Thái Nguyên: Thúc đẩy mô hình thanh toán không dùng tiền mặt tại nông thôn

"Chợ 4.0" là mô hình đã làm thay đổi thói quen sử dụng tiền mặt trong thanh toán nhằm thúc đẩy quá trình chuyển đổi số, góp phần xây dựng công dân số để Định Hóa trở thành huyện chuyển đổi số.

Hiện nay, việc thanh toán không tiền mặt đã xuất hiện ở khắp mọi lĩnh vực sản xuất, kinh doanh, dịch vụ trong đời sống hàng ngày. Có thể thấy, hình thức thanh toán này đã và đang góp phần thúc đẩy nhanh quá trình chuyển đổi số, phát triển kinh tế số, không chỉ ở những thành phố lớn mà cả những vùng nông thôn.

Thời gian qua, Thái Nguyên đã triển khai hiệu quả mô hình “Chợ 4.0 - Chợ thanh toán không dùng tiền mặt”, là mô hình nhằm thúc đẩy hoạt động chuyển đổi số và ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động kinh doanh, mua bán nói chung và thanh toán không dùng tiền mặt nói riêng tại các điểm chợ, tạo điều kiện để người tiêu dùng tiếp cận với phương thức thanh toán hiện đại đã nhận được sự hưởng ứng tích cực của người tham gia.

Xã Trung Hội là xã thứ 3 của huyện Định Hóa được triển khai mô hình chợ 4.0. Ban Chỉ đạo chuyển đổi số xã Trung Hội và Ban Quản lý chợ đã tiến hành rà soát, lập danh sách các tiểu thương bán hàng tại chợ. Từ đó cung cấp danh sách cho đơn vị triển khai dịch vụ Mobile Money để tạo tài khoản ví điện tử và hướng dẫn sử dụng giao dịch không tiền mặt.

anh-3-40.jpg
Mô hình thanh toán không dùng tiền mặt tại nông thôn hướng tới hình thành thói quen và xây dựng các công dân số

UBND xã Trung Hội cho biết: Thời gian qua, xã đã đẩy mạnh việc thanh toán không dùng tiền mặt trong cơ quan, đơn vị, bộ phận Một cửa. Tiến tới xây dựng chợ 4.0, chúng tôi mong muốn người dân tích cực sử dụng công nghệ số trong giao dịch, góp phần vào công tác chuyển đổi số của địa phương. Hiện, địa phương có trên 300 hộ kinh doanh nhỏ lẻ, xã cũng đang khuyến khích tất cả tham gia vào chợ 4.0.

Khi tham gia chợ 4.0, tiểu thương và người dân cần có Chứng minh thư nhân dân/Căn cước công dân và số điện thoại chính chủ, sẽ được nhân viên các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ Mobile Money hỗ trợ tạo tài khoản ví điện tử và hướng dẫn sử dụng giao dịch không dùng tiền mặt.

Ban đầu các tiểu thương, người dân, nhất là người dân nông thôn rất băn khoăn với việc thanh toán không dùng tiền mặt, vì không có tài khoản, ngại thay đổi thói quen, nhất là không biết có an toàn, tiện lợi không. Khắc phục khó khăn này, tiểu thương, người dân đã được cán bộ chức năng tuyên truyền, vận động, giải thích, thuyết phục, hỗ trợ, hướng dẫn lập tài khoản, nạp tiền vào tài khoản Viettel Money, trang bị mã QR, kết nối với nhiều ngân hàng và các ví điện tử, thao tác thanh toán nên giao dịch không dùng tiền mặt ở chợ nhanh chóng được nhân rộng.

Hiện nay, tại chợ Quán Vuông, xã Trung Hội, 100% các gian hàng đã được trang bị quét mã QR Code, đại đa số người dân đến mua sắm tại các quầy hàng đã thực hiện thanh toán bằng quét mã QR. Toàn bộ tiểu thương và người dân, chỉ cần có điện thoại thông minh là có thể mua bán hàng hóa tại chợ bằng cách quét mã QR, hay chuyển tiền bằng hình thức số qua Viettel Money, app của ngân hàng, vô cùng nhanh chóng, thuận tiện.

Sau 1 thời gian triển khai, mô hình Chợ 4.0 đã thu nhiều kết quả tích cực. Hiện tại, hầu hết các tiểu thương tại chợ mở tài khoản và điểm thanh toán không dùng tiền mặt. Với mô hình Chợ 4.0, tiểu thương và khách hàng có thể mua, bán hàng hóa tại chợ bằng cách quét mã QR hay chuyển tiền qua số điện thoại trên ứng dụng Viettel Money. Trong các phương thức thanh toán không dùng tiền mặt thì quét mã QR code có tốc độ tăng trưởng mạnh mẽ nhất cả về số lượng và giá trị. Việc mã QR code được “phủ sóng” rộng rãi đã thay đổi dần thói quen tiêu dùng của nhiều người dân.

Theo người dân chia sẻ, gần đây hầu như họ không còn sử dụng tiền mặt khi ra đường, đến như mua rau cũng sử dụng điện thoại để trả tiền. Việc thanh toán bằng chuyển khoản hay quét mã QR khiến họ không bị rơi vào tình huống phải đi đổi tiền lẻ hay chờ người bán hàng đi đổi tiền để trả lại như trước đây.

Ông Đỗ Xuân Hòa, Giám đốc Sở Thông tin và Truyền thông tỉnh Thái Nguyên cho biết: “Việc xây dựng mô hình chợ 4.0 nằm trong xu thế tất yếu của chuyển đổi số. Trên cơ sở những kết quả đạt được ban đầu, Sở sẽ phối hợp chặt chẽ với các sở, ngành, đơn vị quan tâm ưu tiên nhân lực, kỹ thuật hỗ trợ thiết lập phần mềm giao dịch và tiếp tục làm tốt công tác tuyên truyền, vận động người dân, tiểu thương kinh doanh nắm bắt chủ trương xây dựng chợ 4.0. Đồng thời, rà soát, lựa chọn các chợ đảm bảo đủ điều kiện để triển khai nhân rộng mô hình phủ sóng trong toàn tỉnh, mở ra những cơ hội giao thương, kinh doanh mới trên nền tảng số, xóa khoảng cách về địa lý lẫn công nghệ để người dân từ thành phố đến nông thôn mua bán, trao đổi hàng hóa thuận tiện".

Đại diện của Viettel Định Hóa cũng thông tin: Tham gia chợ 4.0, các tiểu thương, hộ kinh doanh tại các chợ sẽ được trang bị quét mã QR thanh toán không dùng tiền mặt; sử dụng các loại hóa đơn, biên lai tại chợ bằng hình thức điện tử; thu các khoản phí điện, thuê vị trí… tại chợ bằng hình thức không dùng tiền mặt; hướng dẫn đưa các sản phẩm lên sàn thương mại điện tử…

7.jpg

Mô hình Chợ 4.0 đã và đang phát huy hiệu quả tích cực, giúp người dân trải nghiệm và tiếp cận với các phương thức thanh toán hiện đại không dùng tiền mặt, kích thích hoạt động mua sắm, góp phần xây dựng xã hội số, kinh tế số theo mục tiêu chương trình chuyển đổi số trên địa bàn.

Với việc nhân rộng “Chợ 4.0”, Thái Nguyên hướng tới hình thành thói quen và xây dựng các công dân số, góp phần hoàn thành mục tiêu đã đề ra tại Nghị quyết 01 của Tỉnh ủy về chương trình chuyển đổi số Thái Nguyên. Cùng với đó, đưa thanh toán số trở thành công cụ thanh toán chủ yếu đến với người dân từ thành thị đến nông thôn, từ giao dịch trị giá lớn đến những giao dịch trị giá nhỏ trong đời sống hàng ngày.

Trên đường phát triển

Phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể tại Ninh Thuận
Địa phương

Phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể tại Ninh Thuận

Những năm qua, công tác bảo tồn, tôn tạo và phát huy các giá trị di sản văn hóa tại tỉnh Ninh Thuận được duy trì thường xuyên. Các di sản như tháp Pô Klong Garai, tháp Pôrômê, lễ hội Katê… được khai thác trở thành sản phẩm du lịch đặc sắc, độc đáo, hấp dẫn nhiều du khách trong nước và quốc tế đến tham quan.

Sức sống mới ở Quang Bình
Đời sống

Sức sống mới ở Quang Bình

Lên với Quang Bình, Hà Giang những ngày này, trải rộng tầm mắt chúng tôi là những con đường liên thôn, liên xã bê tông bằng phẳng, rộng rãi, đường làng ngõ xóm sạch đẹp, giao thương phát triển, người dân đưa cơ giới hóa đẩy nhanh tiến độ sản xuất… Tất cả đã tạo nên một “bức tranh” nông thôn mới (NTM) đầy sức sống; có được kết quả đó là nhờ sự năng động, quyết liệt trong công tác lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy, chính quyền địa phương, sự chung sức, chung lòng của Nhân dân các dân tộc trên địa bàn huyện.

Xã Minh Quang - xã NTM nâng cao đầu tiên trong vùng đồng bào DTTS và miền núi của thành phố Hà Nội mang diện mạo tươi mới, yên bình và đáng sống
Trên đường phát triển

Sức vươn vùng dân tộc thiểu số và miền núi

Những năm qua, với sự quan tâm, đầu tư lớn của thành phố Hà Nội, diện mạo vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi của Thủ đô đã có nhiều đổi thay tích cực; khoảng cách hai miền xuôi - ngược ngày một được rút ngắn; đến nay, 100% xã vùng dân tộc thiểu số (DTTS) và miền núi của thành phố Hà Nội đã đạt chuẩn nông thôn mới (NTM), trong đó có 1 xã NTM nâng cao. Hà Nội đang tiếp tục tập trung nguồn lực thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ xây dựng NTM.

Hòa Bình tăng cường kiểm tra, giám sát thị trường dịp Tết Nguyên đán
Trên đường phát triển

Hòa Bình tăng cường kiểm tra, giám sát thị trường dịp Tết Nguyên đán

Chỉ còn 10 ngày nữa là đến kỳ nghỉ Tết Nguyên đán, đây là dịp cao điểm mua sắm trong năm của người dân trên khắp cả nước. Để bình ổn thị trường dịp Tết, Sở Công Thương tỉnh Hòa Bình đã triển khai đồng bộ nhiều giải pháp ngăn chặn tình trạng khan hiếm hàng hóa và tăng giá bất hợp lý, bảo đảm cân đối cung cầu các mặt hàng thiết yếu, đáp ứng nhu cầu mua sắm của người dân.

Cảng quốc tế Long Sơn: Trung tâm logistics mới tại Bà Rịa - Vũng Tàu
Địa phương

Cảng quốc tế Long Sơn: Trung tâm logistics mới tại Bà Rịa - Vũng Tàu

Cách đây tròn một năm, Cảng Quốc tế Long Sơn đón chuyến tàu container đầu tiên, chở gần 400 TEU hàng nội địa. Sự kiện này mở ra giai đoạn kết nối tuyến vận tải biển đến đảo Long Sơn từ các cảng biển trong cả nước. Đây là mốc lịch sử đánh dấu sự ra đời của Cảng quốc tế Long Sơn trên bản đồ cảng biển Việt Nam.

Hoa từ các nhà vườn về phố
Địa phương

Miền Tây rộn ràng đón Tết

Những ngày này, không khí Tết đã rộn ràng trên khắp nẻo đường từ phố phường đến miền quê các tỉnh miền Tây Nam bộ. Từng chuyến xe, chuyến đò ngược xuôi tấp nập chở hàng hóa đưa Xuân đến mọi miền, hứa hẹn một năm mới nhiều tươi vui, thành công và hạnh phúc.

Nông dân huyện Lục Yên sử dụng vốn chính sách đầu tư phát triển kinh tế, giảm nghèo bền vững, cải thiện cuộc sống
Địa phương

Dấu ấn vốn chính sách trên vùng đất ngọc Lục Yên

Không chỉ nổi tiếng với cảnh quan thiên nhiên tươi đẹp cùng di tích lịch sử, khảo cổ, Lục Yên - huyện miền núi Đông Bắc của tỉnh Yên Bái còn được biết đến với địa hình núi cao, rừng thẳm và 18 dân tộc sinh sống, trong đó dân tộc thiểu số chiếm hơn 80% cùng 3/4 thôn bản ở vùng sâu, vùng xa; công tác giảm nghèo nơi đây trở thành thách thức. Mặc dù vậy, đội ngũ cán bộ Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) vẫn kiên trì, nỗ lực suốt 22 năm qua, góp phần quan trọng vào phát triển kinh tế - xã hội và giảm nghèo bền vững tại huyện Lục Yên.

Lào Cai: Phó trưởng Đoàn ĐBQH chuyên trách Sùng A Lềnh chúc Tết các tập thể, người có công tại huyện Bảo Thắng
Trên đường phát triển

Lào Cai: Phó trưởng Đoàn ĐBQH chuyên trách Sùng A Lềnh chúc Tết các tập thể, người có công tại huyện Bảo Thắng

Ngày 15.1, Đoàn công tác do Phó trưởng Đoàn ĐBQH chuyên trách tỉnh Lào Cai Sùng A Lềnh làm trưởng đoàn đã tới thăm, tặng quà, chúc Tết tập thể, cá nhân, người có công, đối tượng bảo trợ xã hội tại huyện Bảo Thắng nhân dịp Tết Nguyên Đán Ất Tỵ năm 2025.

Cán đích trước hẹn
Trên đường phát triển

Cán đích trước hẹn

Mặc dù mục tiêu TP. Hà Nội đặt ra trong năm 2024 sẽ đánh giá, phân hạng khoảng 400 sản phẩm OCOP, nhưng đến hết tháng 12.2024, 30/30 quận, huyện, thị của thành phố đã hoàn thành việc đánh giá 606 sản phẩm, vượt xa mục tiêu đề ra.