Tập đoàn Đèo Cả kiến nghị một số vướng mắc liên quan đến các dự án giao thông trọng điểm

Tập đoàn Đèo Cả vừa có văn bản kiến nghị lên Thủ tướng Chính phủ về một số vướng mắc và giải pháp liên quan tới những dự án giao thông trọng điểm.

Đề xuất sớm có giải pháp tháo gỡ liên quan về vốn

Trên cơ sở buổi làm việc giữa Thường trực Chính phủ và đại diện các doanh nghiệp về tháo gỡ khó khăn trong thi công các công trình trọng điểm Quốc gia vào đầu tháng 10, Tập đoàn Đèo Cả vừa có văn bản 1316/2024/DCG ngày 5.10.2024 kiến nghị một số giải pháp cụ thể để thúc đẩy một số dự án trọng điểm.

Đối với Dự án cao tốc Đồng Đăng - Trà Lĩnh, kể từ khi khởi công vào ngày 1.1 tới nay, liên danh Nhà đầu tư, nhà thầu đã ứng gần 350 tỷ đồng để tổ chức thi công và hỗ trợ công tác giải phóng mặt bằng (GPMB), vốn ngân sách nhà nước đã giải ngân 300 tỷ đồng/6.580 tỷ đồng.

Doanh nghiệp dự án đã ký hợp đồng tín dụng với ngân hàng VPBank nhưng chưa thể giải ngân do dự án chưa được phê duyệt điều chỉnh chủ trương đầu tư của dự án khi tăng vốn Ngân sách nhà nước (NSNN) lên 68,76% tổng mức đầu tư (TMĐT) theo Nghị Quyết số 106/2023/QH15 ngày 28.11.2023 của Quốc hội.

Tập đoàn Đèo Cả kiến nghị Thủ tướng có ý kiến chỉ đạo Văn phòng Chính phủ và Bộ Kế hoạch và Đầu tư phối hợp quyết liệt, có kế hoạch và hướng dẫn cụ thể để dự án hoàn thành thủ tục phê duyệt điều chỉnh chủ trương đầu tư.

deo-ca-9041.jpg
Tập đoàn Đèo Cả kiến nghị một số vướng mắc liên quan đến các dự án giao thông trọng điểm. Ảnh: Tập đoàn Đèo cả

Còn tại Dự án cao tốc Hữu Nghị - Chi Lăng, Tập đoàn Đèo Cả cho rằng Hợp đồng BOT chỉ áp dụng cơ chế chia sẻ doanh thu tăng, không có cơ chế chia sẻ doanh thu giảm. Điều này gây ra tình trạng bất bình đẳng trong quan hệ hợp tác đối tác công tư.

Mặt khác, vốn NSNN tham gia Dự án được đề xuất hơn 50% TMĐT, nhưng UBND tỉnh Lạng Sơn đã phải điều chỉnh giảm để đảm bảo tỷ lệ theo quy định. Trong khi các dự án cao tốc Bắc - Nam (Giai đoạn 1) thực hiện theo hình thức PPP đã được Quốc hội, Thủ tướng chính phủ phê duyệt tỷ lệ vốn NSNN từ 53% đến 64% TMĐT, nhưng việc tìm kiếm Nhà đầu tư và các ngân hàng cấp tín dụng rất khó khăn.

Đồng thời, dự án kết nối cao tốc Bắc Giang - Lạng Sơn bị đình trệ gần 5 năm, vốn NSNN tham gia 0%, quá trình khai thác lưu lượng thấp hơn nhiều so với dự báo ban đầu do các lý do khách quan không phải do Nhà đầu tư gây ra như: bỏ đi 1 trạm thu phí trên QL1, miễn giảm giá vé diện rộng… dẫn đến doanh thu thực tế chỉ bằng 39% so với phương án tài chính ban đầu.

Thực trạng này khiến các nhà đầu tư và ngân hàng mất dần niềm tin khi tham gia đầu tư vào các Dự án PPP gặp khó khăn không xuất phát từ phía Nhà đầu tư. Ngoài ra, điều này dẫn đến việc Nhà đầu tư khó tiếp tục vay vốn để thực hiện các Dự án PPP trong thời gian tới, trong đó có Dự án cao tốc Hữu Nghị - Chi Lăng.

Tập đoàn Đèo Cả kiến nghị Thủ tướng Chính phủ có ý kiến chỉ đạo Bộ Giao thông Vận tải (GTVT) phối hợp với UBND tỉnh Lạng Sơn đưa ra giải pháp tháo gỡ dứt điểm tồn tại của Dự án cao tốc Bắc Giang - Lạng Sơn theo đề nghị của UBND tỉnh Lạng Sơn tại Văn bản số 402/BC-UBND ngày 13.8.2024.

Đối với Dự án cao tốc Hữu Nghị - Chi Lăng tăng tỷ lệ vốn NSNN lên 70% TMĐT để các ngân hàng có cơ sở thực hiện tài trợ vốn Dự án.

Đối với Dự án cao tốc Tân Phú - Bảo Lộc, tỷ lệ vốn NSNN tham gia chỉ ở mức 36% TMĐT, yêu cầu vốn Nhà đầu tư phải huy động rất lớn (khoảng 9.877 tỷ đồng). Đồng thời, dự án không được áp dụng cơ chế chia sẻ giảm doanh thu dẫn đến dự án chưa phê duyệt được Báo cáo nghiên cứu khả thi.

Theo Tập đoàn Đèo Cả, trường hợp áp dụng phương án vay vốn tín dụng của Nhà nước để bù đắp sẽ gặp vướng mắc do Nghị định 78/2023/NĐ-CP ngày 07.11.2023 của Chính phủ (yêu cầu tỷ lệ vốn chủ sở hữu khác với Luật PPP).

Tại thông báo kết luận số 423/TB-VPCP ngày 17.9.2024, Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà đã có chỉ đạo hướng sửa đổi Nghị định số 78/2023/NĐ-CP ngày 7.11.2023, tuy nhiên việc sửa đổi Nghị định có thể kéo dài thời gian từ 6 tháng đến 1 năm.

Nhà đầu tư đề xuất dự án thống nhất với UBND tỉnh Lâm đồng không điều chỉnh chủ trương đầu tư, chủ động cân đối phương án tài chính, các bên liên quan cần xác định vừa làm vừa tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc đồng thời tiếp tục điều chỉnh tăng phần vốn NSNN tham gia đảm bảo 50%.

Tạo điều kiện cho doanh nghiệp Việt tham gia đường sắt cao tốc Bắc - Nam

Ngoài việc kiến nghị những vướng mắc tại những dự án cao tốc đầu tư theo phương thức PPP, Tập đoàn Đèo Cả cũng nêu một số đề xuất nhằm giúp các doanh nghiệp trong nước sớm làm chủ trong việc đầu tư, sản xuất, thi công các công trình đòi hỏi công nghệ, kỹ thuật cao (đường sắt tốc độ cao, metro, giao thông thông minh, thành phố thông minh…).

Cụ thể, cơ quan quản lý Nhà nước tăng cường tổ chức các khóa tham quan, học tập, nghiên cứu mô hình của doanh nghiệp và các trường đào tạo nước ngoài đã có kinh nghiệm thực hiện các dự án tương tự.

Ngoài ra, Bộ GTVT cần nâng cao trách nhiệm để chủ động xây dựng và ban hành tiêu chuẩn, định mức chuyên ngành, mô hình BIM để áp dụng cho các công trình ngành giao thông, đặc biệt là công trình đường sắt tốc độ cao, đường sắt đô thị.

Đối với các dự án có quy mô lớn, Tập đoàn Đèo Cả đề xuất ưu tiên cho các doanh nghiệp trong nước có năng lực quản trị, đã có những sản phẩm cụ thể tổ chức dẫn dắt, kết nối, đào tạo cho các doanh nghiệp khác và ưu tiên đối với các doanh nghiệp địa phương nơi có dự án đi qua.

Liên quan tới Dự án đường sắt cao tốc Bắc - Nam, đây là một dự án có quy mô rất lớn và cần nhiều các đơn vị có đầy đủ năng lực, kinh nghiệm. Trong thời gian qua, nhiều đơn vị thi công các gói thầu lớn thuộc dự án đường cao tốc Bắc - Nam giai đoạn 2021 - 2025, đang quyết tâm hoàn thành 12 dự án thành phần vào cuối năm 2025. Sau năm 2025, nhân lực, máy móc, thiết bị của các doanh nghiệp sẽ tồn đọng. Do đó, Chính phủ cần phải có cơ chế nhằm tạo điều kiện cho các doanh nghiệp này được tiếp tục tham gia Dự án đường sắt cao tốc Bắc - Nam.

Tập đoàn Đèo Cả kiến nghị việc tổ chức thực hiện cần tách thành hai hợp phần:

Hợp phần 1 bao gồm các hạng mục cầu, đường, hầm cần giao cho doanh nghiệp trong nước thực hiện tương tự các dự án đường bộ cao tốc vừa qua.

Hợp phần 2 bao gồm phần đầu máy toa xe, hệ thống thông tin tín hiệu… giao cho Doanh nghiệp trong nước liên danh với Doanh nghiệp nước ngoài.

Giao thông

Người dân Kiên Giang giao mặt bằng đến đâu, thi công dự án đường Hồ Chí Minh đến đó
Xã hội

Người dân Kiên Giang giao mặt bằng đến đâu, thi công dự án đường Hồ Chí Minh đến đó

Qua kiểm tra thực tế về tiến độ giải phóng mặt bằng, thi công đường Hồ Chí Minh, Chủ tịch UBND tỉnh Kiên Giang Lâm Minh Thành yêu cầu, việc giải phóng mặt bằng phải đúng quy định, bảo đảm quyền lợi cho người dân. Khi người dân giao mặt bằng đến đâu, nhà thầu tổ chức thi công đến đó.

Chủ tịch UBND tỉnh Hòa Bình Bùi Văn Khánh
Địa phương

Mốc son về hạ tầng cho vùng cao Tây Bắc

Lễ khởi công Dự án cao tốc Hòa Bình - Mộc Châu (Km19+000 - Km53+000 đoạn qua tỉnh Hòa Bình) có chiều dài 34km, với tổng vốn đầu tư gần 10.000 tỷ đồng vừa được tổ chức long trọng tại xã Cao Sơn (huyện Đà Bắc, Hòa Bình). Sự kiện này không chỉ đánh dấu mốc son quan trọng trong phát triển hạ tầng của tỉnh Hòa Bình, mà còn được kỳ vọng sẽ tiếp thêm động lực, mở đường cho vùng Tây Bắc phát triển.

Nâng cấp, cải tạo, mở rộng Quốc lộ 55 nối với cao tốc Phan Thiết - Dầu Giây
Giao thông

Nâng cấp, cải tạo, mở rộng Quốc lộ 55 nối với cao tốc Phan Thiết - Dầu Giây

Quốc lộ 55 có 1,6km từ Quốc lộ 1A vào cao tốc Phan Thiết - Dầu Giây mặt đường chỉ rộng 6m, chưa đáp ứng lưu lượng các phương tiện lưu thông ngày một tăng cao. UBND tỉnh Bình Thuận vừa tổng hợp kiến nghị của cử tri sau Kỳ họp thứ Bảy, Quốc hội Khóa XV thuộc thẩm quyền của tỉnh Bình Thuận về việc cải tạo, nâng cấp và mở rộng tuyến quốc lộ này.

Vietnam Airlines trao quà cho hành khách thứ 9 triệu đến Khánh Hòa
Giao thông

Vietnam Airlines trao quà cho hành khách thứ 9 triệu đến Khánh Hòa

Ngày 1.10, Vietnam Airlines cùng với Sở Du lịch Khánh Hòa và Cảng hàng không Quốc tế Cam Ranh long trọng tổ chức lễ đón hành khách thứ 9 triệu trên chuyến bay VN441 từ Incheon đến Cam Ranh được khai thác bằng máy bay Airbus A321. Sự kiện đánh dấu cột mốc quan trọng cho cả Vietnam Airlines và ngành du lịch Khánh Hòa.

VEC khắc phục xong hư hỏng tuyến cao tốc Đà Nẵng - Quảng Ngãi
Giao thông

VEC khắc phục xong hư hỏng tuyến cao tốc Đà Nẵng - Quảng Ngãi

Ngày 2.10, Chánh Văn phòng Tổng Công ty đầu tư phát triển đường cao tốc Việt Nam (VEC) Nguyễn Công Hưng cho biết, sau 10 ngày trực tiếp chỉ đạo tại hiện trường để khắc phục việc hư hỏng (từ 20.9 đến 30.9), VEC đã sửa chữa xong 4 điểm hư hỏng trên tuyến cao tốc Đà Nẵng - Quảng Ngãi, hoàn trả mặt đường êm thuận.

Toàn cảnh buổi họp báo
Giao thông

Bộ Giao thông Vận tải thông tin về Dự án đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc - Nam

Chiều 1.10, tại Hà Nội, Bộ Giao thông Vận tải (GTVT) đã tổ chức buổi gặp mặt để trao đổi, cung cấp thông tin cho các cơ quan thông tấn, báo chí về chủ trương đầu tư Dự án đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc - Nam. Thứ trưởng Bộ Giao thông Vận tải Nguyễn Danh Huy chủ trì buổi họp.

14 vị trí cấm dừng, đỗ xe
Xã hội

14 vị trí cấm dừng, đỗ xe

Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ được Quốc hội thông qua ngày 27.6.2024. Theo đó, Luật quy định cụ thể các trường hợp không được dừng, đỗ xe.

Kon Tum: Chủ dự án thủy điện cam kết tài trợ làm cầu treo cho dân rồi "chây ì" thanh toán
Xã hội

Kon Tum: Chủ dự án thủy điện cam kết tài trợ làm cầu treo cho dân rồi "chây ì" thanh toán

Đầu tư xây dựng thủy điện gây hư hỏng đường, làm ngập cầu treo dân sinh, bị người dân phản đối, doanh nghiệp đã ký hợp đồng tài trợ kinh phí 3 tỷ đồng cho huyện để xây cầu mới. Tuy nhiên doanh nghiệp này sau đó chỉ chuyển 1 tỷ đồng rồi dừng lại, sự việc khiến chủ đầu tư là Uỷ ban MTTQ Việt Nam huyện liên tục bị nhà thầu “đòi nợ”. Sự việc “tréo ngoe” xảy ra ở huyện Ngọc Hồi, tỉnh Kon Tum.