Tạo động lực mới cho quan hệ hợp tác pháp luật và tư pháp Việt Nam - Pháp

Trong khuôn khổ chuyến công tác của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm tham dự Hội nghị cấp cao Pháp ngữ lần thứ 19 và thăm chính thức Cộng hòa Pháp từ ngày 3 - 7.10, chiều 7.10, tại Trụ sở Bộ Tư pháp ở thủ đô Paris, ngài Chưởng ấn, Bộ trưởng Tư pháp Didier Migaud đã đón tiếp và có cuộc gặp song phương với Ủy viên Trung ương Đảng, Bộ trưởng Bộ Tư pháp Việt Nam Nguyễn Hải Ninh.

Vui mừng chào đón và chúc mừng Bộ trưởng Nguyễn Hải Ninh mới đảm nhiệm vị trí Bộ trưởng Tư pháp Việt Nam, cũng như lần đầu tiên đến thăm và làm việc với Bộ Tư pháp Pháp, Bộ trưởng Didier Migaud bày tỏ ấn tượng với kết quả chuyến công tác của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm và Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam tham dự Hội nghị cấp cao Pháp ngữ lần thứ 19 và thăm chính thức nước Cộng hòa Pháp. Bộ trưởng Didier Migaud cũng đánh giá cao bài phát biểu của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm tại phiên khai mạc Hội nghị cấp cao Pháp ngữ lần thứ 19 về chung tay xây dựng tương lai của Cộng đồng Pháp ngữ.

a1-367.jpg
Ngài Chưởng ấn, Bộ trưởng Tư pháp Didier Migaud đón tiếp Bộ trưởng Bộ Tư pháp Việt Nam Nguyễn Hải Ninh. Ảnh: TTXVN

Về quan hệ hợp tác pháp luật và tư pháp giữa Pháp và Việt Nam, Bộ trưởng Didier Migaud điểm lại những kết quả chính trong hợp tác giữa hai Bộ Tư pháp từ năm 1993 (năm thành lập Nhà Pháp luật Việt - Pháp) tới nay và khẳng định phía Pháp luôn sẵn sàng hợp tác với Việt Nam trong lĩnh vực quan trọng này. Về việc đàm phán thành lập Trung tâm pháp luật Pháp (kế thừa Nhà Pháp luật Việt - Pháp), Bộ trưởng Didier Migau cho biết Bộ Tư pháp Pháp đang làm việc cụ thể với các hội nghề tư pháp của nước này (công chứng, luật sư, đấu giá, thừa phát lại...) để sớm thống nhất với phía Bộ Tư pháp Việt Nam về nội dung nói trên. Cũng theo Bộ trưởng Didier Migau, dù ông mới nhận nhiệm vụ nhưng cũng rất quan tâm đến hợp tác pháp luật và tư pháp với Việt Nam, mong muốn thúc đẩy mạnh mẽ hơn hợp tác song phương trong lĩnh vực này mà trước mắt là việc tập trung thực hiện tốt Chương trình hợp tác giai đoạn 2024 - 2025 đã ký giữa Bộ Tư pháp hai nước.

Chia sẻ với các ý kiến của Bộ trưởng Tư pháp Pháp, đồng thời chúc mừng Bộ trưởng Didier Migaud mới được bổ nhiệm làm Chưởng ấn, Bộ trưởng Tư pháp Pháp, Bộ trưởng Nguyễn Hải Ninh cảm ơn sự giúp đỡ của Chính phủ Pháp, Bộ Tư pháp và các cơ quan pháp luật, các hội nghề luật của Pháp đã dành cho Việt Nam trong suốt hơn 30 năm qua. Bộ trưởng Nguyễn Hải Ninh nêu rõ Đảng và Nhà nước Việt Nam đang nỗ lực xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa (XHCN) Việt Nam, trong đó rất coi trọng công tác hoàn thiện thể chế và coi đây là một trong ba khâu đột phá chiến lược. Trong bối cảnh đó, việc nghiên cứu kinh nghiệm quốc tế là cần thiết nhằm tham khảo có chọn lọc để phục vụ mục tiêu xây dựng Nhà nước pháp quyền XHCN. Việt Nam và Pháp cùng có hệ thống pháp luật thành văn nên tiềm năng hợp tác còn rất lớn, đặc biệt trong lĩnh vực pháp luật dân sự, thương mại.

a2-3522.jpg
Đại diện hai Bộ Tư pháp chụp ảnh lưu niệm. Ảnh: TTXVN

Về việc thành lập Trung tâm pháp luật Pháp, Bộ trưởng Nguyễn Hải Ninh đề nghị hai Bộ Tư pháp sớm thống nhất nội dung. Nếu dự án thành hiện thực thì đây sẽ là mô hình hợp tác hứa hẹn mang lại nhiều hiệu quả và thiết thực giữa hai bên trong lĩnh vực pháp luật cũng như tư pháp. Ngoài ra, Bộ trưởng Nguyễn Hải Ninh cũng đề nghị hai Bộ Tư pháp tiếp tục tạo điều kiện thuận lợi để các hội nghề luật của hai bên hợp tác có hiệu quả hơn, trong đó tập trung vào công tác chuyển đổi số dịch vụ công tư pháp. Bộ trưởng Nguyễn Hải Ninh cũng thống nhất hai Bộ cần tập trung thực hiện tốt Chương trình hợp tác năm 2024 - 2025 với nhiều đổi mới về cách làm, đảm bảo có sản phẩm hợp tác cụ thể.

Kết thúc buổi làm việc, Bộ trưởng Tư pháp Pháp đề nghị hai Bộ Tư pháp tạo điều kiện thuận lợi để Đại sứ quán Pháp tại Hà Nội phối hợp với các cơ quan pháp luật và tư pháp của hai bên tổ chức Tuần lễ pháp luật Pháp hằng năm tại Việt Nam về các chủ đề theo nhu cầu của Việt Nam, tạo diễn đàn trao đổi học thuật, nghiên cứu và tìm kiếm cơ hội hợp tác. Bộ trưởng Nguyễn Hải Ninh ghi nhận đề xuất này, đồng thời trân trọng mời Bộ trưởng Didier Migaud thu xếp sớm thăm Việt Nam. Bộ trưởng Didier Migaud cảm ơn và vui vẻ nhận lời.

Đây là cuộc gặp đầu tiên ở cấp Bộ trưởng Tư pháp hai nước Việt Nam và Pháp kể từ năm 2013, hứa hẹn mở ra cơ hội mới, nâng tầm quan hệ hợp tác pháp luật và tư pháp giữa hai nước trong giai đoạn tới, đáp ứng kỳ vọng của cả hai bên.

baotintuc.vn

Chính trị

toàn cảnh phiên chất vấn và trả lời chất vấn
Thời sự Quốc hội

Vì sao Ngân hàng Nhà nước chỉ bán mà không mua vàng?

Trả lời chất vấn của đại biểu Quốc hội về việc chỉ bán vàng miếng mà không mua vàng, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam Nguyễn Thị Hồng cho biết, trong giai đoạn này, Ngân hàng Nhà nước chủ yếu thực hiện giải pháp tăng cung vàng. Hiện nay đã có 22 tổ chức tín dụng và 16 doanh nghiệp kinh doanh mua bán vàng miếng. Còn câu chuyện doanh nghiệp không mua vàng của cá nhân thì có thể vì một vài lý do nào đó, có thể vì cân đối tiền.

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn chủ trì và phát biểu khai mạc Phiên chất vấn. Ảnh: Hồ Long
Thời sự Quốc hội

Nỗ lực cao nhất đưa đất nước bước vào kỷ nguyên mới với ý chí, niềm tin vào tương lai phát triển mạnh mẽ

Lời Tòa soạn: Sáng nay, Quốc hội bắt đầu Phiên chất vấn và trả lời chất vấn tại Kỳ họp thứ Tám với 3 nhóm lĩnh vực. Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn chủ trì, phát biểu khai mạc và điều hành phiên chất vấn. 

Báo Đại biểu Nhân dân trân trọng giới thiệu toàn văn phát biểu: 

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn: Thực hiện với quyết tâm cao nhất, nỗ lực lớn nhất, hành động quyết liệt với các giải pháp hiệu quả nhất
Thời sự Quốc hội

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn: Thực hiện với quyết tâm cao nhất, nỗ lực lớn nhất, hành động quyết liệt với các giải pháp hiệu quả nhất

Sáng nay, 11.11, dưới sự chủ trì của Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn, Quốc hội bắt đầu Phiên chất vấn và trả lời chất vấn đối với 3 nhóm lĩnh vực: ngân hàng, y tế, thông tin và truyền thông. Phát biểu khai mạc, Chủ tịch Quốc hội đề nghị các đại biểu Quốc hội đánh giá khách quan, xem xét kỹ những khó khăn, thách thức của tình hình trong nước và bối cảnh khu vực, thế giới; phân tích, đánh giá đúng mức những mặt được, những tồn tại, hạn chế và đề xuất các giải pháp, nhiệm vụ sát thực tế, khả thi, hiệu quả.

Phiên họp toàn thể của Quốc hội về dự án Luật Đầu tư công (sửa đổi)
Theo dòng sự kiện

Thượng tôn Hiến pháp

Nguyễn Văn Phúc, Nguyên Phó Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế, Phó Ban biên tập sửa đổi Hiến pháp

Sinh thời, khi còn hoạt động cách mạng để giành độc lập cho Dân tộc, Bác Hồ đã từng “cầu cho Hiến pháp ban hành, trăm điều phải có thần linh pháp quyền”. Ước mong của Bác, tư tưởng của Bác đã được thể hiện tuyệt vời trong bản Hiến pháp năm 1946 làm nền tảng cho các bản Hiến pháp sau này.

Tổ chức xóa nhà tạm, nhà dột nát phải đồng bộ, đa dạng hóa nguồn lực
Chính trị

Tổ chức xóa nhà tạm, nhà dột nát phải đồng bộ, đa dạng hóa nguồn lực

Sáng 10.11, chủ trì Phiên họp thứ nhất của Ban Chỉ đạo Trung ương triển khai xóa nhà tạm, nhà dột nát trên phạm vi cả nước (Ban Chỉ đạo), Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính, Trưởng Ban Chỉ đạo cho rằng, Chương trình xóa nhà tạm, nhà dột nát là chương trình nhân văn sâu sắc, phải được triển khai với tinh thần trách nhiệm cao, cảm xúc mạnh mẽ, với tư duy đổi mới; nhấn mạnh thời gian, trí tuệ và sự quyết tâm, quyết liệt là yếu tố mang tính quyết định của Phong trào.

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn: Tập trung thực hiện tinh gọn bộ máy, tăng cường giám sát của Nhân dân
Thời sự Quốc hội

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn: Tập trung thực hiện tinh gọn bộ máy, tăng cường giám sát của Nhân dân

Khẳng định "Dân là gốc", Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đề nghị tỉnh Hà Nam tiếp tục thực hiện tốt quy chế dân chủ ở cơ sở, phát huy tối đa quyền làm chủ của Nhân dân, đồng thời, tập trung triển khai hiệu quả chủ trương tinh gọn tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị, tăng cường vai trò giám sát của Nhân dân trong thực hiện chủ trương này. 

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì Phiên họp thứ nhất, Ban Chỉ đạo xóa nhà tạm, dột nát
Chính trị

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì Phiên họp thứ nhất, Ban Chỉ đạo xóa nhà tạm, dột nát

Sáng 10.11, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính, Trưởng Ban Chỉ đạo Trung ương triển khai xóa nhà tạm, nhà dột nát trên phạm vi cả nước (Ban Chỉ đạo) họp Phiên thứ nhất của Ban Chỉ đạo để đánh giá tình hình, kết quả thực hiện chương trình xóa nhà tạm, nhà dột nát và nhiệm vụ thời gian tới.

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn dự Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc tại thôn Lời, tỉnh Hà Nam
Thời sự Quốc hội

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn dự Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc tại thôn Lời, Hà Nam

Sáng 10.11, trong không khí cả nước phấn khởi kỷ niệm 94 năm Ngày thành lập Mặt trận Dân tộc thống nhất Việt Nam (18.11.1930 – 18.11.2024), Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đã về dự, chung vui Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc cùng cán bộ, bà con Nhân dân thôn Lời, xã Thanh Hương, huyện Thanh Liêm, tỉnh Hà Nam.

Chủ tịch nước Lương Cường thăm Đại sứ quán và cộng đồng người Việt Nam tại Chile
Chính trị

Chủ tịch nước Lương Cường thăm Đại sứ quán và cộng đồng người Việt Nam tại Chile

Nhân dịp thăm chính thức Cộng hoà Chile, tối 9.11 theo giờ địa phương, tại thủ đô Santiago de Chile, Chủ tịch nước Lương Cường và đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam đã tới thăm, nói chuyện với cán bộ, nhân viên Đại sứ quán và đại diện cộng đồng người Việt Nam đang sinh sống, làm việc và học tập tại Chile.

Ủy viên Bộ Chính trị Nguyễn Xuân Thắng dự Ngày hội Đại đoàn kết tại xã Bản Sen
Chính trị

Ủy viên Bộ Chính trị Nguyễn Xuân Thắng dự Ngày hội Đại đoàn kết tại xã Bản Sen

Chiều 9.11, Ủy viên Bộ Chính trị Nguyễn Xuân Thắng, Giám đốc Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Chủ tịch Hội đồng lý luận Trung ương dự Ngày hội “Đại đoàn kết toàn dân tộc ở khu dân cư” gắn với Ngày hội “Văn hóa quân - dân” với nhân dân xã Bản Sen, huyện Vân Đồn (Quảng Ninh).

Tổ trưởng Tổ thảo luận 17
Thời sự Quốc hội

Rà soát kỹ lưỡng, bảo đảm thống nhất với hệ thống pháp luật hiện hành

Thảo luận về Luật Nhà giáo sáng nay, 9.11, các đại biểu tại Tổ 17 (gồm Đoàn ĐBQH các tỉnh: Cao Bằng, Gia Lai và An Giang) tán thành với sự cần thiết xây dựng, song cũng lưu ý đây là dự án luật mới, liên quan đến nhiều luật chuyên ngành khác; do đó, cơ quan soạn thảo cần tiếp tục rà soát kỹ lưỡng, bảo đảm sự thống nhất với hệ thống pháp luật hiện hành, giải quyết những vấn đề xung đột pháp lý nếu phát sinh.

Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Thanh phát biểu
Thời sự Quốc hội

Luật Nhà giáo: Bảo đảm sự đồng bộ và tương thích với các luật khác

Thảo luận tại Tổ 12 (gồm Đoàn ĐBQH các tỉnh: Hưng Yên, Ninh Bình, Quảng Bình, Bắc Kạn) về dự án Luật Nhà giáo, Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Thanh nhất trí cần có chính sách đặc thù đối với nhà giáo và phải có ưu đãi đặc biệt để thực hiện những chủ trương của Đảng, Nhà nước. Tuy nhiên, Phó Chủ tịch Quốc hội cũng lưu ý, cần bảo đảm sự đồng bộ và phải tương thích giữa Luật Nhà giáo với các luật khác.

Tổng Bí thư Tô Lâm phát biểu tại Tổ 1 về dự án Luật Nhà giáo sáng 9.11
Thời sự Quốc hội

Tổng Bí thư Tô Lâm: Luật Nhà giáo phải giải quyết tốt mối quan hệ giữa thầy và trò

Phát biểu tại Tổ 1 (Đoàn ĐBQH TP. Hà Nội) về dự án Luật Nhà giáo sáng 9.11, Tổng Bí thư Tô Lâm nhấn mạnh, trước hết, phải quán triệt rất sâu sắc chiến lược, vị trí xây dựng đất nước của những người thầy. Phải xác định vai trò quan trọng của giáo dục và đặc biệt trong giáo dục đào tạo thì người thầy là chủ thể chính.