Tập trung tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh

Sáng 10.10, tiếp tục chương trình Phiên họp thứ 38, dưới sự điều hành của Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã cho ý kiến về dự án luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quy hoạch, Luật Đầu tư, Luật Đầu tư theo phương thức đối tác công tư và Luật Đấu thầu.

pho-chu-tich-qh-nguyen-duc-hai-7899.jpg
Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải điều hành Phiên họp. Ảnh: Hồ Long
pho-chu-tich-qh-nguyen-thi-thanh-4801.jpg
Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Thanh phát biểu. Ảnh: Hồ Long

Làm rõ sự cần thiết sửa đổi, bổ sung các điều, khoản

Theo Tờ trình tóm tắt của Chính phủ, việc xây dựng, ban hành dự án Luật nhằm kịp thời tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc cấp thiết về thể chế, pháp luật về công tác quy hoạch, đầu tư kinh doanh, đầu tư theo phương thức đối tác công tư và hoạt động đấu thầu; đơn giản hóa thủ tục hành chính; tăng cường phân cấp, phân quyền cho địa phương.

Thẩm tra sơ bộ dự án Luật, Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế Vũ Hồng Thanh cơ bản nhất trí với sự cần thiết sửa đổi, bổ sung các Luật thuộc dự án Luật với cơ sở chính trị, cơ sở pháp lý và cơ sở thực tiễn đã được nêu tại Tờ trình số 513/TTr-CP của Chính phủ; nhận thấy, Hồ sơ dự án Luật cơ bản đáp ứng yêu cầu của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật.

chu-nhiem-uy-ban-kinh-te-vu-hong-thanh-9406.jpg
Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế Vũ Hồng Thanh phát biểu. Ảnh: Hồ Long

Dự án Luật sửa đổi, bổ sung nhiều quy định liên quan đến công tác quy hoạch, thực hiện hoạt động đầu tư kinh doanh, đầu tư theo phương thức đối tác công tư và hoạt động đấu thầu, trong đó có những quy định liên quan trực tiếp đến nguồn lực, ngân sách nhà nước, thẩm quyền, phân cấp, phân quyền cho bộ, ngành, địa phương, thủ tục hành chính...

Tuy nhiên, Báo cáo đánh giá tác động còn nhận định chung chung, định tính, thiếu số liệu minh chứng, đặc biệt trong một số chính sách còn nhận định chưa thể đánh giá được cụ thể các tác động về kinh phí mang tính định lượng, thiếu cơ sở để lựa chọn giải pháp phù hợp, do đó đề nghị cơ quan chủ trì bổ sung làm rõ.

Về tính hợp hiến, tính hợp pháp và tính thống nhất của dự án Luật với hệ thống pháp luật, Thường trực Ủy ban Kinh tế cho rằng, dự thảo Luật đề xuất sửa đổi, bổ sung một số quy định liên quan đến trình tự lập quy hoạch, nội dung quy hoạch, điều chỉnh quy hoạch cấp quốc gia, quy hoạch vùng và quy hoạch tỉnh là các quy hoạch được lập, thẩm định, phê duyệt và điều chỉnh theo quy định của Luật Quy hoạch.

Tuy nhiên, tại Kỳ họp thứ Bảy và thứ Tám, Chính phủ cũng đề xuất ban hành Luật Địa chất và Khoáng sản, sửa đổi Luật Điện lực và Luật Di sản văn hóa, trong đó có đề xuất sửa đổi các nội dung về trình tự, thủ tục lập, thẩm định, phê duyệt và điều chỉnh quy hoạch cấp quốc gia, quy hoạch vùng và quy hoạch tỉnh mà không đề xuất sửa đổi, bổ sung ngay các quy định có liên quan đến các nội dung nói trên tại Luật Quy hoạch là chưa phù hợp.

Do đó, Thường trực Ủy ban Kinh tế đề nghị, Chính phủ chỉ đạo các cơ quan liên quan rà soát, chỉnh lý các dự thảo luật này để bảo đảm sự thống nhất của hệ thống pháp luật; tránh một nội dung quy định tại nhiều luật, dẫn tới chồng chéo, mâu thuẫn, gây khó khăn trong quá trình áp dụng pháp luật.

Chỉ nên sửa những vấn đề cốt lõi, cấp bách

Các Ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội đánh giá cao tinh thần trách nhiệm của Chính phủ, trực tiếp là Bộ Kế hoạch và Đầu tư cùng các bộ, ngành có liên quan đã tích cực phối hợp với các cơ quan của Quốc hội trong việc hoàn thiện hồ sơ dự án Luật gửi các cơ quan của Quốc hội thẩm tra và trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến tại phiên họp này, với quyết tâm rất cao là nhằm tháo gỡ những vướng mắc trong thực tiễn, hoàn thiện thể chế, chính sách trong lĩnh vực đầu tư, kinh doanh, khơi thông nguồn lực phục vụ cho sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.

Các Ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội cũng cơ bản tán thành với sự cần thiết ban hành Luật nhằm thể chế hóa các quan điểm, mục tiêu, định hướng, hoàn thiện một cách đồng bộ thể chế, pháp luật về quy hoạch, đầu tư và đấu thầu tại các Nghị quyết của Quốc hội (Nghị quyết số 61/2022/QH15 ngày 16.6.2022; Nghị quyết số 74/2022/QH15 ngày 15.11.2022), đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội.

chu-nhiem-vpqh-bui-van-cuong-5494.jpg
Tổng Thư ký Quốc hội, Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội Bùi Văn Cường phát biểu. Ảnh: Hồ Long

Tổng Thư ký Quốc hội, Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội Bùi Văn Cường nêu rõ, quỹ thời gian còn lại từ nay đến ngày khai mạc Kỳ họp thứ Tám là rất ngắn, do đó đề nghị các cơ quan cần thống nhất một số vấn đề có tính nguyên tắc trong xây dựng dự án Luật này.

Trong đó, cần tập trung sửa đổi, bổ sung những nội dung thực sự cần thiết, cấp bách, có cơ sở lý luận và thực tiễn rõ ràng, được đồng thuận cao.

Đối với những nội dung còn lại chưa thực sự chắc chắn, Tổng Thư ký Quốc hội cho rằng, cần tiếp tục nghiên cứu để sửa đổi sau, quán triệt đúng tinh thần Chủ tịch Quốc hội và Thủ tướng Chính phủ đã nêu trong phiên họp của Ban cán sự Đảng Chính phủ với Đảng đoàn Quốc hội. Theo đó, trong “công tác xây dựng pháp luật là phải xuất phát từ thực tiễn, không cầu toàn nhưng cũng không được nóng vội”.

Về hồ sơ dự án Luật, Tổng Thư ký Quốc hội nhận thấy, các cơ quan của Chính phủ đã nêu cao tinh thần trách nhiệm trong chuẩn bị hồ sơ kèm khá nhiều các tài liệu khác, dù chỉ là văn bản của các bộ nhưng cung cấp rất nhiều thông tin, làm cơ sở cho Ủy ban Thường vụ Quốc hội và các đại biểu Quốc hội xem xét, cho ý kiến.

Bên cạnh đó, Tổng Thư ký Quốc hội cũng đề nghị cơ quan chủ trì soạn thảo tiếp tục lưu ý việc rà soát các văn bản pháp luật có liên quan.

toan-canh-1642.jpg
Quang cảnh Phiên họp. Ảnh: Hồ Long

Về sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quy hoạch, Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Thanh cơ bản tán thành với đề xuất bổ sung quy định điều chỉnh quy hoạch theo trình tự, thủ tục rút gọn tại khoản 18 Điều 1 nhằm xử lý các vướng mắc, bất cập trong thực tiễn. Song, Phó Chủ tịch Quốc hội đề nghị cần bổ sung quy định về cơ chế giám sát để kiểm soát, bảo đảm chất lượng các quy hoạch được điều chỉnh, nhất là khi không còn thủ tục thẩm định quy hoạch.

Về sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Đầu tư theo phương thức đối tác công tư (Luật PPP), Phó Chủ tịch Quốc hội cho rằng, đầu tư theo phương thức đối tác công tư là phương thức mới và phức tạp, đến nay, các cơ quan quản lý cũng chưa có nhiều kinh nghiệm nên chưa thể lường hết các tình huống phát sinh cũng như khó khăn, vướng mắc có thể xảy ra trong quá trình thực hiện và trong giai đoạn khai thác.

Vì vậy, việc xem xét, sửa đổi các quy định của Luật này cần rất khẩn trương, nhưng cũng phải rất thận trọng, kỹ lưỡng, chỉ nên sửa đổi những vấn đề cốt lõi, cấp bách, đã “chín”, đã “rõ”, được thực tiễn chứng minh, có sự thống nhất cao thì mới xây dựng, ban hành luật; những vấn đề tuy cấp bách, cần thiết, nhưng là vấn đề mới, chưa đạt đồng thuận cao thì sẽ xem xét trong quá trình sửa đổi toàn diện luật đầu tư theo phương thức đối tác công tư.

Phó Chủ tịch Quốc hội cũng cho rằng, Luật Đầu tư theo phương thức đối tác công tư năm 2020 được Quốc hội Khóa XIV thông qua tại Kỳ họp thứ Chín đã thể chế hóa chủ trương của cấp có thẩm quyền là dừng thực hiện các dự án Hợp đồng Xây dựng - Chuyển giao (hợp đồng BT). Hiện nay, dự thảo Luật lại đề xuất bổ sung hình thức BT và quy định cụ thể về cơ chế hợp đồng BT.

Tán thành với quan điểm của Ủy ban thẩm tra, Phó Chủ tịch Quốc hội lưu ý, cơ quan trình cần báo cáo xin ý kiến cấp có thẩm quyền về vấn đề này trước khi đưa vào quy định trong dự thảo Luật để bảo đảm thực hiện đúng Quy định số 178-QĐ/TW ngày 27.6.2024 của Bộ Chính trị về kiểm soát quyền lực, phòng, chống tham nhũng tiêu cực trong công tác xây dựng pháp luật.

Chính trị

Tháo gỡ ngay vướng mắc về thể chế trong lĩnh vực tài chính, ngân sách
Chính trị

Tháo gỡ ngay vướng mắc về thể chế trong lĩnh vực tài chính, ngân sách

Cho ý kiến vào dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Chứng khoán; Luật Kế toán; Luật Kiểm toán độc lập; Luật Ngân sách nhà nước; Luật Quản lý, sử dụng tài sản công; Luật Quản lý thuế; Luật Dự trữ quốc gia, các Ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội nhấn mạnh, dự thảo Luật cần tập trung tháo gỡ ngay các khó khăn, vướng mắc về thể chế trong lĩnh vực tài chính, ngân sách, nhằm cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, thu hút tối đa nguồn lực của nhà nước và ngoài nhà nước để thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội đất nước.

Quang cảnh cuộc làm việc
Thời sự Quốc hội

Ủy ban Văn hóa, Giáo dục làm việc với UBND TP. Hồ Chí Minh về sửa đổi Luật Quảng cáo

Sáng 10.10, Đoàn khảo sát của Ủy ban Văn hóa, Giáo dục do Phó Chủ nhiệm Ủy ban Triệu Thế Hùng làm Trưởng đoàn đã làm việc với UBND TP. Hồ Chí Minh về thực hiện chính sách, pháp luật về quảng cáo trên địa bàn, phục vụ thẩm tra dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quảng cáo.

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm thay mặt lãnh đạo Đảng, Nhà nước đọc Diễn văn kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô. Ảnh: Trí Dũng
Sự kiện nổi bật

Sớm xây dựng Hà Nội trở thành "Thủ đô xã hội chủ nghĩa” như mong muốn của Chủ tịch Hồ Chí Minh, xứng tầm Thủ đô trong kỷ nguyên phát triển mới của đất nước

Lời Tòa soạn: Sáng nay, Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Quốc hội, Chủ tịch nước, Chính phủ, Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam và Thành phố Hà Nội đã tổ chức trọng thể Lễ kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô (10.10.1954-10.10.2024). Thay mặt Lãnh đạo Đảng và Nhà nước, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm đọc Diễn văn kỷ niệm. Báo Đại biểu Nhân dân trân trọng giới thiệu toàn văn:

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm tham dự Lễ kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô
Sự kiện nổi bật

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm tham dự Lễ kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô

* Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn tham dự

Sáng 10.10, Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Quốc hội, Chủ tịch nước, Chính phủ, Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam và thành phố Hà Nội đã tổ chức trọng thể Lễ kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô (10.10.1954 - 10.10.2024). Đây là sự kiện có ý nghĩa quan trọng nhất trong chuỗi hoạt động kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô, ghi dấu mốc đáng nhớ trên hành trình xây dựng và phát triển của Thủ đô Hà Nội anh hùng của đất nước Việt Nam anh hùng.

Lãnh đạo Đảng, Nhà nước vào Lăng viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh nhân kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô
Thời sự Quốc hội

Lãnh đạo Đảng, Nhà nước vào Lăng viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh nhân kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô

* Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn tham dự

Kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô (10.10.1954 - 10.10.2024), sáng 10.10, Đoàn đại biểu Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Chủ tịch nước, Quốc hội, Chính phủ, Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam đã đặt vòng hoa, vào Lăng viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh.

Phó Chủ tịch Quốc hội Trần Quang Phương gặp mặt trưởng đoàn Nghị viện các nước
Chính trị

Phó Chủ tịch Quốc hội Trần Quang Phương gặp mặt trưởng đoàn Nghị viện các nước

Bên lề hội nghị Đoàn đại biểu Nghị viện các nước thành viên AIPA diễn ra tại thủ đô Viêng-chăn, Lào, ngày 9.10, Phó Chủ tịch Quốc hội, Thượng tướng Trần Quang Phương - Trưởng đoàn đại biểu Quốc hội Việt Nam đã gặp mặt Trưởng đoàn đại biểu Nghị viện các nước Campuchia và Malaysia.

Công bố 2 Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội
Thời sự Quốc hội

Công bố 2 Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội

Thay mặt Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn ký ban hành 2 Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội: Nghị quyết số 1215/NQ-UBTVQH15 ngày 7.10.2024 phân bổ kế hoạch đầu tư công trung hạn vốn ngân sách trung ương từ dự phòng chung ngân sách trung ương của kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021 - 2025 và kế hoạch vốn năm 2024 cho các Bộ, địa phương để thực hiện các nhiệm vụ, dự án đã hoàn thiện thủ tục đầu tư; Nghị quyết số 1216/NQ-UBTVQH15 ngày 8.10.2024 về điều chỉnh chủ trương chuyển mục đích sử dụng rừng, đất rừng và đất trồng lúa nước từ hai vụ trở lên của Dự án xây dựng công trình đường bộ cao tốc Bắc - Nam phía Đông giai đoạn 2021 - 2025.

Phó Chủ tịch Quốc hội, Thượng tướng Trần Quang Phương thăm Đại sứ quán Việt Nam tại Lào
Thời sự Quốc hội

Phó Chủ tịch Quốc hội, Thượng tướng Trần Quang Phương thăm Đại sứ quán Việt Nam tại Lào

Chiều tối 9.10, tại thủ đô Vientiane, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Chủ tịch Quốc hội, Thượng tướng Trần Quang Phương đã tới thăm và gặp mặt cán bộ, nhân viên Đại sứ quán Việt Nam tại Lào nhân dịp dẫn đầu Đoàn đại biểu Quốc hội Việt Nam tham dự Cuộc gặp các nhà Lãnh đạo ASEAN - AIPA lần thứ 13.

Đổi mới tổ chức và hoạt động của chính quyền địa phương các cấp của thành phố Hải Phòng
Chính trị

Đổi mới tổ chức và hoạt động của chính quyền địa phương các cấp của thành phố Hải Phòng

Cho ý kiến vào dự thảo Nghị quyết tổ chức chính quyền đô thị tại thành phố Hải Phòng tại phiên họp chiều nay, 9.10, các Ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội nhất trí với sự cần thiết ban hành dự thảo Nghị quyết, nhằm tạo cơ sở pháp lý cho việc đổi mới tổ chức và hoạt động của chính quyền địa phương các cấp của thành phố, tạo động lực phát triển mới không chỉ cho Hải Phòng mà còn cho khu vực duyên hải Bắc Bộ và cả nước.

Phó Chủ tịch Quốc hội, Thượng tướng Trần Quang Phương tham dự Phiên họp trù bị Nghị viện thành viên AIPA
Thời sự Quốc hội

Phó Chủ tịch Quốc hội, Thượng tướng Trần Quang Phương tham dự Phiên họp trù bị Nghị viện thành viên AIPA

Tiếp tục hoạt động của Đoàn Đại biểu Quốc hội Việt Nam do Phó Chủ tịch Quốc hội, Thượng tướng Trần Quang Phương làm Trưởng đoàn tham dự Cuộc gặp các nhà Lãnh đạo ASEAN - AIPA lần thứ 13 tại CHDCND Lào, sáng 9.10 tại thủ đô Vientiane, Đoàn Đại biểu Quốc hội Việt Nam đã tham dự Phiên họp trù bị của các Nghị viện thành viên AIPA, thảo luận và thống nhất thông qua các nội dung dự thảo Thông điệp của Chủ tịch AIPA.

Tăng cường điều chỉnh chính sách tài khóa phù hợp, hiệu quả hơn trong năm 2025
Thời sự Quốc hội

Tăng cường điều chỉnh chính sách tài khóa phù hợp, hiệu quả hơn trong năm 2025

Sáng 9.10, tiếp tục chương trình Phiên họp thứ 38, dưới sự điều hành của Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến đối với Báo cáo của Chính phủ về kết quả thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2024; dự kiến kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2025.

Phó Chủ tịch Quốc hội, Thượng tướng Trần Quang Phương chào Chủ tịch Quốc hội Lào
Chính trị

Phó Chủ tịch Quốc hội, Thượng tướng Trần Quang Phương chào Chủ tịch Quốc hội Lào

Chiều 8.10, tại Nhà Quốc hội Lào, Thủ đô Vientiane, Phó Chủ tịch Quốc hội, Thượng tướng Trần Quang Phương đã đến chào Chủ tịch Quốc hội Lào Saysomphone Phomvihane nhân dịp dẫn đầu Đoàn đại biểu Quốc hội Việt Nam tham dự Cuộc gặp các nhà Lãnh đạo ASEAN - AIPA lần thứ 13.