Tạo sức mạnh cho doanh nghiệp hội nhập vào thị trường toàn cầu.

Đáp ứng ngày càng cao nhu cầu của người tiêu dùng trong nước và quốc tế, nhiều doanh nghiệp Việt đã và đang phải đối mặt với sự cạnh tranh ngày càng gay gắt với nhiều yêu cầu khắt khe về chuẩn hóa, số hóa trong sản xuất, kinh doanh. Nhất là khi Việt Nam đang hội nhập với nền kinh tế thế giới, nhiều Hiệp định thương mại tự do quốc tế được ký kết thì việc thông qua những bộ tiêu chuẩn mới về chất lượng hàng hóa sẽ giúp cho các doanh nghiệp Việt dễ dàng hội nhập toàn cầu hơn.

Từng bước nâng cao chất lượng hàng hóa

Sản xuất theo tiêu chuẩn GlobalGAP, LocalGAP là xu hướng tất yếu để nông sản Việt có thể đi ra nước ngoài.
Sản xuất theo tiêu chuẩn GlobalGAP, LocalGAP là xu hướng tất yếu để nông sản Việt có thể đi ra nước ngoài.

Nguồn: ITN 

Đã gần 10 năm từ khi Chương trình quốc gia “Nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm, hàng hóa của doanh nghiệp Việt Nam đến năm 2020” do Bộ Khoa học và Công nghệ (KHCN) chủ trì được triển khai, hoạt động nâng cao năng suất chất lượng sản phẩm, hàng hóa của doanh nghiệp Việt Nam đã đạt nhiều kết quả quan trọng. Theo Ban Điều hành Chương trình, việc triển khai ứng dụng các hệ thống quản lý, công cụ cải tiến năng suất, chất lượng tiên tiến và áp dụng các tiêu chí quản lý của mô hình Giải thưởng Chất lượng quốc gia đã giúp doanh nghiệp nâng cao chất lượng sản phẩm, hàng hóa, giảm chi phí sai lỗi, qua đó nâng cao năng suất lao động và khả năng cạnh tranh.

Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng đã xây dựng hệ thống tiêu chuẩn Việt Nam (TCVN) cơ bản đầy đủ về số lượng TCVN và mức độ hài hòa với tiêu chuẩn quốc tế, đáp ứng kịp thời nhu cầu nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm hàng hóa chủ lực của nền kinh tế, yêu cầu quản lý nhà nước về bảo đảm an toàn vệ sinh sức khỏe con người và môi trường (gần 13.000 TCVN; tỷ lệ hài hòa khoảng 56%).

Các doanh nghiệp đã đưa vào áp dụng nhiều chương trình cải tiến năng suất, chất lượng, coi đó là hoạt động không thể thiếu trong doanh nghiệp mình. Các hệ thống quản lý như ISO 9000, SA 8000, ISO 14000, GMP, HACCP đã trở thành các hệ thống quen thuộc với các doanh nghiệp. Các chương trình và công cụ cải tiến Kaizen, 5S, Lean, Lean 6 Sigma… và các công cụ quản lý khác cũng được quan tâm và ứng dụng nhiều hơn…

Vào tháng 8.2018, nhằm hỗ trợ các doanh nghiệp trong sản xuất kinh doanh phát triển nhiều mặt hàng xuất khẩu đạt tiêu chuẩn quốc tế, Bộ KHCN và Hội doanh nghiệp Hàng Việt Nam chất lượng cao (DN HVNCLC) đã ký kết chương trình thỏa thuận hợp tác hỗ trợ nông dân và doanh nghiệp xây dựng tiêu chuẩn chất lượng sản phẩm.

Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Tiêu chuẩn – Đo lường – Chất lượng, Nguyễn Hoàng Linh cho biết, trong 2 năm thực hiện Thỏa thuận, Bộ Khoa học và Công nghệ đã phối hợp với Hội Doanh nghiệp Hàng Việt Nam chất lượng cao giúp cộng đồng doanh nghiệp và nông dân nâng cao nhận thức trong lĩnh vực xây dựng và áp dụng tiêu chuẩn, qua đó giảm thiểu các lãng phí trong quá trình sản xuất, tiết kiệm về nhân lực, thời gian, nguyên nhiên liệu, năng lượng, bảo vệ môi trường, có trách nhiệm với người lao động và cộng đồng... góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động, chất lượng sản phẩm, hàng hóa, thỏa mãn ngày càng tốt hơn nhu cầu của khách hàng, cải thiện hình ảnh, thương hiệu và tính cạnh tranh của doanh nghiệp.

Chủ tịch Hội Doanh nghiệp Hàng Việt Nam Chất Lượng Cao, Vũ Kim Hạnh cho biết, Hội Doanh nghiệp HVNCLC đã ban hành Bộ tiêu chí HVNCLC - Chuẩn hội nhập cho các ngành dệt may - da giày, cao su - nhựa, hóa mỹ phẩm, chế biến gỗ và Bộ tiêu chí áp dụng cho các ngành phi thực phẩm còn lại. Với việc thông qua bộ tiêu chí này giúp tạo sức mạnh cho các doanh nghiệp địa phương hội nhập bền vững vào thị trường toàn cầu, bằng việc khuyến khích các doanh nghiệp đầu tư và xây dựng hệ thống quản lý chất lượng và tiêu chuẩn ở mức độ địa phương và quốc tế, sau đó hỗ trợ cho doanh nghiệp trong thương mại và hợp tác quốc tế.

Có thể thấy, hoạt động thúc đẩy nâng cao năng suất, chất lượng của hàng hóa Việt Nam trong giai đoạn vừa qua đã mang lại nhiều kết quả nổi bật, doanh nghiệp cũng đã tiếp cận và từng bước triển khai các công cụ cải tiến năng suất cơ bản khác.

Nâng tầm giá trị nông sản Việt

Thứ trưởng Bộ KHCN Bùi Thế Duy và Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng Nguyễn Hoàng Linh chứng kiến lễ ký kết triển khai chương trình tư vấn, huấn luyện nông dân thực hiện chuẩn Localg.a.p. tại các tỉnh biên giới phía Bắc. Nguồn: most.gov.vn
Thứ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ Bùi Thế Duy và Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng Nguyễn Hoàng Linh chứng kiến lễ ký kết triển khai chương trình tư vấn, huấn luyện nông dân thực hiện chuẩn Localg.a.p. tại các tỉnh biên giới phía Bắc.

Tại Hội nghị “Tiêu chuẩn mới cho doanh nghiệp và nông dân để khởi động kinh doanh sau dịch Covid-19”, do Bộ Khoa học và Công nghệ, Tổ chức tiêu chuẩn Global G.A.P và Hội doanh nghiệp Hàng Việt Nam chất lượng cao tổ chức trong thời gian vừa qua, Chủ tịch Hội Doanh nghiệp Hàng Việt Nam Chất Lượng Cao, Vũ Kim Hạnh cho biết, Bộ tiêu chí HVNCLC – Chuẩn hội nhập đã được nhiều tổ chức như Ban quản lý an toàn thực phẩm TP Hồ Chí Minh, GMP, Global G.A.P… thừa nhận. Trong đó có hai công trình nổi bật là xây dựng được tiêu chuẩn Local G.A.P dành cho nông nghiệp và HVNCLC – Chuẩn hội nhập dành cho 5 ngành phi thực phẩm. Đồng thời, tại hội nghị Bộ KHCN và Hội DN HVNCLC đã ký kết triển khai chương trình tư vấn, huấn luyện nông dân thực thiện chuẩn Local G.A.P tại các tỉnh biên giới phía Bắc.

Thứ trưởng Bộ KHCN Bùi Thế Duy phân tích, việc tổ chức Chuẩn hội nhập chính là chúng ta đã đưa ra cách làm mà kết hợp các yếu tố đánh giá chủ quan và yếu tố đánh giá khách quan dựa trên các tiêu chuẩn, dựa trên phòng kỹ thuật. Khi tuân thủ theo các tiêu chuẩn và giai đoạn ngặt nghèo về sản xuất với bộ tiêu chí Local G.A.P, các doanh nghiệp sẽ chuyển từ cách thức chuyển hóa sản xuất truyền thống sang một cách thức mới nâng cao đáp ứng yêu cầu và niềm tin của người tiêu dùng.

Theo Thứ trưởng Bùi Thế Duy, mục tiêu xây dựng của 2 bộ tiêu chuẩn Local G.A.P và Hàng Việt Nam chất lượng cao - Chuẩn hội nhập không chỉ đưa hàng Việt Nam xuất khẩu mà còn phục vụ người tiêu dùng trong nước. Người Việt Nam cũng phải được dùng HVNCLC, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm.

Là một trong 4 đơn vị được trao chứng nhận “Hàng Việt Nam chất lượng cao - Chuẩn hội nhập”, đại điện Công ty TNHH Thịnh Phát chuyên sản xuất phụ gia phục vụ cho các ngành chế biến thủy sản, ông Đặng Bá Thanh cho biết: “Tiêu chuẩn HVNCLC đã được người tiêu dùng đánh giá cao từ lâu. Năm nay có thêm tiêu chuẩn HVNCLC - Chuẩn hội nhập rất tốt cho những DN xuất khẩu. Đây là tiền đề để công ty nỗ lực xuất khẩu nhiều hơn, đặc biệt trước thềm sân chơi EVFTA". Theo ông Thanh, để rộng cửa vươn ra sân chơi quốc tế, ngay từ khâu đầu các DN nên chuẩn bị sẵn sàng tâm thế, đầu tư bài bản và đặc biệt cần chú trọng đến các tiêu chuẩn, số hóa theo tiêu chuẩn quốc tế.

Thứ trưởng Bùi Thế Duy nhấn mạnh, việc xây dựng hệ thống các tiêu chuẩn kỹ thuật tiên tiến, hài hòa với tiêu chuẩn quốc tế và khu vực đã hỗ trợ tích cực cho doanh nghiệp sản xuất ra được những sản phẩm với chất lượng tốt và tăng khả năng tiếp cận các thị trường xuất khẩu tiềm năng như Hoa Kỳ, Châu Âu, Nhật Bản,…

Công nghệ

Trí tuệ nhân tạo - Đòn bẩy chuyển đổi số ngành dầu khí Việt Nam
Kinh tế

Trí tuệ nhân tạo - Đòn bẩy chuyển đổi số ngành dầu khí Việt Nam

Trong kỷ nguyên công nghệ số, trí tuệ nhân tạo (AI) đang mở ra một chương mới cho ngành dầu khí và năng lượng - lĩnh vực vốn được xem là "xương sống" trong phát triển kinh tế. Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (Petrovietnam), với vai trò là doanh nghiệp nhà nước chủ lực, đang tích cực ứng dụng AI vào hoạt động sản xuất, khai thác và quản trị nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh trong bối cảnh mới.

Triển khai Dự án 'Yêu lắm Việt Nam' tại Đắk Lắk
Xã hội

Triển khai Dự án 'Yêu lắm Việt Nam' tại Đắk Lắk

Cùng với các tỉnh, thành phố trên cả nước, Báo Nhân Dân phối hợp các đối tác công nghệ và các cơ quan, địa phương liên quan của tỉnh Đắk Lắk tiến hành triển khai lắp đặt chip NFC (công nghệ kết nối không dây) tại các địa danh lịch sử, văn hóa, du lịch trên địa bàn tỉnh.

Tập đoàn Viettel ra mắt đơn vị thành viên mới, mở rộng kinh doanh vào thị trường quy mô gần 650 tỷ USD
Khoa học - Công nghệ

Tập đoàn Viettel ra mắt đơn vị thành viên mới, mở rộng kinh doanh vào thị trường quy mô gần 650 tỷ USD

Mới đây, Tập đoàn Công nghiệp - Viễn thông Quân đội (Viettel) đã ra mắt Công ty TNHH MTV Dịch vụ Khách hàng Viettel (Viettel Customer Service), bước vào thị trường dịch vụ khách hàng, với quy mô dự kiến gần 650 tỷ USD vào năm 2030, dự đoán là ngành kinh tế mũi nhọn trong tương lai.

Toàn cảnh Hội thảo
Kinh tế

Cân bằng giữa lợi ích kinh tế và đổi mới công nghệ

Tại Hội thảo “Chia sẻ kinh nghiệm quản lý và vận hành các sàn giao dịch tài sản mã hóa tập trung”do Hiệp hội Blockchain Việt Nam tổ chức ngày 27.3, các chuyên gia cho rằng, cần xây dựng quy định cho sàn tập trung để kiểm soát dòng tiền, thuế và rủi ro, đồng thời cân bằng giữa lợi ích kinh tế và đổi mới công nghệ - vừa bảo đảm an toàn cho nhà đầu tư, vừa tạo điều kiện thúc đẩy đổi mới, phát triển hệ sinh thái số.

BHXH Việt Nam tăng cường bảo vệ dữ liệu cá nhân và an toàn thông tin
Xã hội

Xây dựng hạ tầng số hiện đại, bảo mật

Trước yêu cầu ngày càng cao trong công tác chuyển đổi số, Bảo hiểm xã hội (BHXH) Việt Nam đang từng bước xây dựng hệ thống hạ tầng công nghệ thông tin an toàn, hiện đại, góp phần bảo vệ hiệu quả dữ liệu cá nhân và bảo đảm an toàn thông tin của người dân, người lao động và doanh nghiệp tham gia BHXH, bảo hiểm y tế (BHYT), bảo hiểm thất nghiệp (BHTN).

Sinh viên trường Công nghệ Thông tin (Đại học Bách Khoa Hà Nội) nghiên cứu tại Trung tâm AI4life.
Khoa học - Công nghệ

Cần thêm chính sách phát triển nguồn nhân lực AI

Tại phiên họp thứ hai của Ban Chỉ đạo Trung ương về phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số, Tổng Bí thư Tô Lâm một lần nữa đã nhấn mạnh: "AI phải là mũi nhọn, đột phá; cần có ưu đãi thuế cho sản xuất chip, bán dẫn; đồng thời, hỗ trợ tích cực cho nghiên cứu phát triển (R&D)". Như vậy, Việt Nam đã xác định trí tuệ nhân tạo (AI) là mũi nhọn chiến lược nhưng để biến mục tiêu thành hiện thực, cần một chiến lược phát triển đồng bộ và quyết liệt hơn, đặc biệt về mặt nhân lực.

Cơ sở giáo dục đại học đóng vai trò quan trọng trong phát triển nhân lực STEM
Giáo dục

Cơ sở giáo dục đại học đóng vai trò quan trọng trong phát triển nhân lực STEM

Theo PGS.TS Nguyễn Anh Dũng - Phó Vụ trưởng Vụ Giáo dục đại học, Bộ GD-ĐT, các cơ sở giáo dục đại học không chỉ là những nơi đào tạo nguồn nhân lực phục vụ phát triển đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số, mà đây còn là nơi đóng vai trò tổ chức khoa học công nghệ, nơi tập trung phần lớn các đội ngũ các nhà khoa học của đất nước.

Tổng giám đốc Công ty cổ phần phát triển nguồn mở Việt Nam (Vinades) Nguyễn Thế Hùng chia sẻ tại tọa đàm
Khoa học - Công nghệ

Để sinh viên ra trường được sử dụng “đúng người, đúng việc”

Nghị quyết 57-NQ/TW của Bộ Chính trị và Nghị quyết 193/2025/QH15 của Quốc hội đã kịp thời tháo gỡ vướng mắc để phát triển khoa học - công nghệ, trong đó có nguồn nhân lực. Đồng thời, thể hiện sự nhìn nhận, đánh giá đúng thực lực và vai trò của các cơ sở giáo dục đại học và khoa học, công nghệ trong sự phát triển kinh tế. Để đáp ứng yêu cầu nguồn nhân lực, các trường cần nâng cao chất lượng đào tạo để nhân lực được sử dụng “đúng người, đúng việc”. Đây là ý kiến được đưa ra tại Tọa đàm “Đào tạo nhân lực chất lượng cao: Xung lực từ Nghị quyết 57” do Báo Đại biểu Nhân dân tổ chức sáng nay, 15.3, tại Hà Nội.

Ứng dụng AI "chìa khoá" trong quản trị doanh nghiệp
Khoa học - Công nghệ

Ứng dụng AI "chìa khoá" trong quản trị doanh nghiệp

“Trí tuệ nhân tạo (AI) là yếu tố cốt lõi, không thể thiếu quyết định hiệu suất của các doanh nghiệp hiện đại. Nó không chỉ giúp doanh nghiệp tự động hóa các công việc lặp lại mà còn giúp nâng cao hiệu suất và giảm thiểu rủi ro. Tuy nhiên, để ứng dụng AI hiệu quả, doanh nghiệp không chỉ cần đổi mới công nghệ mà còn phải thay đổi tư duy quản trị và chiến lược phát triển dài hạn

Việt Nam có thêm giải pháp siêu cá thể hóa cho sản phẩm tài chính
Khoa học - Công nghệ

Việt Nam có thêm giải pháp siêu cá thể hóa cho sản phẩm tài chính

Tại Hội nghị Di động Thế giới MWC 2025, Tổng Công ty Dịch vụ số Viettel (Viettel Digital) - thành viên của Tập đoàn Công nghiệp - Viễn thông Quân đội (Viettel) đã ký kết thỏa thuận hợp tác với InsureMO (Singapore), nền tảng trung gian bảo hiểm hàng đầu thế giới. Sự hợp tác này đánh dấu bước tiến quan trọng trong chiến lược số hóa lĩnh vực tài chính - bảo hiểm tại Việt Nam, đồng thời khẳng định vị thế của Viettel với vai trò tiên phong trong việc ứng dụng công nghệ để nâng cao trải nghiệm cho khách hàng.

Cảnh báo nguy cơ rủi ro khi đầu tư tiền ảo Pi Network
Khoa học - Công nghệ

Cảnh báo nguy cơ rủi ro khi đầu tư tiền ảo Pi Network

Công an thành phố Hà Nội cho biết, những ngày qua, trên mạng xã hội xuất hiện nhiều bài viết liên quan đến đầu tư đồng tiền ảo Pi Network thu hút nhiều cá nhân tham gia. Tuy nhiên, việc đầu tư vào tiền số Pi Network sẽ tiềm ẩn nhiều rủi ro đáng lo ngại. Bởi theo quy định của pháp luật tại Việt Nam, hiện nay tiền ảo nói chung và đồng tiền ảo Pi nói riêng chưa được coi là tài sản. Do đó, những vụ việc, vấn đề phát sinh, tranh chấp liên quan đến các hoạt động giao dịch đồng tiền ảo, đồng Pi rất rủi ro, khó được pháp luật bảo vệ, xử lý. Đồng thời theo quy định của Ngân hàng nhà nước, tiền ảo không phải là phương tiện thanh toán.

Tập huấn sử dụng phần mềm Theo dõi tiến trình đại hội đảng bộ các cấp
Khoa học - Công nghệ

Tập huấn sử dụng phần mềm Theo dõi tiến trình đại hội đảng bộ các cấp

Sáng 26.2, tại Hà Nội, Ban Tổ chức Trung ương phối hợp với Văn phòng Trung ương Đảng, Bộ Công an tổ chức Hội nghị tập huấn trực tiếp (đợt 2) về sử dụng phần mềm theo dõi tiến trình đại hội đảng bộ các cấp qua ứng dụng VneID cho khoảng 200 đại biểu của 4 Đảng bộ mới thành lập trực thuộc Trung ương.

Ảnh
Công nghệ

Nắm bắt “thời cơ vàng” phát triển ngành bán dẫn và AI

Với hệ thống chính trị ổn định và quyết tâm cao trong thúc đẩy đổi mới sáng tạo; quy mô dân số 100 triệu người và đang trong thời kỳ dân số vàng; đã hình thành được một hệ sinh thái bán dẫn và trí tuệ nhân tạo (AI) có quy mô lớn với sự tham gia của nhiều đối tác hàng đầu thế giới, Việt Nam đang có “thời cơ vàng” để phát triển ngành công nghệ cao này.