Xây dựng nông thôn mới ở Hà Nội

Tạo sức bật tăng trưởng cho các làng nghề

UBND thành phố Hà Nội vừa phê duyệt “Đề án tổng thể phát triển làng nghề trên địa bàn thành phố Hà Nội giai đoạn 2025 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050” (Đề án). Trong bối cảnh các làng nghề ở Hà Nội đang gặp nhiều vấn đề bất cập, khó khăn, Đề án trên được kỳ vọng sẽ tháo gỡ những "điểm nghẽn", giúp các làng nghề nâng cao tốc độ tăng trưởng, phát triển bền vững, góp phần nâng cao thu nhập cho người dân, đẩy nhanh tiến độ xây dựng nông thôn mới (NTM).

Nhiều khó khăn, bất cập hiện hữu

Thành phố Hà Nội hiện có khoảng 1.350 làng nghề và làng có nghề, trong đó 327 làng nghề, làng nghề truyền thống đã được thành phố công nhận và hội tụ 47/52 nghề trong tổng số nghề truyền thống của cả nước. Các làng nghề phát triển đã đóng góp tích cực vào thành tựu phát triển kinh tế chung của thành phố, tạo việc làm và sinh kế cho người dân, thúc đẩy phát triển du lịch, đẩy nhanh tiến độ thực hiện các tiêu chí NTM tại các địa phương.

Sản xuất quạt tại xã Chàng Sơn (huyện Thạch Thất). Ảnh: Đỗ Tâm
Sản xuất quạt tại xã Chàng Sơn (huyện Thạch Thất). Ảnh: Đỗ Tâm

Bên cạnh những mặt tích cực đó, sự phát triển của các làng nghề ở Hà Nội đang bộc lộ nhiều hạn chế, khó khăn, bất cập. Tại huyện Thạch Thất - địa phương có 50/59 làng có nghề, trong đó có nhiều làng nghề nổi tiếng, như: cơ, kim khí Phùng Xá; mộc, máy Hữu Bằng; bánh chè lam thôn Thạch, xã Thạch Xá… Tuy nhiên, hầu hết doanh nghiệp, hộ sản xuất kinh doanh làng nghề đều hoạt động ở quy mô nhỏ, tự phát và gặp không ít khó khăn. Khả năng cạnh tranh của làng nghề còn thấp, chưa tạo nhiều thương hiệu hàng hóa, sức tiêu thụ sản phẩm còn hạn chế, một số sản phẩm truyền thống bị mai một, suy giảm. Còn tại thị xã Sơn Tây, các làng nghề hoạt động trong nhiều lĩnh vực, chủ yếu là chế biến nông sản, thực phẩm. Nhiều hộ sản xuất ở các làng nghề đã đưa máy móc vào sản xuất. Tuy nhiên, việc ứng dụng khoa học, kỹ thuật vào sản xuất vẫn còn hạn chế.

Những khó khăn tại các làng nghề ở Thạch Thất, hay Sơn Tây cũng là những khó khăn chung của rất nhiều làng nghề trên địa bàn thành phố Hà Nội. Bên cạnh đó, ghi nhận của phóng viên cho thấy, các chuỗi liên kết giá trị của nhiều làng nghề còn hạn chế, cơ sở hạ tầng và công nghệ chưa theo kịp yêu cầu phát triển; các doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ nhỏ lẻ hoạt động tại các làng nghề còn gặp nhiều khó khăn; thành phố đã có nhiều cơ chế, chính sách hỗ trợ làng nghề, nhưng còn nhỏ lẻ, lồng ghép, thiếu chiến lược phát triển tổng thể dài hạn; chưa gắn kết sản phẩm làng nghề với phát triển du lịch, quảng bá sản phẩm làng nghề... Chưa kể, tại nhiều làng nghề vẫn đang phải đối mặt với tình trạng ô nhiễm môi trường do chưa xây dựng được hệ thống xử lý chất thải đạt chuẩn.

Hoàn thiện chính sách hỗ trợ cho làng nghề

Với quyết tâm tạo sức bật tăng trưởng cho các làng nghề, vừa qua, UBND thành phố Hà Nội đã phê duyệt “Đề án tổng thể phát triển làng nghề trên địa bàn Hà Nội giai đoạn 2025 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050”. Đề án đề ra mục tiêu đến năm 2030 khôi phục, bảo tồn được ít nhất 5 nghề, làng nghề truyền thống có nguy cơ mai một, thất truyền; phấn đấu công nhận mới ít nhất 10 nghề và 25 làng nghề, làng nghề truyền thống; phát triển 10 làng từ “làng nghề” lên “làng nghề truyền thống”. Thành phố cũng dự kiến đầu tư đồng bộ kết cấu hạ tầng và bảo tồn phục dựng không gian văn hóa làng nghề, nhằm phát triển ít nhất 3 làng nghề gắn với du lịch, hình thành 10 điểm, tuyến du lịch làng nghề.

Đề án cũng đề ra mục tiêu phấn đấu tối thiểu 80% người lao động tại làng nghề, làng nghề truyền thống được đào tạo, đào tạo lại, tập huấn nâng cao kỹ năng nghề, kỹ năng vệ sinh an toàn lao động và kiến thức công nghệ thông tin cơ bản; dự kiến có hơn 50% làng nghề, làng nghề truyền thống được công nhận có sản phẩm đạt chứng nhận OCOP; đồng thời, hỗ trợ số hóa cho những sản phẩm làng nghề này. Phấn đấu tốc độ tăng giá trị sản xuất bình quân các làng nghề đạt 10%/năm và có ít nhất 30% làng nghề có không gian trưng bày, điểm giới thiệu, bán sản phẩm hoặc bán hàng trên sàn thương mại điện tử...

Trao đổi với phóng viên, nhiều doanh nghiệp, hộ sản xuất kinh doanh cho rằng, Đề án sẽ tạo đà để các làng nghề phát triển. Đặc biệt, góp phần bảo tồn văn hóa truyền thống, giải quyết việc làm, nâng cao thu nhập cho lao động tại các làng nghề, làng có nghề, làng nghề truyền thống. Theo Chủ tịch Hiệp hội Thủ công mỹ nghệ và làng nghề Hà Nội Hà Thị Vinh: “Hiện nay, sản phẩm của làng nghề, làng nghề truyền thống của Hà Nội còn nhiều tiềm năng, lợi thế và dư địa để phát triển. Do vậy, thành phố cần sớm ban hành kế hoạch thực hiện chi tiết của Đề án gắn với việc triển khai thực hiện cụ thể của từng cơ quan, đơn vị, tổ chức. Đồng thời, các sở, ban, ngành cùng nhanh chóng có biện pháp tham gia hỗ trợ làng nghề thay đổi quy trình sản xuất, xúc tiến thương mại”.

Hiện, Chi cục Phát triển nông thôn Hà Nội đang tham mưu thành phố đưa các nội dung của Đề án vào kế hoạch hàng năm của thành phố để thực hiện. Trong đó, năm 2025, Sở NN và MT Hà Nội đã xây dựng dự thảo kế hoạch gửi các sở, ngành, quận, huyện cho ý kiến trước khi triển khai cụ thể. Theo Giám đốc Sở NN và MT Hà Nội Nguyễn Xuân Đại, thành phố sẽ tập trung vào công tác quy hoạch làng nghề; đẩy mạnh tuyên truyền, vận động và nâng cao năng lực quản lý nhà nước đối với công tác bảo tồn và phát triển làng nghề. Đồng thời, hoàn thiện cơ chế, chính sách hỗ trợ bảo tồn và phát triển làng nghề; rà soát, xây dựng vùng nguyên liệu cung ứng tại chỗ, bảo đảm cung ứng một phần nguyên liệu cho các làng nghề.

Bên cạnh đó, các cơ quan, địa phương sẽ đẩy mạnh xúc tiến thương mại, xây dựng thương hiệu gắn với sản phẩm OCOP và hình thành thêm những mô hình làng nghề gắn với du lịch, phù hợp với phát triển kinh tế - xã hội của địa phương. Đặc biệt, thành phố sẽ có cơ chế, chính sách hỗ trợ về quy hoạch, đầu tư, xúc tiến thương mại, bảo tồn và liên kết giữa các doanh nghiệp trong nước với quốc tế; khuyến khích giao lưu với các làng nghề trên thế giới để học hỏi kinh nghiệm.

Địa phương

Hà Nội: Doanh nghiệp liên tiếp trúng 3 gói thầu tiết kiệm ngân sách "siêu thấp" tại xã Uy Nỗ dùng gạch vụn, bê tông vỡ san nền dự án?
Địa phương

Hà Nội: Doanh nghiệp liên tiếp trúng 3 gói thầu tiết kiệm ngân sách "siêu thấp" tại xã Uy Nỗ dùng gạch vụn, bê tông vỡ san nền dự án?

Tại dự án cải tạo, chỉnh trang tiểu công viên nghĩa trang xã Uy Nỗ, đơn vị thi công đã đổ trực tiếp gạch vụn, bê tông vỡ xuống khu vực thi công khiến người dân đặt câu hỏi về chất lượng công trình và vấn đề vệ sinh môi trường.

Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Trưởng Đoàn ĐBQH tỉnh, Chủ tịch HĐND tỉnh Thanh Hóa Lại Thế Nguyên đi khảo sát thực tế việc thực hiện Chỉ thị 22 tại huyện Thường Xuân
Trên đường phát triển

Bài cuối: Quyết liệt gỡ khó

Từ giữa tháng 3.2025 đến nay, tỉnh Thanh Hóa tổ chức khởi công xây dựng đồng loạt nhà ở cho các hộ nghèo, hộ có hoàn cảnh khó khăn theo Chỉ thị số 22-CT/TU về Cuộc vận động hỗ trợ xây dựng nhà ở cho hộ nghèo, gia đình chính sách, hộ còn khó khăn về nhà ở trên địa bàn tỉnh (Chỉ thị 22). Lãnh đạo tỉnh đã trực tiếp khảo sát từng địa phương, thôn, bản, hộ gia đình, nắm bắt tình hình thực tiễn, kịp thời ghi nhận khó khăn để có chỉ đạo kịp thời, giúp các địa phương thực hiện thành công Cuộc vận động xóa nhà tạm, nhà dột nát trên phạm vi toàn tỉnh.

Lào Cai: Tập trung tháo gỡ vướng mắc trong lĩnh vực nông nghiệp
Hoạt động chính quyền

Lào Cai: Tập trung tháo gỡ vướng mắc trong lĩnh vực nông nghiệp

Ngày 23.3, Thường trực Tỉnh ủy Lào Cai đã làm việc với Sở Nông nghiệp và Môi trường để đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ từ đầu nhiệm kỳ đến nay và nhiệm vụ trọng tâm năm 2025, phương hướng, nhiệm vụ đến năm 2030. Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh Vũ Xuân Cường chủ trì buổi làm việc.

Hà Tĩnh tạm dừng một số dự án đầu tư công để chờ sắp xếp bộ máy
Địa phương

Hà Tĩnh tạm dừng một số dự án đầu tư công để chờ sắp xếp bộ máy

Nhằm tránh chồng chéo, lãng phí, tiêu cực trong quá trình sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị, tỉnh Hà Tĩnh vừa có văn bản gửi các đơn vị liên quan yêu cầu tạm dừng thực hiện một số chương trình, dự án đầu tư công và nhiệm vụ sử dụng kinh phí chi thường xuyên ngân sách nhà nước.

Phát triển kinh tế đêm cần kết hợp với bảo tồn di sản
Trên đường phát triển

Phát triển kinh tế đêm cần kết hợp với bảo tồn di sản

Đây là ý kiến được đưa ra tại Hội thảo "Phát triển kinh tế đêm Sa Pa - thực trạng và giải pháp" do UBND thị xã Sa Pa tổ chức ngày 23.3. Tham dự hội thảo có Tỉnh ủy viên, Bí thư thị ủy, Chủ tịch HĐND thị xã Sa Pa Phan Đăng Toàn; Phó Bí thư thị uỷ, Chủ tịch UBND thị xã Tô Ngọc Liễn cùng các chuyên gia kinh tế, lãnh đạo các doanh nghiệp. 

Thù lao cạnh tranh, môi trường nghiên cứu hiện đại
Hoạt động chính quyền

Thù lao cạnh tranh, môi trường nghiên cứu hiện đại

Để thúc đẩy, phát triển đột phá về khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số, Đồng Nai cần ưu tiên công nghệ tiên tiến (bán dẫn, dữ liệu, công nghệ thông minh, xanh); thu hút nhân tài, chuyên gia thông qua mức thù lao cạnh tranh, môi trường nghiên cứu hiện đại. Song song với đó, tăng cường hợp tác quốc tế, chuyển giao công nghệ, học kinh nghiệm từ các nước tiên tiến về thúc đẩy khoa học, công nghệ, chuyển đổi số và đổi mới sáng tạo; thúc đẩy quá trình phát triển công nghiệp cao độ.

Đoàn ĐBQH tỉnh Quảng Ninh giám sát về bảo vệ môi trường tại TP. Uông Bí và thị xã Quảng Yên
Hoạt động của Đoàn ĐBQH

Đoàn ĐBQH tỉnh Quảng Ninh giám sát về bảo vệ môi trường tại TP. Uông Bí và thị xã Quảng Yên

Tiếp tục chương trình giám sát về “Việc thực hiện chính sách, pháp luật về bảo vệ môi trường kể từ khi Luật Bảo vệ môi trường năm 2020 có hiệu lực thi hành trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh”, Đoàn ĐBQH tỉnh đã thực hiện giám sát trực tiếp tại một số đơn vị, doanh nghiệp trên địa bàn TP. Uông Bí và thị xã Quảng Yên.

Bài 1: Nhiệm vụ của cả hệ thống chính trị
Xã hội

Bài 1: Nhiệm vụ của cả hệ thống chính trị

Với những quyết sách mạnh mẽ của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ; hướng dẫn và quy định rõ ràng từ chính quyền địa phương nói chung, Bắc Giang nói riêng và sự vào cuộc quyết liệt từ các ngân hàng, nhất là Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH)... việc mua, thuê, hoặc thuê mua nhà ở xã hội trở nên dễ dàng hơn cho người dân có thu nhập thấp và trung bình. Đồng thời, việc thực hiện các chính sách này trở thành nhiệm vụ quan trọng cho tất cả các cấp ngành và kể cả người dân...

 Sau gần 5 năm triển khai Chương trình số 03-CTr/TU của Thành ủy, diện mạo đô thị của Thủ đô có nhiều chuyển biến tích cực và rõ nét.
Trên đường phát triển

Bước tiến mới trong phát triển, chỉnh trang đô thị Thủ đô

Phát biểu tại Hội nghị tổng kết Chương trình số 03-CTr/TU của Thành ủy Hà Nội (Khóa XVII) về “Chỉnh trang đô thị, phát triển đô thị và kinh tế đô thị giai đoạn 2021 - 2025”, Phó Bí thư Thành ủy, Chủ tịch HĐND thành phố Nguyễn Ngọc Tuấn đánh giá, sau 4 năm thực hiện bài bản, nghiêm túc, khoa học, có sự tham gia của cả hệ thống chính trị, Chương trình đã tạo ra bước tiến mới trong phát triển, chỉnh trang đô thị và được cử tri, Nhân dân Thủ đô ủng hộ, đánh giá cao.

Sức hút du lịch từ Cao nguyên Mộc Châu
Trên đường phát triển

Sức hút du lịch từ Cao nguyên Mộc Châu

Từ đầu năm 2025 đến nay, Mộc Châu (Sơn La) đã đón khoảng hơn 1 triệu lượt du khách, doanh thu du lịch ước tính đạt hơn 1.300 tỷ đồng... Hệ sinh thái đa dạng và giá trị văn hóa truyền thống các dân tộc đang là nguồn tài nguyên vô giá, tạo nên sức hút đối với du lịch của cao nguyên Mộc Châu.

Huyện Mai Châu (Hòa Bình): “Chỉ bàn làm, không bàn lùi” trong xóa nhà tạm, nhà dột nát
Địa phương

Huyện Mai Châu (Hòa Bình): “Chỉ bàn làm, không bàn lùi” trong xóa nhà tạm, nhà dột nát

Hưởng ứng đợt thi đua cao điểm 450 ngày đêm hoàn thành “xóa nhà tạm, nhà dột nát” do Thủ tướng Chính phủ phát động, huyện Mai Châu (Hòa Bình) đã phát huy tinh thần chủ động “chỉ bàn làm, không bàn lùi”, linh hoạt tổ chức rà soát các đối tượng phù hợp để hỗ trợ kịp thời, bảo đảm khách quan, minh bạch. Đồng thời, đẩy mạnh kiểm tra, giám sát, đôn đốc tiến độ thực hiện thực hiện làm nhà ở cho hộ nghèo theo đúng quy định.