Tây Nam bộ “chia lửa” với chiến trường Điện Biên Phủ

Hòa chung không khí kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ, người dân miền Tây Nam bộ cũng bồi hồi ôn lại những tháng ngày đội bom chống đạn, “chia lửa” với chiến trường, góp phần “nên vành hoa đỏ, nên thiên sử vàng”.

Phân tán lực lượng, cắt chi viện của địch

Những năm 1953 - 1954, thực dân Pháp liên tiếp mở nhiều cuộc hành quân càn quét, lấn chiếm, xây dựng đồn bốt tại miền Tây Nam bộ, Bộ Tư lệnh Phân Liên khu miền Tây yêu cầu các đơn vị vũ trang đẩy mạnh chiến tranh du kích, liên tục tiến công kết hợp binh vận, địch vận nhằm phân tán lực lượng, cắt chi viện của địch từ miền Nam ra chiến trường Điện Biên Phủ.

Thiếu tướng Trần Văn Niên, nguyên Phó Tư lệnh Quân khu 9 kể lại, lúc đó, quân - dân miền Tây Nam bộ đồng lòng thực hiện phong trào TAPACO, tổ chức tấn công liên tục trên các địa bàn hiểm yếu, khiến địch phải phân tán lực lượng, giảm sức ép cho chiến trường. Trong chiến cuộc Đông Xuân 1953 - 1954, đỉnh cao là chiến dịch Điện Biên Phủ, quân - dân miền Tây Nam Bộ phối hợp chặt chẽ với chiến trường chung, đẩy mạnh tiến công địch, đáp ứng kịp thời yêu cầu, nhiệm vụ cách mạng đặt ra trong tình hình mới.

Phối hợp với chiến trường chính, Bộ Tư lệnh Phân Liên khu miền Tây và các tỉnh xây dựng kế hoạch tác chiến kết hợp công tác binh, địch vận; tập trung tiến công, đánh sâu, đánh mạnh vào vùng địch hậu, tiêu hao, tiêu diệt nhiều sinh lực địch, căng kéo, kìm giữ chân lực lượng cơ động của địch, phá cơ sở kinh tế, cơ sở hậu cần, buộc địch phải đối phó ngay tại sào huyệt của chúng, không cho chúng điều động lực lượng ra tiếp ứng ở chiến trường chính Bắc Bộ.

Bà Đinh Thị Thoa xem lại các kỷ vật gắn với những ngày tháng gian khổ mà hào hùng
Bà Đinh Thị Thoa xem lại các kỷ vật gắn với những ngày tháng gian khổ mà hào hùng

Tại tỉnh Cần Thơ (cũ), Tiểu đoàn 307 bộ đội chủ lực của Phân Liên khu phối hợp hoạt động với địa phương, tổ chức nhiều lần đột nhập vào thị xã Rạch Giá - Rạch Sỏi làm tan rã đội ngũ, thu hàng trăm vũ khí các loại, đánh sập hàng chục lô cốt khiến binh sĩ địch hoang mang rủ nhau mang theo súng về với kháng chiến.

Tại Sóc Trăng, trong 3 tháng đầu năm 1954, quân và dân huyện Châu Thành cũng diệt đồn, bức hàng, bức rút hàng chục đồn, lô cốt, tháp canh, loại khỏi vòng chiến đấu trên 100 tên địch, thu 34 súng; ở huyện Thạnh Trị, nơi có đông đồng bào dân tộc Khmer, tháng 1.1954, một đại đội của Tiểu đoàn 308 thọc sâu vào vùng địch hậu, diệt lô cốt tổ chức đánh phản kích, diệt nhiều sinh lực địch. Từ đầu tháng 4.1954, phối hợp với mặt trận Điện Biên Phủ, ta phát động phong trào phá các “sóc tự trị vũ trang” do địch lập ra và lần lượt phá được 22 sóc, xây dựng chính quyền cách mạng do người dân tộc Khmer quản lý, có nhiều xã ta xây dựng được lực lượng du kích khá mạnh.

Ở các vùng lân cận như Trà Cú, Càng Long (Trà Vinh)… lực lượng cách mạng dồn dập tiến công, giải phóng được nhiều xã, lập vùng cách mạng, diệt nhiều cứ điểm, khiến địch buộc phải giữ quân đối phó.

Sức mạnh tuổi trẻ và khát vọng chiến thắng

Năm nay đã bước sang tuổi 100 nhưng ông Nguyễn Tấn Phát (tên thường gọi là Ba Bá), nguyên Ủy viên Thị ủy Cần Thơ, vẫn nhớ những ngày tháng “chia lửa” ấy. Năm 1953, với vai trò phụ trách nội ô thị xã Cần Thơ, ông phát động và lãnh đạo phong trào đấu tranh của quần chúng nhân dân rộng khắp, tổ chức nhiều hoạt động biểu tình, tuyên truyền giáo dục kết hợp với đấu tranh vũ trang. “Chị em nghiệp đoàn mua gánh bán bưng đấu tranh không dời chợ Tham Tướng. Tuyên truyền, vận động học sinh, sinh viên học tập để hiểu biết về cách mạng. Phong trào phổ biến tài liệu vượt Côn Đảo, mọi người vừa đọc vừa truyền tay nhau...”, ông Phát kể.

Là thanh niên xung phong trực tiếp tham gia chiến dịch Điện Biên Phủ, bà Đinh Thị Thoa (sinh năm 1934), hiện sống tại phường An Hòa, quận Ninh Kiều, TP. Cần Thơ, xúc động xen lẫn tự hào khi nhắc về những năm tháng gian khó mà hào hùng. Sinh ra và lớn lên tại xã Gia Tường, huyện Nho Quan, tỉnh Ninh Bình, theo tiếng gọi của Tổ quốc, bà Thoa tình nguyện tham gia lực lượng thanh niên xung phong. Đoàn thanh niên xung phong có 6 đội được xác định là đội quân công tác đặc biệt, thường trực 24/24 giờ, thực hiện trên 60 loại công việc khác nhau do các đơn vị sử dụng bố trí như: cáng thương binh, vận chuyển đạn, đào hào công sự, hầm pháo, ngụy trang, bảo vệ đường dây thông tin, cảnh giới, làm lán trại...

Bà Thoa thuộc đội 34. Nhiệm vụ quan trọng nhất của đội 34 và đội 40 thanh niên xung phong là mở đường, bắc cầu, phá bom nổ chậm, bảo đảm giao thông chiến dịch trong mọi tình huống. Thời điểm diễn ra chiến dịch Điện Biên Phủ, đội 34 và đội 40 hoạt động thường trực tại ngã ba Cò Nòi, nơi gặp nhau giữa đường 41 (từ Thanh Hóa, Hòa Bình lên) và đường 13 (từ các tỉnh Yên Bái, Phú Thọ, Việt Bắc sang). Đây là điểm tập kết, trung chuyển lớn nhất cho chiến trường Điện Biên Phủ.

Với khẩu hiệu “thanh niên xung phong có thể hy sinh, nhưng quyết không để huyết mạch giao thông bị tắc”, “không để tắc đường quá 4 tiếng/ngày”... nên cứ sau mỗi trận địch đánh phá, thả bom, anh em thanh niên xung phong lập tức xông ra san lấp hố bom, khôi phục đường. Các tổ quan sát ngồi trên cây đếm bom chưa nổ, đánh dấu vào bản đồ tự vẽ rồi xuống cắm tiêu cho đội phá bom. Hôm nào trời mưa, anh em chặt cây mang đến chống lầy, chống lún, làm lại cầu, mở đường tránh cầu ngầm, bằng mọi biện pháp để thông xe đưa vũ khí, lương thực ra mặt trận...

“Ngày đó, phần lớn anh em chúng tôi còn khá trẻ, không biết mệt là gì, có lúc đối mặt với cái chết trong gang tấc vẫn không ai nản chí, nao lòng. Giờ nghĩ lại mới thấy hết sức mạnh của tuổi trẻ và khát vọng chiến thắng kẻ thù thật lớn lao”, bà Thoa bộc bạch.

Văn hóa

Một buổi sinh hoạt Góc đọc cuối tuần tại NXB Kim Đồng. Ảnh: KĐ
Văn hóa - Thể thao

Kết nối tri thức - từ trang sách đến độc giả

Với nỗ lực không ngừng kiến tạo hệ sinh thái tri thức vững mạnh, các đơn vị xuất bản Việt Nam đã chủ động tổ chức nhiều chương trình giao lưu, giới thiệu, quảng bá sách. Những hoạt động này không chỉ là cầu nối giữa tác giả và độc giả, mà còn là đòn bẩy quan trọng thúc đẩy văn hóa đọc trong cộng đồng.

"Giãn nở đa chiều" tại Muong Art Today Museum
Văn hóa - Thể thao

"Giãn nở đa chiều" tại Muong Art Today Museum

Sáng 19.4, tại không gian bảo tàng đương đại Muong Art Today Museum sẽ khai mạc trưng bày "Giãn nở đa chiều", quy tụ các tác phẩm có ngôn ngữ nghệ thuật đa dạng, thể hiện mối quan tâm bền bỉ và liên tục của nghệ sĩ với thay đổi nhanh chóng của đời sống thực tế.

Triển lãm ảnh Bình Thuận sau 50 năm giải phóng
Văn hóa - Thể thao

Triển lãm ảnh Bình Thuận sau 50 năm giải phóng

Chào mừng kỷ niệm 50 năm giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, 50 năm giải phóng tỉnh Bình Thuận (19.4.1975 - 19.4.2025), ngày 17.4, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Bình Thuận khai mạc triển lãm ảnh, kết hợp trưng bày, giới thiệu sản phẩm thương mại - du lịch với chủ đề “Bình Thuận - 50 năm xây dựng, đổi mới và phát triển”.

Chuỗi sự kiện về sở hữu trí tuệ trong âm nhạc
Văn hóa - Thể thao

Chuỗi sự kiện về sở hữu trí tuệ trong âm nhạc

Hưởng ứng Ngày Sở hữu trí tuệ thế giới (26.4) với thông điệp toàn cầu “Sở hữu trí tuệ và âm nhạc: Cảm nhận nhịp điệu của sở hữu trí tuệ”, Cục Bản quyền tác giả (Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch) phối hợp tổ chức chuỗi sự kiện tuyên truyền, nâng cao nhận thức về bảo hộ quyền tác giả, quyền liên quan, trọng tâm là lĩnh vực âm nhạc.

Kỷ nguyên nhựa: Từ niềm vui tuổi thơ đến cuộc đối thoại nghệ thuật sâu sắc
Văn hóa

Kỷ nguyên nhựa: Từ niềm vui tuổi thơ đến cuộc đối thoại nghệ thuật sâu sắc

“Kỷ Nguyên Nhựa” không chỉ là một triển lãm nghệ thuật thị giác, mà còn là hành trình khám phá đầy màu sắc về một phần ký ức tuổi thơ – nơi những món đồ chơi nhựa từng mang đến niềm vui vô tận giờ được nhìn lại qua lăng kính nghệ thuật. Triển lãm khơi gợi sự tò mò, mở ra cuộc đối thoại nhẹ nhàng nhưng sâu sắc về vai trò của nhựa trong đời sống hiện đại.

Bà Rịa - Vũng Tàu kích hoạt “mùa vàng” du lịch dịp kỷ niệm 50 năm giải phóng miền Nam
Văn hóa - Thể thao

Bà Rịa - Vũng Tàu kích hoạt “mùa vàng” du lịch dịp kỷ niệm 50 năm giải phóng miền Nam

Hướng tới kỷ niệm 50 năm giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu sẽ tổ chức chuỗi lễ hội văn hóa, thể thao và du lịch sôi động, trải dài từ thành phố biển đến các địa phương. Những sự kiện đặc sắc như đại nhạc hội, lễ hội khinh khí cầu, liên hoan diều nghệ thuật không chỉ tri ân lịch sử mà còn mở ra “mùa vàng” du lịch, góp phần quảng bá hình ảnh địa phương và thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.

Chiếc mũ cối đặc biệt của nữ quân nhân tại đấu trường nhan sắc Hoa hậu Việt Nam 2024
Văn hóa - Thể thao

Chiếc mũ cối đặc biệt của nữ quân nhân tại đấu trường nhan sắc Hoa hậu Việt Nam 2024

Là một trong những thí sinh lọt chung khảo cuộc thi Hoa hậu Việt Nam 2024, Thiếu úy Trần Ngọc Châu Anh không chỉ sở hữu vẻ đẹp hình thể ấn tượng mà còn truyền tải một thông điệp mạnh mẽ về tình yêu đất nước, trách nhiệm và phẩm chất kiên cường của thế hệ trẻ.

Tái bản hồi ký của nguyên Phó Chủ tịch Nước Nguyễn Thị Bình
Văn hóa

Tái bản hồi ký của nguyên Phó Chủ tịch Nước Nguyễn Thị Bình

Nhân kỷ niệm 50 năm Ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, NXB Chính trị quốc gia Sự thật và Omega Việt Nam hợp tác xuất bản lần thứ 2 cuốn sách “Gia đình, bạn bè và đất nước” của bà Nguyễn Thị Bình, nguyên Phó Chủ tịch Nước, nữ Bộ trưởng Ngoại giao đầu tiên, Trưởng đoàn đàm phán Chính phủ Cách mạng Lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam tại Hội nghị Paris.

"Mối giao cảm" của Tina Merandon
Văn hóa - Thể thao

"Mối giao cảm" của Tina Merandon

Nhằm khám phá mối quan hệ đặc biệt giữa con người và động vật trong cuộc sống hàng ngày, Viện Pháp tại Việt Nam tổ chức triển lãm ảnh "Mối giao cảm giữa con người và động vật" của nghệ sĩ người Pháp Tina Merandon, trong khuôn khổ chương trình Nghệ sĩ lưu trú Villa Saigon 2025.