Hoạt động khuyến công khu vực miền Trung - Tây Nguyên

Tạo động lực cho sản xuất theo hướng bền vững, tuần hoàn

Thời gian qua, với sự quyết tâm, nỗ lực thực hiện đồng bộ các giải pháp, hoạt động khuyến công khu vực miền Trung - Tây Nguyên đã đạt được nhiều kết quả quan trọng. Từ đó, góp phần khuyến khích cơ sở công nghiệp nông thôn tích cực đổi mới thiết bị, áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất và tạo động lực cho sản xuất theo hướng bền vững, tuần hoàn.

Trợ lực vững chắc cho doanh nghiệp

Năm 2023, bám sát mục tiêu, kế hoạch của Chương trình khuyến công quốc gia và khuyến công địa phương, các đề án tập trung hướng đến các ngành công nghiệp chủ lực của địa phương với tổng kinh phí thực hiện của khu vực miền Trung - Tây Nguyên là 73,5 tỷ đồng, đạt 93,5% so với kế hoạch năm (78,6 tỷ đồng).

Trong 9 tháng năm 2024, tổng kinh phí khuyến công toàn vùng đã thực hiện đạt 33,8 tỷ đồng, đạt 52,03% kế hoạch năm. Trong đó, kinh phí khuyến công quốc gia thực hiện hơn 9 tỷ đồng; kinh phí khuyến công địa phương thực hiện 24,8 tỷ đồng.

Nghiệm thu, bàn giao máy móc thiết bị cho Công ty CP Việt Séc. Nguồn: ITN
Nghiệm thu, bàn giao máy móc thiết bị cho Công ty CP Việt Séc. Nguồn: ITN

Theo kế hoạch năm 2024, có 5/15 đơn vị sự nghiệp trực thuộc Sở Công Thương các tỉnh miền Trung và Tây Nguyên thực hiện tư vấn phát triển công nghiệp và đặt mục tiêu doanh thu 6,04 tỷ đồng với dự kiến 128 dự án. 9 tháng năm nay, các đơn vị đã tư vấn cho 76 dự án, doanh thu đạt gần 8 tỷ đồng, đạt 115,6% kế hoạch năm.

Xác định vai trò quan trọng của công tác khuyến công, năm 2024, Đà Nẵng dành 5,5 tỷ đồng cho hoạt động này. Trong đó, hơn 1 tỷ đồng hỗ trợ xúc tiến thương mại, xây dựng nhãn hiệu; kinh phí còn lại hỗ trợ doanh nghiệp đầu tư máy móc thiết bị để nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm, sản xuất sạch hơn.

Công ty CP Việt Séc (Khu công nghiệp Hòa Cầm, quận Cẩm Lệ) là đơn vị được chương trình khuyến công Đà Nẵng hỗ trợ 300 triệu đồng xây dựng mô hình thí điểm về áp dụng sản xuất sạch hơn. Đại diện Công ty cho biết, với trợ lực từ nguồn vốn khuyến công, Công ty đã đầu tư máy bào bốn mặt và định hình tự động (1,36 tỷ đồng), giúp sản xuất xanh, sạch hơn, đồng thời giảm được số lượng lao động trong khi sản lượng tăng gấp 3 lần. Ngoài ra, công ty còn tiết kiệm nguyên vật liệu, máy thu được các bụi dăm trong quá trình sản xuất làm giảm bụi bẩn, giảm phát thải ra môi trường.

Nhằm phát huy thế mạnh về sản xuất nông, thủy sản, năm 2024, Trung tâm Khuyến công, Xúc tiến thương mại và Tiết kiệm năng lượng Phú Yên đã xây dựng đề án hỗ trợ ứng dụng máy móc, thiết bị tiên tiến trong chế biến các sản phẩm từ nông - thủy sản. Đối tượng thụ hưởng là những hộ kinh doanh trên địa bàn như: Hộ kinh doanh hải sản Sông Cầu; Hộ kinh doanh Thi Nga; Hộ kinh doanh Phạm Thị Bích Thủy. Tổng kinh phí thực hiện hơn 899 triệu đồng, trong đó kinh phí khuyến công địa phương hỗ trợ 286 triệu đồng; kinh phí đối ứng hơn 613 triệu đồng. Đề án đã góp phần đa dạng sản phẩm cho các cơ sở công nghiệp nông thôn; quảng bá thương hiệu và nâng cao sức cạnh tranh của sản phẩm; tạo công ăn việc làm cho lao động nhàn rỗi...

Cũng trong năm 2024, Trung tâm Khuyến công và Tư vấn Phát triển công nghiệp Đắk Lắk đã thực hiện đề án hỗ trợ ứng dụng máy móc thiết bị tiên tiến trong sản xuất nước đá viên tinh khiết tại hộ kinh doanh Nguyễn Thiên Ban xã Cư Né, huyện Krông Búk; tổng kinh phí đầu tư 800 triệu đồng, trong đó kinh phí khuyến công địa phương hỗ trợ 190 triệu đồng. Sau khi đi vào hoạt động, hộ kinh doanh đã tạo ra sản phẩm có chất lượng cao, an toàn vệ sinh thực phẩm, tạo công ăn việc làm và thu nhập ổn định cho người lao động tại địa phương.

Tập trung sản xuất theo hướng tuần hoàn

Có thể khẳng định, hoạt động khuyến công ngày càng đóng vai trò quan trọng, tiếp tục là trợ lực vững chắc cho phát triển kinh tế - xã hội của khu vực miền Trung - Tây Nguyên nói chung và cả nước nói riêng.

Để tiếp tục nâng cao hiệu quả hoạt động khuyến công, Cục Công Thương địa phương đã có văn bản gửi Sở Công Thương các tỉnh, thành phố, các tổ chức dịch vụ khuyến công triển khai xây dựng kế hoạch khuyến công năm 2025.

Theo đó, định hướng các nội dung hoạt động khuyến công năm 2025 sẽ hỗ trợ xây dựng các mô hình trình diễn kỹ thuật phổ biến công nghệ mới, sản xuất sản phẩm mới; lựa chọn xây dựng các mô hình về chế biến nông - lâm - thủy sản, mô hình ứng dụng công nghệ cao trong sản xuất công nghiệp, mô hình tổ chức sản xuất theo hướng tuần hoàn, phát triển sản xuất để giảm nghèo bền vững cho các đối tượng yếu thế ở địa bàn khó khăn; mô hình khác theo nhu cầu của sản xuất, thị trường và định hướng phát triển của ngành, địa phương.

Hỗ trợ ứng dụng máy móc tiên tiến vào sản xuất, đổi mới máy móc thiết bị, nâng cấp quy trình sản xuất công nghệ theo hướng sản xuất sạch hơn, nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm, tiết kiệm năng lượng, tái sử dụng các nguồn nguyên liệu hoặc đưa ra các sản phẩm có tính bảo vệ môi trường, bền vững. Hỗ trợ phát triển sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu; ưu tiên các đề án có sản phẩm được bình chọn, cấp giấy chứng nhận cấp khu vực, quốc gia (giấy chứng nhận còn hiệu lực)…

Hỗ trợ phát triển nguồn nhân lực có chất lượng, nâng cao năng lực quản lý, tư vấn, trợ giúp các cơ sở công nghiệp nông thôn. Hỗ trợ tư vấn thông tin phát triển công nghiệp nông thôn; tư vấn, hướng dẫn lập dự án đầu tư, marketing, quản lý sản xuất, tài chính, kế toán, nhân lực, liên doanh, liên kết trong sản xuất kinh doanh và thiết kế mẫu mã, bao bì đóng gói... Nâng cao năng lực tổ chức thực hiện; ứng dụng công nghệ thông tin vào quản lý hoạt động khuyến công.

Để thực hoàn thành nhiệm vụ trong năm 2024 và chuẩn bị tốt cho công tác khuyến công năm 2025, các tỉnh thành khu vực miền Trung - Tây Nguyên sẽ tiếp tục đồng bộ các giải pháp cụ thể, tích cực hỗ trợ, tháo gỡ khó khăn cho các doanh nghiệp, cơ sở công nghiệp nông thôn.

Kinh tế

Nỗ lực giữ đà tăng trưởng xuất khẩu
Kinh tế

Nỗ lực giữ đà tăng trưởng xuất khẩu

Chia sẻ với Báo Đại biểu Nhân dân trước thềm Xuân Ất Tỵ 2025, Ủy viên Trung ương Đảng, Bộ trưởng Bộ Công Thương NGUYỄN HỒNG DIÊN bày tỏ vui mừng trước kết quả xuất khẩu ấn tượng trong năm 2024 với hơn 405 tỷ USD, trong đó có đóng góp rất quan trọng của Bộ Công Thương. Bước sang năm 2025, Bộ trưởng cho biết, Bộ Công Thương sẽ tập trung nhiều giải pháp để nỗ lực duy trì đà tăng trưởng xuất khẩu, qua đó đóng góp vào mục tiêu tăng trưởng mà Quốc hội đề ra, tạo nền tảng để Việt Nam vững bước tiến vào kỷ nguyên mới.

Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Lê Minh Hoan
Kinh tế

Tạo không gian phát triển, động lực tăng trưởng mới ngành nông nghiệp

Năm 2025 sẽ là năm tăng tốc, bứt phá, hoàn thành mục tiêu Kế hoạch phát triển ngành 5 năm (2021 - 2025). Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn LÊ MINH HOAN cho biết, việc làm đầu tiên là cần kiến tạo không gian phát triển và các động lực tăng trưởng mới của ngành với phương châm hành động “Thích ứng linh hoạt - Khơi thông nguồn lực - Tăng tốc bứt phá”.

Bộ trưởng Nguyễn Thanh Nghị
Kinh tế

Hòa vào tâm thế tự tin của đất nước, tiến bước vào kỷ nguyên mới

“Với truyền thống tốt đẹp của ngành xây dựng và những thành tựu đã đạt được trong hơn 66 năm qua, hòa mình vào tâm thế tự tin của đất nước, tiến bước vào kỷ nguyên mới - kỷ nguyên vươn mình của dân tộc, trước cũng như sau khi hợp nhất, toàn ngành xây dựng sẽ nỗ lực và chủ động hoàn thành các mục tiêu đã đề ra để góp phần cùng đất nước tiến xa hơn trong hành trình phát triển”, Ủy viên Trung ương Đảng, Bộ trưởng Bộ Xây dựng Nguyễn Thanh Nghị chia sẻ.

Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng
Kinh tế

Quyết tâm tăng trưởng cao để tạo đà bứt phá cho kỷ nguyên mới

Dù tình hình thế giới năm 2025 dự báo tiếp tục rất khó khăn, thách thức, Chính phủ vẫn quyết tâm đạt tăng trưởng 8%, cao hơn mục tiêu Quốc hội đưa ra. “Đây là mức tăng trưởng cao, nhiều thách thức, nhưng có thể đạt được và cần quyết tâm đạt được để tạo đà tăng trưởng bứt phá cho kỷ nguyên phát triển mới”, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư NGUYỄN CHÍ DŨNG nhấn mạnh.

FPT thúc đẩy trao đổi tiềm năng đầu tư vào Việt Nam, đưa ngành Dược thành công nghiệp mũi nhọn
Doanh nghiệp

FPT thúc đẩy trao đổi tiềm năng đầu tư vào Việt Nam, đưa ngành Dược thành công nghiệp mũi nhọn

Ngày 22.1 (theo giờ địa phương), tại Davos, Thụy Sĩ, trong khuôn khổ chuyến công tác tham dự Hội nghị Diễn đàn Kinh tế Thế giới (WEF), Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam đã tham dự Tọa đàm với các tập đoàn dược phẩm toàn cầu với chủ đề: "Dược phẩm Việt Nam trong kỷ nguyên số - Tương lai từ đổi mới sáng tạo và công nghệ”. Sự kiện do Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Ngoại giao và Tập đoàn FPT phối hợp tổ chức.

Năm 2024, ABBANK ghi nhận tăng trưởng về quy mô hoạt động, lợi nhuận tăng 58% so với 2023
Doanh nghiệp

Năm 2024, ABBANK ghi nhận tăng trưởng về quy mô hoạt động, lợi nhuận tăng 58% so với 2023

Kết thúc Quý 4.2024, Ngân hàng TMCP An Bình (ABBANK) ghi nhận lợi nhuận trước thuế tăng 58% so với năm 2023, đạt 809 tỷ đồng. Cùng với sự tăng trưởng về quy mô hoạt động, số lượng giao dịch qua kênh số tại ABBANK cũng có sự bứt phá đáng kể nhờ việc đầu tư nguồn lực nhằm tăng tiện ích và trải nghiệm khách hàng.

Petrolimex mở Trạm dừng nghỉ tạm tại Km 427+035 tuyến cao tốc Nghi Sơn - Diễn Châu
Kinh tế

Petrolimex mở Trạm dừng nghỉ tạm tại Km 427+035 tuyến cao tốc Nghi Sơn - Diễn Châu

Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam (Petrolimex) vừa phối hợp với Cục đường bộ Việt Nam; Cục Đường cao tốc Việt Nam; Cục Cảnh sát Giao thông (C08); Khu Quản lý đường bộ II; Sở Giao thông Vận tải tỉnh Nghệ An và các cơ quan hữu quan hoàn thành nghiệm thu kỹ thuật đưa Trạm dừng nghỉ tạm tại Km427+035 tuyến cao tốc Nghi Sơn - Diễn Châu vào hoạt động.

Ảnh minh họa
Kinh tế

Chuyển biến thật sự chứ không chỉ là con số

TS. Trần Văn - Nguyên Phó Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính, Ngân sách

Có lẽ số liệu thống kê chỉ để dành cho các nhà hoạch định chính sách và những người làm công tác nghiên cứu, còn xã hội thì đánh giá tình hình phát triển của đất nước qua quan sát những thay đổi thường ngày mà người dân và cộng đồng doanh nghiệp có thể cảm nhận được.

SHB ghi nhận lợi nhuận trước thuế tăng 25% trong năm bản lề triển khai chiến lược chuyển đổi
Tài chính

SHB ghi nhận lợi nhuận trước thuế tăng 25% trong năm bản lề triển khai chiến lược chuyển đổi

Kết thúc 2024 - năm bản lề của Chiến lược Chuyển đổi, SHB ghi nhận kết quả kinh doanh bứt phá với lợi nhuận trước thuế hơn 11.543 tỷ đồng, tăng 25% so với năm trước và vượt kế hoạch được Đại hội đồng cổ đông thường niên thông qua. Ngân hàng tiếp tục khẳng định vị thế TOP 5 NHTM tư nhân lớn nhất Việt Nam và vươn tầm khu vực.

Tổng kiểm toán Ngô Văn Tuấn
Kinh tế

Phòng, chống lãng phí là “sứ mệnh” của Kiểm toán Nhà nước

Đất nước đang bước vào "kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam” theo lời Tổng Bí thư Tô Lâm. Trong bối cảnh đó, “công tác phòng, chống lãng phí đang đứng trước những yêu cầu, nhiệm vụ mới rất khẩn trương, cấp bách”. Chung tay cùng cả nước trong “cuộc chiến” này, Kiểm toán Nhà nước đã xác định phòng, chống tham nhũng, lãng phí chính là “sứ mệnh” của mình, Ủy viên Trung ương Đảng, Tổng Kiểm toán Nhà nước NGÔ VĂN TUẤN nhấn mạnh.

Ảnh minh họa
Thị trường

Hàng Việt củng cố vị thế tại Singapore

Với vị trí thứ 3 về xuất khẩu gạo và lần đầu tiên vượt qua Nhật Bản để xếp thứ 5 về xuất khẩu thủy sản vào Singapore, các doanh nghiệp xuất khẩu của Việt Nam đang dần khẳng định vị thế, uy tín tại thị trường đảo quốc sư tử.

Xây dựng thương hiệu cho nông sản
Kinh tế

Sẽ có chính sách phát triển thương hiệu nông sản?

Ngành nông nghiệp đóng góp rất lớn trong thành tựu xuất khẩu chung của cả nước, song chất lượng nông sản không ổn định và chưa có thương hiệu; vì vậy, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đề xuất xây dựng Nghị định về phát triển nhãn hiệu, thương hiệu nông sản nhằm hoàn thiện cơ chế chính sách và quản lý, tạo nền tảng nâng cao giá trị gia tăng, quảng bá và phát triển thương hiệu nông sản trong, ngoài nước.

Ảnh minh họa
Kinh tế

Chuyển đổi tư duy để xuất khẩu tôm tiếp tục tăng trưởng

Mặc dù đối mặt với nhiều thách thức trong năm qua, ngành tôm vẫn kiên cường vượt qua khó khăn nhờ vào nỗ lực, quyết tâm và các chiến lược hợp lý. Trong thời gian tới, ngành cần chuyển đổi tư duy, không chỉ chú trọng vào sản lượng và công nghệ cao, mà phải ưu tiên tính bền vững và hiệu quả, tập trung vào chất lượng, bảo vệ môi trường, sức khỏe cộng đồng và giá trị sản phẩm.

Vietbank hoàn tất tăng vốn điều lệ lên 7.139 tỷ đồng, đưa thêm 14 điểm giao dịch đi vào hoạt động trên toàn quốc trong năm 2024
Tài chính

Vietbank hoàn tất tăng vốn điều lệ lên 7.139 tỷ đồng, đưa thêm 14 điểm giao dịch đi vào hoạt động trên toàn quốc trong năm 2024

Năm 2024, Ngân hàng TMCP Việt Nam Thương Tín (Vietbank) đã hoàn tất việc tăng vốn điều lệ lên 7.139 tỷ đồng, đánh dấu bước tiến quan trọng trong chiến lược phát triển bền vững. Cùng đó, Ngân hàng cũng hoàn tất mục tiêu khai trương mở mới 14 điểm giao dịch nâng tổng số lên 132 trên điểm giao dịch trên toàn quốc, khẳng định sự hiện diện mạnh mẽ của Ngân hàng trên thị trường.