Tạo quỹ đất sạch, xây dựng vùng chuyên canh

Tạo quỹ đất sạch, xây dựng vùng chuyên canh

Nhằm tạo môi trường thuận lợi, từ đó khơi thông nguồn lực đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp, tỉnh Đồng Nai đã và đang đa dạng hóa các giải pháp như cải cách hành chính, xây dựng cơ sở hạ tầng, tạo quỹ đất sạch cũng như phát triển nhiều mô hình liên kết, hợp tác...

Tạo môi trường đầu tư kinh doanh thuận lợi, khơi thông nguồn lực

Đồng Nai xác định, trong năm 2024 tỉnh sẽ đẩy mạnh cải cách hành chính, trọng tâm là thủ tục hành chính liên quan đến doanh nghiệp, người dân để tạo môi trường đầu tư kinh doanh thuận lợi, khơi thông nguồn lực đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn.

Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN-PTNT) tỉnh Đồng Nai cho hay, tỉnh đã xác định cụ thể phương án phát triển ngành nông nghiệp gắn với xây dựng các vùng sản xuất nông nghiệp tập trung ứng dụng công nghệ cao để bảo đảm tính ổn định lâu dài về đất đai nhằm kêu gọi, thu hút doanh nghiệp đầu tư. Trên cơ sở quy hoạch được phê duyệt, tỉnh sẽ triển khai xây dựng cơ sở hạ tầng kỹ thuật, tạo quỹ đất sạch và xây dựng hệ thống cơ chế, chính sách phù hợp, tạo thuận lợi cho việc thu hút doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp.

ảnh bài 2.jpg
Đồng Nai thu hút đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp.

Cụ thể, Cụm công nghiệp Phú Túc (xã Phú Túc, huyện Định Quán) được đưa ra đấu giá để chọn nhà đầu tư triển khai xây dựng hạ tầng kỹ thuật sau khi hoàn thành sẽ thu hút các doanh nghiệp nhỏ và vừa vào thuê đất, xây dựng nhà xưởng sản xuất. Dự kiến Dự án Cụm công nghiệp Phú Túc có diện tích hơn 48ha khi đi vào hoạt động sẽ dành 60% quỹ đất công nghiệp để ưu tiên bố trí ngành nghề liên quan đến chế biến nông sản, thực phẩm; 40% diện tích còn lại sẽ bố trí cho việc xây dựng kho bãi, kho đông lạnh dùng để chứa và bảo quản nguyên liệu trước và sau khi chế biến, một số ngành công nghiệp có lợi thế ở địa phương cũng như tiêu thụ nông sản cho các địa phương lân cận như huyện Thống Nhất, Tân Phú, Xuân Lộc…

Giai đoạn tới, Đồng Nai tiếp tục định hướng thu hút các doanh nghiệp đầu tư thực hiện các dự án cánh đồng lớn để thực hiện việc liên kết giữa các doanh nghiệp với các hợp tác xã, hộ nông dân nhằm hiện thực hóa chủ trương phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao; xây dựng các vùng chuyên canh kết hợp giữa sản xuất và chế biến đảm bảo số lượng, chất lượng; hướng dẫn doanh nghiệp sơ chế và chế biến phù hợp, vệ sinh an toàn thực phẩm, khuyến khích và hỗ trợ các doanh nghiệp quản lý chất lượng tiên tiến đảm bảo tiêu chuẩn nước ngoài để xuất khẩu trong lĩnh vực sản xuất, chế biến và tiêu thụ nông sản.

Bên cạnh đó, nhằm tăng cường khuyến khích thu hút các tổ chức, cá nhân, các loại hình doanh nghiệp, nhất là các doanh nghiệp trong nước và nước ngoài đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp, tỉnh đề xuất Nhà nước cần đa dạng hóa nguồn vốn. Cụ thể, Nhà nước cần tạo điều kiện thuận lợi để các cơ sở sản xuất nông nghiệp tiếp cận các nguồn lực; cần sớm xác lập quyền tài sản (nhà lưới, nhà màng, nhà kính, hệ thống tưới tiêu) trên đất nông nghiệp để doanh nghiệp có cơ sở vay vốn; mở rộng và nới các tiêu chuẩn để các cơ sở sản xuất lĩnh vực này tiếp cận được nguồn vốn từ ngân hàng. Về đất đai, tỉnh đề xuất Nhà nước cần đơn giản thủ tục cho thuê, chuyển nhượng đất đai; đảm bảo hài hòa lợi ích giữa doanh nghiệp và nông dân; khuyến khích nông dân góp vốn bằng ruộng đất vào doanh nghiệp.

Phát triển mô hình hợp tác, liên kết

Xác định nông nghiệp là trụ đỡ, có lợi thế cạnh tranh, huyện Cẩm Mỹ đã có nhiều quyết sách hỗ trợ, ưu đãi nhằm thu hút đầu tư vào lĩnh vực này. Trong đó, trọng tâm là phát triển mô hình hợp tác, liên kết trong sản xuất, tiêu thụ và chế biến sản phẩm. Cụ thể, huyện hỗ trợ các chủ thể làm hồ sơ cấp mã vùng trồng, chứng nhận VietGAP, OCOP, tham gia các chương trình quảng bá, giới thiệu sản phẩm.

Ngoài ra, huyện đang phối hợp với các ngành chức năng của tỉnh đẩy nhanh tiến độ dự án Cụm công nghiệp chế biến nông sản Long Giao tạo mặt bằng cho chế biến. Hiện, trên địa bàn huyện Cẩm Mỹ có 31 chuỗi liên kết sản xuất nông nghiệp, trong đó, có 4 chuỗi UBND huyện phê duyệt và 27 chuỗi do các doanh nghiệp, tổ hợp tác tự thực hiện. Phần lớn các chuỗi liên kết sản xuất, tiêu thụ sản phẩm phát huy hiệu quả điển hình như: chuỗi liên kết bưởi da xanh tại xã Xuân Mỹ, chuỗi liên kết sầu riêng tại xã Xuân Quế, chuỗi liên kết gà sạch tại xã Lâm San…

Khi tham gia chuỗi liên kết, nông dân chỉ cần chuyên tâm sản xuất mà không phải lo đầu ra, giá cả. Thị trường lên thì giá lên, còn thị trường xuống thì vẫn bán được giá sàn theo hợp đồng. Ông Trần Quang Hiệp, Tổ trưởng Tổ hợp tác sầu riêng Xuân Quế (xã Xuân Quế, huyện Cẩm Mỹ) cho biết, tổ liên kết bán sầu riêng cho một công ty thu mua chế biến và xuất khẩu trực tiếp. Mặc dù còn trong quá trình làm hồ sơ xin cấp mã vùng trồng nhưng công ty vẫn mua bằng giá sản phẩm ở nơi đã được cấp mã vùng trồng. Doanh nghiệp biết chúng tôi làm theo quy trình sạch, sản phẩm chất lượng tốt, muốn làm hợp tác đầu tư, làm ăn lâu dài.

Trên đường phát triển

Hải Phòng: Khẩn cấp khắc phục hậu quả do bão số 3 gây ra
Địa phương

Hải Phòng: Khẩn cấp khắc phục hậu quả do bão số 3 gây ra

Vừa qua, tại cuộc họp về công tác thống kê và giải pháp khắc phục thiệt hại sau Bão số 3, Ban Thường vụ Thành ủy Hải Phòng đã ghi nhận công tác khắc phục hậu quả sau bão lũ của cả hệ thống chính trị và người dân. Đồng thời, thống nhất đánh giá việc khắc phục hậu quả do Bão số 3 gây ra là tình huống cấp bách, khẩn cấp cần tập trung khắc phục.

Huyện Hải Hà vượt khó để hoàn thành cao nhất các chỉ tiêu đã đặt ra
Trên đường phát triển

Huyện Hải Hà vượt khó để hoàn thành cao nhất các chỉ tiêu đã đặt ra

Thực hiện toàn diện các chỉ tiêu Nghị quyết số 12-NQ/HU ngày 8.12.2023 về phương hướng, nhiệm vụ năm 2024, đến thời điểm này, huyện Hải Hà đã cơ bản đạt tiến độ so với kế hoạch đã đề ra. Kinh tế tiếp tục tăng trưởng, giá trị sản xuất các khu vực kinh tế đạt hơn 26.700 tỷ đồng, tăng 11% so cùng kỳ năm 2023. Hiện, huyện đang tập trung khắc phục những thiệt hại do bão số 3 gây ra để ổn định cuộc sống Nhân dân, tập trung phát triển sản xuất, thúc đẩy tăng trưởng những tháng cuối năm

Ninh Thuận đẩy mạnh dự án thuỷ lợi tái tạo nguồn nước, cải thiện môi trường, tạo sinh kế bền vững, lâu dài cho người dân
Địa phương

Bài cuối: Hoàn thiện chính sách phù hợp, đồng bộ, đủ mạnh

Nghị quyết của HĐND tỉnh Ninh Thuận về Chương trình thích ứng với biến đổi khí hậu (BĐKH) tỉnh giai đoạn 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 xác định đây là nhiệm vụ quan trọng, cấp thiết, thường xuyên, liên tục, cần tập trung chỉ đạo, có sự tham gia của cả hệ thống chính trị và toàn xã hội; rà soát, xây dựng, sửa đổi, bổ sung hoàn thiện cơ chế, chính sách phù hợp, đồng bộ, đủ mạnh; ưu tiên đầu tư cơ sở hạ tầng, trang thiết bị, hệ thống quan trắc, các công trình, dự án… thích ứng với BĐKH, giảm nhẹ thiên tai bảo đảm đồng bộ, có trọng tâm, trọng điểm.

Dồn lực đưa cuộc sống trở lại bình thường sau bão
Địa phương

Dồn lực đưa cuộc sống trở lại bình thường sau bão

Bão số 3 đã ảnh hưởng trực tiếp đến địa bàn thị xã Quảng Yên, Quảng Ninh và gây thiệt hại rất nặng nề đến diện tích nuôi trồng thủy sản, nông nghiệp, nhà cửa, trụ sở, các công trình điện, cây xanh... trên địa bàn. Thời điểm này, công cuộc tái thiết sau bão đang được cấp ủy, chính quyền, nhân dân trên địa bàn thị xã tập trung dồn lực, tranh thủ từng phút từng giờ để sớm đưa các hoạt động kinh tế - xã hội trở lại bình thường.

Tăng cường kiểm tra, bảo đảm an toàn điện mùa mưa bão, ngập úng
Trên đường phát triển

Tăng cường kiểm tra, bảo đảm an toàn điện mùa mưa bão, ngập úng

Với mục tiêu bảo đảm cấp điện an toàn trong mùa mưa bão, ngập úng năm 2024, Tổng Công ty Điện lực TP. Hồ Chí Minh (EVNHCMC) đã triển khai đến tất cả các đơn vị trực thuộc tăng cường đầu tư sửa chữa lớn, kiểm tra các thiết bị trên lưới và toàn bộ hành lang các đường dây, vệ sinh an toàn lưới điện trên các trạm biến áp.

Người dân tỉnh Thanh Hóa đang đẩy mạnh sản xuất theo hướng an toàn.
Địa phương

Thanh Hóa: Khuyến khích phát triển sản xuất, chế biến nông sản an toàn

Trước nhu cầu sử dụng thực phẩm sạch của người tiêu dùng và yêu cầu khắt khe về kiểm dịch, an toàn thực phẩm (ATTP), các doanh nghiệp nông nghiệp, HTX và người dân trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa đang xây dựng nhiều mô hình sản xuất nông nghiệp an toàn, bảo đảm tiêu chuẩn VietGAP, hữu cơ. Tỉnh Thanh Hóa đang thực hiện nhiều cơ chế, chính sách khuyến khích phát triển sản xuất, chế biến và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp an toàn, đáp ứng yêu cầu của thị trường, nâng cao thu nhập cho người dân.

Cán bộ người dân tộc thiểu số trở thành lực lượng nòng cốt trong việc thực hiện thắng lợi nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội
Địa phương

Xây dựng đội ngũ cán bộ dân tộc thiểu số trong thời kỳ mới

Xác định rõ tầm quan trọng của công tác cán bộ, nhất là quan tâm đến công tác quy hoạch, bổ nhiệm cán bộ người DTTS, thời gian qua, UBND tỉnh Sóc Trăng đã thực hiện nhiều chính sách nhằm đào tạo, thu hút, bồi dưỡng và trọng dụng nhân tài trong đồng bào DTTS, góp phần quan trọng vào hiệu quả lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành, thực thi nhiệm vụ, công vụ ở các cơ quan, đơn vị, địa phương, nhất là tại các địa bàn có nhiều đồng bào người DTTS sinh sống.

Huyện Thạch Thất: Nhiều hoạt động thiết thực khắc phục hậu quả cơn bão số 3
Trên đường phát triển

Huyện Thạch Thất: Nhiều hoạt động thiết thực khắc phục hậu quả cơn bão số 3

Do ảnh hưởng của cơn bão số 3, mưa lớn kéo dài đã gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống hàng trăm hộ dân tại huyện Thạch Thất, Hà Nội. Cơn bão đã đi qua để lại nhiều thiệt hại nặng nề, nhưng với truyền thống đoàn kết, tinh thần "tương thân, tương ái", chính quyền cùng Nhân dân trong huyện đã cùng nhau khắc phục hậu quả thiên tai. Đồng thời, chung tay ủng hộ giúp đỡ đồng bào các tỉnh bị thiệt hại do bão lũ.

Phú Bình vững vàng trong gian khó
Trên đường phát triển

Phú Bình vững vàng trong gian khó

Những ngày qua, hoàn lưu của siêu bão Yagi đã khiến 9 xã trên địa bàn huyện Phú Bình, Thái Nguyên với gần 3.000 hộ dân, khoảng 3.000ha lúa và hoa màu bị ngập lụt. Nhiều tài sản của các cơ quan, đơn vị và hộ gia đình bị thiệt hại. Tuy nhiên, với quyết tâm, đồng lòng của chính quyền và Nhân dân đã giúp huyện Phú Bình trong khắc phục hậu quả mưa lũ và từng bước ổn định phát triển kinh tế - xã hội.