Thái Nguyên: Huyện Võ Nhai khẩn trương xoá nhà tạm, nhà dột nát

Huyện Võ Nhai quyết tâm huy động mọi nguồn xoá 100% nhà tạm, nhà dột nát ở 4 xã, thị trấn trong năm 2024 và phấn đấu trước ngày 30.6.2025 cơ bản xóa xong ở 11 xã, thị trấn.

Võ Nhai là một trong hai huyện có số nhà tạm lớn nhất của tỉnh Thái Nguyên, trong khi kinh tế của huyện lại kém phát triển nhất. Để triển khai tốt Chương trình xóa nhà tạm, nhà dột nát trên địa bàn, huyện đã thành lập Ban Chỉ đạo vận động, hỗ trợ xây dựng xóa nhà tạm, nhà dột nát cho hộ nghèo, hộ cận nghèo; xây dựng Quy chế làm việc, kế hoạch hoạt động, phân công nhiệm vụ các thành viên, thành lập Tổ giúp việc; lãnh đạo, chỉ đạo, kiểm tra việc thực hiện xóa nhà tạm, nhà dột nát cho hộ nghèo trên địa bàn huyện đảm bảo đúng mục đích, đối tượng.

Qua kết quả rà soát nhà tạm, nhà dột nát của các hộ trên địa bàn huyện tính đến tháng 11.2024 còn tổng số 968 hộ, trong đó có 687 hộ nghèo, 117 hộ cận nghèo, 609 hộ đủ điều kiện hỗ trợ. Trong năm 2024, gần 100 hộ đã được hỗ trợ kinh phí làm nhà từ nhiều chương trình dự án, hoạt động khác.

Để đạt được mục tiêu xóa nhà dột nát, huyện Võ Nhai đã tập trung huy động các nguồn lực hỗ trợ hộ nghèo và cận nghèo với phương châm "Nhà nước hỗ trợ, Nhân dân chủ động, cộng đồng giúp đỡ". Trong tháng 11 năm 2024, huyện đã tổ chức phát động ủng hộ xóa nhà tạm, nhà dột nát và bàn giao nhà Đại đoàn kết tại xã Thần Sa và xã Tràng Xá nhằm kêu gọi các cơ quan, tổ chức, đơn vị, công ty, doanh nghiệp, các nhà hảo tâm; cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức, lực lượng vũ trang nhiệt tình hưởng ứng, ủng hộ về tinh thần và vật chất. Mục tiêu từ nay đến năm 2025, không còn hộ dân nào phải sống trong những ngôi nhà tạm, nhà dột nát.

2.jpg

Thần Sa là xã vùng cao, vùng đặc biệt khó khăn của huyện Võ Nhai. Xã chủ yếu sản xuất nông nghiệp, hộ nghèo chiếm trên 22%, hộ cận nghèo chiếm 12% tổng số hộ toàn xã. Theo rà soát thống kê, hiện cả xã còn 57 gia đình người có công, hộ nghèo, cận nghèo và hộ có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn đang sinh sống trong nhà tạm, nhà dột nát rất cần được hỗ trợ để bà con có nơi an cư, lạc nghiệp.

Trong những năm qua, xã đã được đầu tư xây dựng nhiều công trình như: Nhà Văn hoá xã, Nhà Văn hoá các xóm, Trạm Y tế, trường học. Riêng Công ty CP Đầu tư Xây dựng và Khai thác Khoáng sản Thăng Long đã ủng hộ trên 18 tỷ đồng tài trợ xây dựng điểm Trường Tiểu học và Mầm non xóm Xuyên Sơn và nhiều công trình phúc lợi khác trên địa bàn xã.

Các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp trên địa bàn đã hỗ trợ xã Thần Xa trên 1,9 tỷ đồng để sửa chữa, xây mới tổng cộng 57 ngôi nhà tạm, nhà dột nát. Trong khi đó, số tiền vận động ủng hộ tại xã Tràng Xá trên 1,6 tỷ đồng.

Ông Dương Văn Toản, Phó Chủ tịch UBND huyện Võ Nhai, cho biết: Xóa nhà ở tạm, nhà dột nát là chương trình vô cùng ý nghĩa đối với địa phương. Người nghèo được hỗ trợ xây nhà kiên cố không chỉ góp phần nâng cao chất lượng đời sống, mà còn đảm bảo thực hiện mục tiêu giảm nghèo bền vững và xây dựng Võ Nhai đạt chuẩn nông thôn mới. Trong thời gian tới, huyện tiếp tục huy động các nguồn lực để thực hiện công tác này.

Tính đến đầu tháng 11.2024, trừ thành phố Sông Công không có nhà tạm, nhà dột nát, các địa phương của tỉnh còn 2.519 hộ cần được hỗ trợ sửa chữa, xây mới, tổng kinh phí khoảng 143 tỷ đồng.

Trong nhiệm kỳ 2019 - 2024, MTTQ các cấp và các tổ chức thành viên trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên đã vận động, huy động nguồn lực ủng hộ đạt trên 607,2 tỷ đồng. Trong đó, Quỹ Vì người nghèo các cấp đạt trên 137,5 tỷ đồng, đã hỗ trợ xây dựng và sửa chữa được 3.919 nhà ở cho hộ nghèo, trị giá trên 182 tỷ đồng. Điểm nhấn trong nhiệm kỳ qua là Chương trình “Tuần cao điểm Tết vì người nghèo” được tổ chức đúng vào dịp tết Nguyên đán hằng năm đã được các cơ quan, đơn vị, tổ chức, doanh nghiệp, nhà hảo tâm trong và ngoài tỉnh tích cực hưởng ứng, tham gia ủng hộ, hỗ trợ các hộ nghèo, cận nghèo khi Tết đến, Xuân về.

1.jpg
Xóa nhà ở tạm, nhà dột nát là chương trình vô cùng ý nghĩa đối với địa phương
vùng khó như huyện Võ Nhai

Được biết, từ năm 2019 đến nay, tỉnh Thái Nguyên đã vận động được 207,2 tỷ đồng chăm lo Tết cho người nghèo; hỗ trợ 155.833 suất quà tặng các hộ nghèo, cận nghèo; hỗ trợ làm 876 căn nhà, trao tặng 1.155 xe đạp... cho hộ nghèo, học sinh thuộc hộ nghèo, cận nghèo trên địa bàn tỉnh.

Công tác xóa nhà tạm, nhà dột nát thời gian qua trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên đã trở thành một phong trào rộng khắp, trở thành ‘điểm sáng’ của công tác giảm nghèo bền vững; không chỉ góp phần nâng cao đời sống người dân mà còn là động lực để phát huy hơn nữa truyền thống tương thân tương ái, xây dựng và củng cố khối đại đoàn kết toàn dân tộc.

Địa phương

Ứng Hòa hướng đến nông thôn mới nâng cao
Trên đường phát triển

Ứng Hòa hướng đến nông thôn mới nâng cao

Xuất phát điểm thấp, gặp nhiều khó khăn khi triển khai Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới (NTM), song với quyết tâm cao, Đảng bộ, chính quyền và Nhân dân huyện Ứng Hòa, TP. Hà Nội đã có nhiều đổi mới trong cách triển khai thực hiện, nhờ đó đến nay diện mạo nông thôn các địa bàn có nhiều khởi sắc, đời sống của người dân được cải thiện rõ rệt...

Trên con đường thoát nghèo của người dân Mộc Châu luôn có cán bộ NHCSXH đồng hành.
Trên đường phát triển

Mộc Châu sẽ là đô thị xanh hiện đại

Mộc Châu nay đã khác! Những ưu đãi của thiên nhiên ban tặng đang được đồng bào các dân tộc trên địa bàn nâng niu và chuyển hóa thành sức mạnh vật chất, góp phần xây dựng đời sống ngày một sung túc, đầm ấm hơn. Trên hành trình ấy, luôn có các chính sách tín dụng xã hội - như một chất "dẫn", một bệ đỡ vững chắc hỗ trợ cho bà con trên chặng đường trở thành đô thị xanh, hiện đại.

Bà con được hưởng lợi từ các công trình
Trên đường phát triển

Bà con được hưởng lợi từ các công trình

Thời gian qua, từ Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021 - 2030, giai đoạn 1 từ năm 2021 đến năm 2025 (gọi tắt là Chương trình 1719), tỉnh Nghệ An được hỗ trợ để xây dựng nhiều công trình nước sinh hoạt… Hiện, một số công trình đã hoàn thành và đưa vào sử dụng, đem lại nhiều lợi ích, niềm vui lớn cho bà con Nhân dân vùng cao.

Công nghiệp đóng vai trò rất lớn trong tăng trưởng kinh tế của Khánh Hòa. Ảnh: ĐÌNH LÂM
Địa phương

Đổi mới mô hình tăng trưởng trên nền tảng khoa học công nghệ, chuyển đổi số

Năm 2025 được xác định là năm tăng tốc, bứt phá phát triển kinh tế – xã hội, UBND tỉnh Khánh Hòa tập trung phấn đấu thực hiện hoàn thành các mục tiêu, chỉ tiêu phát triển kinh tế - xã hội 5 năm giai đoạn 2021-2025; tiếp tục giữ vững tăng trưởng kinh tế trên cơ sở đẩy mạnh cơ cấu lại các ngành kinh tế gắn với đổi mới mô hình tăng trưởng trên nền tảng của khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số, theo hướng đa dạng hóa, gia tăng giá trị và hiệu quả; phát triển kinh tế xanh, tuần hoàn…

Bí thư Tỉnh ủy Nghiêm Xuân Thành trao Bằng khen cho các tập thể có thành tích xuất sắc trong thực hiện Chỉ thị số 36 của Bộ Chính trị về tăng cường, nâng cao hiệu quả công tác phòng, chống và kiểm soát ma túy. Ảnh: THÀNH NGUYỄN
Địa phương

Hướng tới xây dựng tỉnh Khánh Hòa trở thành thành phố trực thuộc Trung ương

Toàn hệ thống chính trị tiếp tục phát huy truyền thống cách mạng; đoàn kết đồng lòng, khơi dậy khát vọng, hiện thực hóa mục tiêu “thập niên nâng tầm phát triển”, tăng trưởng kinh tế hai con số để hướng tới xây dựng tỉnh Khánh Hòa trở thành thành phố trực thuộc Trung ương; cực tăng trưởng của khu vực Nam Trung bộ Tây Nguyên và cả nước, nơi Nhân dân có mức sống cao, hiền hòa và hạnh phúc.

Năm 2024, Khánh Hòa đón 10,6 triệu lượt khách du lịch. Ảnh: Quốc Bảo
Địa phương

Du lịch Khánh Hòa tăng trưởng ấn tượng

Theo Báo cáo công tác chỉ đạo, điều hành của UBND tỉnh Khánh Hòa và tình hình thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội năm 2024, dự kiến kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2025, năm 2024, du lịch - ngành kinh tế trụ cột của Khánh Hòa tăng trưởng ấn tượng với 10,6 triệu lượt khách, doanh thu du lịch tăng 53,9% so với năm 2023; tỷ lệ giải ngân kế hoạch vốn đầu tư công dự kiến hết ngày 31.1.2025 ước đạt 95% so với kế hoạch vốn được UBND tỉnh giao thực tế…

Kinh nghiệm giảm nghèo của xã Bình Long, huyện Võ Nhai, tỉnh Thái Nguyên
Trên đường phát triển

Kinh nghiệm giảm nghèo của xã Bình Long, huyện Võ Nhai, tỉnh Thái Nguyên

Là một xã thuần nông của huyện vùng cao Võ Nhai, tỉnh Thái Nguyên, xã Bình Long đã gian nan về đích nông thôn mới (NTM) năm 2021. Sự nỗ lực tìm hướng đi mới trong sản xuất nông nghiệp, từng bước thay đổi phương thức sản xuất của người dân đồng thời tranh thủ nguồn lực từ các chính sách giảm nghèo dành cho vùng đồng bào dân tộc thiểu số đã giảm nhanh tỷ lệ hộ nghèo từ 60% vào năm 2016 hiện còn dưới 8,5%.

Doanh nghiệp chuyển đổi số để rút ngắn quy trình, thủ tục giải quyết công việc. Ảnh: ITN
Địa phương

Ngành Công Thương Hà Nội đẩy mạnh chuyển đổi số

Xác định chuyển đổi số là một trong những nhiệm vụ trọng tâm, Sở Công Thương Hà Nội đã và đang tập trung triển khai hiệu quả các giải pháp đẩy mạnh chuyển đổi số. Cụ thể, đẩy mạnh chuyển đổi số trong các hoạt động quản lý, điều hành sản xuất, kinh doanh, tạo môi trường chuyển đổi số toàn diện, hiệu quả.

Kết quả giám sát tình hình quản lý, sử dụng đất ở, đất sản xuất tại Đắk Lắk
Trên đường phát triển

Kết quả giám sát tình hình quản lý, sử dụng đất ở, đất sản xuất tại Đắk Lắk

HĐND tỉnh Đắk Lắk vừa có báo cáo kết quả giám sát tình hình quản lý, sử dụng đất ở, đất sản xuất do nhà nước giao (hoặc cấp) cho hộ đồng bào dân tộc thiểu số; việc thực hiện quy hoạch để hỗ trợ đất ở, nhà ở, đất sản xuất cho hộ đồng bào dân tộc thiểu số và các hộ nghèo theo chương trình mục tiêu quốc gia 1719.