Tập trung giải quyết ý kiến kiến nghị, đề xuất của cử tri trước Kỳ họp thứ Tám

UBND tỉnh, các sở, ngành, địa phương quan tâm, tập trung giải quyết ý kiến kiến nghị, đề xuất của cử tri trước Kỳ họp thứ Tám, Quốc hội Khóa XV, nhất là các vụ việc tồn đọng.

Đây là nhấn mạnh của Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh, Trưởng Đoàn ĐBQH tỉnh Thái Thanh Quý tại cuộc làm việc chiều 9.10 của Đoàn ĐBQH tỉnh Nghệ An với UBND tỉnh về các nội dung liên quan chuẩn bị cho Kỳ họp thứ Tám, Quốc hội Khóa XV.

Dự cuộc làm việc có các ĐBQH tỉnh: Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh, Trưởng Đoàn ĐBQH tỉnh Thái Thanh Quý; Ủy viên Thường trực Ủy ban Quốc phòng và An ninh Trần Đức Thuận; Chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh Võ Thị Minh Sinh; Phó Trưởng đoàn chuyên trách Đoàn ĐBQH tỉnh Thái Thị An Chung; ĐBQH chuyên trách Trần Nhật Minh; Phó Chủ tịch Thường trực Hội LHPN tỉnh Hoàng Thị Thu Hiền.

Cùng dự cuộc làm việc có: Phó bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Đức Trung; Phó Chủ tịch HĐND tỉnh Nguyễn Như Khôi; đại diện Văn phòng Đoàn ĐBQH và HĐND tỉnh, Văn phòng UBND tỉnh, các sở, ngành; một số địa phương, đơn vị…

Nỗ lực khắc phục tồn tại, khó khăn để hoàn thành các chỉ tiêu kế hoạch

Báo cáo tại buổi làm việc, Giám đốc Sở KH và ĐT Phạm Hồng Quang cho biết: 9 tháng đầu năm, kinh tế - xã hội của tỉnh tiếp tục duy trì kết quả tích cực. Tốc độ tăng trưởng GRDP ước đạt 8,3%, đứng thứ 16 cả nước, thứ 3 khu vực Bắc Trung bộ và duyên hải miền Trung; cao hơn cùng kỳ năm 2023 (6,27%). Trong đó, nông nghiệp ước tăng 4,1%, công nghiệp - xây dựng tăng 13,47%, dịch vụ tăng 6,65%, thuế sản phẩm trừ trợ cấp sản phẩm ước tăng 7,32%. Thu ngân sách nhà nước 17.145 tỷ đồng, đạt 107,8% dự toán, bằng 147,3% cùng kỳ năm 2023.

90-a-quang-7781.jpg
Giám đốc Sở KH và ĐT Phạm Hồng Quang báo cáo tình hình thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và ngân sách nhà nước năm 2024.

Các lĩnh vực văn hoá - xã hội, bảo đảm an sinh xã hội tiếp tục được quan tâm chỉ đạo và đạt được kết quả tích cực. Công tác quản lý điều hành của các ngành, địa phương được thực hiện quyết liệt, trọng tâm, trọng điểm hơn. Công tác cải cách hành chính được quan tâm chỉ đạo và có những chuyển biến tích cực; ý thức, trách nhiệm của đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức cơ bản được nâng cao. Quốc phòng - an ninh tiếp tục được củng cố vững chắc, trật tự, an toàn xã hội được bảo đảm; triển khai có hiệu quả các hoạt động đối ngoại…

Cũng theo lãnh đạo Sở KH và ĐT tỉnh Nghệ An, UBND tỉnh xác định nhiệm vụ đặt ra cho các ngành các cấp khá nặng nề, đòi hỏi phải thực sự quyết tâm, sâu sát trong từng nhiệm vụ được giao; tập trung triển khai thực hiện có hiệu quả các mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp đã đề ra; nỗ lực khắc phục tồn tại, khó khăn để hoàn thành các chỉ tiêu kế hoạch năm 2024.

Đặc biệt, thông qua Đoàn ĐBQH tỉnh, UBND tỉnh cũng kiến nghị các nội dung trên lĩnh vực nông nghiệp, công thương, xây dựng; đầu tư ngoài ngân sách; tài nguyên và môi trường; y tế; Bảo hiểm xã hội, Nội vụ đối với Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ và các bộ, ngành liên quan…

90-c-chung-4031.jpg
Phó Trưởng Đoàn chuyên trách Đoàn ĐBQH tỉnh Thái Thị An Chung phát biểu

Cũng tại buổi làm việc, các đại biểu đã được nghe báo cáo công tác phòng, chống tội phạm và vi phạm pháp luật; công tác thi hành án dân sự; công tác tiếp dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo của công dân; công tác phòng, chống tham nhũng năm 2024; báo cáo kết quả hoạt động của ngành TAND, VKSND năm 2024…

Đồng thời, các đại biểu dự buổi làm việc cũng được nghe đại diện Đoàn ĐBQH tỉnh báo cáo tổng hợp kiến nghị của cử tri tỉnh Nghệ An trước Kỳ họp thứ Tám, Quốc hội Khóa XV, trong đó có 8 kiến nghị thuộc thẩm quyền Trung ương và 31 kiến nghị thuộc thẩm quyền của tỉnh… Đồng thời, các ĐBQH cũng đã nêu ý kiến liên quan đến nhiều nội dung, đặc biệt là đề nghị UBND tỉnh tiếp tục quan tâm giải quyết các kiến nghị của cử tri, trong đó có các kiến nghị nhiều lần của cử tri chưa giải quyết dứt điểm như về cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất…

z5913437792316-508db81021b2de9239e55c2ca9249065-3735.jpg
Chủ tịch UBND huyện Thanh Chương Trình Văn Nhã phát biểu.
90-a-vinh-4263.jpg
Chủ tịch UBND huyện Tương Dương Đinh Hồng Vinh phát biểu.

Hiện, các huyện Tương Dương, Thanh Chương vẫn đang gặp khó khăn, vướng mắc trong việc cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho các hộ dân tái định cư; lập hồ sơ bồi thường chênh lệch về đất tại các khu tái định cư trên địa bàn huyện Tương Dương; công tác bồi thường giá trị chênh lệch đất nơi đi và nơi đến, việc giao đất sản xuất cho các hộ tái định cư trên địa bàn huyện Thanh Chương...

z5913437781359-ab3e43e9fe9688bacaec83681837f395-4532.jpg
z5913437839582-f33773145283ed1cf0ce050d5759036f-6854.jpg
Các ĐBQH tỉnh Nghệ An Trần Đức Thuận, Trần Nhật Minh phát biểu. Ảnh: T. Duy

Bảo đảm quyền lợi chính đáng của người dân

Điểm lại những kết quả tỉnh đạt được trong thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội thời gian qua, Phó bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Đức Trung trân trọng cảm ơn Đoàn ĐBQH tỉnh, cũng như từng cá nhân ĐBQH tỉnh Nghệ An đã rất tích cực chuyển tải, đề xuất các vấn đề của tỉnh đến Quốc hội, Chính phủ, các Bộ, ngành Trung ương; nhất là đã đóng góp vào việc Quốc hội ban hành Nghị quyết số 137/2024/QH15 của Quốc hội về bổ sung thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển tỉnh Nghệ An và đồng ý bổ sung 1.275 tỷ đồng chi đầu tư cho tỉnh Nghệ An từ nguồn tăng thu ngân sách Trung ương năm 2022 để giải quyết đền bù giải phóng mặt bằng (bao gồm cả phần chậm trả) của các dự án mở rộng Quốc lộ 1A đoạn qua tỉnh Nghệ An thuộc nhiệm vụ ngân sách Trung ương phát sinh sau khi các dự án này quyết toán.

90-a-trung-7582.jpg
Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Đức Trung phát biểu.

Tiếp thu các ý kiến của Đoàn ĐBQH tỉnh tại buổi làm việc, Chủ tịch UBND tỉnh cho biết: sẽ tiếp tục chỉ đạo giải quyết tối đa các ý kiến, kiến nghị của cử tri thuộc thẩm quyền của tỉnh; đồng thời mong muốn trong thời gian tới, Đoàn ĐBQH tỉnh tiếp tục có ý kiến để giải quyết các kiến nghị của tỉnh đề xuất…

Đối với những vấn đề tồn tại liên quan đến bồi thường, hỗ trợ tái định cư thủy điện Bản Vẽ, ông Nguyễn Đức Trung cho biết, vẫn chưa giải quyết được dứt điểm bởi có nhiều vướng mắc vượt thẩm quyền của UBND tỉnh… Tuy nhiên, UBND tỉnh sẽ tiếp tục chỉ đạo Tổ công tác tập trung giải quyết để bảo đảm quyền lợi chính đáng của người dân.

z5912930162638-c0b285eb802a313c448208bcf06f031d-7507.jpg
Toàn cảnh cuộc làm việc.

“Mong Đoàn ĐBQH tỉnh tiếp tục đồng hành, hỗ trợ tỉnh trong các cuộc làm việc với các bộ, ngành liên quan nhằm cụ thể hóa các cơ chế, chính sách đặc thù để khi Nghị quyết số 137/2024/QH15 của Quốc hội có hiệu lực từ ngày 1.1.2025 sẽ được thực hiện hiệu quả; kiến nghị cho phép kéo dài thời gian giải ngân 1.275 tỷ đồng giải quyết đền bù giải phóng mặt bằng Quốc lộ 1A đoạn qua tỉnh; giải quyết các tồn tại, vướng mắc trong bồi thường, hỗ trợ, tái định cư thủy điện Bản Vẽ…”, Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Đức Trung nhấn mạnh.

Theo sát việc giải quyết kiến nghị, đề xuất của cử tri

Qua nghe báo cáo, ý kiến của các đại biểu, kết luận buổi làm việc, Trưởng Đoàn ĐBQH tỉnh Thái Thanh Quý nhấn mạnh, quan điểm làm việc của tỉnh là “có trọng tâm, trọng điểm, làm việc gì xong việc đó”; đồng thời, đề nghị UBND tỉnh, các Sở, ngành, địa phương liên quan quan tâm, tập trung giải quyết ý kiến kiến nghị, đề xuất của cử tri trước Kỳ họp thứ Tám, Quốc hội Khóa XV, nhất là các tồn đọng trong phạm vi giải quyết. Những vấn đề không vướng về cơ chế, chính sách, quy định của pháp luật liên quan đến quyền lợi chính đáng của tổ chức, cá nhân đề nghị UBND tỉnh, các Sở, ngành tập trung chỉ đạo giải quyết dứt điểm đúng với quan điểm và tinh thần làm việc của tỉnh là làm việc có trọng tâm, trọng điểm.

Đánh giá cao sự linh hoạt, chủ động trong công tác chỉ đạo điều hành của UBND tỉnh để có được những kết quả tích cực trong phát triển kinh tế - xã hội thời gian qua, Trưởng Đoàn ĐBQH tỉnh đề nghị UBND tỉnh tiếp tục bám sát mục tiêu, chỉ tiêu để tập trung lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện có hiệu quả và đạt được kết quả cao nhất trong năm nay.

z5913437871822-3dc57a78cb7ce8e25877ee9f9754041d-3251.jpg
Trưởng Đoàn ĐBQH tỉnh Thái Thanh Quý phát biểu. Ảnh: T. Duy

Liên quan đến việc giải quyết những tồn đọng, vướng mắc của dự án thủy điện Bản Vẽ, như bàn giao đất mặt bằng công trường, bồi thường diện tích đất bị ngập, cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, bồi thường giá chênh lệch đất nơi đi và nơi đến... Bí thư Tỉnh ủy yêu cầu: những vấn đề thuộc thẩm quyền của UBND tỉnh, các ngành, các địa phương phải tập trung lãnh đạo, chỉ đạo giải quyết. Đối với những nội dung liên quan bồi thường phần đất trên cốt ngập, những vấn đề phát sinh ngoài dự án, khắc phục lũ lụt thời gian qua, UBND tỉnh phải chỉ đạo Tổ công tác tiếp tục rà soát, tổng hợp tất cả hồ sơ, thủ tục để phục vụ các phiên làm việc của lãnh đạo tỉnh với các Bộ, ngành Trung ương liên quan (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Công Thương, Tập đoàn Điện lực Việt Nam...); đăng ký làm việc với Phó Thủ tướng Chính phủ phụ trách lĩnh vực để có được nguồn lực, chủ trương giải quyết tồn tại, vướng mắc lâu nay...

“Văn phòng Đoàn ĐBQH và HĐND tỉnh tổng hợp đầy đủ các ý kiến đại biểu cũng như nội dung báo cáo của UBND tỉnh chuẩn bị; các ý kiến của cử tri để làm cơ sở báo cáo, phản ánh với Quốc hội, Chính phủ và các bộ, ngành Trung ương tại kỳ họp... Đồng thời, tổng hợp tham mưu Đoàn ĐBQH tỉnh theo sát việc giải quyết ý kiến kiến nghị, đề xuất, phản ánh của cử tri tại kỳ họp này, các ý kiến kiến nghị, phản ánh từ các kỳ họp trước nhất là những vấn đề thuộc thẩm quyền của địa phương”, Trưởng Đoàn ĐBQH tỉnh đề nghị.

+ Trước đó, TXCT trước Kỳ họp thứ Tám, Quốc hội Khóa XV tại các địa phương trên địa bàn tỉnh Nghệ An, Đoàn ĐBQH tỉnh Nghệ An cũng ghi nhận nhiều phản ánh, ý kiến, kiến nghị của các cử tri. Cụ thể, cử tri huyện Quỳnh Lưu cho biết: Trong chương trình xây dựng NTM nâng cao, NTM kiểu mẫu có quy định về cấp nước sạch cho Nhân dân. Tuy nhiên, người dân chưa thấy có chính sách Nhà nước hỗ trợ khi xây dựng công trình cấp nước sinh hoạt, dẫn đến nhiều xã, nhiều xóm không xây dựng được nhà máy nước… Hay như, cử tri huyện Đô Lương cho rằng: tình trạng cho vay nặng lãi, tín dụng đen, lừa đảo trên không gian mạng và các loại tội phạm khác có chiều hướng diễn biến phức tạp và ngày càng tinh vi; tình trạng thực phẩm bẩn, không có nguồn gốc xuất xứ, kém chất lượng xuất hiện trên thị trường nhiều, đặc biệt, gần khu vực các trường học trên địa bàn; việc chi trả lương hưu, trợ cấp BHXH qua tài khoản cá nhân còn nhiều bất cập, gây khó khăn cho người dân.

z5913468170717-94b854c5dafd505ca0d342b6c6712678-6768.jpg
ĐBQH Võ Thị Minh Sinh TXCT thị xã Cửa Lò. Ảnh: TL
z5913468147396-740dd24670e974304702ac1be213d1af-5251.jpg
ĐBQH Hoàng Minh Hiếu TXCT huyện Đô Lương. Ảnh: T. Cường.
z5913468115489-904208585a8df8282391754ce5729c33-3162.jpg
ĐBQH Phạm Phú Bình TXCT huyện Quỳnh Lưu. Ảnh: N. Hạnh

Liên quan đến lĩnh vực đầu tư, xây dựng, cử tri huyện Kỳ Sơn phản ánh, trung bình mỗi ngày có 200 - 250 lượt xe đầu kéo chở quặng từ Lào qua cửa khẩu về Việt Nam, do khu vực cửa khẩu đã xuống cấp, bãi đậu xe để làm thủ tục thông quan chật hẹp nên các xe này thường đậu dọc tuyến Quốc lộ 7, gây ùn tắc, mất an toàn giao thông…

Cử tri thị xã Cửa Lò cũng phản ánh: Cầu cảng kho xăng dầu Nghi Thiết bị bão đánh sập, hiện nay còn một số cột trụ cầu nằm âm dưới biển, vùng phía Bắc lạch Lò, khi tàu thuyền đi qua đâm phải gây thiệt hại tài sản và nguy hiểm cho tính mạng của ngư dân…

z5913474787865-0eba37c6f3ff8a549ca7b814ec7e7c27-7370.jpg
ĐBQH Vi Văn Sơn tiếp thu ý kiến, kiến nghị cử tri huyện Nghĩa Đàn. Ảnh: T. Cường.

Tương tự, theo phản ánh của cử tri huyện Tương Dương: cầu tràn Văng Ống qua khe Chon thường xuyên bị ngập, đặc biệt vào mùa mưa lũ, khiến hơn 220 hộ dân bản Tạt và Xốp Cốc bị cô lập, ảnh hưởng đến đời sống của người dân; mức hỗ trợ 504.000 đồng/tháng cho cán bộ y tế thôn, bản là quá thấp không đủ chi phí hoạt động, dẫn đến nhiều người không mặn mà…

Cử tri huyện Kỳ Sơn cũng cho rằng: Vừa qua, do ảnh hưởng của hoàn lưu bão số 4, trên địa bàn xảy ra mưa lớn, gây lũ quét, sạt lở đất, nhiều diện tích hoa màu bị san lấp, 40 hộ dân bị thiệt hại và hơn 250 hộ dân bị ảnh hưởng. Ngoài ra, tuyến độc đạo từ Quốc lộ 7 vào xã Chiêu Lưu có 4 cầu tràn qua suối, mùa mưa đến, nước lũ khiến tràn bị ngập, gây chia cắt hoàn toàn, học sinh phải nghỉ học, mọi sinh hoạt của người dân bị ảnh hưởng…

z5913501735088-1fdcc00e7aba976db62e74b084f37366-2367.jpg
Cử tri các địa phương trên địa bàn tỉnh Nghệ An phát biểu tại các điểm tiếp xúc.

Liên quan đến vấn đề giáo dục, cử tri huyện Đô Lương cũng cho rằng: Hiện, học sinh đang sử dụng quá nhiều bộ sách khác nhau để học tập. Mỗi trường sử dụng 1 bộ, dù vậy, khi tổ chức thi thì chỉ có 1 đề thi, điều này có thể gây khó khăn trong tiếp thu cho học sinh. Ngoài ra, trong gia đình có hai chị em, chị lên lớp cũng không thể cho em sử dụng lại sách cũ do có phần bài tập được in bên trong sách, điều này gây lãng phí… Bên cạnh đó là tình trạng sản xuất, in ấn, buôn bán sách giáo khoa còn nhiều bất cập, ảnh hưởng đến quyền lợi của học sinh và người sử dụng…

Cũng tại các điểm TXCT, cử tri các địa phương kiến nghị Nhà nước quy định rõ hơn, công bằng hơn giá nước sinh hoạt, cụ thể nếu công trình mà nguồn vốn do doanh nghiệp đầu tư thì cần quy định giá cao hơn, còn nếu công trình mà nguồn vốn do nhà nước và nhân dân đóng góp thì giá nước phải thấp hơn…; đồng thời, Nhà nước cấp thêm phụ cấp cho cán bộ Y tế thôn, bản và chức danh thú y viên thôn bản, để nâng cao trách nhiệm cán bộ kiêm nhiệm, hoàn thành chức năng nhiệm vụ ở cơ sở được tốt hơn; có biện pháp quản lý chặt chẽ hơn nữa và xử lý nghiêm những trường hợp vi phạm trong việc sản xuất, in ấn sách giáo khoa.

z5913468132060-06fa5deb577dd452c11773ba1188bc9d-5200.jpg
z5913495997661-f736fa9b86bc5a47ede0d742a33ca159-720.jpg
Các đại biểu tham dự Hội nghị TXCT. Ảnh: PV.

Cử tri các địa phương cũng đề nghị Quốc hội, Chính phủ, UBND tỉnh Nghệ An cải tạo, sửa chữa nâng cấp Cửa khẩu quốc tế Nậm Cắn; sắp xếp quy hoạch, xây dựng khu tái định cư cho các hộ dân bị ảnh hưởng bởi thiên tai; xây dựng cầu cứng bắc qua suối để đảm bảo đời sống cho Nhân dân… Ngoài ra, Bộ Công an cần tăng cường kiểm soát, có biện pháp bảo đảm an ninh mạng, xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm…

z5913514930708-2c120a5e44d0b979ae1ece442fd88d3e-5944.jpg
ĐBQH Võ Thị Minh Sinh trao đổi với cử tri huyện Nghi Lộc. Ảnh: TL

Bên cạnh đó, cử tri cũng kiến nghị các nội dung liên quan đến: Xây dựng hạ tầng giao thông; hạ tầng lưới điện; hệ thống nước sạch; các chế độ chính sách cho người cao tuổi; thiếu giáo viên ở các xã trung tâm; phụ cấp cán bộ khối, bản; phân chia địa giới hành chính giữa xã Nậm Càn (huyện Kỳ Sơn) và xã Lưu Kiền (huyện Tương Dương), xã Mường Lống (huyện Kỳ Sơn) và xã Nhôn Mai (huyện Tương Dương);…

Từ ngày 1-8.10, Đoàn ĐBQH tỉnh Nghệ An đã tổ chức các Hội nghị TXCT trước Kỳ họp thứ Tám, Quốc hội Khóa XV tại các huyện Nghi Lộc, Quế Phong, Qùy Châu, Nghĩa Đàn, Quỳnh Lưu, Kỳ Sơn, Tương Dương, Đô Lương, thị xã Cửa Lò, thị xã Hoàng Mai… Tại các điểm TXCT, đại diện Đoàn ĐBQH tỉnh Nghệ An cũng đã làm rõ những nội dung thuộc thẩm quyền; đồng thời, tiếp thu các ý kiến, kiến nghị của cử tri để chuyển đến Quốc hội Quốc hội và các cấp, ngành liên quan xem xét, giải quyết.

Hoạt động của Đoàn ĐBQH

Có phương án bố trí, sửa chữa các lò đốt rác thải y tế
Hoạt động của Đoàn ĐBQH

Có phương án bố trí, sửa chữa các lò đốt rác thải y tế

Làm việc tại Sở Nông nghiệp và Môi trường về việc thực hiện chính sách, pháp luật bảo vệ môi trường (BVMT) kể từ khi Luật Bảo vệ môi trường có hiệu lực thi hành, Đoàn giám sát của Đoàn ĐBQH tỉnh Cao Bằng đề nghị, Sở sớm tham mưu UBND tỉnh xây dựng lại các quy định thực hiện công tác vệ sinh môi trường; có phương án bố trí, sửa chữa các lò đốt rác thải y tế tại các địa phương. Đồng thời, đẩy mạnh tuyên truyền, nâng cao ý thức cho người dân đối với việc bảo vệ môi trường.

Ưu tiên tuyển dụng đối với người dân tộc thiểu số
Hoạt động của Đoàn ĐBQH

Ưu tiên tuyển dụng đối với người dân tộc thiểu số

Giám sát việc thực hiện chính sách, pháp luật về phát triển và sử dụng nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội, nhất là nguồn nhân lực chất lượng cao tại Sở Nội vụ, Đoàn ĐBQH tỉnh Cao Bằng ghi nhận các kiến nghị của đơn vị về việc sửa đổi quy định ưu tiên trong tuyển dụng đối với người dân tộc thiểu số (DTTS) theo nhóm đối tượng và người DTTS rất ít người. Trong đó, mức điểm ưu tiên nên do địa phương quy định phù hợp với điều kiện thực tế.

Phát triển nguồn nhân lực được tỉnh Quảng Ninh xác định là một trong những giải pháp quan trọng hướng đến phát triển bền vững.
Hoạt động của Đoàn ĐBQH

Bảo đảm chất lượng nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu phát triển mới

Làm việc với Sở Giáo dục và Đào tạo về việc thực hiện chính sách, pháp luật phát triển và sử dụng nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội, nhất là nguồn nhân lực chất lượng cao trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2021 - 2024, Đoàn ĐBQH tỉnh Quảng Ninh đã ghi nhận nhiều ý kiến, đề xuất liên quan đến việc giải quyết bất cập đối với tình trạng thiếu giáo viên; thực hiện phân cấp trong quản lý đội ngũ giáo viên ngành giáo dục; thu hút nhân lực chất lượng cao, các giải pháp giữ chân y, bác sĩ; việc bổ sung đối tượng đào tạo nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ ngành y tế…

Xây dựng mô hình gắn kết giáo dục phù hợp
Hoạt động của Đoàn ĐBQH

Xây dựng mô hình gắn kết giáo dục phù hợp

Giám sát việc thực hiện chính sách, pháp luật về phát triển và sử dụng nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội, nhất là nguồn nhân lực chất lượng cao giai đoạn 2021 - 2024, Đoàn ĐBQH tỉnh Vĩnh Phúc đề nghị, tỉnh tập trung hoàn thiện chính sách bảo đảm cụ thể, rõ ràng, chặt chẽ. Đồng thời, xây dựng các mô hình gắn kết giáo dục nghề nghiệp theo từng vùng, địa phương, phù hợp với từng nhóm đối tượng, trong đó chú trọng đối tượng đặc thù.

Bố trí nguồn vốn hoàn thiện hạ tầng Khu Công nghiệp Nam Cấm
Hoạt động của Đoàn ĐBQH

Bố trí nguồn vốn hoàn thiện hạ tầng Khu Công nghiệp Nam Cấm

UBND tỉnh Nghệ An tiếp tục có cơ chế, chính sách, nguồn vốn đầu tư xây dựng hoàn chỉnh cơ sở hạ tầng kỹ thuật tại Khu Công nghiệp Nam Cấm đồng bộ; cấp nguồn kinh phí lập dự án đầu tư và lập báo cáo đánh giá tác động môi trường Khu B, làm căn cứ thực hiện công tác quan trắc môi trường định kỳ theo quy định... là những nội dung Đoàn ĐBQH tỉnh Nghệ An ghi nhận qua giám sát việc thực hiện chính sách, pháp luật về môi trường tại Khu Công nghiệp Nam Cấm mới đây.

Tăng cường ứng dụng công nghệ trong xử lý môi trường
Hoạt động của Đoàn ĐBQH

Tăng cường ứng dụng công nghệ trong xử lý môi trường

Giám sát việc thực hiện chính sách, pháp luật về bảo vệ môi trường kể từ khi Luật Bảo vệ môi trường năm 2020 có hiệu lực thi hành tại tại một số đơn vị, địa phương trên địa bàn, Đoàn ĐBQH tỉnh Tuyên Quang đề nghị một số đơn vị kiểm soát tốt các nguồn thải trong quá trình sản xuất; vận hành thường xuyên các công trình bảo vệ môi trường; thực hiện quan trắc môi trường theo quy định, chủ động phòng ngừa, ứng phó sự cố môi trường; tăng cường hơn nữa ứng dụng công nghệ vào xử lý môi trường…

Hòa Bình: Nâng cao nhận thức về chiến lược phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao
Quốc hội và Cử tri

Hòa Bình: Nâng cao nhận thức về chiến lược phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao

Giám sát việc thực hiện chính sách, pháp luật về phát triển và sử dụng nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội, nhất là nguồn nhân lực chất lượng cao trên địa bàn tỉnh Hòa Bình, Phó Trưởng Đoàn chuyên trách phụ trách Đoàn ĐBQH tỉnh Đặng Bích Ngọc đề nghị, ngành giáo dục cần tiếp tục nâng cao nhận thức của đội ngũ cán bộ, giáo viên về chiến lược phát triển và sử dụng nhân lực chất lượng cao của tỉnh, cũng như nâng cao chất lượng chuyên môn.

Quảng Ninh: Đoàn ĐBQH tỉnh giám sát về bảo vệ môi trường tại Móng Cái, Hải Hà
Hoạt động của Đoàn ĐBQH

Quảng Ninh: Đoàn ĐBQH tỉnh giám sát về bảo vệ môi trường tại Móng Cái, Hải Hà

Tiếp tục chương trình giám sát về “Việc thực hiện chính sách, pháp luật về bảo vệ môi trường kể từ khi Luật bảo vệ môi trường năm 2020 có hiệu lực thi hành trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh”, Đoàn ĐBQH tỉnh đã thực hiện giám sát trực tiếp tại một số đơn vị, doanh nghiệp trên địa bàn TP Móng Cái và huyện Hải Hà.


Đoàn ĐBQH tỉnh Quảng Ninh giám sát về bảo vệ môi trường tại TP. Uông Bí và thị xã Quảng Yên
Hoạt động của Đoàn ĐBQH

Đoàn ĐBQH tỉnh Quảng Ninh giám sát về bảo vệ môi trường tại TP. Uông Bí và thị xã Quảng Yên

Tiếp tục chương trình giám sát về “Việc thực hiện chính sách, pháp luật về bảo vệ môi trường kể từ khi Luật Bảo vệ môi trường năm 2020 có hiệu lực thi hành trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh”, Đoàn ĐBQH tỉnh đã thực hiện giám sát trực tiếp tại một số đơn vị, doanh nghiệp trên địa bàn TP. Uông Bí và thị xã Quảng Yên.

Cao Bằng: Kiến nghị sớm triển khai dự án lắp đặt lò đốt rác cho các cơ sở y tế tuyến huyện
Hoạt động của Đoàn ĐBQH

Cao Bằng: Kiến nghị sớm triển khai dự án lắp đặt lò đốt rác cho các cơ sở y tế tuyến huyện

Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Cao Bằng do Tỉnh ủy viên, Phó Trưởng đoàn chuyên trách Đoàn ĐBQH tỉnh Bế Minh Đức làm trưởng đoàn đã khảo sát chuyên đề “Việc thực hiện chính sách, pháp luật về bảo vệ môi trường kể từ khi Luật Bảo hiểm môi trường năm 2020 có hiệu lực thi hành” tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh.

Đoàn ĐBQH tỉnh Tuyên Quang giám sát về việc thực hiện chính sách, pháp luật về bảo vệ môi trường
Hoạt động của Đoàn ĐBQH

Đoàn ĐBQH tỉnh Tuyên Quang giám sát về việc thực hiện chính sách, pháp luật về bảo vệ môi trường

Ngày 20.3, Đoàn giám sát của Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Tuyên Quang đã tổ chức giám sát chuyên đề “Việc thực hiện chính sách, pháp luật về bảo vệ môi trường kể từ khi Luật Bảo vệ môi trường năm 2020 có hiệu lực thi hành” trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang.

Đoàn ĐBQH tỉnh Đồng Nai lấy ý kiến sửa đổi bổ sung Luật Quảng cáo và Luật tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật
Quốc hội và Cử tri

Đoàn ĐBQH tỉnh Đồng Nai lấy ý kiến sửa đổi bổ sung Luật Quảng cáo và Luật tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật

Thực hiện chương trình xây dựng Luật, pháp lệnh của Quốc hội năm 2025 và chuẩn bị cho Kỳ họp thứ 9, Quốc hội Khóa XV, Đoàn ĐBQH tỉnh Đồng Nai tổ chức hội nghị lấy ý kiến dự án Luật sửa đổi bổ sung một số điều của Luật Quảng cáo và Luật sửa đổi bổ sung một số điều của Luật tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật.

Rõ tiêu chí phân loại để nâng cao quản lý hóa chất nguy hiểm
Quốc hội và Cử tri

Rõ tiêu chí phân loại để nâng cao quản lý hóa chất nguy hiểm

Tại Hội nghị thảo luận, đóng góp ý kiến vào 3 dự án luật gồm: Luật Hoá chất (sửa đổi); Luật Công nghiệp công nghệ số và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật do Đoàn ĐBQH tỉnh Hòa Bình vừa tổ chức, các đại biểu đề nghị làm rõ các tiêu chí phân loại để nâng cao hiệu quả quản lý và kiểm soát hóa chất nguy hiểm; bổ sung quy định chặt chẽ hơn về xử lý chất thải hóa chất, tồn dư hóa chất, quản lý bao bì trong sản xuất, sử dụng hóa chất.

Khắc phục khó khăn do tình trạng thiếu giáo viên
Hoạt động của Đoàn ĐBQH

Khắc phục khó khăn do tình trạng thiếu giáo viên

Giám sát chuyên đề “Việc thực hiện chính sách, pháp luật về phát triển và sử dụng nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội, nhất là nguồn nhân lực chất lượng cao" tại Sở Giáo dục và Đào tạo, Phó Trưởng đoàn chuyên trách Đoàn ĐBQH tỉnh Cao Bằng Bế Minh Đức đề nghị sở khắc phục khó khăn do thiếu giáo viên, nhất là giáo viên các bộ môn đặc thù. Đồng thời, hoàn thiện báo cáo nêu rõ khó khăn, vướng mắc trong thực hiện các chính sách, pháp luật liên quan, trong đó có công tác phát triển nguồn nhân lực.

Đoàn ĐBQH tỉnh giám sát tại Sở Giáo dục và Đào tạo. Ảnh: N. Thanh
Quốc hội và Cử tri

Bảo đảm chất lượng nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu phát triển mới

Làm việc với Sở Giáo dục và Đào tạo về việc thực hiện chính sách, pháp luật về phát triển và sử dụng nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội, nhất là nguồn nhân lực chất lượng cao trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2021 - 2024, Đoàn ĐBQH tỉnh Quảng Ninh đã ghi nhận nhiều ý kiến, đề xuất liên quan đến việc giải quyết bất cập đối với tình trạng thiếu giáo viên; thực hiện phân cấp trong quản lý đội ngũ giáo viên ngành giáo dục; thu hút nhân lực chất lượng cao, các giải pháp giữ chân y, bác sĩ; việc bổ sung đối tượng đào tạo nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ ngành y tế…

Đồng Nai: Góp ý hoàn thiện luật phải bảo đảm tính đồng bộ, tháo gỡ vướng mắc
Quốc hội và Cử tri

Đồng Nai: Góp ý hoàn thiện luật phải bảo đảm tính đồng bộ, tháo gỡ vướng mắc

Đoàn ĐBQH tỉnh Đồng Nai vừa tổ chức hội nghị lấy ý kiến góp ý dự án Luật Hóa chất (sửa đổi) và Luật Công nghiệp công nghệ số. Các đại biểu nhấn mạnh việc hoàn thiện luật cần bảo đảm tính đồng bộ, thống nhất, tháo gỡ những vướng mắc trong thực tiễn thi hành.