Thái Nguyên: Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ trong sản xuất chè an toàn

Chè là một trong những cây trồng chủ lực ở nhiều địa phương trên cả nước. Các sản phẩm chè Việt Nam không chỉ phục vụ tiêu thụ trong nước mà xuất khẩu đến nhiều thị trường trên thế giới. Việc ứng dụng công nghệ cao trong sản xuất đã giúp nâng cao năng suất, chất lượng và giá trị gia tăng của sản phẩm chè phục vụ xuất khẩu. Góp phần tiêu thụ nguyên liệu chè cho người dân từ đó mở rộng, phát triển diện tích trồng chè tại các địa phương.

Chuẩn hoá, sản xuất theo quy trình hữu cơ

Nằm trong vùng chè đặc sản Tân Cương, chè Phúc Trìu có tiếng trên thị trường từ nhiều năm qua. Gia đình anh Mai Tiến Dũng (sinh năm 1983, xóm Khuôn, xã Phúc Trìu, TP Thái Nguyên) đã có nghề truyền thống làm chè từ lâu đời.

Xác định chỉ có sản xuất an toàn, sản phẩm chất lượng mới chinh phục được thị trường, anh Dũng đã chọn sản xuất theo quy trình hữu cơ, ứng dụng công nghệ cao. Hiện vườn chè diện tích 1ha, giống chè lai xanh F1 cho thu hái hơn 2 tạ búp khô, chủ yếu bán sản phẩm dạng quà tặng, quà biếu, đầu tư vào bao bì nhãn mác, giá từ 400 nghìn đồng đến 2 triệu đồng/kg.

1-9665.jpg

Về chi phí, mỗi lứa hái trong 3 ngày, tổng cộng 60 công. Giá tiền công thuê hái chè búp tiêu chuẩn 1 tôm 2 lá giá 18 nghìn - 20 nghìn đồng/kg búp tươi, chè tôm nõn giá 30 nghìn đồng/kg, chè đinh từ 60 nghìn đến 80 nghìn đồng/kg. Người hái thuê giỏi có thể thu nhập trên 500 nghìn đồng/ngày. Dù tay nghề sao chè búp, chè nõn vào hàng “đẳng cấp” nhưng anh Dũng cũng như hầu hết các gia đình khi làm chè đinh đều phải thuê sao tại cơ sở Thắng Hường (xóm Hồng Thái 2, xã Tân Cương) với giá 90 nghìn đồng/kg thành phẩm chè khô.

Anh Dũng cho biết: Cứ 5,5kg chè tươi mới được 1kg chè khô, thành phẩm của 1kg chè đinh gồm công hái 500 nghìn đồng, công sao 90 nghìn đồng, bao gói 120 nghìn đồng, giá bán ra thị trường 2 triệu đồng không hề đắt so với chi phí bỏ ra. Bởi, chè đinh chỉ làm được 03 lứa vào mùa thu, mỗi lứa khoảng 60kg, phải hết mưa ngâu mới làm được. Chè đinh làm từ chè lai xanh (còn có tên là Thanh Trà) có màu nước xanh ánh vàng rất đẹp, hương thơm dìu dịu thoang thoảng, khi uống cảm nhận được rõ hương thơm đang lan tỏa, vị ngọt hậu và hương bền sau khi uống nhiều giờ nên được nhiều người chọn làm chè biếu, xách tay đi nước ngoài vào mỗi dịp Tết nguyên đán. Đây cũng là điều đòi hỏi anh Dũng phải tuân thủ sản xuất, chế biến theo đúng tiêu chuẩn quốc tế về vệ sinh an toàn thực phẩm.

Hệ thống tự động hóa hoàn chỉnh đầu tiên tại Thái Nguyên

Khẳng định sở dĩ có khách hàng, có thị trường nên mới dám “chơi lớn” chi hơn 100 triệu cho riêng hệ thống tưới, phun tự động, anh Dũng cho biết trong thời gian còn làm việc trong cơ quan nhà nước, anh có điều kiện đi nhiều nơi, tiếp xúc với nhiều người thuộc nhiều lĩnh vực. Từ những mối quan hệ đó, anh đã giới thiệu chè đặc sản của Thái Nguyên và dần dần thiết lập được hệ thống khách hàng bền vững. Trên cơ sở đầu ra bền vững, anh Dũng đã đầu tư để tập trung sản xuất dòng sản phẩm chè cao cấp, chất lượng cao cung cấp cho khách hàng đồng thời là người quen biết.

2-6522.jpg
Tri thức để ứng dụng khoa học kỹ thuật, sử dụng thiết bị thông minh đang là xu thế để người làm chè và hương chè xứ Thái bay xa

Kiến thức về công nghệ thông tin, khoa học kỹ thuật đã được anh Mai Tiến Dũng ứng dụng triệt để vào vườn chè với hệ thống tưới tiết kiệm và hệ thống phun thuốc trừ sâu thông minh, quy trình chăm sóc chè được tự động hóa cao.

Rất tâm đắc với hệ thống phun thuốc trừ sâu tự động mà theo anh là hiện đại nhất miền bắc, chưa nơi nào có, anh Dũng so sánh: Bình quân mỗi lứa chè phải phun thuốc bảo vệ thực vật 5 - 6 lần, tiền công thuê 35 nghìn - 40 nghìn đồng/bình. Diện tích chè như của gia đình tôi phải phun đến 30 bình mỗi lần, không “ông nào” có sức khoẻ để phun xong trong một ngày, thêm nữa mùa hè nhiều loại sâu phải soi đèn pin để phun đêm, không ai nhận làm vào giờ đó, vì thế không chủ động được thời gian phun thuốc nên không diệt trừ được sâu. Với hệ thống phun tự động này, chỉ mất từ 5-10 phút pha thuốc, thời gian phun trong vòng từ 1-2 phút. Mặc dù đầu tư ban đầu 60 triệu đồng nhưng tuổi thọ đến 10 năm, rẻ hơn thuê người làm rất nhiều. Thêm vào đó, phun tự động 1 lần 300l/ha tiết kiệm 200l so với phun tay. Nhờ chủ động về thời gian, việc diệt trừ sâu hại rất hiệu quả, không chỉ tiết kiệm chi phí mà chè tăng năng suất, chất lượng rõ rệt. Khi giá vật tư đầu vào tăng, nhưng giảm chi phí thì lợi nhuận vẫn tăng.

Dùng công nghệ tưới tiết kiệm, anh Dũng cũng tự chế phân bón gốc bằng các loại cá ngâm ủ cùng đỗ tương, phân bón lá bằng lòng đỏ trứng gà và mật ong ủ vi sinh, mỗi lứa tốn khoảng 300 quả trứng, sau khi trừ chi phí, anh thu lãi gần 30 triệu đồng. Hiện, anh đang trồng thêm hoa và cây cảnh, thiết kế đồi chè thành một điểm phục vụ khách tham quan du lịch và thưởng thức văn hóa trà Thái Nguyên.

3-7412.jpg

Anh Mai Tiến Dũng cho rằng để làm kinh tế nông nghiệp đòi hỏi người nông dân phải có tri thức để ứng dụng khoa học kỹ thuật, về tìm hiểu và tiếp cận thị trường. Ví dụ đơn giản như công việc hái chè, nếu không nắm vững kỹ thuật, không thể hướng dẫn hái chè đinh đúng cách, bởi nếu vặt sẽ dễ làm rách lá hoặc bấm thì sẽ làm bị thâm cuống, kỹ thuật đúng phải là bẻ, tước ngọn chè. Cùng với kinh nghiệm về thời tiết, mùa vụ do cha ông để lại, ngày nay người làm chè còn có thể sử dụng các thiết bị thông minh, nhờ đến sự hỗ trợ của các chuyên gia, nhà khoa học nông nghiệp để nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm, quan tâm đến việc phải làm ra những sản phẩm thị trường yêu cầu, từ chỗ chỉ bán cái mình có sang bán cái thị trường cần.

Trên đường phát triển

Chủ tịch UBND tỉnh Long An Nguyễn Văn Út tại buổi làm việc tại trụ sở Tập đoàn Sapporo
Địa phương

Sapporo Long An - biểu tượng thành công của doanh nghiệp Nhật Bản tại Long An

Tập đoàn Sapporo tại Long An đã ghi dấu như một mô hình hợp tác thành công giữa doanh nghiệp nước ngoài và các địa phương tại Việt Nam. Thành công của Sapporo phản ánh rõ nét chính sách thu hút đầu tư bài bản, sự đồng hành sát sao của chính quyền tỉnh Long An cùng nỗ lực thích nghi, phát triển của doanh nghiệp nước ngoài trong môi trường kinh doanh Việt Nam.

Bài 1: Để mảnh đất cực Bắc không còn hộ nghèo
Xã hội

Bài 1: Để mảnh đất cực Bắc không còn hộ nghèo

Hoạt động không vì lợi nhuận với sứ mệnh không để ai bị bỏ lại phía sau, hơn 20 năm qua, mỗi cán bộ, viên chức, người lao động của Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) Hà Giang luôn tận tâm, tận lực chuyển tải các chính sách hỗ trợ của Đảng, Nhà nước một cách nhanh nhất, hiệu quả nhất với mong muốn làm sao để Hà Giang không còn hộ nghèo và một ngày không xa, đồng bào địa phương sẽ tiến kịp miền xuôi về mọi mặt...

Từng bước khẳng định vai trò điểm đến đầu tư chiến lược
Địa phương

Từng bước khẳng định vai trò điểm đến đầu tư chiến lược

Những kết quả ấn tượng đạt được tại Chương trình xúc tiến đầu tư thương mại Long An - Nhật Bản năm 2025 do UBND tỉnh Long An phối hợp với Đại sứ quán Việt Nam tại Nhật Bản và Hiệp hội Xúc tiến kinh tế Việt Nam - Nhật Bản vừa tổ chức cho thấy, Long An không chỉ thu hút sự quan tâm mạnh mẽ từ các doanh nghiệp Nhật Bản mà còn dần khẳng định vai trò là điểm đến đầu tư chiến lược tại Việt Nam. Những thỏa thuận hợp tác quan trọng được ký kết chính là bước khởi đầu cho một giai đoạn hợp tác sâu rộng hơn, tạo ra động lực phát triển lâu dài giữa Long An và các đối tác Nhật Bản.

Phó Chủ tịch UBND tỉnh Đinh Công Sứ kiểm tra tiến độ sửa chữa đường từ xã Trung Thành đi xã Yên Hòa (Đà Bắc). Ảnh: Khánh An
Địa phương

Hòa Bình: Đẩy nhanh tiến độ thực hiện các dự án đầu tư công tại huyện Đà Bắc

Kiểm tra tiến độ thực hiện các Chương trình mục tiêu quốc gia trên địa bàn huyện Đà Bắc ngày 1.4, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Hòa Bình, Phó trưởng Ban Thường trực Ban Chỉ đạo các Chương trình mục tiêu quốc gia tỉnh Đinh Công Sứ yêu cầu địa phương với quyết tâm chính trị cao nhất, phấn đấu hoàn thành kế hoạch vốn năm 2024 - 2025, sớm đưa các công trình, dự án đi vào hoạt động để người dân được hưởng lợi.

Doanh nghiệp phía Nam tiên phong tiết kiệm năng lượng, hướng tới nền kinh tế xanh, bền vững
Địa phương

Doanh nghiệp phía Nam tiên phong tiết kiệm năng lượng, hướng tới nền kinh tế xanh, bền vững

Các doanh nghiệp phía Nam đang chủ động thực hiện nhiều giải pháp tiết kiệm năng lượng như lắp đặt điện mặt trời mái nhà, thay thế thiết bị cũ, tối ưu quy trình sản xuất. Những nỗ lực này không chỉ giúp giảm chi phí, nâng cao hiệu quả kinh doanh mà còn góp phần xây dựng nền kinh tế xanh, phát triển bền vững.