Thái Nguyên: Khắc phục hậu quả cơn lũ lịch sử

Ở địa bàn vùng cao, lũ đang rút dần nhưng mực nước lũ lại đang dâng cao ở các huyện vùng trũng. Thái Nguyên cùng lúc thực hiện các nhiệm vụ khắc phục và ứng trực với lũ lụt.

Khẩn trương khắc phục khi lũ rút

Báo cáo của Văn phòng Thường trực Ban Chỉ huy PCTT và TKCN tỉnh Thái Nguyên, đến 7 giờ ngày 11.9.2024, thiệt hại bởi cơn lũ lịch sử gây ra ước trên 195 tỷ đồng. Trong đó, có 3.063 hộ phải di dời khẩn cấp do nhà bị ngập; 323 nhà bị tốc mái; 25 điểm trường bị ảnh hưởng; trên 7.332ha lúa, hoa màu và 415ha cây rừng bị ngập và gẫy đổ; 255.817 con gia súc, gia cầm bị chết; trên 1.606 ha nuôi cá bị ngập; 117 điểm sạt lở về giao thông.

Về thông tin liên lạc, có 14 cột treo cáp bị gãy đổ; 3.300 m dây bị đứt và nhiều thiết bị đầu cuối bị hư hỏng. Về công nghiệp, 4 trạm biến áp bị hư hỏng và 60 cột điện bị đổ. Hiện nay các địa phương đang tiếp tục rà soát, thống kê, đánh giá thiệt hại.

lu2.jpg
Nhiều tuyến đường tại Thái Nguyên ngổn ngang khi lũ rút

Hiện nay, nước sông Cầu khu vực thành phố Thái Nguyên đang rút, tuy nhiên một số khu vực dân cư, các tuyến đường thuộc phường Quang Vinh, Đồng Bẩm, Túc Duyên, Cao Ngạn… vẫn bị ngập úng, việc đi lại gặp nhiều khó khăn. Công tác khắc phục thiệt hại do thiên tai gây ra được các sở, ban, ngành, cấp ủy, chính quyền địa phương và các đơn vị liên quan tiếp tục triển khai thực hiện nghiêm theo chỉ đạo của UBND tỉnh.

Sở Y tế Thái Nguyên đề nghị các sở, ban, ngành, các phòng y tế, trung tâm y tế, các cơ quan liên quan, UBND các xã, phường, thị trấn và Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh quyết liệt triển khai nhiều biện pháp đảm bảo sức khỏe cho Nhân dân sau mưa lũ. Các đơn vị kịp thời và xử lý triệt để các ổ dịch bệnh truyền nhiễm sau mưa lũ; xử lý môi trường, khử khuẩn nguồn nước, xử lý chất thải, thu gom, tiêu hủy súc vật, gia cầm bị chết, không để ô nhiễm môi trường gây phát sinh, lây lan dịch bệnh…

Với phương châm nước rút đến đâu thực hiện khắc phục hậu quả ngay đến đó, lực lượng Quân đội, Công an đã huy động trên 7.000 cán bộ, chiến sĩ và dân quân tự vệ để hỗ trợ Nhân dân ứng phó, khắc phục thiệt hại do mưa lũ, ngập lụt gây ra. Cấp ủy, chính quyền địa phương đã huy động lực lượng, phương tiện tại cơ sở giúp các hộ gia đình thu dọn hiện trường, khắc phục hậu quả.

lu3.jpg
Nhiều nhóm, hội tình nguyện tổ chức cung cấp nhu yếu phẩm cho đồng bào vùng lũ

Chuyển trọng điểm về vùng lũ dâng

Song hành với việc không chủ quan lơ là, tiếp tục ứng trực, khắc phục hậu quả tại các địa bàn lũ rút, tỉnh Thái Nguyên tập trung trọng điểm vào địa bàn các thành phố Sông Công, Phổ Yên và huyện Phú Bình. Đó là các địa bàn có mực nước lũ đang dâng cao. Theo đó, UBND tỉnh chỉ đạo các cơ quan chức năng, các địa phương theo dõi diễn biến ngập lụt, huy động lực lượng, phương tiện hỗ trợ di dời các hộ dân, các khu vực bị chia cắt, cô lập đến nơi an toàn; triển khai phương án hộ đê, chống lũ theo phương án được duyệt.

Ủy viên dự khuyết Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy Thái Nguyên Trịnh Việt Hùng đã đề nghị, xây dựng ngay kế hoạch khắc phục hậu quả mưa lũ, bảo đảm sát thực tế, có tính khả thi cao, trên phương châm "3 rõ": Rõ người, rõ việc, rõ trách nhiệm của từng cấp, từng tổ chức, cá nhân.

Trong những ngày vừa qua, hàng chục nhóm, hội tình nguyện của tỉnh Thái Nguyên và từ mọi miền Tổ quốc tiến về vùng lũ với mong muốn sẻ chia, hỗ trợ đồng bào. Tỉnh Thái Nguyên có một đơn vị chính thức tiếp nhận tài trợ là Hội Chữ thập đỏ tỉnh. Do đó, các tổ chức, cá nhân và nhà hảo tâm muốn ủng hộ cho người dân bị ảnh hưởng bởi bão lũ nên liên hệ trực tiếp với Hội để tránh bị lừa đảo trên mạng xã hội. Đồng thời, cơ quan thường trực sẽ tổ chức điều tiết hợp lý việc phân chia cụ thể các chức năng của từng nhóm cứu hộ tình nguyện theo nhu cầu từng địa phương.

Địa phương

Phát triển Thủ đô đồng bộ, động lực thúc đẩy phát triển vùng và cả nước
Trên đường phát triển

Phát triển Thủ đô đồng bộ, động lực thúc đẩy phát triển vùng và cả nước

Thủ đô cần có vai trò đi trước, đi đầu trong việc thực hiện và hoàn thành sớm các kế hoạch, chiến lược phát triển đất nước; phát triển kinh tế nhanh, bền vững; phát triển văn hóa, xây dựng con người toàn diện, đồng bộ, mang đậm bản sắc Thủ đô ngàn năm văn hiến.

Bổ nhiệm Phó Tổng Biên tập Tạp chí điện tử Thương hiệu và Pháp luật
Địa phương

Bổ nhiệm Phó Tổng Biên tập Tạp chí điện tử Thương hiệu và Pháp luật

Ngày 7.10.2024, tại Cung Trí thức thành phố, Trung ương Hội Nghệ nhân và Thương hiệu Việt Nam đã tổ chức Lễ công bố và trao Quyết định về việc bổ nhiệm bà Khổng Thị Nhung - Nguyên Phó Tổng Thư ký tòa soạn báo Nhà báo và Công luận giữ chức Phó Tổng Biên tập Tạp chí điện tử (TCĐT) Thương hiệu và Pháp luật.

Đồng bào các dân tộc thiểu số huyện Ba Bể tiếp cận giống mới và áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất nông nghiệp
Địa phương

Bài cuối: Chủ động khai thác tiềm năng, thế mạnh

Từ thực tiễn công tác lãnh đạo, chỉ đạo tổ chức công tác dân tộc, chính sách dân tộc trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn cho thấy, cần tăng cường vai trò lãnh đạo, điều hành của cấp ủy, chính quyền. Coi trọng công tác xây dựng đội ngũ cán bộ người DTTS; xây dựng lực lượng cốt cán, phát huy vai trò của những người có uy tín trong cộng đồng DTTS. Đặc biệt, cần bám sát thực tiễn, nắm chắc tâm tư, nguyện vọng, quan tâm giải quyết kịp thời các nhu cầu chính đáng của đồng bào. Chủ động khai thác những tiềm năng, thế mạnh của địa phương giúp đồng bào phát triển kinh tế vươn lên trong cuộc sống.

Trong khuôn khổ chương trình đối thoại, lãnh đạo thành phố Hải Phòng đã trao các biên bản ghi nhớ quan trọng trên 5 lĩnh vực cho các doanh nghiệp
Địa phương

Quan tâm đặc biệt, hỗ trợ thực chất, hiệu quả

Hải Phòng là địa phương tiên phong trong cải cách thủ tục hành chính, cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, đặc biệt xây dựng hệ sinh thái hỗ trợ cộng đồng doanh nghiệp phát triển. Khối doanh nghiệp FDI đã đóng góp đặc biệt quan trọng vào sự phát triển của thành phố cả về kinh tế và xã hội. Lãnh đạo thành phố cam kết luôn đồng hành và dành sự quan tâm đặc biệt, hỗ trợ thực chất, hiệu quả để tiếp tục thúc đẩy sự phát triển của khối doanh nghiệp FDI; thành công của các doanh nghiệp chính là sự phát triển của thành phố, là thành công của chính quyền.

Dành sự quan tâm đặc biệt, hỗ trợ thực chất, hiệu quả
Địa phương

Dành sự quan tâm đặc biệt, hỗ trợ thực chất, hiệu quả

Hải Phòng là địa phương tiên phong trong cải cách thủ tục hành chính, cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, đặc biệt xây dựng hệ sinh thái hỗ trợ cộng đồng doanh nghiệp phát triển. Khối doanh nghiệp FDI đã đóng góp đặc biệt quan trọng vào sự phát triển của thành phố cả về kinh tế và xã hội. Lãnh đạo thành phố cam kết luôn đồng hành và dành sự quan tâm đặc biệt, hỗ trợ thực chất, hiệu quả để tiếp tục thúc đẩy sự phát triển của khối doanh nghiệp FDI; thành công của các doanh nghiệp chính là sự phát triển của thành phố, là thành công của chính quyền.

Mô hình sản xuất dưa lưới an toàn tại xã Hoa Sơn (huyện Ứng Hòa) mang lại giá trị kinh tế cao.
Trên đường phát triển

Phát triển theo hướng sinh thái, hiện đại

Theo thống kê, hiện Hà Nội có 406 mô hình sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, trong đó có 262 mô hình lĩnh vực trồng trọt, 119 mô hình lĩnh vực chăn nuôi, 25 mô hình lĩnh vực thủy sản; tập trung ở các huyện: Hoài Đức, Mê Linh, Gia Lâm, Thường Tín, Đông Anh, Thanh Oai, Đan Phượng…

Đổ bê tông tuyến đường liên thôn Cốc Lải - Ta Đào, xã Cao Tân, huyện Pác Nặm
Trên đường phát triển

Bài 3: Đổi thay từ cách làm mới

Những kết quả đạt được trong công tác dân tộc có sự đóng góp rất lớn của đồng bào các dân tộc ở tất cả các lĩnh vực, góp phần đổi mới vùng dân tộc thiểu số tỉnh Bắc Kạn. Nhiều hộ gia đình đã mạnh dạn áp dụng tiến bộ khoa học mới vào sản xuất; nhiều mô hình trồng trọt, chăn nuôi hiệu quả, thu nhập cao; người dân nhiệt tình hưởng ứng phong trào hiến đất, chặt bỏ cây gỗ giá trị mà không yêu cầu đền bù, huy động được nhiều nguồn lực từ người dân thực hiện nông thôn mới…