Tết cơm mới của người Tà Ôi

Tại Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam (Đồng Mô, Sơn Tây, Hà Nội), đồng bào dân tộc Tà Ôi đã tái hiện Lễ mừng cơm mới (còn gọi là Lễ A Za) trước nhà Rông chung của làng. Đồng bào Tà Ôi tổ chức A Za với mong muốn mùa màng bội thu, năm mới no ấm, mọi người luôn khỏe mạnh, con cái học hành tiến bộ hơn... Đây là phong tục, nét đẹp văn hoá được lưu truyền qua nhiều thế hệ và vẫn giữ nguyên bản sắc truyền thống.

Lễ A Za được tổ chức hàng năm để đánh dấu thời điểm kết thúc của một năm làm việc cũ và mở ra một năm làm việc mới với những lo toan trong cuộc sống. Lễ diễn ra khi lúa trên rẫy đã thu hoạch hết, tiết trời se lạnh (khoảng 6.11 đến 24.12 âm lịch hàng năm), các buôn làng của đồng bào dân tộc Tà Ôi ở huyện vùng cao A Lưới, tỉnh Thừa Thiên Huế, lại đón Tết A Za hay còn gọi là Tết mừng cơm mới. Đồng bào Tà Ôi tổ chức A Za để cảm ơn trời đất, mong mùa màng bội thu, no ấm, mọi người luôn khỏe mạnh, con cái học hành tiến bộ… Vào những ngày Lễ hội A Za, dù con em trong thôn bản đang đi làm ăn xa cũng thu xếp công việc trở về nhà để cùng đón Lễ A Za với gia đình giống như tết cổ truyền Nguyên Đán của người Việt)

Trong ngày lễ, bánh A Quát (bánh tình yêu) không thể thiếu. Đâyloại bánh không nhân với nguyên liệu gạo nếp, như bánh chưng, bánh tét của người miền Nam trong dịp Tết Nguyên đán nhưng được gói bằng lá cây chít hay còn gọi là cây đót (loại cây dùng hoa để làm chổi).

Sau khi luộc khoảng hơn 30 phút, bánh A Quát được vớt ra để nguội, những phụ nữ sẽ dâng lên mâm lễ chính tại Lễ A Za.

Chị A Viết Thị Tâm (xã A Đới, huyện A Lưới, tỉnh Thừa Thiên Huế) cho biết, người Tà Ôi phải chuẩn bị trước từ nhiều tháng để hội đủ những sản vật cúng thần linh. Mâm cúng có các lễ vật: Cơm lam nướng ống, các loại hoa màu, lúa gạo, gà nướng ống tre, thịt lợn nguyên con (hoặc thủ lợn), chim, chuột, ếch, cá nướng, bánh A Quát, rượu cần,… và đặc biệt phải có món chuột khô hun khói, rượu đoác. Và cả những tấm Zèng là lễ vật quan trọng trong Tết A Za, bởi nó tượng trưng cho sự đùm bọc, gắn kết, yêu thương giữa các thành viên trong gia đình.

A Za là Tết sum họp các dòng họ, là dịp bà con tụ tập đầy đủ, ngồi uống rượu, trò chuyện xem trong năm qua làm ăn ra sao, cái gì chưa đạt để năm tới cố gắng. Thông thường, người chủ trì buổi lễ là già làng cùng các trưởng họ. 

Lễ tết A Za là lễ hội lớn thứ hai sau lễ hội Ariêu Ping (lễ cải táng) của đồng bào các dân tộc thiểu số sinh sống ở phía Tây tỉnh Thừa Thiên Huế , thầy cúng Tân Quang Đôn cho biết.

Sau khoảng 30 phút làm lễ, già làng sẽ làm nghi thức phóng hoa tre vào những tấm Zèng. Nếu hoa tre không rơi xuống có nghĩa là mong ước cho năm mới sung túc đã được thần linh chấp thuận.

Lễ tết A Za còn là dịp để người Tà Ôi khẳng định tình cảm gắn bó thiêng liêng, no đói cùng nhau của con cháu trong làng bản. Sau một mùa lúa mới, Lễ A Za đẹp đẽ ấm áp tình người lại nở rộ vui tươi, rộn ràng trong khắp bản làng

Tiếng trống, tiếng chiêng hoà vào những điệu múa, bài hát truyền thống vang lên, khởi đầu cho phần hội.

Trong ngày Lễ A Za, nam thanh nữ tú của bản làng mặc những bộ trang phục đẹp nhất cùng hòa nhịp trong điệu múa zả zả hay pơ chiêng coon nhằm gắn kết tình anh em, tình bè bạn… Người Tà Ôi cũng quan niệm, dịp Tết A Za cũng là lúc thể hiện sự gắn kết bền chặt, keo sơn, thân thiết giữa các bản làng cùng nhau chung sống trên dải núi Trường Sơn.

Văn hóa

Nhân dân Sài Gòn - Gia Định kéo về Dinh Độc Lập chào mừng Quân giải phóng
Văn hóa - Thể thao

Nghệ thuật tạo và chớp thời cơ

Nghệ thuật tạo thời cơ, chớp thời cơ là một trong những yếu tố quyết định thắng lợi của cuộc Tổng tiến công và nổi dậy mùa Xuân 1975; thay vì 2 năm như kế hoạch đã đề ra, chúng ta chỉ mất 55 ngày đêm thu non sông về một mối.

Ký họa sống động những ngày tiến về Sài Gòn
Văn hóa - Thể thao

Ký họa sống động những ngày tiến về Sài Gòn

Chứng kiến sự gian khổ của bộ đội ta trong những ngày kháng chiến và cả niềm hân hoan của ngày thống nhất, ông Trần Mạnh Tuấn, một họa sĩ không chuyên, nguyên phóng viên báo Pháp luật Việt Nam, đã thực hiện các bức ký họa bằng bút sắt sinh động ghi lại lịch sử không thể nào quên của dân tộc.

“Cho con là người Việt Nam” - Khi âm nhạc cất lên niềm tự hào dân tộc
Văn hóa

“Cho con là người Việt Nam” - Khi âm nhạc cất lên niềm tự hào dân tộc

Nhân dịp kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30.4.1975 - 30.4.2025) và 80 năm Quốc khánh nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2.9.1945 - 2.9.2025), MV "Cho con là người Việt Nam" của Tùng Dương chính thức được ra mắt như một lời tri ân sâu sắc tới lịch sử hào hùng của dân tộc và gửi gắm khát vọng vươn lên của thế hệ trẻ Việt Nam.

Để lá cờ Tổ quốc không ngừng bay ở vĩ tuyến 17
Văn hóa

Để cờ Tổ quốc tung bay ở vĩ tuyến 17

Trong những năm tháng khốc liệt của chiến tranh chống Mỹ, hình ảnh lá cờ Tổ quốc ở vĩ tuyến 17 là niềm tin, hy vọng của Nhân dân về một ngày đất nước thống nhất. Và để bảo vệ lá cờ không ngừng bay giữa mưa bom, bão đạn, nhiều chiến sĩ đã cống hiến thanh xuân của mình.

50 năm văn học, nghệ thuật đồng hành với đất nước
Văn hóa - Thể thao

50 năm văn học, nghệ thuật đồng hành với đất nước

Có lẽ trong mọi điều sâu thẳm và bền bỉ nhất mà một quốc gia có thể gìn giữ suốt hành trình phát triển là văn học, nghệ thuật. Nhìn lại 50 năm đất nước thống nhất, văn học nghệ thuật đã không chỉ song hành, mà còn là lực đẩy tinh thần đặc biệt, nâng bước dân tộc qua những năm tháng đầy biến động.

Kết nối ký ức hào hùng
Văn hóa - Thể thao

Kết nối ký ức hào hùng

Nửa thế kỷ sau ngày đất nước thống nhất, những thước phim truyện khắc họa cuộc kháng chiến cứu nước của quân và dân ta vẫn vẹn nguyên giá trị lịch sử và nghệ thuật, là di sản tinh thần vô giá của dân tộc. Làm tốt công tác bảo tồn, khơi dậy sức sống mạnh mẽ cho di sản này sẽ góp phần lan tỏa những câu chuyện hào hùng đến các thế hệ sau.

Nhà hát Tuổi trẻ hợp tác quốc tế phát triển nhạc kịch
Văn hóa

Nhà hát Tuổi trẻ hợp tác quốc tế phát triển nhạc kịch

Mới đây, tại Nhà hát Nghệ thuật thành phố Guri - Hàn Quốc đã diễn ra buổi diễn đọc kịch bản vở nhạc kịch "Giấc mơ của em" (My dream), kết quả giai đoạn đầu tiên của dự án hợp tác nghệ thuật giữa Nhà hát Tuổi trẻ và Nhà hát Sangsangmaru kéo dài trong hai năm 2025 - 2026.