Thái Nguyên ngập sâu, người dân cầu cứu trên mạng xã hội

"Giúp chúng tôi với. Nhà tôi bị kẹt, hiện đã hết lương thực và nước uống" - người dân Thái Nguyên liên tục cầu cứu trên mạng xã hội, tự tìm cano, xuồng, đèn pin để giải cứu bản thân và gia đình trước tình trạng nước ngập sâu, không thể di tản.

Tính đến rạng sáng 10.9, tại Thái Nguyên, tình trạng lũ vẫn diễn biến rất phức tạp do ảnh hưởng của mưa lớn cục bộ và vận hành một số hồ chứa ở phía thượng lưu.

Tại trạm thủy văn Gia Bảy và trạm thủy văn Chã, mực nước đều ở mức đáng báo động và có xu thế tăng lên. Tại trạm thủy văn Gia Bảy, đỉnh lũ khả năng ở mức 2,89m, cao hơn 190 cm so với báo động 3; tại trạm thủy văn Chã, đỉnh lũ có khả năng đạt trên cấp báo động 3 vào đêm 10.9.

Mực nước lũ sông Cầu lên cao đã gây ngập lụt sâu, ảnh hưởng đến giao thông và đời sống của nhiều vùng dân cư sinh sống dọc hai bờ sông Cầu tại các huyện Đồng Hỷ, Phú Bình, TP. Phổ Yên và TP. Thái Nguyên.

459115192_830384009276703_3123449059764170407_n.jpg
Thái Nguyên chìm trong biển nước
458770207_1086209666204754_3485113887091071301_n.jpg
4591637578172647705994423283514052533952899n-1725875956230.jpeg
Nước ngập sâu tại Thái Nguyên (Ảnh: T.Đ)

Trên mạng xã hội, người dân liên tục đăng tải các dòng trạng thái cầu cứu khi nước lũ lên nhanh, nhấn chìm nhà cửa, vườn tược.

Tài khoản Ngọc Socciu đã đăng tải: "Nhà em ở xóm Cổ Rùa đang bị ngập lên đến tầng 2. Nhà có 1 bé 1 tháng tuổi, 2 bé 4 tuổi, 2 em 10 tuổi, bà bầu, người già và 7 người lớn bị mắc kẹt từ hôm qua. Hiện đã hết nước uống, điện thoại sắp hết pin. Số điện thoại nhà em: 03424xxxx".

Tài khoản Minh Xuyên kêu cứu: "Khẩn cầu cứu hộ xuống giúp đỡ khu vực Văn Thánh phường Đồng Bầm, bà con rất cần thuyền cứu hộ xuống cứu giúp. Nước ngập hết nóc rồi".

Tài khoản Yan Ni cho biết: "Hiên trong Phú Sơn cũng đang kêu gọi cứu trợ. Ngập gần đầu người rồi mà rất nhiều trẻ em. Có đoàn nào hỗ trợ phao và thuyền để di dời dân không?"

cn1.jpg
cn2.jpg
cn3.jpg
Nhiều bài đăng cầu cứu của người dân Thái Nguyên đăng tải trên mạng xã hội (Ảnh chụp màn hình)

Trước tiếng gọi từ Thái Nguyên, nhiều đội hỗ trợ từ các tỉnh thành đã lên ứng cứu, hỗ trợ bà con. Nhiều hội nhóm đã tìm mua đèn pin, áo phao, thực phẩm dự trữ... và mang đi Thái Nguyên trong đêm 9.9 và rạng sáng 10.9.

3h sáng ngày 10.9, hàng tấn hàng hoá cứu trợ đã được tập kết tại trụ sở Công an tỉnh bao gồm trên 2.000 áo phao, 500 phao tròn cứu sinh và rất nhiều nhu yếu phẩm: mì tôm, nước, sữa... Các cán bộ, chiến sỹ đã tổ chức tiếp nhận, phân loại và đóng thành từng gói hàng, với nhu yếu phẩm và vật dụng cần thiết, sau đó, chuyển đến các vùng ngập lụt để cứu trợ người dân.

458981026_956958456468935_5962843793121454129_n.jpg
Hàng hóa bao gồm lương thực, nhu yếu phẩm được tập kết phục vụ công việc cứu trợ người dân tại Thái Nguyên (Ảnh: TTCP)
z5814554496602_2966772aedaac6df26598b681c3ce175.jpg
Sinh viên xung phong vào đội cứu trợ người dân vùng ngập lụt (Ảnh chụp màn hình)

Tuy lương thực, thực phẩm tiếp tế có đầy đủ để sẵn sàng hỗ trợ, nhưng theo nhiều đội cứu trợ, khó nhất vẫn là tìm cách đưa được đến với người dân và đón được họ ra ngoài.

Theo cập nhật, tính đến thời điểm hiện tại, nước ở nhiều khu vực trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên vẫn dâng rất cao. Tại Trạm thủy văn Gia Bẩy, mực nước lũ lúc 22h ngày 9.9 là 2.875cm, cao hơn 175cm so với báo động cấp 3, cao hơn 61cm so với trận lũ lịch sử ngày 2.7.1959 và tiếp tục có xu thế tăng chậm.

Hiện mực nước lũ trong sông lên cao đã gây ngập lụt sâu, ảnh hưởng đến giao thông và đời sống của nhiều vùng dân cư sinh sống dọc hai bờ sông Cầu. Các vùng trũng thấp, vùng ven sông Cầu bị ngập tại các huyện Đồng Hỷ, Phú Bình, TP. Phổ Yên và TP.Thái Nguyên.

Ngập úng tại một số tuyến đường, khu dân cư trung tâm thành phố Thái Nguyên: phường Quang Vinh, Đồng Bẩm, Trưng Vương, Túc Duyên, Cao Ngạn, Cam Giá… các khu vực ngầm tràn, đập tràn, cầu phao, các tuyến đê xung yếu dọc hai bờ sông phía hạ du sông Cầu.

Hoạt động cứu nạn, cứu hộ vẫn đang được các cấp chính quyền nỗ lực triển khai 24/24 giờ, tập trung rà soát các hộ dân trong vùng ngập lụt, đảm bảo lương thực, thực phẩm, nước uống và thông tin liên lạc cho các hộ dân, kích hoạt toàn bộ phương án “4 tại chỗ,” ưu tiên cao nhất là đảm bảo an toàn tính mạng, tài sản của nhân dân, cương quyết di dời các hộ dân có nguy cơ mất an toàn.

Đời sống

Khắc phục bất cập về điều kiện bảo đảm tổ chức, hoạt động
Đời sống

Khắc phục bất cập về điều kiện bảo đảm tổ chức, hoạt động

Về điều kiện bảo đảm tổ chức, hoạt động của công đoàn, dự thảo Luật Công đoàn (sửa đổi) có quy định, cán bộ công đoàn không chuyên trách được bảo đảm thời gian thực hiện nhiệm vụ của công đoàn; tuy nhiên, nhiều ý kiến cho rằng, thời lượng cụ thể dành cho công tác công đoàn còn thiếu thực tế, không khả thi. Do đó, cần nghiên cứu để có những quy định phù hợp, bảo đảm tổ chức công đoàn có vị thế, hoạt động độc lập, không phụ thuộc vào người sử dụng lao động.

Dấu mốc quan trọng
Đời sống

Dấu mốc quan trọng

Trong bối cảnh số lượng doanh nghiệp và người lao động, đoàn viên ngày càng tăng, nhiệm vụ của công đoàn càng thêm nặng nề. Để hoàn thành nhiệm vụ này, hành lang pháp lý về công đoàn cần phải tiếp tục được hoàn thiện. Luật Công đoàn (sửa đổi) nếu được Quốc hội thông qua tại Kỳ họp thứ Tám này sẽ là dấu mốc rất quan trọng thể chế hóa chủ trương, đường lối của Đảng, Nhà nước, nâng cao vị thế và khẳng định vai trò, hiệu quả hoạt động của tổ chức công đoàn trong bối cảnh hiện nay.

Ổn định phúc lợi cho người lao động
Đời sống

Ổn định phúc lợi cho người lao động

Theo đánh giá của các ĐBQH, việc duy trì kinh phí công đoàn là một yếu tố quan trọng không chỉ giúp tổ chức công đoàn hoạt động hiệu quả mà còn bảo đảm nguồn lực để công đoàn khẳng định được trách nhiệm, vai trò của mình để tiếp tục chăm lo, bảo vệ quyền lợi cho người lao động.

Phát huy quyền chủ động giám sát
Đời sống

Phát huy quyền chủ động giám sát

Một trong những nội dung đáng chú ý trong dự thảo Luật Công đoàn (sửa đổi) đang được Quốc hội thảo luận và xem xét thông qua trong Kỳ họp thứ Tám là quy định giám sát của công đoàn. Quy định này đã nhận được sự đồng tình của nhiều ĐBQH nhằm phát huy quyền chủ động thực hiện giám sát của tổ chức công đoàn, góp phần phát hiện sớm vi phạm tại đơn vị sử dụng lao động để kiến nghị chấn chỉnh hoặc xử lý kịp thời…

Cần lộ trình tăng thuế hợp lý
Xã hội

Cần lộ trình tăng thuế hợp lý

Mục tiêu chính của thuế tiêu thụ đặc biệt là điều chỉnh hành vi tiêu dùng, không phải tăng thu ngân sách. Đối với thuốc lá, đây là sản phẩm có hại cho sức khỏe, nhưng chính sách thuế cần có lộ trình phù hợp, phải khuyến khích thay đổi hành vi theo hướng lành mạnh hơn, thay vì tạo cơ hội cho việc sử dụng các sản phẩm thay thế không đảm bảo chất lượng, hay buôn lậu.

Đoàn giám sát của Thường trực HĐND tỉnh Điện Biên kiểm tra mô hình hỗ trợ phát triển sản xuất trồng cây quế, sắn tại xã Nà Khoa, huyện Nậm Pồ
Đời sống

Thực hiện thông suốt, đồng bộ và hiệu quả

Chương trình giảm nghèo bền vững là 1 trong 3 chương trình mục tiêu quốc gia phản ánh rõ nét những chủ trương, chính sách lớn của Đảng và Nhà nước. Thời gian qua, tỉnh Điện Biên đã thể hiện sự quan tâm đặc biệt trong lãnh đạo, chỉ đạo và triển khai thực hiện chương trình này một cách hiệu quả, góp phần giảm nghèo và nâng cao đời sống người dân.

Nhiều nguồn lực ủng hộ người dân trên địa bàn tỉnh Cà Mau xóa nhà dột, nhà tạm
Xã hội

Khẳng định vai trò tự quản của cộng đồng dân cư

Với chủ đề: "Xây dựng khu dân cư tự quản, đoàn kết, ấm no, hạnh phúc, lập thành tích chào mừng thành công Ðại hội Mặt trận Tổ quốc (MTTQ) Việt Nam các cấp”, Ngày hội Ðại đoàn kết (ÐÐK) toàn dân tộc năm 2024, đang tác động tích cực nhiều mặt trong đời sống chính trị, xã hội, cũng như cổ vũ, động viên tinh thần của Nhân dân trên địa bàn tỉnh.

Vun trồng "mầm xanh" - gieo những hy vọng
Xã hội

Vun trồng "mầm xanh" - gieo những hy vọng

Với những đóng góp không ngừng nghỉ, Agribank đã trở thành biểu tượng cho sự đồng hành giữa tài chính và cộng đồng. Hơn 4 vạn cán bộ, nhân viên Agribank đang ngày ngày gieo những "hạt mầm xanh" cho ngành giáo dục - những hạt giống sẽ lớn lên, trở thành nguồn lực cho sự phát triển bền vững của đất nước.

Phối hợp chặt chẽ bảo đảm sử dụng phù hợp quỹ bảo hiểm y tế
Xã hội

Phối hợp chặt chẽ bảo đảm sử dụng phù hợp quỹ bảo hiểm y tế

Nhằm bảo đảm nguồn quỹ bảo hiểm y tế (BHYT) được sử dụng phù hợp, kiểm soát gia tăng chi phí khám chữa bệnh BHYT, bảo đảm cân đối nguồn kinh phí, đồng thời bảo đảm quyền lợi của người tham gia, Bảo hiểm xã hội (BHXH) Đồng Nai đã triển khai nhiều giải pháp cụ thể, trong đó chú trọng sự phối hợp chặt chẽ giữa cơ quan BHXH với các cơ sở khám, chữa bệnh BHYT.