: bánh chưng Bờ Đậu - một thương hiệu nổi tiếng của tỉnh; sâm bố chính - được trồng trên vùng núi đá của Bản Tèn, Đồng Hỷ; đông trùng hạ thảo - sản phẩm đầu tiên của tỉnh đạt chuẩn OCOP; ngoài ra còn có các sản phẩm trà lạnh và trà nóng.

Phó Giám đốc Sở Ngoại vụ Thái Nguyên cho biết: tại Liên hoan Ẩm thực quốc tế 2024, địa phương còn tổ chức quảng diễn ẩm thực, giới thiệu một số món ăn đặc sắc từ trà như: món Panna Cotta trà xanh, tan biến hương trà và mỳ ngọc sốt sâm Cung Bảo. Đây là những sản phẩm OCOP và nông sản tiêu biểu của Thái Nguyên, được chọn lọc để quảng bá văn hóa và ẩm thực địa phương.

Liên hoan lần này không chỉ là cơ hội để giới thiệu sản phẩm đến bạn bè trong nước, mà còn tạo cầu nối với các đại sứ quán, các đơn vị thuộc Bộ Ngoại giao. Qua đó, Thái Nguyên mong muốn mở rộng thị trường, tìm kiếm các tiêu chuẩn phù hợp với thị hiếu từng quốc gia và thúc đẩy xuất khẩu không chỉ sản phẩm trà mà cả các nông sản khác của tỉnh nhà.

“Chúng tôi hy vọng, qua sản phẩm đặc trưng như bánh chưng Bờ Đậu - vốn gắn liền với sự tích bánh chưng bánh dày trong văn hóa Việt Nam, bạn bè quốc tế và cộng đồng trong nước sẽ biết đến và yêu thích hơn nữa các sản phẩm nổi tiếng của tỉnh. Thông qua văn hóa và ẩm thực, mọi người có thể gắn kết và thấu hiểu nhau hơn, đồng thời hỗ trợ các địa phương quảng bá hình ảnh, văn hóa và ẩm thực đến bạn bè trong nước và quốc tế”, bà Nguyễn Mỹ Linh cho biết.

Vào ngày 16.12 tới đây, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Thái Nguyên sẽ tổ chức Liên hoan ẩm thực “Trải nghiệm xứ Trà, đậm đà bản sắc” năm 2024. Qua đây, địa phương mong muốn khai thác, giới thiệu các món ăn truyền thống gắn với các sản phẩm chế biến từ cây chè Thái Nguyên, tạo sản phẩm ẩm thực đặc trưng, độc đáo của tỉnh; góp phần bảo tồn và phát huy những giá trị văn hóa ẩm thực truyền thống, làm phong phú sản phẩm du lịch để giới thiệu, quảng bá đến đông đảo du khách trong nước và quốc tế.

z6110017910700-97cc8fcba8039b22c65b5647799d74a9-120241208172738.jpg
Gian hàng của Sở Ngoại vụ Tuyên Quang tại Liên hoan Ẩm thực quốc tế 2024.

Giám đốc Sở Ngoại vụ Tuyên Quang Vũ Thị Minh Hạnh cho biết, từ năm 2014 đến nay, UBND tỉnh luôn đặc biệt quan tâm và chỉ đạo, tạo điều kiện để Sở Ngoại vụ, các cơ quan liên quan tham gia các hoạt động tại Liên hoan như: trưng bày, giới thiệu các sản phẩm ẩm thực tiêu biểu của tỉnh; giao lưu biểu diễn các tiết mục nghệ thuật dân tộc; tham gia ủng hộ quỹ từ thiện vì cộng đồng.

Các hoạt động không chỉ góp phần thúc đẩy giao lưu văn hóa, gắn kết nền ẩm thực đa quốc gia mà còn quảng bá đến nhân dân trong nước và bạn bè quốc tế về nét ẩm thực tiêu biểu của xứ Tuyên; kết nối, hỗ trợ doanh nghiệp, hợp tác xã, cơ sở sản xuất trong tỉnh với các đối tác nước ngoài, qua đó góp phần phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.

Với ý nghĩa đó, Sở Ngoại vụ Tuyên Quang luôn xác định tham gia Liên hoan Ẩm thực quốc tế hằng năm vừa là nhiệm vụ chính trị được UBND tỉnh giao, vừa là cơ hội tăng cường kết nối hợp tác, mở rộng giao lưu với các đại sứ quán, trung tâm văn hóa nước ngoài, các sở ngoại vụ, doanh nghiệp và các đơn vị thuộc Bộ Ngoại giao trong lĩnh vực ngoại giao văn hóa.

Năm nay, Sở Ngoại vụ Tuyên Quang mang đến cho du khách những trải nghiệm ẩm thực đặc trưng của 7 huyện, thành phố trên địa bàn tỉnh. Trong đó, có nhiều sản phẩm tiêu biểu, được người tiêu dùng đánh giá cao như: chè shan tuyết Hồng Thái (Na Hang), trà túi lọc đậu đen xanh lòng (Chiêm Hóa), cam sành Hàm Yên, các sản phẩm OCOP tiêu biểu xuất khẩu sang thị trường nước ngoài như: trà ổi, chuối sấy dẻo, trà túi lọc đậu đen xanh lòng, siro chanh, siro tắc, bưởi Soi Hà.

Bà Vũ Thị Minh Hạnh khẳng định, trong dòng chảy của văn hóa và lịch sử dân tộc, ẩm thực là một phần của giá trị văn hóa được đúc kết và gìn giữ qua thời gian, những món ăn bình dị mà Tuyên Quang giới thiệu tại Liên hoan Ẩm thực quốc tế năm nay như: cơm lam, bánh gai, xôi ngũ sắc, hay những sản phẩm nấm hương, mộc nhĩ rừng… đều gắn với đời sống thường ngày của người dân địa phương. Những giá trị ấy đã, đang và sẽ tiếp tục là một phần của văn hóa và lịch sử dân tộc, góp phần xây dựng một Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc.

Trên đường phát triển

Bà con được hưởng lợi từ các công trình
Trên đường phát triển

Bà con được hưởng lợi từ các công trình

Thời gian qua, từ Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021 - 2030, giai đoạn 1 từ năm 2021 đến năm 2025 (gọi tắt là Chương trình 1719), tỉnh Nghệ An được hỗ trợ để xây dựng nhiều công trình nước sinh hoạt… Hiện, một số công trình đã hoàn thành và đưa vào sử dụng, đem lại nhiều lợi ích, niềm vui lớn cho bà con Nhân dân vùng cao.

Công nghiệp đóng vai trò rất lớn trong tăng trưởng kinh tế của Khánh Hòa. Ảnh: ĐÌNH LÂM
Địa phương

Đổi mới mô hình tăng trưởng trên nền tảng khoa học công nghệ, chuyển đổi số

Năm 2025 được xác định là năm tăng tốc, bứt phá phát triển kinh tế – xã hội, UBND tỉnh Khánh Hòa tập trung phấn đấu thực hiện hoàn thành các mục tiêu, chỉ tiêu phát triển kinh tế - xã hội 5 năm giai đoạn 2021-2025; tiếp tục giữ vững tăng trưởng kinh tế trên cơ sở đẩy mạnh cơ cấu lại các ngành kinh tế gắn với đổi mới mô hình tăng trưởng trên nền tảng của khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số, theo hướng đa dạng hóa, gia tăng giá trị và hiệu quả; phát triển kinh tế xanh, tuần hoàn…

Bí thư Tỉnh ủy Nghiêm Xuân Thành trao Bằng khen cho các tập thể có thành tích xuất sắc trong thực hiện Chỉ thị số 36 của Bộ Chính trị về tăng cường, nâng cao hiệu quả công tác phòng, chống và kiểm soát ma túy. Ảnh: THÀNH NGUYỄN
Địa phương

Hướng tới xây dựng tỉnh Khánh Hòa trở thành thành phố trực thuộc Trung ương

Toàn hệ thống chính trị tiếp tục phát huy truyền thống cách mạng; đoàn kết đồng lòng, khơi dậy khát vọng, hiện thực hóa mục tiêu “thập niên nâng tầm phát triển”, tăng trưởng kinh tế hai con số để hướng tới xây dựng tỉnh Khánh Hòa trở thành thành phố trực thuộc Trung ương; cực tăng trưởng của khu vực Nam Trung bộ Tây Nguyên và cả nước, nơi Nhân dân có mức sống cao, hiền hòa và hạnh phúc.

Năm 2024, Khánh Hòa đón 10,6 triệu lượt khách du lịch. Ảnh: Quốc Bảo
Địa phương

Du lịch Khánh Hòa tăng trưởng ấn tượng

Theo Báo cáo công tác chỉ đạo, điều hành của UBND tỉnh Khánh Hòa và tình hình thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội năm 2024, dự kiến kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2025, năm 2024, du lịch - ngành kinh tế trụ cột của Khánh Hòa tăng trưởng ấn tượng với 10,6 triệu lượt khách, doanh thu du lịch tăng 53,9% so với năm 2023; tỷ lệ giải ngân kế hoạch vốn đầu tư công dự kiến hết ngày 31.1.2025 ước đạt 95% so với kế hoạch vốn được UBND tỉnh giao thực tế…

Kinh nghiệm giảm nghèo của xã Bình Long, huyện Võ Nhai, tỉnh Thái Nguyên
Trên đường phát triển

Kinh nghiệm giảm nghèo của xã Bình Long, huyện Võ Nhai, tỉnh Thái Nguyên

Là một xã thuần nông của huyện vùng cao Võ Nhai, tỉnh Thái Nguyên, xã Bình Long đã gian nan về đích nông thôn mới (NTM) năm 2021. Sự nỗ lực tìm hướng đi mới trong sản xuất nông nghiệp, từng bước thay đổi phương thức sản xuất của người dân đồng thời tranh thủ nguồn lực từ các chính sách giảm nghèo dành cho vùng đồng bào dân tộc thiểu số đã giảm nhanh tỷ lệ hộ nghèo từ 60% vào năm 2016 hiện còn dưới 8,5%.

Doanh nghiệp chuyển đổi số để rút ngắn quy trình, thủ tục giải quyết công việc. Ảnh: ITN
Địa phương

Ngành Công Thương Hà Nội đẩy mạnh chuyển đổi số

Xác định chuyển đổi số là một trong những nhiệm vụ trọng tâm, Sở Công Thương Hà Nội đã và đang tập trung triển khai hiệu quả các giải pháp đẩy mạnh chuyển đổi số. Cụ thể, đẩy mạnh chuyển đổi số trong các hoạt động quản lý, điều hành sản xuất, kinh doanh, tạo môi trường chuyển đổi số toàn diện, hiệu quả.

Kết quả giám sát tình hình quản lý, sử dụng đất ở, đất sản xuất tại Đắk Lắk
Trên đường phát triển

Kết quả giám sát tình hình quản lý, sử dụng đất ở, đất sản xuất tại Đắk Lắk

HĐND tỉnh Đắk Lắk vừa có báo cáo kết quả giám sát tình hình quản lý, sử dụng đất ở, đất sản xuất do nhà nước giao (hoặc cấp) cho hộ đồng bào dân tộc thiểu số; việc thực hiện quy hoạch để hỗ trợ đất ở, nhà ở, đất sản xuất cho hộ đồng bào dân tộc thiểu số và các hộ nghèo theo chương trình mục tiêu quốc gia 1719.

Hòa Bình đẩy mạnh giải ngân kế hoạch đầu tư vốn ngân sách nhà nước năm 2024
Địa phương

Hòa Bình đẩy mạnh giải ngân kế hoạch đầu tư vốn ngân sách nhà nước năm 2024

Theo báo cáo của UBND tỉnh Hòa Bình, tính đến 31.10.2024, tỷ lệ giải ngân của toàn tỉnh đạt 54% kế hoạch vốn Thủ tướng Chính phủ và đạt 49% UBND tỉnh giao chi tiết đến từng dự án, tiến độ thực hiện và giải ngân vốn đầu tư công trong năm theo từng nguồn vốn, theo từng chương trình, dự án của một số ngành, địa phương còn thấp hơn so với trung bình của cả nước.

Khánh Hòa đạt tăng trưởng kinh tế đứng thứ 2 Vùng Bắc trung bộ và duyên hải miền Trung. Ảnh minh họa
Địa phương

Khánh Hòa tăng trưởng kinh tế đứng thứ 2 Vùng Bắc trung bộ và duyên hải miền Trung

Theo báo cáo của UBND tỉnh Khánh Hòa về tình hình thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội năm 2024, dự kiến kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2025: năm 2024, Nghị quyết số 115/NQ-HĐND ngày 8.12.2023 của HĐND tỉnh thông qua 22 chỉ tiêu, ước thực hiện cả năm có 15 chỉ tiêu vượt kế hoạch và có 7 chỉ tiêu đạt kế hoạch.

Cán bộ NHCSXH huyện Anh Sơn đồng hành cùng người dân
Trên đường phát triển

Góp sức đổi thay Anh Sơn

Thực hiện các chương trình, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, xây dựng nông thôn mới và giảm nghèo bền vững, huyện Anh Sơn, tỉnh Nghệ An đã huy động sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị và tập trung đầu tư các nguồn lực, trong đó có nguồn vốn tín dụng chính sách; góp phần tạo đà để Anh Sơn khẳng định vị thế tốp đầu các huyện miền núi của tỉnh Nghệ An.

Đoạn tuyến đường bộ ven biển qua thị trấn Rạng Đông nhìn từ trên cao
Trên đường phát triển

Hành lang kinh tế - Động lực thúc đẩy phát triển bền vững

Với lợi thế về vị trí địa lý chiến lược, Nam Định có tiềm năng lớn trở thành trung tâm kết nối kinh tế khu vực phía Bắc, dựa trên việc tối ưu hóa khả năng kết nối giữa các vùng trọng điểm trong tỉnh và các tỉnh lân cận. Hiện, Nam Định đang thực hiện Quy hoạch của tỉnh thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050, với nội dung quy hoạch 5 hành lang kinh tế, tạo động lực mới cho phát triển kinh tế tại địa phương.

Cánh đồng hoa Tam giác mạch rộng 2ha dưới chân núi Đôi Cô Tiên
Địa phương

Hương sắc hoa Tam giác mạch ở cửa ngõ Cao nguyên đá Đồng Văn

Nhắc đến Hà Giang, hẳn du khách đều có ấn tượng về một Hà Giang đẹp, thơ mộng với những danh lam, thắng cảnh, về văn hóa, con người mang bản sắc rất riêng, độc đáo. Ở Quản Bạ, huyện cửa ngõ Công viên địa chất toàn cầu UNESCO Cao nguyên đá Đồng Văn, mỗi mùa lại có một nét đẹp đặc trưng về thiên nhiên, cảnh sắc cũng như lễ hội.

Chủ tịch UBND tỉnh Võ Tấn Đức phát biểu tại hội nghị. Ảnh: Phạm Tùng
Địa phương

Đẩy nhanh hoàn thiện hạ tầng giao thông kết nối Sân bay Long Thành

Để phục vụ khai thác Sân bay Long Thành giai đoạn 1 vào năm 2026 – sân bay lớn nhất cả nước, một trong 2 lợi thế lớn, tỉnh Đồng Nai đã chủ động lựa chọn một số khu vực được quy hoạch chức năng thương mại dịch vụ để đầu tư trước; tập trung hoàn thiện hệ thống hạ tầng giao thông kết nối với sân bay bằng việc kiến nghị Chính phủ xem xét hỗ trợ nguồn vốn thực hiện một số dự án như: Dự án Tiêu thoát nước khu vực ngoài Sân bay Long Thành (giai đoạn 1)...; kiến nghị Bộ Giao thông Vận tải đầu tư tuyến quốc lộ 20B (đường ĐT 769E), nút giao với đường cao tốc Phan Thiết - Dầu Giây để tạo thêm hướng kết nối khu vực phía Bắc Sân bay Long Thành…

Kiểm tra công tác bảo đảm ATTP tại các chợ
Địa phương

Hà Nội triển khai đồng bộ các giải pháp

Để nâng cao hiệu quả công tác bảo đảm an toàn thực phẩm (ATTP) tại các chợ trên địa bàn TP. Hà Nội, Sở Công Thương Hà Nội sẽ cùng các sở, ngành tiếp tục triển khai đồng bộ các giải pháp quản lý nhà nước về ATTP.

Thái Nguyên: Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ trong sản xuất chè an toàn
Trên đường phát triển

Thái Nguyên: Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ trong sản xuất chè an toàn

Chè là một trong những cây trồng chủ lực ở nhiều địa phương trên cả nước. Các sản phẩm chè Việt Nam không chỉ phục vụ tiêu thụ trong nước mà xuất khẩu đến nhiều thị trường trên thế giới. Việc ứng dụng công nghệ cao trong sản xuất đã giúp nâng cao năng suất, chất lượng và giá trị gia tăng của sản phẩm chè phục vụ xuất khẩu. Góp phần tiêu thụ nguyên liệu chè cho người dân từ đó mở rộng, phát triển diện tích trồng chè tại các địa phương.