Tập đoàn đứng sau khách sạn Merperle Dalat Hotel xây sai phép hơn 4.000m2 được nộp tiền để “hợp thức” vi phạm: Kinh doanh tụt dốc, lỗ luỹ kế hơn 700 tỷ đồng

Đối với dự án Merperle Dalat Hotel, Công ty Cổ phần Khải Vy đã thành lập một pháp nhân mang tên Công ty Cổ phần du lịch MerPerle Đà Lạt – đây chính là doanh nghiệp triển khai dự án Merperle Dalat Hotel.

Vừa qua, tại địa bàn tỉnh Lâm Đồng, cơ quan chức năng phát hiện dự án Merperle Dalat Hotel xây dựng trái phép hàng nghìn mét vuông. Tuy nhiên, thay vì xử lý nghiêm buộc tháo dỡ phần xây dựng vi phạm, ông Võ Ngọc Hiệp, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Lâm Đồng đã ký văn bản yêu cầu các cơ quan xác định nghĩa vụ tài chính Công ty Cổ phần Khải Vy phải nộp, do thay đổi thiết kế làm tăng hệ số sử dụng đất tại dự án khách sạn Merperle Dalat Hotel.

Tập đoàn đứng sau khách sạn Merperle Dalat Hotel xây sai phép hơn 4.000m2 được nộp tiền để “hợp thức” vi phạm: Kinh doanh tụt dốc, lỗ luỹ kế hơn 700 tỷ đồng -0
Vi phạm nghiêm trọng nhưng dự án Merperle Dalat Hotel được "cởi trói" vi phạm bằng cách "nộp thêm tiền"

Với văn bản nêu trên, mọi vi phạm của dự án Merperle Dalat Hotel sẽ được tồn tại bằng cách doanh nghiệp nộp thêm tiền. Việc xử lý nêu trên đang khiến dư luận cảm thất băn khoăn vì chưa thể hiện tính nghiêm minh của pháp luật.

Bởi lẽ, các vi phạm trật tự xây dựng tại Dự án khách sạn Merperle Dalat Hotel là cực kỳ lớn, diện tích sai phạm lên tới hàng ngàn mét vuông. Hơn nữa, công trình đồ sộ này nằm ngay mặt tiền đường Hùng Vương, cách trụ sở UBND phường 10 chỉ vài bước chân. Thật khó hiểu khi chính quyền địa phương lại bỏ ngỏ không xử lý quyết liệt ngay từ đầu mà lại để “con voi chui lọt lỗ kim” và đến khi sự đã rồi thì lại cho doanh nghiệp “hợp thức” hóa sai phạm bằng tiền. Bên cạnh đó, khi các vi phạm nghiêm trọng được xử lý như cách nêu trên dễ dẫn đến tình trạng “nhờn luật”. Nhiều ý kiến cũng hướng về việc Công ty Cổ phần Khải Vy đang thuộc sở hữu của ai mà lại có thể được “cởi trói” vi phạm dễ dàng như vậy.

Theo dữ liệu doanh nghiệp, Công ty Cổ phần Khải Vy hoạt động từ năm 2000,Người sáng lập của doanh nghiệp này là ông Đoàn Văn Trang (SN 1963). Ngoài ông Trang, còn có bà Mai Thị Mai (vợ ông Trang) và ông Nguyễn Quốc Bảo (sinh năm 1960). Trong đó vợ chồng ông Trang nắm giữ 98,5% cổ phần, còn lại 1,5% cổ phần là của ông Bảo với tổng vốn điều lệ của Tập đoàn lúc đó là 80 tỷ đồng. Đến hiện tại, vốn điều lệ của doanh nghiệp tăng lên mức 191 tỷ đồng.

Ban đầu, công ty này tập trung vào lĩnh vực sản xuất đồ gỗ, sau đó vào cuối năm 2006, đầu năm 2007 Khải Vy đã thể hiện tham vọng lấn sân sang bất động sản khi thành lập thêm Công ty CP Hòn Tằm biển Nha Trang nhằm mục đích đầu tư phát triển khu du lịch nghỉ dưỡng trên đảo Hòn Tằm có diện tích 114ha. Sau đó là hàng loạt các công ty con khác biến Khải Vy thành một Tập đoàn bất động sản với hàng loạt quỹ đất ở khắp các địa phương.

Đối với dự án Merperle Dalat Hotel, Công ty Cổ phần Khải Vy đã thành lập một pháp nhân mang tên Công ty Cổ phần du lịch MerPerle Đà Lạt – đây chính là doanh nghiệp triển khai dự án Merperle Dalat Hotel. Dữ liệu cho thấy, Công ty thành lập ngày 20.3.2019, với ngành nghề chính là dịch vụ lưu trú ngắn ngày.

Thời điểm thành lập, MerPerle Đà Lạt có vốn điều lệ 190 tỷ đồng. Các sổ đông sáng lập của Công ty này cũng đều là cái tên quen thuộc và liên hệ mật thiết với Công ty Cổ phần Khải Vy gồm: Công ty Cổ phần Tập đoàn Khải Vy; Đoàn Nguyễn Khải; Mai Thị Mai. Ông Nguyễn Quốc Bảo tiếp tục là người đại diện kiêm Tổng giám đốc Công ty. 

Dữ liệu tài chính thể hiện, những năm gần đây, Công ty cổ phần Khải Vy đã có quãng thời gian kinh doanh không mấy suôn sẻ. Cụ thể, từ mức doanh thu hơn 750 tỷ năm 2017, đến năm 2022, doanh thu của Khải Vy chỉ còn trên trăm tỷ.

Tập đoàn đứng sau khách sạn Merperle Dalat Hotel xây sai phép hơn 4.000m2 được nộp tiền để “hợp thức” vi phạm: Kinh doanh tụt dốc, lỗ luỹ kế hơn 700 tỷ đồng -0

Đáng nói, dù ghi nhận doanh thu rất lớn vào năm 2017, nhưng công ty này lại ghi nhận mức lỗ ròng hơn 200 tỷ. Đỉnh điểm của việc kinh doanh thua lỗ này còn lên tới hơn 300 tỷ đồng vào năm 2020. Đến năm 2021, mức lỗ của Công ty Khải Vy thu hẹp xuống còn 234 tỷ và có lãi trở lại vào năm 2022 với vỏn vẹn 19 tỷ đồng.

Tính đến năm 2022, lỗ lũy kế của Công ty Khải Vy đã lên đến hơn 773 tỷ đồng trong khi vốn điều lệ chỉ 176 tỷ, từ đó khiến công ty này âm vốn chủ sở hữu đến gần 600 tỷ. Tình trạng âm vốn chủ sở hữu này bắt đầu từ năm 2020 sau khi công ty báo lỗ kỷ lục.

Kinh tế

Nhà đầu tư nước ngoài là tổ chức sẽ chính thức được giao dịch mua cổ phiếu không yêu cầu có đủ tiền khi đặt lệnh
Tài chính

Nhà đầu tư nước ngoài là tổ chức sẽ chính thức được giao dịch mua cổ phiếu không yêu cầu có đủ tiền khi đặt lệnh

Thông tư 68/2024/TT-BTC đã bổ sung quy định về giao dịch mua cổ phiếu không yêu cầu có đủ tiền khi đặt lệnh của nhà đầu tư nước ngoài là tổ chức. Đây là bước tiến rất quan trọng để gỡ “nút thắt” để đáp ứng các tiêu chuẩn nâng hạng thị trường thị trường chứng khoán từ cận biên lên mới nổi thứ cấp theo tiêu chí của FTSE Russell.

Vimexpo 2024: Cơ hội giao thương - Mở rộng kết nối
Kinh tế

Vimexpo 2024: Cơ hội giao thương - Mở rộng kết nối

Thời gian qua, ngành Công nghiệp hỗ trợ và Chế biến chế tạo tại Việt Nam (CNHT và CBCT) đã có những bước phát triển đáng ghi nhận. Trong 6 tháng đầu năm 2024, sản xuất công nghiệp tiếp tục cho thấy sự khởi sắc, đóng góp tích cực vào thành quả chung của cả nền kinh tế.

Bảo Việt Nhân thọ trao giải thưởng ô tô đầu tiên của chương trình tri ân lớn nhất năm nhân dịp sinh nhật lần thứ 28
Thị trường

Bảo Việt Nhân thọ trao giải thưởng ô tô đầu tiên của chương trình tri ân lớn nhất năm nhân dịp sinh nhật lần thứ 28

Vừa qua, tại Bình Phước, trong lễ quay thưởng đợt 1 chương trình “Bảo vệ cả nhà - vi vu thả ga” của Bảo Việt Nhân thọ, giải thưởng ô tô VF5 Plus cùng 48 giải thưởng giá trị khác đã được trao đến các khách hàng may mắn trên toàn quốc. Chương trình nằm trong chuỗi các hoạt động hướng đến 60 năm Bảo Việt và kỷ niệm 28 năm thành lập Bảo Việt Nhân thọ.

Thiên Long (TLG) điều chỉnh chức danh các Phó Tổng Giám đốc
Kinh tế

Thiên Long (TLG) điều chỉnh chức danh các Phó Tổng Giám đốc

Để đáp ứng nhu cầu phát triển, Công ty Cổ phần Tập đoàn Thiên Long (TLG) vừa đưa ra quyết định điều chỉnh hệ thống chức danh của các Phó tổng Giám đốc. Việc điều chỉnh chức danh không ảnh hưởng đến quyền hạn, thẩm quyền phê duyệt, trách nhiệm và phạm vi công việc của các Phó tổng Giám đốc này.

Dùng tài liệu giả trong hồ sơ dự thầu, Công ty từng xây Cầu Thăng Long bị xem xét xử lý vi phạm
Kinh tế

Dùng tài liệu giả trong hồ sơ dự thầu, Công ty từng xây Cầu Thăng Long bị xem xét xử lý vi phạm

Cuối tháng 8 vừa qua, Ban Quản lý Dự án Đầu tư Xây dựng Công trình Giao thông Lào Cai đã có Quyết định số 218/QĐ-BGT huỷ gói thầu số 12: Thi công xây dựng công trình (bao gồm cả đảm bảo giao thông; thuế, phí tài nguyên; xây dựng trạm trộn, di chuyển thiết bị) thuộc Dự án Xây dựng đường Tỉnh lộ 155 đoạn từ cầu Móng Sến đến Sa Pả (Km13+800 - Km20+272).

Toàn cảnh hội thảo
Thị trường

Thúc đẩy nông nghiệp xanh bằng cơ chế thị trường

Ngành nông nghiệp đang đối mặt với thách thức lớn về biến đổi khí hậu, đòi hỏi phải thay đổi tư duy sản xuất theo hướng bền vững và ít phát thải hơn. Để thúc đẩy quá trình này, các chuyên gia cho rằng, Việt Nam cần xây dựng một cơ chế thị trường linh hoạt, nơi các sản phẩm nông nghiệp xanh được khuyến khích và hỗ trợ phát triển.

BIDV - “Ngân hàng chuyển đổi số tốt nhất Việt Nam” 2024
Doanh nghiệp

BIDV - “Ngân hàng chuyển đổi số tốt nhất Việt Nam” 2024

Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) vừa được Tạp chí Euromoney vinh danh với giải thưởng “Vietnam’s Best Digital Bank” (Ngân hàng chuyển đổi số tốt nhất Việt Nam). Giải thưởng được trao trong khuôn khổ chương trình “Awards for Excellence 2024” với sự tham gia của các ngân hàng trong khu vực châu Á - Thái Bình Dương tại Singapore.

Dấu ấn của doanh nghiệp Việt trên lộ trình phát triển bền vững của ngành nước giải khát
Doanh nghiệp

Dấu ấn của doanh nghiệp Việt trên lộ trình phát triển bền vững của ngành nước giải khát

Sự phát triển của ngành nước giải khát luôn song hành cùng sự phát triển kinh tế, đảm bảo an sinh xã hội. Trên hành trình phát triển ấy, các doanh nghiệp Việt cũng đã có những dấu ấn riêng của mình bằng những bứt phá trong hoạt động sản xuất, kinh doanh và được khẳng định bằng những giá trị thiết thực đóng góp vào sự phát triển bền vững của ngành.