Thái Nguyên: Triển khai hiệu quả chính sách văn hóa vùng dân tộc thiểu số

Thời gian qua, phát triển văn hóa, bảo tồn, gìn giữ và phát huy bản sắc văn hóa các dân tộc thiểu số (DTTS) trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên luôn được tỉnh quan tâm.

Theo Phó Trưởng Ban Dân tộc tỉnh Thái Nguyên Hoàng Phong, trong số hơn 1,3 triệu dân, người DTTS tại Thái Nguyên chiếm gần 30% dân số. Do đó, chính sách văn hóa ở vùng DTTS của tỉnh luôn được triển khai đồng bộ, trên tất cả các lĩnh vực như: bảo tồn tiếng nói, chữ viết, lễ hội, phong tục tập quán, các hoạt động văn hóa, văn nghệ... Đến nay, nhiều giá trị văn hóa vật thể, phi vật thể ở vùng DTTS của tỉnh đã được bảo tồn và phát huy. Vùng DTTS và miền núi của tỉnh đã có 1 di tích Quốc gia đặc biệt (13 điểm); 57 di tích Quốc gia; 232 di tích cấp tỉnh; có 19 di sản văn hóa phi vật thể được đưa vào danh mục di sản văn hóa phi vật thể Quốc gia. Các di sản này chính là bản sắc văn hóa truyền thống tốt đẹp của các dân tộc sinh sống ở Thái Nguyên, trong đó hầu hết là của đồng bào DTTS.

1-image-123650291-67-20240827122102-20240917100713-2754.jpg
Học viên thực hành nghi lễ Cấp sắc của người Dao tại Lễ bế mạc lớp truyền dạy về thực hành nghi lễ Cấp sắc, chữ Nôm của người Dao tại xã Hợp Tiến (Đồng Hỷ).

Bên cạnh đó, việc sưu tầm, phục dựng các di sản văn hóa cũng được thực hiện hiệu quả. Trong 6 tháng đầu năm 2024, tỉnh Thái Nguyên đã tổ chức sưu tầm, phục dựng Lễ hội cầu mùa của người dân tộc Dao Lô Gang, huyện Võ Nhai. Đồng thời, xây dựng được nhiều mô hình, mẫu hình văn hóa, văn nghệ gắn với bảo tồn bản sắc văn hóa truyền thống và phát triển du lịch cộng đồng; tổ chức hàng chục buổi biểu diễn nghệ thuật; chiếu phim phục vụ người dân vùng đặc biệt khó khăn.

Ngoài ra, thực hiện chính sách phát triển du lịch vùng DTTS, Thái Nguyên đã xây dựng phát triển 4 sản phẩm du lịch chính là du lịch văn hóa, tâm linh, lịch sử, về nguồn; du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng; du lịch cộng đồng, nông thôn gắn với văn hóa trà; du lịch MICE (sự kiện, hội nghị, hội thảo), thể thao, khám phá hang động.

Nhằm thực hiện có hiệu quả chính sách văn hóa vùng đồng bào DTTS, tỉnh Thái Nguyên đang tiếp tục triển khai Dự án 6 - Bảo tồn phát huy giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của các dân tộc thiểu số gắn với phát triển du lịch, thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi. Theo đó, tỉnh tiếp tục hỗ trợ cho 3 dự án đầu tư bảo tồn làng, bản văn hóa truyền thống tiêu biểu của các DTTS; xây dựng 1 điểm đến du lịch tiêu biểu vùng DTTS và miền núi; hỗ trợ 8 dự án tu bổ tôn tạo, chống xuống cấp di tích Quốc gia đặc biệt, di tích Quốc gia có giá trị tiêu biểu; khôi phục, phục dựng bảo tồn trước nguy cơ mai một cho 1 lễ hội truyền thống của các DTTS.

Địa phương

Phát triển Thủ đô đồng bộ, động lực thúc đẩy phát triển vùng và cả nước
Trên đường phát triển

Phát triển Thủ đô đồng bộ, động lực thúc đẩy phát triển vùng và cả nước

Thủ đô cần có vai trò đi trước, đi đầu trong việc thực hiện và hoàn thành sớm các kế hoạch, chiến lược phát triển đất nước; phát triển kinh tế nhanh, bền vững; phát triển văn hóa, xây dựng con người toàn diện, đồng bộ, mang đậm bản sắc Thủ đô ngàn năm văn hiến.

Bổ nhiệm Phó Tổng Biên tập Tạp chí điện tử Thương hiệu và Pháp luật
Địa phương

Bổ nhiệm Phó Tổng Biên tập Tạp chí điện tử Thương hiệu và Pháp luật

Ngày 7.10.2024, tại Cung Trí thức thành phố, Trung ương Hội Nghệ nhân và Thương hiệu Việt Nam đã tổ chức Lễ công bố và trao Quyết định về việc bổ nhiệm bà Khổng Thị Nhung - Nguyên Phó Tổng Thư ký tòa soạn báo Nhà báo và Công luận giữ chức Phó Tổng Biên tập Tạp chí điện tử (TCĐT) Thương hiệu và Pháp luật.

Đồng bào các dân tộc thiểu số huyện Ba Bể tiếp cận giống mới và áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất nông nghiệp
Địa phương

Bài cuối: Chủ động khai thác tiềm năng, thế mạnh

Từ thực tiễn công tác lãnh đạo, chỉ đạo tổ chức công tác dân tộc, chính sách dân tộc trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn cho thấy, cần tăng cường vai trò lãnh đạo, điều hành của cấp ủy, chính quyền. Coi trọng công tác xây dựng đội ngũ cán bộ người DTTS; xây dựng lực lượng cốt cán, phát huy vai trò của những người có uy tín trong cộng đồng DTTS. Đặc biệt, cần bám sát thực tiễn, nắm chắc tâm tư, nguyện vọng, quan tâm giải quyết kịp thời các nhu cầu chính đáng của đồng bào. Chủ động khai thác những tiềm năng, thế mạnh của địa phương giúp đồng bào phát triển kinh tế vươn lên trong cuộc sống.

Trong khuôn khổ chương trình đối thoại, lãnh đạo thành phố Hải Phòng đã trao các biên bản ghi nhớ quan trọng trên 5 lĩnh vực cho các doanh nghiệp
Địa phương

Quan tâm đặc biệt, hỗ trợ thực chất, hiệu quả

Hải Phòng là địa phương tiên phong trong cải cách thủ tục hành chính, cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, đặc biệt xây dựng hệ sinh thái hỗ trợ cộng đồng doanh nghiệp phát triển. Khối doanh nghiệp FDI đã đóng góp đặc biệt quan trọng vào sự phát triển của thành phố cả về kinh tế và xã hội. Lãnh đạo thành phố cam kết luôn đồng hành và dành sự quan tâm đặc biệt, hỗ trợ thực chất, hiệu quả để tiếp tục thúc đẩy sự phát triển của khối doanh nghiệp FDI; thành công của các doanh nghiệp chính là sự phát triển của thành phố, là thành công của chính quyền.

Dành sự quan tâm đặc biệt, hỗ trợ thực chất, hiệu quả
Địa phương

Dành sự quan tâm đặc biệt, hỗ trợ thực chất, hiệu quả

Hải Phòng là địa phương tiên phong trong cải cách thủ tục hành chính, cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, đặc biệt xây dựng hệ sinh thái hỗ trợ cộng đồng doanh nghiệp phát triển. Khối doanh nghiệp FDI đã đóng góp đặc biệt quan trọng vào sự phát triển của thành phố cả về kinh tế và xã hội. Lãnh đạo thành phố cam kết luôn đồng hành và dành sự quan tâm đặc biệt, hỗ trợ thực chất, hiệu quả để tiếp tục thúc đẩy sự phát triển của khối doanh nghiệp FDI; thành công của các doanh nghiệp chính là sự phát triển của thành phố, là thành công của chính quyền.

Mô hình sản xuất dưa lưới an toàn tại xã Hoa Sơn (huyện Ứng Hòa) mang lại giá trị kinh tế cao.
Trên đường phát triển

Phát triển theo hướng sinh thái, hiện đại

Theo thống kê, hiện Hà Nội có 406 mô hình sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, trong đó có 262 mô hình lĩnh vực trồng trọt, 119 mô hình lĩnh vực chăn nuôi, 25 mô hình lĩnh vực thủy sản; tập trung ở các huyện: Hoài Đức, Mê Linh, Gia Lâm, Thường Tín, Đông Anh, Thanh Oai, Đan Phượng…