Thái Bình: Xác lập vị trí, ranh giới và diện tích Khu Bảo tồn thiên nhiên đất ngập nước Tiền Hải

Sáng 23.8, UBND tỉnh Thái Bình đã tổ chức Hội nghị công bố Quyết định xác lập vị trí, ranh giới và diện tích Khu Bảo tồn thiên nhiên đất ngập nước Tiền Hải.

Thái Bình công bố Quyết định Xác lập vị trí, ranh giới và diện tích Khu bảo tồn thiên nhiên đất ngập nước Tiền Hải -0
Các đại biểu dự hội nghị 

Dự hội nghị có: Phó Chủ tịch Thường trực HĐND tỉnh Đặng Thanh Giang; Phó Chủ tịch UBND tỉnh Lại Văn Hoàn; Chủ tịch Ủy ban Quốc gia Chương trình Con người và Sinh quyển Việt Nam; Tổng Biên tập Báo điện tử Đảng Cộng sản, Giáo sư Hoàng Trí.

Tạo không gian kinh tế mới hướng biển

Thái Bình công bố Quyết định Xác lập vị trí, ranh giới và diện tích Khu bảo tồn thiên nhiên đất ngập nước Tiền Hải -0
Phó Chủ tịch UBND tỉnh Lại Văn Hoàn phát biểu tại hội nghị 

Phát biểu tại Hội nghị, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Lại Văn Hoàn cho biết: Với đặc điểm là tỉnh có xu thế biển bồi, trước những năm 1980, vùng ven biển tỉnh Thái Bình chủ yếu là các bãi triều ngập nước, nơi đây trở thành nơi sinh kế, nuôi trồng thủy sản, một số khu vực được bồi tụ phù sa có tiểm năng để trồng rừng ngập mặn.

Trong những năm qua, tỉnh Thái Bình luôn tuân thủ mục đích, tôn chỉ và các quy định của Công ước Ramsar, Khu dự trữ sinh quyển đồng bằng sông Hồng, được UNESCO công nhận năm 2004; coi trọng công tác bảo vệ phát triển rừng, bảo tồn đa dạng sinh học gắn với phát triển kinh tế, tạo sinh kế cho người dân ven biển. Tỉnh Thái Bình đã thành lập Khu bảo tồn thiên nhiên đất ngập nước Thái Thụy với diện tích 6.560ha để bảo tồn hệ sinh thái vùng đất ngập nước ven biển; bảo tồn loài - sinh cảnh, bảo vệ nguồn lợi thủy sản, đặc biệt bảo vệ khu vực di trú của các loài chim nước.

Với mong muốn phát triển rừng trên các diện tích bãi triều nhằm giữ đất, ứng phó với biến đổi khí hậu, tạo sinh kế cho người dân, hướng tới hình thành khu bảo tồn thiên nhiên đất ngập nước... tỉnh Thái Bình đã ban hành Quyết định số 2159/QĐ-UBND phê duyệt Để án và xác lập khu rừng đặc dụng có diện tích 12.500ha với tên gọi Khu bảo tổn thiên nhiên đất ngập nước Tiền Hải.

Với diện tích tạm tính ban đầu là 12.500 ha được kế thừa số liệu diện tích từ 5 nguồn dữ liệu khác nhau, vị trí và ranh giới khu rừng chưa có sự đông nhất: Vị trí theo tọa độ địa lý và vị trí theo mô tả bằng lời không trùng khớp, không có bản đồ kèm theo.

Thái Bình công bố Quyết định Xác lập vị trí, ranh giới và diện tích Khu bảo tồn thiên nhiên đất ngập nước Tiền Hải -0
Toàn cảnh hội nghị 

Đến nay, khi đã bảo đảm đủ các điều kiện; được sự ủng hộ, giúp đỡ của cách Bộ, ngành Trung ương, trên cơ sở các Quy hoạch đã được cấp có thẩm quyền phên duyệt chủ trương, định hướng phát triển kinh tế biển và khu vực ven biển tỉnh Thái Bình; đồng thời để phù hợp với điều kiện thực tế, hiện trạng đa dạng sinh học, hiện trạng sử dụng đất, đất có mặt nước tại vùng đất ngập nước Tiền Hải, tỉnh Thái Bình tiến hành xác lập vị trí, ranh giới, diện tích Khu bảo tồn thiên nhiên đất ngập nước Tiền Hải, trong đó, kết hợp hài hoà mục tiêu bảo tồn và phát triển theo hướng: Bảo tồn hệ sinh thái vùng đất ngập nước ven biển Tiền Hải; bảo tồn loài - sinh cảnh, bảo vệ nguồn lợi thủy sản đặc biệt bảo vệ khu vực di trú của các loài chỉm nước; kết hợp hài hòa giữa bảo tồn thiên nhiên với phát triển kinh tế - văn hóa - xã hội theo nguyên tắc bảo tồn và phát triển bền vững; bảo đảm tính kết nối với các sinh cảnh liên kết. Phát triển kinh tế biển, tạo không gian kinh tế mới hướng biển theo Quyết định số 1735/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Quy hoạch tỉnh Thái Bình thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050, Quyết định số 1486/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Quy hoạch chung xây dựng Khu kinh tế Thái Bình, tỉnh Thái Bình đến năm 2040, tầm đến năm 2050.

Thái Bình công bố Quyết định Xác lập vị trí, ranh giới và diện tích Khu bảo tồn thiên nhiên đất ngập nước Tiền Hải -0
Cơ quan chức năng đi thực địa khu bảo tồn thiên nhiên đất ngập nước Tiền Hải

Khu bảo tồn thiên nhiên đất ngập nước Tiền Hải được xác định nằm ở vùng ngoài đê số 5, số 6 của huyện Tiên Hải; phía Bắc giáp với vùng cửa biển Trà Lý: phía Nam giáp với cửa Ba Lạt và quy hoạch khu đô thị dịch vụ Cồn Vành - Cồn Thủ: phía Tây giáp với khu quy hoạch nuôi trông thủy sản công nghệ cao, khu lần biển: phía Đông với biển Đông.

“Qua việc xác lập vị trí, ranh giới, diện tích Khu bảo tồn thiên nhiên đất ngập nước Tiền Hải chú trọng dành nguồn lực tiếp tục bảo tồn và phát triển khu bảo tồn. UBND tỉnh giao Sở NN và PTNT quản lý, chỉ đạo trực tiếp Ban Quản lý Khu bảo tồn đất ngập nước Thái Bình. Các sở, ban, ngành có liên quan, theo chức năng, nhiệm vụ có trách nhiệm phối hợp tạo điều kiến hỗ trợ Ban Quản lý Khu bảo tồn thực hiện tốt các chương trình, mục tiêu của Khu bảo tồn; phối hợp và hỗ trợ Ban Quản lý Khu bảo tồn quản lý khách du lịch, đặc biệt khách quốc tế trong quá trình điều hành các chuyến du lịch sinh thái và nghiên cứu khoa học ở khu vực. Đồng thời, tỉnh Thái Bình đề nghị các Bộ, ngành Trung ương hỗ trợ về chuyên môn, các nguồn lực, các chương trình dự án, huy động nguồn lực từ các tổ chức trong và ngoài nước, các doanh nghiệp, người dân chung tay bảo tồn”- Phó Chủ tịch UBND tỉnh nhấn mạnh.

Thái Bình công bố Quyết định Xác lập vị trí, ranh giới và diện tích Khu bảo tồn thiên nhiên đất ngập nước Tiền Hải -0
Khu vực bảo tồn thiên nhiên đất ngập nước Tiền Hải 

Không đánh đổi môi trường lấy tăng trưởng kinh tế đơn thuần

Trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội, tỉnh Thái Bình cam kết thực hiện đúng quy định các công ước quốc tế về bảo vệ môi trường; chủ trương, đường lối của Đảng, pháp luật của Nhà nước; phát triển kinh tế gắn liền với bảo vệ môi trường; không đánh đổi môi trường lấy tăng trưởng kinh tế đơn thuần.

Ranh giới Khu bảo tồn thiên nhiên đất ngập nước Tiền Hải được xác định bằng 33 điểm toạ độ với tổng diện tích 12.500 ha; trong đó, phân khu bảo vệ nghiêm ngặt 2.726 ha, phân khu phục hồi sinh thái 9.774 ha. Vùng đệm của khu bảo tồn thiên nhiên đất ngập nước Tiên Hải với diện tích 3.446,5 ha được xác định bằng 40 điểm tọa độ, có khoảng cách 1.000m tính từ ranh giới Khu bảo tồn thiên nhiên đất ngập nước Tiền Hải.

Thái Bình công bố Quyết định Xác lập vị trí, ranh giới và diện tích Khu bảo tồn thiên nhiên đất ngập nước Tiền Hải -0
Đoàn thực địa khu bảo tồn thiên nhiên đất ngập nước Tiền Hải 

Với lịch sử truyền thống quai đê, lấn biển, đẩy mạnh phát triển kinh tế theo hướng ra biển, mở ra không gian phát triển mới luôn là khát vọng, định hướng của - tỉnh Thái Bình. Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính trong chuyến công tác, làm việc tại tỉnh Thái Bình (ngày 8.5.2022) đã chỉ đạo: “Thái Bình đất hẹp, người đông; người xưa đã chọn nơi đây là nơi lấn biển. Do đó tỉnh cần phối hợp với các Bộ, ngành đề nghiên cứu, mở rộng không gian phát triển hướng ra biển".

Trên đường phát triển

Tinh thần chiến thắng Bình Giã - Động lực phát triển Bà Rịa - Vũng Tàu giàu mạnh, văn minh
Địa phương

Tinh thần chiến thắng Bình Giã - Động lực phát triển Bà Rịa - Vũng Tàu giàu mạnh, văn minh

Tinh thần của chiến thắng Bình Giã đã và đang trở thành động lực mạnh mẽ cho Đảng bộ, chính quyền, quân và dân tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu trong mọi lĩnh vực của đời sống. Từ phát triển kinh tế, văn hóa đến bảo đảm quốc phòng, an ninh, các thế hệ lãnh đạo và người dân tỉnh đã không ngừng nỗ lực để xây dựng quê hương ngày càng giàu mạnh, văn minh.

Bắc Kạn nỗ lực phát triển vùng đồng bào dân tộc thiểu số
Trên đường phát triển

Bắc Kạn nỗ lực phát triển vùng đồng bào dân tộc thiểu số

Những năm qua, việc triển khai thực hiện hiệu quả các chương trình mục tiêu quốc gia tại tỉnh Bắc Kạn chính là “chìa khóa” giúp đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) vươn lên thoát nghèo. Để tiếp tục phát huy nguồn lực này, tại Đại hội đại biểu các DTTS tỉnh lần thứ IV vừa qua, từ kinh nghiệm thực tiễn, nhiều địa phương tiếp tục đề xuất các giải pháp hữu hiệu với quyết tâm xây dựng vùng đồng bào DTTS đổi mới, phát triển toàn diện.

Một trong những lĩnh vực tỉnh Cà Mau ưu tiên kêu gọi đầu tư là chế biến thủy sản
Trên đường phát triển

Cà Mau: Điểm sáng trong thu hút đầu tư

Từ đầu năm 2024 đến nay, tỉnh Cà Mau đã tổ chức nhiều buổi gặp gỡ, đối thoại với doanh nghiệp để tháo gỡ khó khăn, cải thiện môi trường đầu tư và kinh doanh, cấp mới 336 giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp với tổng vốn đăng ký hơn 2.405 tỷ đồng, tăng đáng kể so với cùng kỳ năm trước

Thanh Hóa đã và đang tích cực đẩy mạnh chuyển đổi số ở cả 3 trụ cột là: Chính quyền số, kinh tế số và xã hội số
Trên đường phát triển

Thanh Hóa: Chuyển đổi số - động lực quan trọng cho tăng trưởng kinh tế

Phó Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa Mai Xuân Liêm nhìn nhận, chuyển đổi số mang lại nhiều lợi ích quan trọng, là động lực chính cho tăng trưởng kinh tế. Ý thức được tầm quan trọng của vấn đề trên, tỉnh đã và đang tích cực đẩy mạnh chuyển đổi số ở cả 3 trụ cột là: chính quyền số, kinh tế số và xã hội số.

Thanh Oai phấn đấu về đích huyện nông thôn mới nâng cao
Trên đường phát triển

Thanh Oai phấn đấu về đích huyện nông thôn mới nâng cao

Xác định xây dựng nông thôn mới (NTM) nâng cao là nhiệm vụ chính trị trọng tâm, thường xuyên, liên tục, cả hệ thống chính trị và Nhân dân huyện Thanh Oai, TP. Hà Nội đã triển khai nhiều biện pháp phấn đấu hoàn thành các tiêu chí để được công nhận huyện NTM nâng cao. Đến nay, huyện đã có 12 xã đạt NTM nâng cao, 3 xã đạt NTM kiểu mẫu đủ điều kiện và hoàn thiện các tiêu chí, hồ sơ đề nghị các cấp có thẩm quyền đánh giá, công nhận huyện đạt chuẩn NTM nâng cao năm 2024.

Tích hợp VNeID lên iHanoi: Bước đột phá trong triển khai Đề án 06 của TP. Hà Nội
Công nghệ

Tích hợp VNeID lên iHanoi: Bước đột phá trong triển khai Đề án 06 của TP. Hà Nội

Việc tích hợp VNeID lên ứng dụng Công dân Thủ đô số (iHanoi) là một trong những bước đột phá trong phát triển các ứng dụng nền tảng thuộc Đề án 06 Chính phủ của TP. Hà Nội. Ứng dụng iHanoi hiện cung cấp tiện ích trong 3 lĩnh vực: Lĩnh vực giao thông, giáo dục và truyền thông, tin tức.

Tỉnh ủy, HĐND, UBND, Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh tặng Đại hội bức trướng với dòng chữ: “Các dân tộc thiểu số tỉnh Thanh Hóa đoàn kết, đổi mới, sáng tạo, hội nhập và phát triển bền vững”. Ảnh: Minh Hiếu
Địa phương

Đại hội đại biểu các dân tộc thiểu số tỉnh Thanh Hóa lần thứ IV: Đổi mới, sáng tạo, phát huy lợi thế, tiềm năng hội nhập và phát triển bền vững

Với chủ đề “Các dân tộc tỉnh Thanh Hóa đoàn kết, đổi mới, sáng tạo phát huy lợi thế, tiềm năng hội nhập và phát triển bền vững”, Đại hội đại biểu các dân tộc thiểu số (DTTS) tỉnh Thanh Hóa lần thứ IV năm 2024 đã đánh giá những kết quả đạt được trong giai đoạn 2019 - 2024; đúc rút bài học kinh nghiệm và đề ra những nhiệm vụ, giải pháp cho giai đoạn 2024 - 2029. Đại hội đại biểu các dân tộc thiểu số tỉnh Thanh Hóa lần thứ IV diễn ra sáng 21.11.

Bí thư Tỉnh ủy Đồng Nai Nguyễn Hồng Lĩnh cùng Đoàn công tác thăm, khảo sát khu dân cư kiểu mẫu ở xã Lâm San, huyện Cẩm Mỹ. Ảnh: Hoàng Thanh
Địa phương

Đồng Nai: Đẩy mạnh ứng dụng khoa học công nghệ, hỗ trợ phát triển chuỗi liên kết, chế biến sâu nông sản

Mặc dù nhiều khó khăn nhưng xuyên suốt quá trình xây dựng NTM, Đồng Nai luôn giữ vững vị trí top đầu cả nước. Để đạt mục tiêu xây dựng NTM cả giai đoạn 2021-2025, phát triển sản xuất, nâng cao thu nhập cho người dân là một trong những nhiệm vụ trọng tâm hàng đầu. Theo đó, tỉnh đẩy mạnh ứng dụng khoa học công nghệ, hỗ trợ phát triển chuỗi liên kết, phát triển sản xuất nông nghiệp gắn với phát triển công nghiệp bảo quản, chế biến sâu nông sản. Kết hợp sản xuất nông nghiệp với du lịch sinh thái nông thôn…

Bài 2: Phát huy nội lực của người dân
Trên đường phát triển

Bài 2: Phát huy nội lực của người dân

Nghị quyết Ðại hội Ðảng bộ tỉnh Thái Nguyên lần thứ XX, nhiệm kỳ 2020 - 2025 xác định: “Ðặc biệt quan tâm xây dựng nông thôn mới, giảm nghèo bền vững và phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số, thu hẹp khoảng cách giàu - nghèo giữa các vùng dân cư trên địa bàn...”. Tỉnh đã triển khai hàng loạt giải pháp, chính sách giảm nghèo, trong đó, từ hiệu quả của nguồn vốn ưu đãi, người nghèo trên địa bàn tỉnh, đặc biệt tại các vùng không chỉ được hỗ trợ để tạo sinh kế, giải quyết việc làm, chuyển dịch cây trồng, vật nuôi, tăng nguồn thu nhập.

Hà Tĩnh quyết liệt xử lý dự án chậm tiến độ
Xã hội

Hà Tĩnh quyết liệt xử lý dự án chậm tiến độ

Chủ tịch tỉnh Hà Tĩnh yêu cầu tập trung giải quyết dứt điểm các dự án tồn đọng, dừng thi công, khẩn trương triển khai, hoàn thành, đưa vào sử dụng chống lãng phí, thất thoát; đồng thời kiên quyết thay thế hoặc điều chuyển sang công việc khác đối với cán bộ, công chức năng lực yếu, không dám làm, né tránh…

Huyện Đông Anh (Hà Nội) đẩy mạnh phát triển sản phẩm đặc trưng cho thị trường trong nước
Trên đường phát triển

Huyện Đông Anh (Hà Nội) đẩy mạnh phát triển sản phẩm đặc trưng cho thị trường trong nước

Theo báo cáo của UBND huyện Đông Anh, Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” đã nâng cao nhận thức của cộng đồng doanh nghiệp và mọi tầng lớp Nhân dân trên địa bàn; lan tỏa thông điệp chung sức đồng lòng, vươn lên bứt phá để phục hồi và phát triển kinh tế của cán bộ, Nhân dân; góp phần quảng bá các sản phẩm của huyện với Thủ đô và các tỉnh thành trên cả nước.

Công ty TNHH dược phẩm Mai Phương đã ký kết tiêu thụ sản phẩm của Công ty Nguyên liệu xanh Thủy Tùng
Trên đường phát triển

Kết nối giao thương giữa nhà cung cấp với nhà phân phối khu vực đồng bằng sông Cửu Long

Trong khuôn khổ Festival Gạch gốm đỏ - kinh tế xanh Vĩnh Long, chiều 20.11, Vụ Thị trường trong nước, Bộ Công Thương phối hợp với Sở Công Thương tỉnh Vĩnh Long tổ chức “Hội nghị kết nối giao thương giữa nhà cung cấp các tỉnh, thành khu vực đồng bằng sông Cửu Long với các doanh nghiệp phân phối”.