Tập trung rà soát, đề xuất sửa đổi quy định của Hiến pháp về tổ chức bộ máy

Lời Tòa soạn: Chiều 7.3, Chính phủ phối hợp với Ủy ban Thường vụ Quốc hội và các cơ quan liên quan tổ chức Hội nghị trực tuyến toàn quốc quán triệt, triển khai thi hành các luật, nghị quyết vừa được thông qua tại Kỳ họp bất thường lần thứ Chín, Quốc hội Khóa XV. Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định dự và phát biểu tại Hội nghị. Báo Đại biểu Nhân dân trân trọng giới thiệu nội dung phát biểu:

Tại Kỳ họp bất thường lần thứ Chín, Quốc hội đã tập trung xem xét, quyết định đối với 3 nhóm vấn đề: (1) Sắp xếp tổ chức bộ máy các cơ quan trong hệ thống chính trị; (2) Đổi mới quy trình xây dựng pháp luật; và (3) Quyết định một số vấn đề quan trọng, chủ trương đầu tư công trình quan trọng, cơ chế chính sách đặc thù, đặc biệt, cấp bách, cần thiết đối với một số dự án quan trọng, công trình trọng điểm quốc gia.

img9114-1741341410976859714584.jpg
Thủ tướng Phạm Minh Chính phát biểu tại Hội nghị. Ảnh: VGP/Nhật Bắc

Các quyết sách của Quốc hội đã bám sát, thể chế hóa kịp thời, đầy đủ chủ trương, nghị quyết của Trung ương Đảng, kết luận, chỉ đạo của Bộ Chính trị, có ý nghĩa đặc biệt quan trọng, cấp bách để phục vụ cuộc cách mạng sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị, đổi mới tư duy xây dựng pháp luật, kịp thời tháo gỡ khó khăn, vướng mắc về thể chế, chính sách, tạo đột phá để hoàn thiện cơ sở hạ tầng, giải phóng, khơi thông mọi nguồn lực, kiến tạo không gian phát triển mới cho địa phương và cả nước, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, góp phần đẩy nhanh tiến độ triển khai các nhiệm vụ đã đề ra và đặt mục tiêu tăng trưởng GDP từ 8% trở lên trong năm 2025, phấn đấu tăng trưởng hai con số trong giai đoạn tiếp theo.

Ủy ban Thường vụ Quốc hội trân trọng cảm ơn Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, các Phó Thủ tướng Chính phủ, các Bộ trưởng, các cơ quan của Chính phủ đã khẩn trương chuẩn bị, phối hợp kịp thời, chặt chẽ, liên tục với Ủy ban Thường vụ Quốc hội, các cơ quan của Quốc hội trong toàn bộ quá trình nghiên cứu, chuẩn bị các dự án trình, tiếp thu, giải trình, tổng hợp ý kiến và trình Quốc hội thông qua với số phiếu rất cao đối với các luật, nghị quyết trong Kỳ họp vừa qua.

Thay đổi nhận thức, nắm vững thẩm quyền, việc phân cấp để chủ động thực hiện

Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định phát biểu tại Hội nghị

Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định phát biểu tại Hội nghị

Về Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Quốc hội, Luật Tổ chức Chính phủ (sửa đổi) và Luật Tổ chức chính quyền địa phương (sửa đổi) đã thể hiện nhiều nội dung đổi mới mạnh mẽ về cơ chế phân định thẩm quyền, phân cấp, ủy quyền giữa các cơ quan nhà nước ở Trung ương với chính quyền địa phương và giữa chính quyền địa phương các cấp; trao thẩm quyền chủ động cho chính quyền địa phương để phát huy tính chủ động, tự quyết, tự làm, tự chịu trách nhiệm của các địa phương, kịp thời tháo gỡ các điểm nghẽn về thể chế, về thủ tục hành chính, khơi thông các nguồn lực, phát huy sức sáng tạo, tính năng động của các địa phương, chủ động ứng phó với những biến động của tình hình trong nước và quốc tế, vì mục tiêu tăng trưởng mạnh, phát triển chung của địa phương và cả nước.

Bên cạnh đó, các Luật đã đồng bộ việc thực hiện phân cấp, ủy quyền với thủ tục hành chính. Theo đó, Luật đã bổ sung các quy định cho phép Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ khi thực hiện phân cấp, ủy quyền thì đồng thời cũng được chủ động điều chỉnh trình tự, thủ tục phù hợp, kể cả khi có nội dung khác với quy định của cơ quan nhà nước cấp trên, để cơ quan, tổ chức nhận phân cấp, ủy quyền có thể thực hiện thẩm quyền được giao một cách thực chất, khẩn trương, hiệu quả nhất; đối với địa phương thì thẩm quyền điều chỉnh trình tự, thủ tục được giao cho UBND cấp tỉnh.

Đây là những quy định rất mới, có sự tác động mạnh mẽ, sâu rộng đến hoạt động của bộ máy cơ quan nhà nước từ Trung ương đến địa phương cũng như việc giải quyết các thủ tục hành chính liên quan đến người dân, doanh nghiệp. Để cải tiến, đổi mới về phân cấp, ủy quyền sớm đi vào cuộc sống, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đề nghị Chính phủ cần quán triệt các cơ quan, tổ chức, cá nhân ở trung ương và địa phương để thay đổi nhận thức, nắm vững thẩm quyền, việc phân cấp để chủ động thực hiện. Đồng thời, khi thực hiện phân cấp, ủy quyền thì lưu ý đến đổi mới trình tự, thủ tục thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn được phân cấp, ủy quyền để chủ động điều chỉnh cho phù hợp, bảo đảm tính khả thi của việc phân cấp, ủy quyền.

Để bảo đảm phù hợp, thống nhất với những đổi mới, cải tiến mạnh mẽ về phân cấp, ủy quyền trong các Luật, rất nhiều quy định của pháp luật, trong đó có cả các luật, nghị quyết, pháp lệnh của Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cần phải được sửa đổi, bổ sung trong thời hạn 2 năm kể từ khi Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương có hiệu lực thi hành. Trong thời gian các luật, nghị quyết, pháp lệnh của Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội chưa được sửa đổi, bổ sung thì các luật giao Chính phủ ban hành các nghị định để điều chỉnh một số nhiệm vụ, quyền hạn và quy định khác có liên quan đến việc thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, chính quyền địa phương để thống nhất áp dụng pháp luật trong toàn quốc, bảo đảm thực hiện việc phân cấp, phân quyền đối với một số lĩnh vực ưu tiên, cấp bách; đồng thời định kỳ báo cáo Ủy ban Thường vụ Quốc hội.

Các đại biểu dự Hội nghị

Các đại biểu dự Hội nghị

Để thực hiện các yêu cầu nêu trên, Ủy ban Thường vụ Quốc hội trân trọng đề nghị Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo khẩn trương ban hành các văn bản quy định chi tiết, hướng dẫn các luật theo thẩm quyền được giao để tạo cơ sở pháp lý cho việc triển khai thực hiện luật; đồng thời phối hợp với các cơ quan hữu quan khẩn trương tiến hành việc rà soát, nghiên cứu, đề xuất việc sửa đổi, bổ sung các quy định có liên quan đến phân quyền, phân cấp, ủy quyền trong các luật, nghị quyết, pháp lệnh của Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội để báo cáo Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội xem xét, quyết định, bảo đảm tiến độ hoàn thành như Quốc hội đã xác định.

Cùng với Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương, Quốc hội đã ban hành Nghị quyết về cơ cấu của Chính phủ có hiệu lực ngay và bộ máy mới bắt đầu đi vào hoạt động từ 1.3.2025. Đồng thời, Quốc hội cũng đã ban hành Nghị quyết quy định về xử lý một số vấn đề liên quan đến sắp xếp tổ chức bộ máy nhà nước (có hiệu lực ngay) quy định những vấn đề mang tính nguyên tắc, phát sinh khi sắp xếp tổ chức bộ máy nhà nước, được áp dụng cho tất cả cơ quan, tổ chức có liên quan trực tiếp đến việc thực hiện sắp xếp, tinh gọn tổ chức máy nhà nước và bao quát đầy đủ các trường hợp sắp xếp tổ chức bộ máy nhà nước theo đúng chỉ đạo tại Nghị quyết số 18-NQ/TW, Kết luận số 121-KL/TW của Bộ Chính trị, Ban Bí thư. Để bảo đảm cơ sở pháp lý cho các cơ quan từ trung ương đến địa phương thực hiện việc sắp xếp và chuyển giao chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, sẵn sàng đi vào hoạt động ngay khi có quyết định của cơ quan có thẩm quyền về việc sắp xếp tổ chức bộ máy nhà nước, đề nghị Chính phủ có chỉ đạo và các cơ quan trong quá trình thực hiện có vấn đề vướng mắc cần khẩn trương báo cáo Chính phủ.

quoc-hoi5-070325.jpg
Các đại biểu dự Hội nghị

Trong thời gian tới, các cơ quan, đơn vị, trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn được giao, cần theo dõi, hướng dẫn, tổ chức thực hiện Nghị quyết, bảo đảm kịp thời phát hiện và xử lý hoặc đề nghị cơ quan có thẩm quyền xử lý tất cả vướng mắc phát sinh liên quan đến việc sắp xếp tổ chức bộ máy. Bên cạnh đó, các cơ quan, đơn vị cần tập trung nguồn lực để thực hiện việc rà soát các văn bản quy phạm pháp luật hoặc trình cấp có thẩm quyền ban hành văn bản quy phạm pháp luật theo trình tự thủ tục rút gọn để xử lý các văn bản quy phạm pháp luật chịu sự tác động do sắp xếp tổ chức bộ máy nhà nước, bảo đảm hoàn thành trước ngày 1.3.2027 theo tinh thần Quốc hội đã quyết định. Vừa qua, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ đã rất khẩn trương chỉ đạo ban hành hệ thống các nghị định quy định về chức năng, nhiệm vụ và tổ chức bộ máy của các Bộ, cơ quan ở Trung ương và hướng dẫn tổ chức cơ quan chuyên môn của UBND cấp tỉnh để đi vào hoạt động theo cơ cấu mới.

Nhận thức rõ thẩm quyền, trách nhiệm của từng cơ quan trong xây dựng, ban hành văn bản theo yêu cầu đổi mới

Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật (sửa đổi) có bước cải cách, thay đổi lớn về quy trình, thủ tục, thẩm quyền, trách nhiệm của các cơ quan trong công tác đề xuất, xây dựng, soạn thảo, tiếp thu, chỉnh lý dự án luật, pháp lệnh, nghị quyết của Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội. Theo đó, bổ sung hình thức nghị quyết của Chính phủ là văn bản quy phạm pháp luật, lược bỏ hình thức văn bản của HĐND, UBND cấp xã; thẩm quyền quyết định Chương trình lập pháp hằng năm được giao cho Ủy ban Thường vụ Quốc hội; tách quy trình xây dựng chính sách ra khỏi quy trình lập Chương trình, bổ sung quy trình tham vấn chính sách; cơ quan trình dự án chịu trách nhiệm chủ trì trong việc tiếp thu, chỉnh lý dự án đến cùng…; đối với trình tự, thủ tục ban hành văn bản thuộc thẩm quyền của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Bộ, cơ quan ngang Bộ, chính quyền địa phương thì Luật giao Chính phủ quy định.

Do đó, đề nghị Chính phủ và các Bộ, cơ quan có liên quan khẩn trương nghiên cứu, ban hành các văn bản quy định chi tiết các nội dung được giao trong Luật, bảo đảm các quy định của Luật sớm đi vào cuộc sống; đồng thời, tổ chức quán triệt để các Bộ, ngành, cơ quan ở trung ương, địa phương nhận thức rõ thẩm quyền, trách nhiệm của từng cơ quan trong các khâu của quá trình xây dựng, ban hành văn bản theo yêu cầu đổi mới. Các cơ quan cũng cần đặc biệt lưu ý quy định chuyển tiếp tại Điều 72 của Luật, tức là đối với các dự án luật, nghị quyết đã có trong Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2025 trước ngày 19.2.2025 (ngày Luật được thông qua), thì việc soạn thảo, trình, xem xét, cho ý kiến và thông qua được thực hiện theo quy định của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2020); đối với dự án luật, dự thảo nghị quyết mới được đề nghị bổ sung, điều chỉnh Chương trình sau ngày 19.2.2025 thì thực hiện theo quy định của Luật mới. Các dự án theo quy trình cũ cũng phải đẩy nhanh tiến độ, nâng cao chất lượng theo tinh thần đổi mới của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật mới.

Nghiên cứu, đề xuất sửa đổi, bổ sung các luật để tổ chức chính quyền địa phương 2 cấp

Để thực hiện Kết luận số 121-KL/TW ngày 21.1.2025 của Ban Chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư đã ban hành Kết luận số 126-KL/TW và Kết luận số 127-KL/TW để triển khai một số nội dung, nhiệm vụ tiếp tục sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị, trong đó đặt ra một số nhiệm vụ trọng tâm cần phải làm ngay trong năm 2025 và ngay trong những tháng đầu năm, cụ thể là: nghiên cứu việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp với phạm vi là các vấn đề về tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị; nghiên cứu, đề xuất sửa đổi, bổ sung các luật có liên quan để thực hiện sau sửa đổi, bổ sung Hiến pháp với định hướng tiếp tục sắp xếp bỏ cấp hành chính trung gian (cấp huyện) để tổ chức chính quyền địa phương 2 cấp; xây dựng phương án tiếp tục sắp xếp gọn hơn cấp xã phù hợp với mô hình tổ chức mới, đề xuất tổ chức bộ máy, chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, trách nhiệm của cấp xã theo mô hình mới; định hướng sáp nhập một số đơn vị hành chính cấp tỉnh…

Đây là các nhiệm vụ rất lớn, rất quan trọng, rất phức tạp và đòi hỏi phải khẩn trương theo yêu cầu phải báo cáo Bộ Chính trị xem xét ngay trong tuần đầu tháng 3, tiếp tục hoàn thiện, lấy ý kiến, trình Hội nghị Trung ương vào đầu tháng 4 trước khi trình Quốc hội xem xét, quyết định tại Kỳ họp thứ Chín – dự kiến Kỳ họp này cũng sẽ khai mạc sớm vào đầu tháng 5.2025. Khối lượng công việc cần thực hiện rất lớn, đòi hỏi cao về chất lượng và yêu cầu rất khẩn trương. Do đó, Ủy ban Thường vụ Quốc hội trân trọng đề nghị Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, các bộ, cơ quan cần bám sát các chỉ đạo của Bộ Chính trị, Ban Bí thư để khẩn trương nghiên cứu, tổ chức thực hiện, trong đó tập trung vào việc rà soát để đề xuất sửa đổi, bổ sung các quy định của Hiến pháp, các luật, pháp lệnh, nghị quyết có liên quan; chủ động phối hợp với các cơ quan hữu quan để bảo đảm sự đồng bộ, cân đối giữa các phương án sắp xếp, bảo đảm chất lượng theo yêu cầu và bám sát với tiến độ đề ra.

Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã họp và sẵn sàng tinh thần làm ngày, làm đêm, bất cứ khi nào Chính phủ trình, địa phương trình thì Ủy ban Thường vụ Quốc hội sẽ xem xét ngay, kể cả trong thời gian Kỳ họp thứ Chín để giải quyết các vấn đề. Chủ tịch Quốc hội cũng đã chỉ đạo các cơ quan của Quốc hội sẵn sàng làm việc trong mọi điều kiện, ngoài giờ và phối hợp hết sức chặt chẽ với các bộ với tinh thần như trong chuẩn bị và trình Quốc hội thông qua những đề án, dự án hết sức quan trọng với sự đồng thuận rất cao tại Kỳ họp bất thường lần thứ Chín vừa qua.

Hiện số lượng các dự án luật, nghị quyết đã có trong Chương trình XDLPL năm 2025 là rất nhiều, gồm 27 luật, nghị quyết trình Quốc hội tại Kỳ họp thứ Chín và sắp tới là Kỳ họp thứ Mười. Theo Kết luận số 127-KL/TW và chỉ đạo của Bộ Chính trị, Ban Bí thư cần bổ sung một số dự án luật nữa để phục vụ sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị, đồng bộ với việc sửa đổi Hiến pháp; thể chế hoá Nghị quyết 57-NQ/TW của Bộ Chính trị về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia, tháo gỡ vướng mắc, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội,… rất mong Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, các Bộ khẩn trương lập danh mục và trình các dự án theo thứ tự ưu tiên. Ủy ban Thường vụ Quốc hội sẵn sàng với tinh thần phối hợp hết sức chặt chẽ với Chính phủ, các bộ, ngành ngay từ đầu để cùng làm, cùng thẩm tra, cùng chuẩn bị dự thảo trình Quốc hội với chất lượng cao, bảo đảm đồng thuận, đồng thời khẩn trương triển khai để các luật, nghị quyết sớm đi vào cuộc sống.

* Đầu đề do Báo Đại biểu Nhân dân đặt

Chính trị

Bài 1: Bước đi quyết liệt, đột phá
Chính trị

Bài 1: Bước đi quyết liệt, đột phá

Trong Kết luận số 127-KL/TW ngày 28.2.2025 của Bộ Chính trị, Ban Bí thư về triển khai nghiên cứu, đề xuất tiếp tục sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị có yêu cầu nghiên cứu định hướng không tổ chức cấp huyện. Đây là một bước đi quyết liệt và mang tính đột phá, rất cần thiết trong tiến trình cải cách bộ máy hành chính ở nước ta, hướng tới xây dựng một bộ máy hành chính tinh gọn, hoạt động hiệu quả hơn, phục vụ Nhân dân tốt hơn.

Phó Chủ tịch Quốc hội Lê Minh Hoan phát biểu tại cuộc gặp - Ảnh H.Ngọc
Thời sự Quốc hội

Phó Chủ tịch Quốc hội Lê Minh Hoan: Hãy cùng nhau làm khoa học vì một nền nông nghiệp bền vững, vì người nông dân no ấm

Phát biểu tại cuộc gặp gỡ các nhà khoa học khối nông - lâm - ngư nghiệp chiều 15.3, Phó Chủ tịch Quốc hội Lê Minh Hoan nêu rõ, Nghị quyết 57-NQ/TW đã đặt ra những định hướng lớn, nhưng điều quan trọng hơn là làm sao để Nghị quyết này đi vào cuộc sống, tạo ra bước ngoặt thực sự trong nghiên cứu khoa học và đổi mới sáng tạo. Hãy cùng nhau làm khoa học vì một nền nông nghiệp bền vững, vì người nông dân no ấm, vì tương lai con cháu chúng ta.”

Thủ tướng Phạm Minh Chính: Đề nghị Giáo sư Thomas Vallely tham vấn để Việt Nam thúc đẩy tăng trưởng
Chính trị

Thủ tướng Phạm Minh Chính: Đề nghị Giáo sư Thomas Vallely tham vấn để Việt Nam thúc đẩy tăng trưởng

Chiều 15.3, tiếp Giáo sư Thomas Vallely, Cố vấn Cấp cao về Việt Nam tại Viện Đông Nam Á của Đại học Columbia (Hoa Kỳ), Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đề nghị Giáo sư và các cộng sự tiếp tục tham vấn chính sách để Việt Nam thực hiện mục tiêu tăng trưởng 8% trong năm 2025 và 2 con số trong những năm tiếp theo.

Tổng Bí thư Tô Lâm chủ trì cuộc họp Tiểu ban Văn kiện Đại hội XIV của Đảng
Sự kiện nổi bật

Tổng Bí thư Tô Lâm chủ trì cuộc họp Tiểu ban Văn kiện Đại hội XIV của Đảng

Ngày 15.3, tại Trụ sở Trung ương Đảng, Tổng Bí thư Tô Lâm, Trưởng Tiểu ban Văn kiện Đại hội XIV của Đảng đã chủ trì họp Tiểu ban Văn kiện, cho ý kiến vào dự thảo Báo cáo Chính trị do Tổ Biên tập xây dựng trên cơ sở tiếp thu ý kiến của Hội nghị Trung ương 10 và ý kiến chỉ đạo của đồng chí Tổng Bí thư tại các cuộc họp với Thường trực các Tiểu ban Đại hội XIV của Đảng, để trình Bộ Chính trị, Ban Chấp hành Trung ương Đảng tại Hội nghị Trung ương 11.

Hội nghị lần thứ hai, Ban Chấp hành Đảng bộ Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường
Chính trị

Hội nghị lần thứ hai, Ban Chấp hành Đảng bộ Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường

Sáng 15.3, tại trụ sở Văn phòng Quốc hội - 22 Hùng Vương, Ban Chấp hành Đảng bộ Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường nhiệm kỳ 2020 - 2025 đã tổ chức Hội nghị lần thứ hai, công bố các quyết định về phân công nhiệm vụ thành viên Ban Chấp hành Đảng bộ, Ban Thường vụ Đảng ủy Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường với sự chủ trì của Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Đảng ủy, Chủ nhiệm Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường Lê Quang Huy.

Thủ tướng Phạm Minh Chính tiếp Phó Chủ tịch điều hành toàn cầu Tập đoàn Airbus Wouter Van Wersch
Chính trị

Thủ tướng Phạm Minh Chính tiếp Phó Chủ tịch điều hành toàn cầu Tập đoàn Airbus Wouter Van Wersch

Chiều tối 14.3, tiếp ông Wouter Van Wersch, Phó Chủ tịch điều hành toàn cầu Tập đoàn Airbus - Tập đoàn chế tạo máy bay hàng đầu thế giới đang thăm, làm việc tại Việt Nam, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính cho biết, Việt Nam đang phát triển kinh tế hàng không, mở rộng đường bay quốc tế; đề nghị Airbus đầu tư, tham gia và hỗ trợ phát triển hệ sinh thái ngành công nghiệp hàng không Việt Nam.

Hoàn thiện đồng bộ pháp luật để giáo dục đại học phát huy vai trò then chốt đào tạo nhân lực
Chính trị

Hoàn thiện đồng bộ pháp luật để giáo dục đại học phát huy vai trò then chốt đào tạo nhân lực

Ngày 14.3, Đoàn giám sát của Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã làm việc với Bộ Giáo dục và Đào tạo về tình hình thực hiện chính sách, pháp luật về phát triển và sử dụng nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội, nhất là nguồn nhân lực chất lượng cao, giai đoạn 2021 - 2024.

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn phát biểu bế mạc - Hồ Long
Chính trị

Tập trung cao độ, dành ưu tiên cao nhất cho công tác chuẩn bị Kỳ họp thứ Chín của Quốc hội

Sau 2,5 ngày làm việc, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã hoàn thành 12 nội dung trong chương trình Phiên họp thứ 43. Phát biểu bế mạc Phiên họp, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đề nghị, các cơ quan của Quốc hội tiếp tục phát huy tinh thần trách nhiệm, tập trung cao độ, nỗ lực hơn nữa, dành ưu tiên cao nhất cho công tác chuẩn bị Kỳ họp thứ Chín của Quốc hội sẽ diễn ra vào đầu tháng 5 tới. 

Hội nghị Trung ương 4 khóa XIII về đẩy mạnh xây dựng, chỉnh đốn Đảng và hệ thống chính trị; kiên quyết ngăn chặn, đẩy lùi, xử lý nghiêm cán bộ, đảng viên suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, biểu hiện "tự diễn biến", "tự chuyển hóa.
Chính trị

Bài 2: Mỗi đảng viên tự nêu gương thì hàng triệu đảng viên là những tấm gương sáng

Để tiếp tục phát huy vai trò của cán bộ, đảng viên trong xây dựng văn hóa Đảng, Quy định số 144-QĐ/TW, ngày 9.5.2024 của Bộ Chính trị về chuẩn mực đạo đức cách mạng của cán bộ, đảng viên giai đoạn mới đã được ban hành. Có thể thấy, nếu mỗi cán bộ, đảng viên, người đứng đầu cơ quan, đơn vị hiểu rõ và tự giác thực hiện đầy đủ Quy định 144 - QĐ/TW, thì đây chính là công cụ hữu hiệu để ngăn chặn sự suy thoái về tư tưởng chính trị, sự xói mòn về phẩm chất đạo đức, tệ tham ô, tham nhũng, lãng phí, xa rời quần chúng. Mỗi cán bộ, đảng viên tự nêu gương thì hàng triệu đảng viên sẽ là những tấm gương sáng, toàn Đảng sẽ thực sự trong sạch, vững mạnh, gắn bó máu thịt với Nhân dân.