Tạo động lực để nhà giáo cống hiến cho sự nghiệp giáo dục

Để tuyển được người giỏi, tâm huyết, có phẩm chất vào nghề giáo cần có sự đột phá, đổi mới mạnh mẽ về cơ chế, chính sách tuyển dụng, sử dụng, đãi ngộ trong ngành giáo dục. Từ đó, tạo động lực để nhà giáo cống hiến hết mình vì sự nghiệp giáo dục.

Còn băn khoăn

Theo dự thảo Luật Nhà giáo, chuẩn nhà giáo bao gồm 4 tiêu chuẩn về đạo đức nhà giáo; trình độ đào tạo, bồi dưỡng; năng lực chuyên môn, nghiệp vụ; sức khỏe. Để được cấp chứng chỉ hành nghề dạy học phải đáp ứng 3 tiêu chí: chuẩn trình độ đào tạo của nhà giáo; hoàn thành nội dung bồi dưỡng và thực hành nghề theo quy định; đạt kết quả đánh giá để cấp giấy phép hành nghề dạy học theo quy định.

Tại cuộc làm việc với Đoàn khảo sát của Ủy ban Văn hóa, Giáo dục về thực hiện chính sách, pháp luật về nhà giáo và trẻ em mẫu giáo từ 3 - 5 tuổi, Phó Giám đốc Sở GD và ĐT TP. Hồ Chí Minh Lê Thuỵ Mỵ Châu cho biết, vấn đề giấy phép hành nghề giáo là nội dung mới và có ý nghĩa quan trọng đối với việc hành nghề của giáo viên, giúp giáo viên thuận lợi trong quá trình công tác.

Phó Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục Nguyễn Thị Mai Hoa. Ảnh: Hoa Lê
Phó Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục Nguyễn Thị Mai Hoa. Ảnh: Hoa Lê

Nhưng hiện nay, tiêu chuẩn của nhà giáo ngoài văn bằng, chứng chỉ trình độ đào tạo theo quy định, còn yêu cầu chứng chỉ bồi dưỡng chức danh nghề nghiệp, chưa kể đến các chứng chỉ, chứng nhận bồi dưỡng nghiệp vụ khác phục vụ cho hoạt động nghề nghiệp. Nêu thực tế này, Phó Giám đốc Sở GD và ĐT TP. Hồ Chí Minh đề nghị, cần xem xét việc chuyển tiếp, đổi các trường hợp được miễn cấp giấy phép hành nghề để giảm tải các thủ tục hành chính không cần thiết. Đồng thời, chứng chỉ hành nghề nên có thời hạn, giáo viên được sát hạch, kiểm tra lại để được gia hạn, đáp ứng các yêu cầu đổi mới về giáo dục cho từng giai đoạn phát triển của ngành giáo dục.

Cho biết có nhiều giáo viên vẫn còn băn khoăn về việc cấp chứng chỉ hành nghề, đại diện Sở Nội vụ TP. Hồ Chí Minh nêu rõ, việc cấp chứng chỉ hành nghề có ưu điểm và hạn chế, trong đó hạn chế là phát sinh thêm chứng chỉ hành nghề cho giáo viên. Định kỳ 5 năm cấp chứng chỉ hành nghề sẽ phát sinh thêm thủ tục hành chính. Thực tế là có những giáo viên giỏi, nhưng lại thiếu các chứng chỉ theo quy định. Vì thế, phải giảm tác động của việc cấp chứng chỉ hành nghề.

Đại diện từ UBND quận 7 cũng rất băn khoăn về việc dự thảo đang yêu cầu để một giáo viên được cấp chứng chỉ hành nghề dạy học phải có thêm rất nhiều chứng chỉ khác. Đại diện huyện Củ Chi cũng chia sẻ, do địa bàn là vùng sâu, vùng xa của TP. Hồ Chí Minh, mỗi năm huyện tuyển giáo viên 2 lần nhưng không có nguồn giáo viên để tuyển. Vì thế, nếu bây giờ yêu cầu về chứng chỉ hành nghề, thì với những quận, huyện như Củ Chi “đã khó càng khó” tuyển giáo viên hơn.

Đây cũng là vấn đề đang diễn ra tại Quận 1 - quận trung tâm của TP. Hồ Chí Minh. Phó Chủ tịch UBND Quận 1 Mai Thị Hồng Hoa cho hay, trong 4 năm học gần đây (từ năm học 2020 - 2021 đến năm học 2023 - 2024), số lượng thí sinh trúng tuyển tuyển dụng giáo viên, đến nhận công tác tại các trường luôn thấp hơn rất nhiều so với chỉ tiêu tuyển dụng. Tình trạng thiếu giáo viên đang diễn ra nghiêm trọng, kéo dài ở một số môn học, cấp học.

Cùng với đó, giáo viên mới được tuyển dụng, sau một thời gian ngắn cũng xin nghỉ việc, chuyển việc do không yên tâm công tác vì áp lực, lương và các chế độ, chính sách khác không bảo đảm được cuộc sống. Trong đó, có hiện tượng “chảy máu chất xám” ở nhóm giáo viên trẻ, sau khi được nhà trường bồi dưỡng về chuyên môn, nghiệp vụ, nhưng nguồn thu nhập ở trường ngoài công lập hấp dẫn hơn nên đã chuyển đổi nơi công tác.

Trong khi đó, tại Trường Cao đẳng Kỹ nghệ II (TP. Hồ Chí Minh), Hiệu trưởng Bùi Văn Hưng cho biết, nhà trường không tổ chức thi tuyển viên chức từ năm 2012, thực hiện cơ chế tự chủ từ năm 2016 và cũng đang gặp nhiều khó khăn trong tuyển dụng giáo viên, chưa kể việc thực hiện chính sách tinh giản biên chế cũng ảnh hưởng đến đời sống của đội ngũ nhà giáo, viên chức, người lao động…

Cần sự đột phá, đổi mới mạnh mẽ

Đội ngũ nhà giáo là lực lượng đông nhất trong tổng số công chức, viên chức, chiếm 70% số lượng biên chế viên chức trên cả nước. Theo thống kê, đến cuối năm học 2021-2022, toàn quốc có khoảng 1,6 triệu nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục đang làm việc trong các cơ sở giáo dục công lập và ngoài công lập ở các cấp học và trình độ đào tạo, trong đó, gần 1,2 triệu nhà giáo trong biên chế. Bên cạnh đó, có hơn 900 nghìn nhà giáo nghỉ hưu, nhưng vẫn có nhiều đóng góp cho giáo dục, gần 115 nghìn sinh viên đang học đại học và cao đẳng sư phạm trong cả nước sẽ bổ sung cho đội ngũ nhà giáo trong tương lai.

Tại các cuộc khảo sát, làm việc tại TP. Hồ Chí Minh, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục Nguyễn Thị Mai Hoa nêu vấn đề, hiện nhà giáo đang được quy định tại Luật Viên chức đối với nhà giáo công lập và Bộ luật Lao động đối với nhà giáo ngoài công lập. Điều này dẫn đến trách nhiệm, quyền lợi, phúc lợi hiện nay của nhà giáo đang thụ hưởng bị chi phối bởi nhiều văn bản quy phạm pháp luật của các bộ, ngành khác nhau; điều kiện thụ hưởng chưa tương xứng.

Theo Phó Chủ nhiệm Ủy ban Nguyễn Thị Mai Hoa, nhà giáo là viên chức nhưng phải được coi là "viên chức đặc biệt", nhà giáo là người lao động nhưng phải là người lao động làm nghề đặc biệt; đặc biệt cả về trách nhiệm, quyền lợi, nghĩa vụ cũng như trong tuyển dụng, thuyên chuyển, khen thưởng, kỷ luật. Do đó, mục tiêu cuối cùng là làm sao khi Luật Nhà giáo ra đời sẽ giải quyết được những vấn đề thực tiễn đang đặt ra.

“Có thể chưa hoàn thiện triệt để, chưa đáp ứng toàn diện mong muốn của các thầy cô, nhưng phải trả lời được câu hỏi: Luật ra đời thì môi trường làm việc của giáo viên có tốt hơn không? Điều kiện làm việc của giáo viên có tốt hơn không? Vị thế của nhà giáo có được đặt đúng vai trò, chức trách hay không? Đặc biệt là hệ thống chính sách đối với nhà giáo công lập và ngoài công lập có bảo đảm được không, để giáo viên yên tâm gắn bó với nghề, cống hiến hết mình cho nghề nghiệp hay không?" - Phó Chủ nhiệm Ủy ban Nguyễn Thị Mai Hoa nêu rõ.

Để tuyển được người giỏi, tâm huyết, có phẩm chất vào nghề giáo, Ủy viên Thường trực Ủy ban Văn hóa, Giáo dục Đỗ Chí Nghĩa cho rằng, việc xây dựng Luật Nhà giáo là cần thiết, không những góp phần nâng cao vị thế, vai trò, trách nhiệm nhà giáo, đồng thời còn tạo ra hành lang pháp lý vững chắc và toàn diện hơn để bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của nhà giáo.

Theo Ủy viên Thường trực Ủy ban Văn hóa, Giáo dục Nguyễn Thị Mai Thoa, cần có sự đột phá, đổi mới mạnh mẽ về cơ chế, chính sách tuyển dụng, sử dụng, đãi ngộ trong ngành giáo dục nói chung và giáo dục nghề nghiệp nói riêng. Từ đó, tạo động lực để nhà giáo cống hiến hết mình vì sự nghiệp giáo dục.

Diễn đàn Quốc hội

Liệt sĩ Nguyễn Thị Diệu - Nhà giáo Anh hùng
Diễn đàn Quốc hội

Liệt sĩ Nguyễn Thị Diệu - Nhà giáo Anh hùng

Nhà giáo Nguyễn Thị Diệu - một liệt sĩ gan vàng dạ sắt, đã hiến dâng cả tuổi thanh xuân của mình cho sự nghiệp giải phóng dân tộc, thống nhất Tổ quốc, tô thắm thêm những trang sử vẻ vang của phong trào phụ nữ Việt Nam trong lịch sử dựng nước và giữ nước.

Những ý kiến, kiến nghị của trẻ em cần được quan tâm, lắng nghe, tiếp thu
Diễn đàn Quốc hội

Quốc hội người lớn có trách nhiệm xem xét, “thực thi” nghị quyết của Quốc hội trẻ em

Những kiến nghị cụ thể về "Phòng, chống bạo lực học đường" và "Phòng, chống tác hại của thuốc lá và chất kích thích, đặc biệt trong môi trường học đường" đã được đưa vào Nghị quyết Phiên họp giả định Quốc hội trẻ em lần thứ Hai. Ủy viên Thường trực Ủy ban Văn hóa, Giáo dục NGUYỄN THỊ MAI THOA - Phó Trưởng Ban tổ chức phiên họp giả định cho rằng, Quốc hội người lớn có trách nhiệm xem xét, “thực thi” hoặc giao nhiệm vụ cho các cơ quan có thẩm quyền “thực thi” nghị quyết này.

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn phát biểu tại phiên họp
Diễn đàn Quốc hội

Bảo đảm khả thi, phổ quát, công bằng

Cho ý kiến về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Bảo hiểm y tế tại Phiên họp thứ 37, các Ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội lưu ý, việc mở rộng đối tượng và mở rộng quyền lợi của người tham gia bảo hiểm y tế cần được xem xét, cân nhắc kỹ lưỡng, bảo đảm tính khả thi, phổ quát, công bằng cũng như khả năng cân đối Quỹ bảo hiểm y tế và khả năng chi trả của người dân.

Phiên chất vấn và trả lời chất vấn Quốc hội trẻ em lần thứ Hai. Ảnh: Lâm Hiển
Diễn đàn Quốc hội

"Quốc hội trẻ em đã động chạm đến nhiều vấn đề cốt lõi"

Tại Phiên họp giả định Quốc hội trẻ em lần thứ Hai, các đại biểu Quốc hội trẻ em đã chỉ ra rằng, bạo lực học đường, tác hại của thuốc lá, chất kích thích trong môi trường học đường hiện đáng báo động, diễn ra dưới nhiều hình thức, cần triển khai nhiều giải pháp hiệu quả để xây dựng môi trường giáo dục an toàn, lành mạnh.

Khai mạc Phiên họp giả định Quốc hội trẻ em lần thứ hai
Quốc hội và Cử tri

Cất cao tiếng nói của trẻ em

Vinh dự, tự hào khi đại diện cho hàng triệu trẻ em Việt Nam, mang theo tâm tư, nguyện vọng của bạn bè đồng trang lứa, các đại biểu Quốc hội trẻ em mong muốn cất cao tiếng nói, đưa ra ý kiến về những vấn đề xác đáng tại Phiên họp giả định Quốc hội trẻ em lần thứ II năm 2024.

Trưởng Ban Dân nguyện Dương Thanh Bình phát biểu tại phiên họp
Diễn đàn Quốc hội

Nêu cao tinh thần trách nhiệm, kịp thời giải quyết thấu đáo các kiến nghị của cử tri

Ghi nhận các nỗ lực của các bộ, ngành trong giải quyết, trả lời kiến nghị của cử tri gửi đến Quốc hội thời gian qua, Trưởng Ban Dân nguyện Dương Thanh Bình đề nghị, các bộ, ngành tiếp tục phát huy kết quả đạt được trên tinh thần trách nhiệm, kịp thời giải quyết các kiến nghị của cử tri liên quan đến chủ trương, chính sách, pháp luật, nghị định, thông tư thuộc thẩm quyền quản lý.

Ủy viên Thường trực Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường Nguyễn Ngọc Sơn phát biểu tại Hội thảo "Thực trạng chính sách, pháp luật về khoa học, công nghệ ở nước ta hiện nay"
Diễn đàn Quốc hội

Đổi mới mạnh mẽ, đồng bộ cơ chế quản lý và hoạt động khoa học công nghệ

Tại hội thảo “Thực trạng chính sách, pháp luật về khoa học, công nghệ ở nước ta hiện nay” diễn ra sáng 27.9, các đại biểu cho rằng, cần thiết tiếp tục hoàn thiện khung pháp lý cho lĩnh vực khoa học công nghệ để thể chế hóa đầy đủ, kịp thời đường lối, chủ trương của Đảng và chính sách, pháp luật của Nhà nước; tạo cơ sở pháp lý để phát triển nhanh, bền vững khoa học công nghệ. Trong đó, trọng tâm là sửa đổi, bổ sung các quy định của Luật Khoa học và Công nghệ hiện hành.

Cân đối nguồn lực, bảo đảm khả thi
Văn hóa - Thể thao

Cân đối nguồn lực, bảo đảm khả thi

Cho ý kiến về đề xuất chủ trương đầu tư Chương trình mục tiêu quốc gia về phát triển văn hóa giai đoạn 2025 - 2035 tại Phiên họp toàn thể lần thứ 8, các ủy viên Ủy ban Văn hóa, Giáo dục đã chỉ ra những thách thức về nguồn lực và cơ chế phân bổ ngân sách, cũng như tính khả thi của các mục tiêu, chỉ tiêu.

Bảo đảm tính công bằng, trung lập của chính sách thuế
Diễn đàn Quốc hội

Bảo đảm tính công bằng, trung lập của chính sách thuế

Góp ý vào dự thảo Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp tại Phiên họp thứ 37, một số Ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội đề nghị, cần rà soát thật kỹ dự thảo Luật, bảo đảm thể chế hoá chủ trương về cải cách hệ thống chính sách thuế nói chung, chính sách thuế thu nhập doanh nghiệp nói riêng đã được nêu tại các văn bản của Đảng, Nhà nước. Trong đó, rà soát để sửa đổi hoặc bãi bỏ ưu đãi miễn, giảm thuế không còn phù hợp với yêu cầu phát triển, bảo đảm tính trung lập của thuế để áp dụng ổn định trong trung và dài hạn.

Rõ lộ trình, giải pháp cụ thể giải quyết dứt điểm vụ việc tồn đọng, kéo dài
Diễn đàn Quốc hội

Rõ lộ trình, giải pháp cụ thể giải quyết dứt điểm vụ việc tồn đọng, kéo dài

Thảo luận Báo cáo của Chính phủ về công tác tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo về hành chính năm 2024, các Ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội đề nghị, Chính phủ cần làm rõ các nội dung cần tập trung chỉ đạo, có giải pháp, lộ trình cụ thể để giải quyết dứt điểm những vụ việc khiếu nại, tố cáo phức tạp, tồn đọng, kéo dài. Đồng thời, hạn chế tối đa phát sinh vụ việc mới, gây ảnh hưởng đến trật tự, an toàn xã hội.

Gắn trách nhiệm của từng chủ thể với nhiệm vụ cụ thể
Quốc hội và Cử tri

Gắn trách nhiệm của từng chủ thể với nhiệm vụ cụ thể

Qua xem xét báo cáo kết quả giám sát chuyên đề “Việc thực hiện chính sách, pháp luật về bảo đảm trật tự, an toàn giao thông từ năm 2009 đến hết năm 2023” tại Phiên họp chiều nay, 25.9, Ủy ban Thường vụ Quốc hội nhấn mạnh, dự thảo Nghị quyết giám sát cần thể hiện rõ các giải pháp, nhiệm vụ cụ thể, gắn trách nhiệm của từng chủ thể theo quy định của pháp luật.

Chú trọng phát triển trung tâm dịch vụ việc làm
Quốc hội và Cử tri

Chú trọng phát triển trung tâm dịch vụ việc làm

Cho ý kiến về dự thảo Luật Việc làm (sửa đổi), các Ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội đề nghị, cần ưu tiên bố trí nguồn vốn từ ngân sách nhà nước để đầu tư, hiện đại hóa cơ sở vật chất, hạ tầng công nghệ cho các trung tâm dịch vụ việc làm. Trong đó, ngân sách trung ương hỗ trợ cho các địa phương đầu tư cơ sở vật chất cho các trung tâm, nhất là các địa phương ở miền núi, biên giới, hải đảo, vùng khó khăn.

Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến với dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quảng cáo
Quốc hội và Cử tri

Bao quát, khả thi, có tính dự báo cao

Cho ý kiến với dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quảng cáo, các Ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội đề nghị, cần tiếp tục đối chiếu, rà soát với các luật chuyên ngành và các cam kết quốc tế để hoàn thiện dự thảo Luật, bảo đảm tính thống nhất của hệ thống pháp luật, bao quát hết các đối tượng hoạt động quảng cáo trên không gian mạng, các nền tảng số, bảo đảm tính khả thi và có tính dự báo cao.

Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về Báo cáo của Tổng Kiểm toán nhà nước về công tác năm 2024 của Kiểm toán nhà nước và dự kiến kế hoạch kiểm toán năm 2025
Diễn đàn Quốc hội

Lựa chọn nội dung kiểm toán có trọng tâm, trọng điểm

Cơ bản thống nhất với mục tiêu, định hướng, kế hoạch kiểm toán năm 2025 được Kiểm toán Nhà nước xác định, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đề nghị tiếp tục rà soát kế hoạch kiểm toán, lựa chọn nội dung có trọng tâm, trọng điểm, kiểm toán trúng và đúng, cắt giảm các nhiệm vụ thực sự không cần thiết, trùng lặp với kế hoạch thanh tra.

Chỉ luật hóa các vấn đề thuộc thẩm quyền của Quốc hội
Quốc hội và Cử tri

Chỉ luật hóa các vấn đề thuộc thẩm quyền của Quốc hội

Nhất trí sự cần thiết sửa đổi Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp, tại Phiên họp thứ 37, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cũng nhấn mạnh yêu cầu các nội dung sửa đổi cần tập trung khắc phục, tháo gỡ kịp thời các bất cập, vướng mắc cho doanh nghiệp, đồng thời, tạo môi trường pháp lý thống nhất và ổn định, bảo đảm tính nhất quán, rõ ràng trong các chính sách ưu đãi thuế đối với doanh nghiệp. Đặc biệt, cần quán triệt quan điểm chỉ luật hóa các vấn đề thuộc thẩm quyền của Quốc hội.

Toàn cảnh Phiên họp thứ 11 Hội đồng khoa học của Ủy ban Thường vụ Quốc hội
Diễn đàn Quốc hội

Tăng cường hiệu quả hoạt động của các cơ quan, tổ chức, cá nhân chịu sự giám sát

Việc lấy phiếu tín nhiệm, bỏ phiếu tín nhiệm đối với người giữ chức vụ do Quốc hội và Hội đồng nhân dân bầu hoặc phê chuẩn là một hình thức giám sát của Quốc hội và Hội đồng nhân dân. Tại Phiên họp thứ 11 Hội đồng khoa học của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, các đại biểu cho rằng, nội dung này cần được luật hóa vì đây là một công cụ hết sức sắc bén của Quốc hội, Hội đồng nhân dân đã được thực tiễn chứng minh hiệu quả.

Giải quyết dứt điểm những vấn đề phát sinh từ việc xử lý các vụ án tham nhũng
Diễn đàn Quốc hội

Giải quyết dứt điểm những vấn đề phát sinh từ việc xử lý các vụ án tham nhũng

Cho ý kiến về Báo cáo của Chính phủ về công tác phòng, chống tham nhũng năm 2024 tại Phiên họp thứ 37, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đề nghị, Báo cáo của Chính phủ cần phân tích, làm rõ hơn về công tác phòng, chống tiêu cực. Cụ thể, cần tổng kết, đánh giá, nhận diện đầy đủ các hạn chế và nguyên nhân để dự báo đúng tình hình tham nhũng; trên cơ sở đó xác định rõ nguyên nhân chủ yếu và đề ra giải pháp đột phá với công tác này.

Nguồn: ITN
Diễn đàn Quốc hội

Tội phạm tham nhũng, kinh tế vẫn diễn biến phức tạp, gây thất thoát lớn cho tài sản Nhà nước

Đây là một trong những thông tin được chỉ ra trong Báo cáo tổng hợp ý kiến của các cơ quan của Quốc hội, Ban Dân nguyện về việc thực hiện các nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về giám sát chuyên đề và chất vấn từ đầu nhiệm kỳ Quốc hội Khóa XV đến hết năm 2023 trình UBTVQH tại Phiên họp thứ 36.