Thái Nguyên: Huyện Võ Nhai đào tạo nghề, trao sinh kế

Là huyện miền núi, tỷ lệ hộ nghèo cao, những năm qua, cùng với thực hiện đồng bộ các giải pháp phát triển KT-XH, huyện Võ Nhai (Thái Nguyên) luôn quan tâm, dành nhiều nguồn lực đào tạo nghề cho lao động thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ mới thoát nghèo, đổi mới theo hướng gắn với nhu cầu thực tiễn. Có kiến thức, nhiều hộ có điều kiện phát triển kinh tế, nâng cao thu nhập, tạo động lực thoát nghèo bền vững.

Theo Phòng Lao động, Thương binh và Xã hội huyện, từ đầu năm đến nay, toàn huyện tạo việc làm mới cho hơn 2,4 nghìn lao động, đạt 93,7% kế hoạch năm 2023. Trong đó, 106 người đi xuất khẩu lao động, đạt 96,4% kế hoạch, nâng tổng số lao động của huyện đang làm việc có thời hạn ở nước ngoài gần 900 người. Có được kết quả này, các ngành, đơn vị liên quan tăng cường nắm bắt nhu cầu tuyển dụng lao động của hợp tác xã, doanh nghiệp trên địa bàn.

Bà Mông Thị Tuyết Nhung, Trưởng Phòng LĐTBXH huyện cho biết: “Để các lớp đào tạo nghề sát thực tế, phù hợp với nhu cầu của người dân, trước khi mở lớp, chúng tôi về từng xóm khảo sát, nhận đơn đăng ký. Trong thời gian đào tạo, chúng tôi yêu cầu các cơ sở dạy nghề giảm thời gian học lý thuyết, tăng cường thực hành bằng hình thức “cầm tay chỉ việc” ngay tại bờ ruộng, chuồng chăn nuôi”. Những năm gần đây, công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn của tỉnh Thái Nguyên nói chung và huyện Võ Nhai nói riêng đã gắn phát triển sản xuất với tái cơ cấu nông nghiệp, chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn, nâng cao thu nhập cho người dân trên cơ sở ứng dụng khoa học công nghệ vào sản xuất.

Gia đình ông Trần Văn Đằng, xóm Hạ Sơn, xã Thần Sa, có gần 4.000m2 chè, sau khi tham gia lớp tập huấn về sản xuất chế biến chè, ông và một số hộ trong xóm đã lắp hệ thống tưới, nhờ vậy có thu nhập từ làm chè vụ đông, thoát được nghèo.

2-3477.jpg
Hộ ông Trần Văn Đằng, xóm Hạ Sơn, xã Thần Sa (huyện Võ Nhai) thoát nghèo nhờ ứng dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất chè vụ đông

Anh Triệu Văn Liêu (ở xóm Khe Cái, xã Vũ Chấn, Võ Nhai) sau khi tham gia khóa đào tạo nghề cơ khí ngắn hạn tại Trung tâm Giáo dục thường xuyên - Giáo dục nghề nghiệp huyện năm 2023 đã đầu tư mở cơ sở hàn ráp khung sắt, kẽm phục vụ nhân dân địa phương. Cơ sở đã tạo việc làm cho 3 lao động trong đó có thêm 2 hộ dân trong xóm với thu nhập bình quân từ 3-5 triệu đồng/người/tháng. Nhờ đó, gia đình anh Liêu và cả 2 hộ làm thuê tại cơ sở đã thoát nghèo.

Ông Nguyễn Xuân Chờ, Chủ tịch UBND xã Vũ Chấn, cho biết: Xã đã hỗ trợ đào tạo nghề ngắn hạn cho lao động nông thôn, chủ yếu là bà con dân tộc thiểu số, đến nay lao động qua đào tạo đạt trên 72% (1.153 người), lao động qua đào tạo có bằng cấp, chứng chỉ đạt tỷ lệ 47% (769 người). Sau đào tạo nghề, các học viên đều đã có việc làm và tự tạo sinh kế bằng những kiến thức, kỹ năng đã được trang bị.

Huyện Võ Nhai đã tổ chức khảo sát nhu cầu đào tạo nghề cho lao động nông thôn theo quy hoạch vùng và đặc thù của từng địa phương. Chính vì vậy, hoạt động đào tạo nghề được triển khai đa dạng, với đa ngành nghề, không chỉ tổ chức tập trung tại huyện mà còn đưa lớp đào tạo nghề về các cụm xã, gắn với thực hành…Tỷ lệ lao động qua đào tạo đến hết năm 2023 đạt 59,48 % (trong đó có tỷ lệ lao động qua đào tạo có bằng cấp, chứng chỉ đạt 38,15% ). Cụ thể, năm 2022 mở 7 lớp đào tạo nghề dưới 3 tháng cho 210 học viên; Năm 2023 mở 10 lớp đào tạo nghề dưới 3 tháng cho 300 học viên; Năm 2024 tổ chức 3 lớp đào tạo nghề thường xuyên dưới 3 tháng cho 90 lao động là người dân tộc thiểu số. Các nghề đào tạo chủ yếu gồm: nuôi và phòng trị bệnh cho gà (tại xã Thượng Nung); trồng rau an toàn (tại xã Sảng Mộc); chế biến chè xanh, chè đen (tại xã La Hiên).

Hầu hết người lao động thuộc hộ nghèo, cận nghèo, mới thoát nghèo trên địa bàn có nhu cầu được hỗ trợ kết nối, tư vấn, định hướng nghề nghiệp là tìm việc đã được quan tâm đáp ứng nguyện vọng. Tỷ lệ lao động học nghề gắn với tự tạo việc làm và tìm được việc làm đạt từ 70% trở lên, nhiều hộ gia đình có người học nghề đã có việc làm, tăng thu nhập, ổn định đời sống. Một số lao động sau khi học nghề đã huy động sự tham gia của các thành viên cùng làm việc tại các cơ sở sản xuất, các mô hình cá nhân, tổ chức điển hình được áp dụng trong sản xuất có hiệu quả sau khi học nghề ngày một nhiều, góp phần nâng cao thu nhập, đời sống của người lao động nông thôn và góp phần cho việc hoàn thành các chỉ tiêu về công tác xóa đói, giảm nghèo xây dựng nông thôn mới ở địa phương. Người lao động thuộc hộ nghèo, cận nghèo, mới thoát nghèo cũng đã thay đổi tư duy "trông chờ" bằng việc chủ động sản xuất, hướng đến thoát nghèo bền vững.

Thời gian tới, Võ Nhai tiếp tục thực hiện hoạt động Tiểu dự án 3 Dự án 5 thuộc Chương trình MTQG phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi, nhằm hỗ trợ người lao động thuộc vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi để đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài theo hợp đồng; hỗ trợ đào tạo nghề phù hợp nhu cầu lao động vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi; cung cấp thông tin thị trường lao động, dịch vụ hỗ trợ tìm kiếm, kết nối việc làm cho lao động là người dân tộc thiểu số; hỗ trợ hoạt động truyền thông, tuyên truyền thông tin thị trường lao động, dịch vụ hỗ trợ tìm kiếm, kết nối việc làm cho lao động là người dân tộc thiểu số.

Địa phương

Bứt phá trong phát triển kinh tế năm 2024, vững bước vào kỷ nguyên vươn mình
Địa phương

Bứt phá trong phát triển kinh tế năm 2024, vững bước vào kỷ nguyên vươn mình

Nhờ các giải pháp quyết liệt và sự điều hành linh hoạt của Đảng bộ cùng chính quyền tỉnh, Bà Rịa - Vũng Tàu đã tạo nên bước đột phá trong phát triển kinh tế năm 2024. Với tốc độ tăng trưởng tổng sản phẩm trên địa bàn đạt 11,72% - mức cao nhất trong 10 năm qua, tỉnh tiếp tục khẳng định vai trò là động lực tăng trưởng quan trọng của khu vực Đông Nam Bộ và cả nước.

Thành phố Phổ Yên, Thái Nguyên: Xứng tầm cực tăng trưởng vùng trong kỷ nguyên mới
Địa phương

Thành phố Phổ Yên, Thái Nguyên: Xứng tầm cực tăng trưởng vùng trong kỷ nguyên mới

Hơn một thập kỷ qua, người dân xứ trà Thái Nguyên được chứng kiến sự trỗi dậy thần tốc của thành phố Phổ Yên, cửa ngõ của Thủ đô Hà Nội và Thủ đô gió ngàn. Để hiện thực hóa mục tiêu trở thành đô thi loại II vào năm 2025 và cơ bản đạt các tiêu chí đô thị loại I vào năm 2030, thành phố Phổ Yên huy động các nguồn lực tập trung phát triển hạ tầng theo quy hoạch. Nhờ đó, diện mạo đô thị ngày càng được hoàn thiện, nâng cấp theo hướng đồng bộ, hiện đại, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội.

TP. Long Xuyên quyết tâm thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đảng bộ thành phố nhiệm kỳ 2020 - 2025
Địa phương

TP. Long Xuyên quyết tâm thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đảng bộ thành phố nhiệm kỳ 2020 - 2025

Năm 2024 là năm thứ tư triển khai thực hiện Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ thành phố lần thứ XII, là năm Đảng bộ thành phố tập trung lãnh đạo thực hiện nhiều nhiệm vụ chính trị quan trọng, phấn đấu hoàn thành chỉ tiêu nghị quyết năm 2024 và nhiệm kỳ 2020 - 2025.

Huyện Cù Lao Dung: Một miền quê đáng sống
Địa phương

Huyện Cù Lao Dung: Một miền quê đáng sống

Ngày 12/7/2024, Thủ tướng Chính phủ đã có Quyết định số 634/QĐ-TTg công nhận huyện Cù Lao Dung (Sóc Trăng) đạt chuẩn nông thôn mới năm 2023. Với một sức sống mới, một tầm cao mới và bước phát triển khá mạnh mẽ, diện mạo nông thôn Cù Lao Dung đã chuyển biến tích cực, đời sống vật chất, tinh thần của Nhân dân được nâng lên đáng kể.

Thành phố Cao Lãnh đạt và vượt các chỉ tiêu kế hoạch năm 2024
Địa phương

Thành phố Cao Lãnh đạt và vượt các chỉ tiêu kế hoạch năm 2024

Năm 2024, TP. Cao Lãnh (tỉnh Đồng Tháp) chú trọng vào lĩnh vực chuyển đổi số, cải thiện chỉ số cải cách hành chính và cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh. Nhờ đó, tình hình kinh tế - xã hội thành phố chuyển biến tích cực, khởi sắc trên hầu hết các lĩnh vực, đạt và vượt 12/12 chỉ tiêu kế hoạch đề ra.

Tuyến cáp treo Hương Bình - Một ý tưởng độc đáo
Địa phương

Tuyến cáp treo Hương Bình - Một ý tưởng độc đáo

Dương Trung Quốc – Tổng Thư ký Hội Khoa học Lịch sử Việt Nam

Tỉnh Hòa Bình tiếp giáp với Thủ đô Hà Nội, là cửa ngõ lên “miền Tây Bắc xa xôi” nhưng ngày một gần nhờ những thay đổi của Đất Nước. Thuật ngữ khảo cổ học “Văn Hóa Hòa Bình” được thế giới công nhận như một trong những “cái nôi” của loài người thời tiền sử (cách đây từ 18.000 năm đến 7.500 năm thuộc thời kỳ đồ đá cũ). Rồi với những “bộ sử thi” hoành tráng của cộng đồng cư dân “Xứ Mường” góp vào quá trình “Đẻ Đất Đẻ Nước” sinh thành cộng đồng Dân tộc Việt Nam để phát triển Văn hóa của tỉnh Hòa Bình thời hiện đại.

Huyện Phú Lương, Thái Nguyên: Chuyển đổi đột phá
Địa phương

Huyện Phú Lương, Thái Nguyên: Chuyển đổi đột phá

Với sự tập trung lãnh đạo của cấp ủy, điều hành linh hoạt, quyết liệt của chính quyền và sự nỗ lực cố gắng của cả hệ thống chính trị, năm 2024, các chỉ tiêu của huyện Phú Lương (tỉnh Thái Nguyên) đề ra đều đạt và vượt kế hoạch. Chủ tịch UBND huyện Phú Lương Nguyễn Hoàng Mác đã trao đổi về những thành quả nói trên.

Tập trung xây dựng, nâng cao chất lượng các sản phẩm OCOP nâng cao đời sống Nhân dân
Địa phương

Tập trung xây dựng, nâng cao chất lượng các sản phẩm OCOP nâng cao đời sống Nhân dân

Là huyện nghèo của tỉnh Điện Biên với đặc thù gần 90% dân số là đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS), những năm gần đây, Mường Ảng đã khắc phục khó khăn về hạ tầng, từng bước nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của Nhân dân. Đồng thời, góp phần tích cực thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, xóa đói giảm nghèo và bảo đảm an sinh xã hội tại địa phương.

Mùa xuân đầu tiên trên những ngôi làng mới
Trên đường phát triển

Mùa xuân đầu tiên trên những ngôi làng mới

Trở lại thôn Nậm Tông, xã Nậm Lúc và thôn Kho Vàng, xã Cốc Lầu, huyện Bắc Hà (Lào Cai) - nơi đã từng chịu ảnh hưởng nặng nề của cơn bão số 3 (Yagi) vào những ngày đầu Xuân mới Ất Tỵ 2025, chúng tôi không khỏi ngỡ ngàng khi chứng kiến sự hồi sinh nhanh chóng, mạnh mẽ tại những khu tái định cư nơi đây.