Tạo xung lực mới, thúc đẩy hợp tác toàn diện Việt Nam - Lào

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn dẫn đầu Đoàn đại biểu cấp cao Quốc hội nước ta vừa kết thúc tốt đẹp chuyến thăm chính thức CHDCND Lào và tham dự Đại hội đồng AIPA-45 từ ngày 17-19.10 theo lời mời của Chủ tịch Quốc hội Lào, Chủ tịch AIPA Saysomphone Phomvihane. Trao đổi với báo chí tháp tùng Đoàn, Ủy viên Trung ương Đảng, Chủ nhiệm Ủy ban Đối ngoại VŨ HẢI HÀ khẳng định, chuyến thăm đã thành công rất tốt đẹp. Thông qua những kết quả cụ thể đạt được, chuyến thăm chắc chắn sẽ tạo xung lực mới, thúc đẩy hợp tác toàn diện, thực chất trên các lĩnh vực, đặc biệt là kinh tế, thương mại, đầu tư, tương xứng với quan hệ chính trị tốt đẹp Việt Nam - Lào.

Thúc đẩy mạnh mẽ hợp tác kinh tế, thương mại, đầu tư

- Thưa ông, ông đánh giá như thế nào về kết quả chuyến thăm chính thức đến CHDCND Lào và tham dự Đại hội đồng AIPA-45 của Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn và Đoàn đại biểu cấp cao Quốc hội Việt Nam?

- Đây là chuyến thăm đầu tiên của đồng chí Trần Thanh Mẫn trên cương vị Chủ tịch Quốc hội tới CHDCND Lào và tham dự Đại hội đồng AIPA-45. Cùng với chuyến thăm cấp Nhà nước tới Lào của Chủ tịch nước Tô Lâm (tháng 7.2024) và chuyến tham dự Hội nghị cấp cao ASEAN lần thứ 44, 45 và các Hội nghị cấp cao liên quan tại Lào của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính (từ ngày 8 - 11.10.2024), chuyến thăm của Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn tiếp tục khẳng định chính sách nhất quán của Đảng và Nhà nước ta luôn coi trọng cao độ quan hệ hữu nghị vĩ đại, tình đoàn kết đặc biệt và hợp tác toàn diện với Lào trong suốt quá trình đấu tranh giải phóng dân tộc, thống nhất đất nước trước đây cũng như trong công cuộc cùng nhau xây dựng và bảo vệ Tổ quốc hiện nay.

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn và Chủ tịch Quốc hội Lào Saysomphone Phomvihane chứng kiến Lễ trao Thỏa thuận hợp tác giữa hai Ủy ban Đối ngoại của hai Quốc hội. Ảnh: Thống Nhất
Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn và Chủ tịch Quốc hội Lào Saysomphone Phomvihane chứng kiến Lễ trao Thỏa thuận hợp tác giữa hai Ủy ban Đối ngoại của hai Quốc hội. Ảnh: Thống Nhất

Chuyến thăm của Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn được các đồng chí Lãnh đạo cấp cao của Lào hết sức coi trọng với những nghi thức đón tiếp đặc biệt.

Tại các cuộc hội đàm, hội kiến và tiếp xúc cấp cao với Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Lào Thongloun Sisoulith, Thủ tướng Chính phủ Lào Sonexay Siphandone, Chủ tịch Quốc hội Lào Saysomphone Phomvihane, hai bên đã trao đổi sâu rộng, thực chất, toàn diện về các biện pháp nhằm tiếp tục tăng cường và thắt chặt hơn nữa quan hệ đoàn đặc biệt hiếm có, có một không hai trên thế giới giữa hai Đảng, hai Nhà nước và Nhân dân hai nước.

Hai bên đều thống nhất cho rằng, trên nền tảng quan hệ chính trị rất tốt đẹp và tin cậy chính trị cao cùng với trụ cột quốc phòng - an ninh trong thời gian qua đạt những bước phát triển vững chắc, thì quan hệ kinh tế, thương mại, đầu tư cần tiếp tục được thúc đẩy mạnh mẽ hơn nữa. Đặc biệt là cần thúc đẩy triển khai một cách có hiệu quả các dự án hợp tác giữa hai nước, đóng góp cho sự phát triển của mỗi nước.

Về hợp tác nghị viện, các đồng chí lãnh đạo Lào đánh giá cao quan hệ hợp tác giữa hai Quốc hội thông qua việc trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm trong công tác xây dựng pháp luật, tăng cường phối hợp giám sát chung đối với các dự án hợp tác kinh tế quan trọng, chiến lược cũng như tổ chức tọa đàm về các vấn đề cùng quan tâm.

Phía Lào đánh giá cao những kinh nghiệm Việt Nam chia sẻ trong các cuộc tọa đàm về sửa đổi Hiến pháp và xây dựng pháp luật, phục vụ cho công cuộc đổi mới của Lào cũng như trong xây dựng, hoàn thiện thể chế, triển khai chính sách phát triển kinh tế - xã hội. Hai bên nhất trí khẳng định, đây là những hình thức hợp tác rất hiệu quả và sẽ tiếp tục phối hợp triển khai thực hiện trong thời gian tới.

- Cùng với thăm chính thức Lào, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đã có nhiều hoạt động quan trọng tại Đại hội đồng AIPA-45. Ông đánh giá như thế nào về kết quả các hoạt động này?

- Đây cũng là lần đầu tiên đồng chí Trần Thanh Mẫn tham dự một kỳ họp đại hội đồng của AIPA với tư cách là Chủ tịch Quốc hội.

Bên lề Đại hội đồng AIPA - 45 lần này, Chủ tịch Quốc hội ta cũng đã có các hoạt động tiếp xúc song phương với Trưởng đoàn một số nước thành viên và Quan sát viên của AIPA, để trao đổi về biện pháp tiếp tục thúc đẩy thực hiện các kế hoạch, chương trình mục tiêu của ASEAN, cùng phấn đấu xây dựng thành công Cộng đồng ASEAN đoàn kết, vững mạnh, tiến tới kỷ niệm 10 năm thành lập Cộng đồng ASEAN vào năm 2025 - một cột mốc quan trọng trong quá trình phát triển của khu vực.

Đúng như chủ đề của Đại hội đồng AIPA-45 năm nay, là “Vai trò của Nghị viện trong việc tăng cường kết nối và tăng trưởng toàn diện của ASEAN”, nước chủ nhà Lào cũng như các nước thành viên AIPA đều mong muốn, thông qua thúc đẩy kết nối trên các lĩnh vực, như đẩy mạnh phát triển hạ tầng, hoàn thiện khuôn khổ pháp lý về giao thông vận tải, viễn thông, kết nối năng lượng…, các nước ASEAN cần tăng cường kết nối khu vực, kết nối giữa các nền kinh tế, thu hẹp khoảng cách phát triển, mở rộng quan hệ với các đối tác bên ngoài.

Với mục tiêu và kỳ vọng như vậy, Đại hội đồng AIPA-45 có ý nghĩa quan trọng trong tổng thể các nỗ lực chung của ASEAN để hiện thực hóa Tầm nhìn Cộng đồng ASEAN 2025. Đặc biệt là thể hiện cam kết và nỗ lực đưa nước chủ nhà Lào từ một quốc gia không giáp biển trở thành một trung tâm kết nối ở khu vực.

Nhiều đề xuất, đóng góp thiết thực

- Trong tổng thể nỗ lực và mục tiêu chung như vậy, Đoàn Việt Nam đã có những đóng góp như thế nào với Đại hội đồng AIPA-45, thưa ông?

- Phát huy kinh nghiệm và kết quả tham gia các kỳ đại hội đồng của AIPA, trong khuôn khổ Đại hội đồng AIPA-45 lần này, Đoàn Việt Nam tiếp tục chủ động, tích cực phối hợp từ sớm, từ xa với các bạn Lào với tinh thần ủng hộ bạn đảm nhiệm thành công vai trò Chủ tịch ASEAN và Chủ tịch AIPA 2024.

Theo đó, Đoàn Việt Nam đề xuất sáng kiến/Nghị quyết khi tham gia Hội nghị Nghị sỹ trẻ AIPA, Hội nghị Nữ Nghị sĩ AIPA và các phiên họp của Ủy ban Xã hội, Ủy ban Kinh tế. Thông qua đó, tăng cường vai trò của Quốc hội/Nghị viện và các nghị sĩ trong thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, tăng cường phối hợp xây dựng cơ chế, chính sách của quốc gia, khu vực, tập trung ưu tiên kết nối mạng lưới giao thông. Đoàn Việt Nam cũng cùng xem xét đồng bảo trợ 6 nghị quyết khác, trong đó có 5 Nghị quyết do Lào đề xuất, một Nghị quyết do Indonesia, Lào và Malaysia đề xuất.

Nội dung của các Nghị quyết này tập trung vào tăng cường vai trò của Quốc hội/Nghị viện các nước thành viên AIPA trong việc thúc đẩy kết nối và phát triển hài hòa ASEAN thông qua hợp tác Chính trị - An ninh; phát huy vai trò của Quốc hội/Nghị viện trong thúc đẩy huy động vốn xanh cho phát triển hạ tầng bền vững hướng đến Tầm nhìn Cộng đồng ASEAN sau năm 2025; tăng cường sự quan tâm của các Quốc hội/Nghị viện hướng tới xây dựng Cộng đồng ASEAN bền vững, kết nối và hòa nhập…

Như vậy, trong tổng thể hơn 20 Nghị quyết Đại hội đồng AIPA-45 dự kiến sẽ thông qua, thì Đoàn Việt Nam có đóng góp cụ thể với 10 Nghị quyết.

- Trong khuôn khổ Đại hội đồng AIPA-45, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đã dự và phát biểu tại Phiên họp toàn thể thứ nhất. Thông điệp chính mà Chủ tịch Quốc hội ta gửi tới Đại hội đồng lần này tập trung vào nội dung gì, thưa ông?

- Nội dung phát biểu của Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn bày tỏ đánh giá cao chủ đề và công tác tổ chức của nước chủ nhà Lào, đồng thời trên cơ sở chủ đề chung của Đại hội đồng AIPA, phát biểu của Chủ tịch Quốc hội ta tập trung nhấn mạnh việc tăng cường kết nối và tăng trưởng toàn diện theo những mục tiêu ASEAN đã đề ra.

Để hiện thực hóa mục tiêu này, Chủ tịch Quốc hội ta đề nghị, cần rà soát, đánh giá việc thực hiện các Kế hoạch Tổng thể 2025, triển khai các chiến lược hợp tác đến năm 2045; tăng cường phát triển hài hòa, bền vững, toàn diện, bao trùm, không bỏ ai lại phía sau; chú trọng và dành ưu tiên thích đáng cho hợp tác tiểu vùng, thu hẹp khoảng cách phát triển. Đặc biệt, AIPA cần nâng cao hiệu quả của hợp tác trong lĩnh vực lập pháp, tăng cường ngoại giao nghị viện, ủng hộ và hỗ trợ hiệu quả hơn Chính phủ các nước với những giải pháp có tính khả thi nhằm thực hiện thành công những mục tiêu đã đề ra, phục vụ cho sự phát triển của ASEAN.

-Trong khuôn khổ chuyến thăm, dưới sự chứng kiến của Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn và Chủ tịch Quốc hội Lào Saysomphone Phomvihane, Ủy ban Đối ngoại cũng đã ký kết bản ghi nhớ hợp tác với Ủy ban Đối ngoại của Quốc hội Lào.

- Với vai trò là cơ quan đầu mối tham mưu và triển khai các hoạt động hợp tác giữa hai Quốc hội, trong khuôn khổ chuyến thăm, Ủy ban Đối ngoại của Quốc hội Việt Nam và Lào đã ký biên bản ghi nhớ hợp tác với những nội hàm sâu rộng và nội dung hợp tác trong các lĩnh vực cụ thể thuộc chuyên môn của mỗi Ủy ban, đặc biệt là trao đổi kinh nghiệm trong công tác lập pháp, giám sát và quyết định các vấn đề quan trọng của đất nước trong lĩnh vực đối ngoại. Biên bản ghi nhớ hợp tác lần này đặc biệt có ý nghĩa bởi trong thời gian qua, chúng ta đã triển khai nhiều hoạt động hợp tác ở cấp Ủy ban.

Ngoài ra, Ủy ban Đối ngoại cũng là đầu mối để triển khai thực hiện hoạt động giám sát chung với Quốc hội và các Ủy ban của Quốc hội Lào về một số chương trình, dự án đã đạt được sự đồng thuận cao của Lãnh đạo cao hai nước. Phía bạn rất mong muốn tiếp tục phát huy cơ chế hợp tác này.

Theo đó, trong năm 2024 và 2025, hai bên sẽ triển khai một số hoạt động giám sát đối với việc thực hiện thỏa thuận, dự án hợp tác đã được Lãnh đạo hai nước, hai Ủy ban liên Chính phủ về hợp tác song phương Việt Nam - Lào thống nhất triển khai trong thời gian tới.

Qua đó, thúc đẩy hợp tác kinh tế, thương mại, đầu tư giữa hai nước ngày càng hiệu quả, thực chất, tương xứng với quan hệ chính trị tốt đẹp giữa hai nước, tạo xung lực mới và đưa quan hệ hữu nghị vĩ đại, đoàn kết đặc biệt, hợp tác toàn diện Việt Nam - Lào ngày càng phát triểm, đơm hoa kết trái, mãi mãi xanh tươi đời đời bền vững.

- Xin cảm ơn Ông!

Quốc hội và Cử tri

Tại Kỳ họp thứ Tám, Quốc hội sẽ xem xét Đề án thành lập thành phố Huế trực thuộc Trung ương mở ra không gian, động lực của một đô thị phát triển đa dạng
Quốc hội và Cử tri

Tạo nền tảng vững chắc đưa đất nước bước vào kỷ nguyên mới vươn mình

Kỳ họp thứ Tám, Quốc hội Khóa XV đã chính thức bước vào chương trình nghị sự được đông đảo cử tri và nhân dân cả nước trông đợi. Chia sẻ những kỳ vọng về kỳ họp quan trọng này, cử tri đều có chung mong muốn Quốc hội sẽ sáng suốt đưa ra được những quyết nghị đúng đắn nhằm thực hiện thắng lợi các nhiệm vụ phát triển, tạo tiền đề, nền tảng vững chắc đưa đất nước bước vào kỷ nguyên mới vươn mình, nhân dân có cuộc sống ấm no, hạnh phúc.

Ông Học
Kinh tế

Thay đổi tư duy quản lý sẽ thúc đẩy doanh nghiệp phát triển

“Trong phát biểu khai mạc Kỳ họp thứ Tám, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn nêu rõ: "Xuất phát từ thực tiễn, lấy người dân, doanh nghiệp làm trung tâm”, các đại biểu Quốc hội cần phát huy dân chủ, trí tuệ, chuyên nghiệp, góp ý toàn diện để bảo đảm luật cần ngắn gọn; “chuyển tư duy quản lý sang khơi thông nguồn lực”. Đây là điều chúng tôi rất tâm đắc, chắc chắn sẽ thúc đẩy doanh nghiệp phát triển”, Chủ tịch Hội Doanh nhân Đất võ Bình Định NGUYỄN VĂN HỌC tin tưởng.

Quang cảnh phiên khai mạc Kỳ họp thứ Tám, Quốc hội Khóa XV
Chính sách và cuộc sống

Khắc phục “điểm nghẽn” thể chế

Kiểm soát quyền lực, không để lợi ích nhóm, lợi ích cục bộ trong các luật, nghị quyết, bảo đảm khi được Quốc hội thông qua đạt chất lượng cao và tuổi thọ lâu, tạo điều kiện thuận lợi và giao quyền chủ động, linh hoạt cho Chính phủ trong quá trình tổ chức thực hiện luật, gắn việc xây dựng luật và tổ chức thực thi luật đạt hiệu quả cao nhất. Đây là một trong những nội dung được Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn nhấn mạnh trong bài phát biểu khai mạc Kỳ họp thứ Tám, Quốc hội Khóa XV, sáng qua, (21.10).

Cử tri phát biểu ý kiến tại một buổi tiếp xúc với ĐBQH trước Kỳ họp thứ Tám, Quốc hội Khóa XV
Quốc hội và Cử tri

Giảm độ tuổi nghỉ hưu đối với nhóm lao động đặc thù

Tại các cuộc tiếp xúc cử tri (TXCT) của Đoàn ĐBQH tỉnh Đồng Nai trước Kỳ họp thứ Tám, Quốc hội Khóa XV, cử tri kiến nghị nhiều nội dung liên quan đến chế độ, chính sách như: có chính sách giảm độ tuổi nghỉ hưu đối với nhóm lao động đặc thù; khuyến khích để giữ người dân ở lại làm việc tại các vùng hải đảo của tổ quốc; chính sách hỗ trợ phù hợp đối với đối tượng tham gia bảo hiểm y tế tự nguyện và mức đóng bảo hiểm xã hội đối với người lao động tự do để bảo đảm chính sách an sinh xã hội, giảm áp lực cho các đối tượng này…

Lực lượng bảo vệ rừng phòng hộ Ia Ly, huyện Chư Păh phát dọn thực bì, phòng, chống cháy rừng
Hoạt động của Đoàn ĐBQH

Bổ sung chế độ đãi ngộ cho lực lượng bảo vệ rừng

Từ thực tế chế độ đãi ngộ cho lực lượng quản lý, bảo vệ rừng chưa được bảo đảm đúng mức, tại các cuộc TXCT của Đoàn ĐBQH tỉnh Gia Lai trước Kỳ họp thứ Tám, Quốc hội Khóa XV, cử tri đề nghị Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn rà soát, đánh giá nghề, công việc "quản lý, bảo vệ và phát triển rừng" theo quy định; bổ sung nghề quản lý bảo vệ và phát triển rừng vào danh mục nghề nặng nhọc và nguy hiểm để có cơ sở đề nghị chính sách đãi ngộ đối với viên chức, lao động làm nhiệm vụ quản lý bảo vệ rừng.

Tất cả vì phát triển
Chính sách và cuộc sống

Tất cả vì phát triển

Hôm nay, 21.10, Kỳ họp thứ Tám, Quốc hội Khóa XV đã chính thức khai mạc với rất nhiều điểm mới. Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm sẽ có bài phát biểu tại phiên khai mạc - ý kiến của Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định tại buổi họp báo về dự kiến chương trình kỳ họp diễn ra chiều 20.10.

Phó Tổng Thư ký Quốc hội, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật Nguyễn Trường Giang
Quốc hội và Cử tri

Khơi thông điểm nghẽn, kiến tạo phát triển

Sáng mai, 21.10, Kỳ họp thứ Tám, Quốc hội Khóa XV sẽ khai mạc, trong đó, Quốc hội dành phần lớn thời gian cho công tác lập pháp với số lượng các dự luật nhiều nhất từ đầu nhiệm kỳ đến nay. Nhấn mạnh tinh thần đổi mới trong tư duy xây dựng pháp luật, các đại biểu Quốc hội cũng kỳ vọng, các quyết sách được Quốc hội đưa ra tại Kỳ họp sẽ giúp khơi thông điểm nghẽn về thể chế, pháp luật, kiến tạo cho phát triển, tạo tiền đề cho việc “về đích” thực hiện các nhiệm vụ, mục tiêu của cả nhiệm kỳ.

Bài cuối: Đột phá kiến tạo và thực thi Chiến lược phát triển nhân lực quốc gia
Quốc hội và Cử tri

Bài cuối: Đột phá kiến tạo và thực thi Chiến lược phát triển nhân lực quốc gia

TS. Nhị Lê- Nguyên Phó Tổng Biên tập Tạp chí Cộng sản

Không một cuộc vận động chính trị nào có thể thành công, nếu không xây dựng thành công môi trường xã hội - chính trị tương dung và lôi cuốn toàn xã hội tham gia. Công cuộc Đổi mới toàn diện, đồng bộ trong kỷ nguyên mới càng đòi hỏi như vậy.

Đoàn ĐBQH tỉnh Phú Thọ tiếp xúc cử tri là cán bộ công đoàn và công nhân lao động trước Kỳ họp thứ Tám - Quốc hội Khóa XV
Hoạt động của Đoàn ĐBQH

Tăng quyền chủ động giám sát của tổ chức công đoàn

Góp ý vào dự thảo Luật Công đoàn (sửa đổi) tại Hội nghị TXCT trước Kỳ họp thứ Tám, Quốc hội Khóa XV của Đoàn ĐBQH một số tỉnh, thành phố mới đây, nhiều cử tri kiến nghị, Quốc hội tiếp tục quy định nguồn thu 2% kinh phí công đoàn để tổ chức công đoàn thực hiện tốt nhiệm vụ chăm lo cho người lao động; đồng thời, tăng quyền chủ động thực hiện giám sát để nâng cao hiệu quả hoạt động giám sát của tổ chức công đoàn.

Đại biểu Quốc hội tỉnh Khánh Hòa tiếp xúc cử tri huyện Vạn Ninh
Hoạt động của Đoàn ĐBQH

Ngăn chặn nguy cơ một bộ phận ngư dân dừng đi biển

Hiện nay, nhiều tàu cá nằm bờ vì sản phẩm khai thác không đạt kích cỡ theo quy định, chỉ bán lẻ ra thị trường nội địa, giá sản phẩm giảm khoảng 30%, dẫn đến chuyến đi biển bị lỗ. Nguy cơ một bộ phận ngư dân miền Trung dừng đi biển, về lâu dài không chỉ gây thiếu hụt nguồn nguyên liệu mà còn ảnh hưởng công tác bảo vệ chủ quyền biển đảo thiêng liêng của Tổ quốc. Cử tri Khánh Hòa kiến nghị Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn nghiên cứu, chỉnh sửa Nghị định 37/2024/NĐ-CP phù hợp với thực tiễn.

Ảnh minh họa.
Chính sách và cuộc sống

Nữ doanh nhân Việt - thách thức và khát vọng

Phụ nữ Việt Nam từ lâu đã được biết đến với hình ảnh tảo tần và kiên cường. Trong những năm gần đây, hình ảnh ấy đã được chuyển hóa mạnh mẽ khi ngày càng nhiều phụ nữ bước vào lĩnh vực kinh doanh, khẳng định bản lĩnh trên thương trường. Những nữ doanh nhân không chỉ đóng vai trò quan trọng trong việc phát triển doanh nghiệp mà còn tạo ra giá trị mới cho xã hội thông qua việc làm, sản phẩm và các hoạt động cộng đồng.

ĐBQH Trần Thị Vân (Bắc Ninh)
Diễn đàn Quốc hội

Quyết sách đúng đắn, tạo đòn bẩy phát triển kinh tế - xã hội

Với khối lượng công việc rất lớn, rất quan trọng sẽ được trình Quốc hội xem xét, quyết định tại Kỳ họp thứ Tám, các đại biểu Quốc hội khẳng định sẽ thảo luận, xem xét thực sự khách quan, toàn diện, trọng tâm, qua đó đưa ra những quyết sách đúng đắn, có ý nghĩa như đòn bẩy, động lực thúc đẩy hoàn thành các mục tiêu kinh tế - xã hội quan trọng của đất nước.

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm phát biểu bế mạc Hội nghị Trung ương 10 Khóa XIII
Diễn đàn Quốc hội

Bài 2: Giải quyết ở tầm nhìn và chủ thuyết trong quan hệ toàn diện phát triển kinh tế với chính trị, văn hóa

TS. Nhị Lê - Nguyên Phó Tổng biên tập Tạp chí Cộng sản

Cần thiết phải thấy rằng, mỗi quyết sách về kinh tế cần bắt đầu từ nền móng trước hết là một quyết sách về chính trị, văn hóa và nhân văn, để tránh rơi vào quyết định luận kinh tế đơn thuần, nhất là khắc chế quy luật tàn khốc “cá lớn nuốt cá bé”, “kinh tế vị kinh tế”, “tiền vị tiền”, cổ xúy vô hình cho thói “tiền trao cháo múc”, “trả tiền ngay, lạnh lùng không tình nghĩa”… của kinh tế thị trường mà không ít quốc gia mắc phải khi cùng xây dựng và phát triển nền kinh tế thị trường.

Phó Trưởng Đoàn chuyên trách phụ trách Đoàn ĐBQH tỉnh Hòa Bình Đặng Bích Ngọc
Xây dựng luật

Rõ trách nhiệm để xử lý các rủi ro, rào cản

Đóng góp ý kiến tâm huyết tại Hội nghị khảo sát, lấy ý kiến góp ý đối với dự thảo Luật Điện lực (sửa đổi) của Đoàn ĐBQH tỉnh Hòa Bình mới đây, liên quan đến các quy định về đấu thầu, có đại biểu cho rằng, việc rõ ràng trong các quy định pháp lý về đấu thầu, đấu giá hay cụ thể trách nhiệm của chủ đầu tư khi tham gia vào các dự án điện vô cùng quan trọng. Vì vậy, cần làm rõ được trách nhiệm để xử lý các rủi ro, những rào cản, đặc biệt là rào cản liên quan đến hành lang pháp lý.

Ảnh minh họa
Chính sách và cuộc sống

Khắc phục tồn tại cũ!

Số lượng văn bản quy định chi tiết nợ mới phát sinh nhiều, văn bản nợ đọng kéo dài chưa được khắc phục triệt để, số lượng văn bản ban hành chậm, không bảo đảm hiệu lực thi hành đồng thời với luật còn nhiều.

Việc bổ sung quy định trong Luật Điện lực bảo đảm công khai, minh bạch, bình đẳng giữa các đơn vị điện lực
Xây dựng luật

Yêu cầu xuất phát từ thực tiễn

Sau gần 20 năm triển khai thi hành, Luật Điện lực hiện hành cần thiết phải sửa đổi, bổ sung, nhằm đáp ứng mục tiêu triển khai các chính sách của Đảng đối với lĩnh vực năng lượng nói chung, điện lực nói riêng, đáp ứng mục tiêu bảo đảm an ninh năng lượng quốc gia.

Trọng tâm sửa đổi Luật Điện lực là điều chỉnh giá điện theo cơ chế thị trường có sự điều tiết của Nhà nước
Xây dựng luật

Bảo đảm những mục tiêu quan trọng

Dự án Luật Điện lực (sửa đổi) được xây dựng với mục đích hoàn thiện quy định pháp luật về điện lực, phù hợp với quan điểm, chủ trương, đường lối của Đảng, luật hóa định hướng chủ trương, chính sách về đổi mới cơ chế, chính sách, phát triển thị trường năng lượng đồng bộ, liên thông, hiện đại và hiệu quả; phù hợp với định hướng xã hội chủ nghĩa.

Hội nghị lần thứ 10 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII họp từ ngày 18/9 đến ngày 20/9/2024 tại Thủ đô Hà Nội
Diễn đàn Quốc hội

Bài 1: Đổi mới để phát triển thể chế và thể chế vì đổi mới, dân chủ, pháp quyền

Lời Tòa soạn: Sau gần 40 năm, công cuộc Đổi mới toàn diện, đồng bộ đã đi đúng hướng. Tuy nhiên, không ít tiềm năng, lợi thế và xung lực đổi mới, ở góc độ nào đó, chưa được khai thác ngang tầm, sử dụng hiệu quả và khởi động đúng mức. Từ thực tiễn phát triển công cuộc Đổi mới sau 40 năm và dự báo tương lai càng cho thấy, tầm nhìn - thể chế - lực lượng là ba nhân tố cơ bản quyết định thành công. Để góp phần luận giải sâu hơn về nội dung này,
Báo Đại biểu Nhân dân trân trọng giới thiệu loạt bài của TS. Nhị Lê, nguyên Phó Tổng Biên tập Tạp chí Cộng sản xoay quanh chủ đề: “Phát triển tầm nhìn, thể chế và lực lượng đổi mới trong kỷ nguyên mới”.

Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Thanh phát biểu về dự án Luật Dữ liệu
Diễn đàn Quốc hội

Cần chính sách đặc thù, vượt trội

Nhấn mạnh dữ liệu vừa là tài nguyên vừa là nguồn lực vừa là động lực mới cho sự phát triển, các Ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội đề nghị Chính phủ tiếp tục rà soát dự thảo Luật Dữ liệu, bảo đảm có những chính sách thật sự đặc thù, vượt trội.

Đoàn ĐBQH thành phố làm việc với đại diện lãnh đạo HĐND, UBND, Ủy ban MTTQ Việt Nam thành phố và một số sở, ngành, đơn vị liên quan trước Kỳ họp thứ Tám, Quốc hội Khóa XV
Hoạt động của Đoàn ĐBQH

Hỗ trợ phục hồi, phát triển sản xuất kinh doanh sau bão

Tại các cuộc TXCT trước Kỳ họp thứ Tám, Quốc hội Khóa XV của Đoàn ĐBQH thành phố Hải Phòng, bên cạnh những vấn đề chung, cử tri kiến nghị Quốc hội xem xét, thông qua Nghị quyết thay thế Nghị quyết số 35/2021/QH15, bao gồm chính sách về thành lập Khu thương mại tự do tại thành phố Hải Phòng tại kỳ họp gần nhất sau khi Chính phủ trình. Kiến nghị Bộ Tài chính khi thay đổi chính sách tác động đến thu ngân sách lớn, nhất là các chính sách làm giảm thu ngân sách, Bộ nên đưa ra dự báo trước khi xây dựng dự toán hàng năm để quyết định giao dự toán ngân sách sát thực tế và hạn chế tác động; xem xét hỗ trợ phục hồi, phát triển hoạt động sản xuất kinh doanh sau bão.