Kỳ họp thứ 30, HĐND tỉnh Quảng Nam

Tạo hành lang pháp lý hướng tới mục tiêu tăng trưởng kinh tế trên 10%

16 nghị quyết liên quan đến việc bố trí vốn ngân sách; điều chỉnh phân bổ kế hoạch vốn cho Chương trình mục tiêu quốc gia; thông qua một số nhiệm vụ, đồ án quy hoạch xây dựng; Danh mục các khu đất thực hiện đấu thầu lựa chọn nhà đầu tư thực hiện dự án đầu tư có sử dụng đất trên địa bàn tỉnh… được thông qua tại Kỳ họp thứ 30, HĐND tỉnh Quảng Nam Khóa X vừa được tổ chức sẽ tạo hành lang pháp lý cho phát triển kinh tế - xã hội địa phương, hướng tới mục tiêu tăng trưởng kinh tế trên 10% do Thủ tướng Chính phủ giao.

Bàn thảo nhiều nội dung cần thiết, cấp bách

Theo Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh Quảng Nam Nguyễn Đức Dũng, kỳ họp diễn ra trong bối cảnh các cấp ủy, chính quyền, cộng đồng doanh nghiệp và Nhân dân trong tỉnh đang tập trung, nỗ lực triển khai nhiều giải pháp tích cực nhằm tháo gỡ khó khăn, thúc đẩy sản xuất kinh doanh, bảo đảm an sinh xã hội, quốc phòng, an ninh, phấn đấu hoàn thành vượt mức các chỉ tiêu phát triển kinh tế - xã hội đã đề ra trong năm 2025 và nhiệm kỳ 2020 - 2025.

Các đại biểu đã tập trung xem xét, thảo luận, quyết nghị nhiều nội dung cần thiết, cấp bách, đúng thẩm quyền và là cơ sở pháp lý quan trọng cho công tác chỉ đạo, điều hành của UBND tỉnh, đáp ứng kịp thời yêu cầu phát triển kinh tế của tỉnh, cũng như bảo đảm an sinh xã hội, thể hiện sự tri ân với những người có công với cách mạng với tỉnh, với đất nước.

anh-baoin-anh1.jpg
HĐND tỉnh Quảng Nam thông qua các nghị quyết, tạo hành lang pháp lý cho việc phát triển kinh tế - xã hội

Cụ thể, HĐND tỉnh đã thảo luận, xem xét 25 đề án, báo cáo, dự thảo nghị quyết. Trong đó, tập trung vào các nhóm nội dung trên lĩnh vực ngân sách, đầu tư công, quy hoạch, đất đai; điều chỉnh thời gian lập quy hoạch, thông qua nhiệm vụ và đồ án của một số quy hoạch xây dựng trên địa bàn tỉnh… làm căn cứ pháp lý để các cấp, các ngành triển khai các thủ tục liên quan theo quy định.

Đặc biệt, HĐND tỉnh đã xem xét, ban hành các chính sách như: Hỗ trợ, nâng cấp mộ liệt sĩ, mộ Mẹ Việt Nam Anh hùng an táng ngoài nghĩa trang liệt sĩ; sửa đổi, bổ sung chính sách hỗ trợ xóa nhà tạm, nhà dột nát; hỗ trợ về đất đai đối với đồng bào dân tộc thiểu số sinh sống trên địa bàn tỉnh…

“Đây là những chính sách hết sức nhân văn, thể hiện tình cảm, trách nhiệm của Đảng bộ, chính quyền tỉnh Quảng Nam đối với người có công với cách mạng và các đối tượng bảo trợ xã hội trên địa bàn tỉnh”, Chủ tịch HĐND tỉnh Quảng Nam nhấn mạnh.

Theo UBND tỉnh Quảng Nam, ước tính, tổng kinh phí để thực hiện nghị quyết “hỗ trợ, nâng cấp mộ liệt sĩ, mộ Mẹ Việt Nam Anh hùng an táng ngoài nghĩa trang liệt sĩ” khoảng 315 tỷ đồng từ ngân sách tỉnh.

Giám đốc Sở Nội vụ Trình Minh Đức cho biết, những năm qua, tỉnh Quảng Nam rất quan tâm đối với công tác “đền ơn đáp nghĩa”, tri ân các anh hùng liệt sĩ, các gia đình có công. Tỉnh thường xuyên quan tâm xây dựng nâng cấp các công trình ghi công liệt sĩ, mộ và nghĩa trang liệt sĩ bảo đảm sạch đẹp, tôn nghiêm, đáp ứng nhu cầu thăm viếng; là nơi để cán bộ, chiến sĩ và nhân dân, các cơ quan, đơn vị đến tưởng niệm, dâng hương, thắp nến tri ân các liệt sĩ vào dịp lễ, tết và các dịp tổ chức sự kiện trọng đại.

“Sau 50 năm thống nhất đất nước, vẫn còn nhiều mộ liệt sĩ và mộ Bà mẹ Việt Nam Anh hùng xuống cấp, là nỗi trăn trở khôn nguôi của các cấp, các ngành. Từ những lý do trên, việc xây dựng và trình HĐND tỉnh thông qua và ban hành nghị quyết về Đề án hỗ trợ kinh phí xây mộ liệt sĩ và mộ Bà mẹ Việt Nam Anh hùng an táng ngoài nghĩa trang liệt sĩ trên địa bàn tỉnh Quảng Nam giai đoạn 2025 - 2027 là hết sức cần thiết”, Giám đốc Sở Nội vụ Quảng Nam cho biết.

Tạo hành lang pháp lý phát triển kinh tế - xã hội

Ngoài 3 nghị quyết liên quan công tác nhân sự, tại Kỳ họp thứ 30, HĐND tỉnh Quảng Nam đã thông qua 16 nghị quyết tạo hành lang pháp lý phát triển kinh tế - xã hội. Trong đó, có Nghị quyết sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị quyết số 21/2022/NQ-HĐND ngày 20.7.2022 của HĐND tỉnh quy định nguyên tắc, tiêu chí, định mức phân bổ vốn ngân sách trung ương, ngân sách tỉnh; tỷ lệ vốn đối ứng ngân sách địa phương và cơ chế hỗ trợ, huy động, lồng ghép nguồn lực thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới trên địa bàn tỉnh Quảng Nam giai đoạn 2021 - 2025; Nghị quyết về điều chỉnh phân bổ kế hoạch vốn thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2021 - 2025; Về thông qua một số nhiệm vụ, đồ án quy hoạch xây dựng trên địa bàn tỉnh Quảng Nam; Về điều chỉnh nội dung nhiệm vụ của một số quy hoạch xây dựng trên địa bàn tỉnh Quảng Nam; Danh mục các khu đất thực hiện đấu thầu lựa chọn nhà đầu tư thực hiện dự án đầu tư có sử dụng đất trên địa bàn tỉnh Quảng Nam…

Chủ tịch HĐND tỉnh Nguyễn Đức Dũng khẳng định: các nghị quyết được thông qua tại kỳ họp đã kịp thời cụ thể hóa quy định của pháp luật; điều chỉnh, bổ sung phù hợp thực tiễn và các chủ trương, chỉ đạo của Trung ương, của Tỉnh ủy; tạo cơ sở pháp lý cho công tác tổ chức, triển khai, thực hiện nhiệm vụ chính trị của địa phương trong năm 2025 và các năm tiếp theo.

Do đó, đề nghị UBND tỉnh khẩn trương chỉ đạo, hướng dẫn thực hiện, sớm đưa các nghị quyết đi vào cuộc sống; đồng thời, tăng cường tuyên truyền, thông tin để các cấp, ngành và Nhân dân chung sức, chung lòng thực hiện các nghị quyết đạt kết quả cao nhất. Thường trực HĐND tỉnh, các ban, các tổ đại biểu và đại biểu HĐND tỉnh giám sát chặt chẽ việc thực thi pháp luật, việc thực hiện các nghị quyết trên địa bàn.

Chủ tịch HĐND tỉnh nhấn mạnh, đến nay, HĐND tỉnh Khóa X đã đi qua 2/3 nhiệm kỳ với nhiều đổi mới tích cực, thực hiện bảo đảm đồng bộ các chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn theo luật định, phát huy ngày càng cao vai trò cơ quan quyền lực nhà nước ở địa phương, đại diện cho ý chí, nguyện vọng, lợi ích chính đáng và quyền làm chủ của Nhân dân địa phương.

Hội đồng nhân dân

Hành động thiêt thực thực hiện Đề án Hậu Giang xanh
Hội đồng nhân dân

Đồng bộ giải pháp xây dựng Hậu Giang “xanh - sạch - đẹp”

Khảo sát tình hình thực hiện “Đề án Hậu Giang xanh đến năm 2025, định hướng đến năm 2030” tại một số địa phương, Thường trực HĐND tỉnh Hậu Giang đề nghị, các địa phương tiếp tục đẩy mạnh tuyên truyền bằng nhiều hình thức để tạo đồng thuận cao trong cộng đồng, người dân. Đồng thời, vận động xã hội hóa để bố trí kinh phí thực hiện nhiệm vụ bảo vệ môi trường. Việc tiếp tục vận động thành lập các tổ vệ sinh môi trường phủ khắp các ấp cũng là điều cần làm để giữ một môi trường sống xanh, sạch.

Quan tâm phát triển nguồn nhân lực y tế chất lượng cao
Hội đồng nhân dân

Quan tâm phát triển nguồn nhân lực y tế chất lượng cao

Để tăng cường công tác bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe Nhân dân trong tình hình mới, tại buổi giám sát một số nội dung liên quan đến lĩnh vực y tế trên địa bàn tỉnh, Ban Văn hóa - Xã hội HĐND tỉnh đề nghị, UBND tỉnh Hòa Bình cần quan tâm đầu tư xây dựng, nâng cấp cơ sở vật chất, mua sắm trang thiết bị đối với các cơ sở khám chữa bệnh. Đồng thời, có chính sách thu hút ưu đãi đối với nhân lực y tế chất lượng cao và có kế hoạch bổ sung nguồn nhân lực bảo đảm nhu cầu chăm sóc, bảo vệ sức khỏe Nhân dân.

Thường trực HĐND tỉnh Nam Định giám sát tại một số đơn vị, địa phương trên địa bàn tỉnh
Hội đồng nhân dân

Phát triển bền vững mạng lưới viễn thông thụ động

Giám sát chuyên đề thực trạng, hiệu quả và tính bền vững trong việc xây dựng, phát triển và quản lý hạ tầng kỹ thuật viễn thông thụ động trên địa bàn, Thường trực HĐND tỉnh Nam Định đề nghị, các sở, ngành, địa phương tiếp tục hoàn thiện chỉnh trang, thanh thải mạng lưới cáp treo; rà soát hệ thống đường cáp cần chỉnh trang thanh thải bảo đảm an toàn cháy nổ, an toàn giao thông và cảnh quan; thực hiện ngầm hóa hệ thống cáp điện, cáp viễn thông trong khu đô thị, khu dân cư xây dựng mới.

Gỡ khó giải phóng mặt bằng các dự án đầu tư công trọng điểm
Hội đồng nhân dân

Gỡ khó giải phóng mặt bằng các dự án đầu tư công trọng điểm

Giám sát kết quả triển khai, thực hiện kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021 - 2025 tại UBND tỉnh, các sở, ban, ngành liên quan, Thường trực HĐND tỉnh Đắk Lắk đề nghị từng cấp, ngành rà soát xử lý, giải quyết kịp thời những vướng mắc, khó khăn phát sinh trong quá trình thực hiện, đặc biệt là công tác đền bù, giải phóng mặt bằng. Trước mắt, đề nghị UBND tỉnh tập trung chỉ đạo đẩy nhanh công tác giải phóng mặt bằng đối với những dự án đầu tư công trọng điểm của tỉnh đang triển khai thực hiện.

Thanh, kiểm tra xử lý sớm các vấn đề nổi cộm, phức tạp
Hội đồng nhân dân

Thanh, kiểm tra xử lý sớm các vấn đề nổi cộm, phức tạp

Giám sát công tác quản lý, xử lý tài sản là tang vật, phương tiện vi phạm hành chính bị tịch thu trên địa bàn giai đoạn 2021 – 2023, Thường trực HĐND tỉnh Hải Dương đề nghị Công an tỉnh, Cục Quản lý thị trường tỉnh, Kiểm lâm Hải Dương, Thanh tra các sở, ngành căn cứ chức năng, nhiệm vụ được giao, tích cực triển khai các kế hoạch thanh, kiểm tra, nắm chắc tình hình, nhận diện, phát hiện, xử lý sớm các vấn đề nổi cộm, phức tạp…

Đoàn ĐBQH tỉnh Thanh Hóa giám sát tại huyện Hậu Lộc - ảnh Quốc Hương
Hội đồng nhân dân

Thanh Hóa: Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu phát triển

Đoàn ĐBQH tỉnh Thanh Hóa vừa tiến hành giám sát chuyên đề “Việc thực hiện chính sách pháp luật về phát triển và sử dụng nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội, nhất là nguồn nhân lực chất lượng cao trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa, giai đoạn 2021 - 2024”. Theo Phó Trưởng Đoàn ĐBQH tỉnh Thanh Hóa Mai Văn Hải, các địa phương cần quan tâm hơn nữa công tác đào tạo, bồi dưỡng nhân lực để đáp ứng yêu cầu phát triển.

Vì sự phát triển bứt phá và hạnh phúc của Nhân dân
Diễn đàn

Vì sự phát triển bứt phá và hạnh phúc của Nhân dân

Kết luận số 127-KL/TW của Bộ Chính trị, Ban Bí thư là chủ trương mang tầm chiến lược, thể hiện tư duy cải cách, đột phá mạnh mẽ nhằm xây dựng một nền hành chính tinh gọn, hiệu năng, hiệu lực, hiệu quả, nâng cao chất lượng phục vụ Nhân dân. Quá trình thực hiện chắc chắn sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến quyền lợi của nhiều cán bộ, đảng viên, rất cần sự chia sẻ, nỗ lực phấn đấu, hy sinh vì sự phát triển bứt phá của thành phố, đất nước và hạnh phúc của Nhân dân.

Bài 1: Đồng bộ, quyết liệt, trên trước, dưới sau
Việt Nam với kỷ nguyên mới

Bài 1: Đồng bộ, quyết liệt, trên trước, dưới sau

Tiếp theo Kết luận số 121-KL/TW về Tổng kết Nghị quyết số 18-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương (Khóa XII) một số vấn đề về tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả; Kết luận số 126-KL/TW ngày 14.2.2025 và Kết luận số 127-KL/TW ngày 28.2.2025 của Bộ Chính trị, Ban Bí thư tiếp tục sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị đã truyền đi thông điệp mạnh mẽ về thực hiện cuộc cách mạng về tinh gọn tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị, đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ của đất nước trong kỷ nguyên mới - kỷ nguyên phát triển giàu mạnh, thịnh vượng.

TS. Mai Văn Nhiều, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch phụ trách HĐND tỉnh Long An
Hội đồng nhân dân

Khuyến khích vận chuyển container vào cảng, đột phá phát triển hạ tầng logistics

TS. Mai Văn Nhiều - Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch phụ trách HĐND tỉnh Long An
Với tư duy đột phá trong chính sách hỗ trợ doanh nghiệp, từ đó giải phóng được các nguồn lực đầu tư hạ tầng logistics và tạo động lực hiện thực hóa quy hoạch khu kinh tế ven biển, hình thành thành phố cảng của tỉnh, Thường trực HĐND tỉnh Long An xem Nghị quyết về chính sách khuyến khích container vận chuyển qua cảng là một đột phá phát huy tối đa tiềm năng, lợi thế vững vàng cùng cả nước bước vào giai đoạn phát triển phồn vinh, thịnh vượng.

Tiếp tục đổi mới, nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động
Diễn đàn

Tiếp tục đổi mới, nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động

Theo Phó Chủ tịch HĐND tỉnh Trần Thị Tuyết Hương, trong năm 2025, cơ quan dân cử các cấp tỉnh Hưng Yên sẽ tăng cường đoàn kết, nỗ lực phấn đấu khắc phục khó khăn; tiếp tục đổi mới và triển khai đồng bộ, hiệu quả các giải pháp nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động... góp phần vào sự nghiệp phát triển chung của tỉnh.

Bảo đảm chất lượng, tính khả thi của quyết sách
Diễn đàn

Bảo đảm chất lượng, tính khả thi của quyết sách

Thảo luận tại hội nghị, các đại biểu cho rằng, để đạt được mục tiêu tăng trưởng kinh tế 8% trong năm 2025, tạo đà tăng trưởng 2 con số cho những năm tiếp theo, HĐND các cấp trên địa bàn tỉnh Hưng Yên cần linh hoạt, chủ động nắm vững tình hình thực tiễn, nâng cao năng lực phản ứng chính sách. Qua đó, đẩy nhanh việc ban hành, thể chế hóa các cơ chế, chính sách thuộc thẩm quyền nhằm khơi tăng và cải cách mạnh mẽ các nguồn lực; chủ động phát hiện, tháo gỡ ngay những “điểm nghẽn” cản trở sự phát triển.

Phát huy vai trò "nòng cốt" thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội
Diễn đàn

Phát huy vai trò "nòng cốt" thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội

Chủ đề "Giải pháp nâng cao vai trò, trách nhiệm của HĐND đối với việc thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội ở địa phương trong giai đoạn tăng tốc thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội Đảng bộ các cấp nhiệm kỳ 2020 - 2025 và Nghị quyết phát triển kinh tế xã hội của HĐND các cấp nhiệm kỳ 2021 - 2026”... của hội nghị được các đại biểu tham dự đánh giá là hết sức thời sự, cần thiết. Nhất là trong bối cảnh tỉnh Hưng Yên đang quyết liệt triển khai cuộc cách mạng về sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy; tập trung tăng tốc, bứt phá, hoàn thành cao nhất các mục tiêu, chỉ tiêu, nhiệm vụ phát triển; cùng cả nước vững bước vào kỷ nguyên vươn mình của dân tộc.