Tạo hành lang pháp lý phát triển đường sắt tốc độ cao

Dự án Đường sắt tốc độ cao (ĐSTĐC) Bắc Nam hiện là một trong những dự án đầu tư chiến lược với mục tiêu phát triển lĩnh vực đường sắt tại Việt Nam. Dự án đang trong giai đoạn nghiên cứu tiền khả thi với các hình thức đầu tư đang được nghiên cứu, trình các cấp có thẩm quyền xem xét. Vì vậy, việc hoàn thiện hành lang pháp lý cho ngành đường sắt Việt Nam nói chung và đường sắt tốc độ cao nói riêng là cần thiết. 

Thiếu cơ chế rút ngắn thời gian xây dựng đường sắt tốc độ cao

Theo báo cáo của Cục Đường sắt Việt Nam tại Hội thảo tổng kết dự án những kinh nghiệm quốc tế tốt hỗ trợ Cục Đường sắt Việt Nam xây dựng dự thảo Luật Đường sắt 2017 (sửa đổi), hệ thống đường sắt Việt Nam đang được phân loại gồm: đường sắt quốc gia, đường sắt đô thị và đường sắt chuyên dùng. Mạng lưới đường sắt quốc gia đi qua 34 tỉnh/thành phố, gồm 7 tuyến chính. Sau hơn 5 năm thi hành, Luật Đường sắt năm 2017 đã phát huy hiệu quả, xác định rõ vai trò của Nhà nước trong đầu tư kết cấu hạ tầng đường sắt; cơ chế, chính sách ưu đãi cho các tổ chức, cá nhân kinh doanh, phát triển công nghiệp đường sắt; trách nhiệm của từng cơ quan trong hoạt động bảo đảm trật tự an tưoàn, quản lý tài sản kết cấu hạ tầng…

Cục trưởng Cục Đường sắt Việt Nam Trần Thiện Cảnh (ảnh box)

Cục trưởng Cục Đường sắt Việt Nam Trần Thiện Cảnh cho biết: hiện hồ sơ đề nghị xây dựng Luật Đường sắt (sửa đổi) do Cục Đường sắt Việt Nam là cơ quan chủ trì, tham mưu Bộ Giao thông Vận tải đã được trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến, đưa vào Chương trình xây dựng văn bản quy phạm pháp luật năm 2025. Dự kiến Luật Đường sắt (sửa đổi) sẽ trình Quốc hội cho ý kiến tại Kỳ họp thứ Chín, xem xét thông qua tại Kỳ họp thứ Mười.

Tuy nhiên, từ thực tế triển khai đã phát sinh nhiều bất cập như huy động vốn đầu tư kết cấu hạ tầng đường sắt còn hạn chế; phân loại tài sản kết cấu hạ tầng đường sắt chưa phù hợp dẫn đến việc khai thác tài sản gặp nhiều khó khăn; chưa có quy định ràng buộc về kết nối đường sắt với các phương thức vận tải khác, kết nối các khu đầu mối hàng hóa. Chưa có quy định ràng buộc về chuyển giao công nghệ, cơ chế đặt hàng hoặc giao nhiệm vụ cho tổ chức, doanh nghiệp trong nước thực hiện một số nhiệm vụ có tính chiến lược, làm tiền đề phát triển công nghiệp đường sắt; thiếu cơ chế rút ngắn thời gian xây dựng đường sắt đô thị, đường sắt tốc độ cao...

Trong khi đó, đường sắt là phương thức vận tải có ưu thế về khối lượng lớn, an toàn và thân thiện môi trường; tuy nhiên thời gian qua, việc ưu tiên phát triển đường sắt chưa được quan tâm đúng mức, hạ tầng lạc hậu, nguồn lực đầu tư chưa đáp ứng yêu cầu phát triển.

Kết quả rà soát các văn bản quy phạm pháp luật cho thấy, một số quy định về giao thông vận tải đường sắt chưa đồng bộ dẫn đến khó triển khai trong thực tiễn, nhất là các cơ chế, chính sách đột phá cho phát triển đường sắt. Do vậy, việc xây dựng Luật Đường sắt (sửa đổi) là yêu cầu cần thiết để phát triển kết cấu hạ tầng đường sắt, tạo ra không gian mới, động lực mới phát triển kinh tế - xã hội.

Ngân sách Nhà nước đóng vai trò quan trọng

Với mục tiêu phát triển giao thông vận tải đường sắt Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 tiếp tục khẳng định tại Kết luận 49-KL/TW của Bộ Chính trị ngày 28.2.2023. Trong đó: hoàn thành phê duyệt chủ trương đầu tư Dự án đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam năm 2025; khởi công các đoạn ưu tiên (Hà Nội - Vinh; thành phố Hồ Chí Minh - Nha Trang) 2026 - 2030; hoàn thành toàn bộ tuyến đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam trước năm 2045...

Tại hội thảo tổng kết dự án những kinh nghiệm quốc tế tốt hỗ trợ Cục Đường sắt Việt Nam xây dựng dự thảo Luật Đường sắt 2017 (sửa đổi) được tổ chức mới đây, các chuyên gia dự án, đại diện các cơ quan, đơn vị trong lĩnh vực đường sắt đã có nhiều ý kiến góp ý rất sâu sắc để xem xét bổ sung trong quá trình xây dựng Luật Đường sắt (sửa đổi). Theo Cục trưởng Cục Đường sắt Việt Nam Trần Thiện Cảnh, dự án sẽ hỗ trợ về các nội dung: tích cực sử dụng các thông lệ quốc tế tốt để soạn thảo Luật Đường sắt (sửa đổi); nâng cao năng lực xây dựng thể chế, quy định pháp luật; chủ động định hướng, thiết lập các mốc chuyển dịch sang năng lượng xanh trong lĩnh vực đường sắt. Đồng thời, kết quả của dự án là cơ sở khoa học, kinh nghiệm để Cục Đường sắt Việt Nam - cơ quan được giao chủ trì xây dựng Luật Đường sắt (sửa đổi) nghiên cứu chuyển tải thành các quy định trình cấp thẩm quyền xem xét, phê duyệt.

Toàn cảnh hội thảo (Ảnh bài chính)
Toàn cảnh hội thảo

Chuyên gia tư vấn dự án Nguyễn Đạt Tường (Công ty CP Tư vấn EY Việt Nam) cũng cho biết, qua khảo sát và nghiên cứu thực trạng ở Việt Nam cũng như các thông lệ quốc tế, các chuyên gia đã đưa ra nhiều khuyến nghị đối với chính sách về đường sắt tốc độ cao. Trong đó, khuyến nghị dự án Luật Đường sắt (sửa đổi) cần làm rõ vai trò của Nhà nước trong bố trí vốn đầu tư cho đường sắt tốc độ cao; chủ thể và vai trò của các chủ thể trong quản lý đường sắt tốc độ cao cũng như các chính sách hỗ trợ phát triển công nghiệp đường sắt.

Với vai trò là cố vấn cao cấp của dự án, nguyên Thứ trưởng Bộ Giao thông Vận tải Nguyễn Ngọc Đông cho rằng: giai đoạn trước mắt, để tạo hành lang pháp lý đối với ngành đường sắt thì vẫn phải điều chỉnh, sửa đổi Luật Đường sắt năm 2017 với rất nhiều nội dung cần đưa ra xem xét. Ví dụ như: an toàn đường sắt; huy động nguồn lực cho phát triển đường sắt tốc độ cao; đường sắt đô thị… hết sức cần thiết cho Dự án Luật Đường sắt (sửa đổi). Tuy nhiên, về lâu dài vẫn phải nghiên cứu như các nước trên thế giới, điển hình như Hàn Quốc có hệ thống tương đối phù hợp với Việt Nam. Đối với việc đầu tư đường sắt tốc độ cao thì vai trò của Nhà nước hết sức quan trọng, đây là loại hình cần được ưu tiên trong giai đoạn hiện nay cần ghi rõ trong luật.

Ông Richard Bullock, chuyên gia quốc tế trong lĩnh vực đường sắt cho biết, với mục tiêu vận tải hành khách, đường sắt đô thị trên thế giới hầu như không tạo ra lợi nhuận, bởi chi phí đầu tư, vận hành và bảo trì rất lớn, hầu hết đều từ nguồn ngân sách Nhà nước, hoặc được Nhà nước trợ giá lớn. Theo ông Richard Bullock, Việt Nam nên điều chỉnh, bổ sung quy định trong dự thảo Luật Đường sắt (sửa đổi) về đầu tư đường sắt đô thị bao gồm: quy định về vai trò của Nhà nước và chính quyền địa phương trong đầu tư đường sắt đô thị; quy định về hỗ trợ của ngân sách trung ương cho đầu tư đường sắt đô thị bao gồm mức hỗ trợ tối đa. Đồng thời cần rà soát các quy định hiện hành về đầu tư để bảo đảm tính đồng bộ trong triển khai cơ chế khuyến khích phát triển đường sắt.

Giao thông

Công ty Đường sắt Phú Khánh có "thất hứa" trong vụ việc đóng, mở nút giao qua đường sắt vào mỏ đá Hòn Giốc Mơ?
Giao thông

Công ty Đường sắt Phú Khánh có "thất hứa" trong vụ việc đóng, mở nút giao qua đường sắt vào mỏ đá Hòn Giốc Mơ?

Từ năm 2014 đến nay, qua nhiều lần đối thoại thế nhưng người dân tại thôn Ninh Đức, xã Ninh Lộc, thị xã Ninh Hòa (Khánh Hòa) vẫn không đồng thuận việc đóng đường dân sinh cắt ngang đường sắt tại Km1288+088. Người dân cho rằng, việc đóng tuyến đường trên và bị "ép" đi chung đường vào mỏ đá Hòn Giốc Mơ tại Km1288+320 tiềm ẩn nguy cơ mất an toàn giao thông. 

Lực lượng cảnh sát giao thông sẵn sàng xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm
Giao thông

Xử lý nghiêm vi phạm về trật tự, an toàn giao thông trên các tuyến cao tốc

Thời điểm dịp cuối năm lưu lượng xe nhiều, nhất là trên các tuyến cao tốc, tiềm ẩn nguy cơ mất an toàn giao thông. Một số hành vi vi phạm chính: vi phạm về tốc độ; dừng đỗ không đúng quy định; điều khiển xe chạy ở làn dừng xe khẩn cấp; đi không đúng phần đường; chuyển làn không đúng quy định; tránh, vượt, không tuân thủ quy định khi vào đường cao tốc…

 Làm tốt công tác phổ biến giáo dục pháp luật và quản lý cảng, bến
Giao thông

Làm tốt công tác phổ biến giáo dục pháp luật và quản lý cảng, bến

Cảng vụ Đường thủy nội địa khu vực I thuộc Cục Đường thủy nội địa Việt Nam hiện đang quản lý 16 tuyến luồng quốc gia với chiều dài 365,8 km thuộc địa bàn các tỉnh, thành phố Hải Phòng, một phần của tỉnh Quảng Ninh, Hải Dương. Theo đó, tổng số cảng, bến được công bố trong phạm vi quản lý là 55 cảng, 90 bến. Trong 11 tháng đầu năm 2024, các đơn vị thuộc Cảng vụ Đường thủy nội địa khu vực I đã tiếp nhận 30.725 lượt với khối lượng hàng hoá thông qua là 58,8 triệu tấn.

Công an tỉnh Vĩnh Phúc quyết liệt triển khai các biện pháp giảm tai nạn, vi phạm giao thông trong lứa tuổi học sinh
Giao thông

Công an tỉnh Vĩnh Phúc quyết liệt triển khai các biện pháp giảm tai nạn, vi phạm giao thông trong lứa tuổi học sinh

Qua 2 tháng triển khai thực hiện Cao điểm bảo đảm trật tự an toàn giao thông cho lứa tuổi học sinh, Công an tỉnh Vĩnh Phúc đã có nhiều văn bản chỉ đạo cụ thể, phân công cho các đơn vị thực hiện theo chức năng, nhiệm vụ với mục tiêu kéo giảm tai nạn giao thông, đưa việc chấp hành các quy định về trật tự an toàn giao thông trong lứa tuổi học sinh đi vào nề nếp.

Những trợ lực để Vietnam Airlines phát triển bền vững
Giao thông

Những trợ lực để Vietnam Airlines phát triển bền vững

Với các giải pháp tự thân, chiến lược chuyển đổi số, nâng cao hiệu quả kinh doanh, lãnh đạo Vietnam Airlines tự tin sẽ giúp hãng tăng trưởng bền vững trong dài hạn. Để nhanh chóng phục hồi và phát triển bền vững đến năm 2035, Vietnam Airlines mong muốn cơ quan quản lý cho phép chào bán thêm cổ phần cho cổ đông hiện hữu; kiến nghị Quốc hội cho phép Chính phủ giao các doanh nghiệp nhà nước có tiềm lực tài chính thay mặt Chính phủ mua cổ phần tại Vietnam Airlines.

Bộ Giao thông Vận tải thông tin về các trạm dừng nghỉ cao tốc Bắc - Nam
Xã hội

Bộ Giao thông Vận tải thông tin về các trạm dừng nghỉ cao tốc Bắc - Nam

Bộ Giao thông Vận tải đã có thông cáo báo chí về vị trí các trạm dừng nghỉ tạm phục vụ nhu cầu thiết yếu trên tuyến cao tốc Bắc - Nam phía Đông. Theo đó, tuyến đường cao tốc Bắc - Nam từ Hà Nội đến TP. Hồ Chí Minh có 10 trạm dừng nghỉ, trong đó có 3 trạm đang khai thác và 7 trạm khai thác tạm.