Năng lượng tái tạo được nhận định là nguồn năng lượng sạch hoàn toàn, đang dần trở thành xu hướng toàn cầu và có vai trò quan trọng trong tương lai. Hiện việc phát triển ứng dụng năng lượng tái tạo cũng rất đa dạng như năng lượng mặt trời, năng lượng gió, năng lượng thủy triều... Trong đó, năng lượng mặt trời là nguồn năng lượng sạch được nhiều người biết đến nhất. Đối với nguồn năng lượng này, chúng ta có thể khai thác nhờ các công nghệ hiện đại như sưởi ấm, quang điện, quang hợp nhân tạo.
Cùng với năng lượng mặt trời, năng lượng gió cũng ngày một phổ biến và có vai trò quan trọng trong tương lai. So với năng lượng được tạo ra từ nhiên liệu hóa thạch thì năng lượng tái tạo là nguồn năng lượng sạch hoàn toàn, thân thiện với thiên nhiên và hạn chế tối đa ô nhiễm đến môi trường. Bên cạnh đó, việc triển khai những công nghệ sản xuất điện năng lượng tái tạo này hiện nay rất dễ dàng mà từ hộ gia đình có thể tiếp cận cho đến quy mô phục vụ cho các doanh nghiệp, nhà máy…
Phát biểu tại tọa đàm, các đại biểu cho rằng: trong bối cảnh hiện nay, xu hướng chuyển dịch từ năng lượng hóa thạch sang các nguồn năng lượng tái tạo đang là cuộc chạy đua quyết liệt giữa các nước nhằm hướng tới sự phát triển bền vững trong tương lai.
Đối với Việt Nam, Quyết định số 500 của Thủ tướng về phê duyệt quy hoạch phát triển điện lực quốc gia thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 (quy hoạch điện 8). Theo đó, Việt Nam phấn đấu đến năm 2030 có 50% các tòa nhà công sở và 50% nhà dân sử dụng điện mặt trời mái nhà tự sản, tự tiêu (phục vụ tiêu thụ tại chỗ, không bán điện vào hệ thống điện quốc gia). Việc định hướng phát triển nguồn năng lượng tái tạo nhằm giúp kiểm soát mức phát thải khí nhà kính từ sản xuất điện đạt khoảng 204-254 triệu tấn năm 2030 và còn khoảng 27-31 triệu tấn vào năm 2050.
Tại buổi tọa đàm, các đại biểu đánh giá cao về việc ra đời quy hoạch điện VIII, từđó tạo thúc đẩy phát triển nguồn điện và lưới điện truyền tải ở cấp điện áp từ 220kV trở lên, công nghiệp và dịch vụ về năng lượng tái tạo, năng lượng mới trên lãnh thổ Việt Nam, gồm công trình liên kết lưới điện với các quốc gia láng giềng. Theo quy hoạch điện VIII, thời gian tới Việt Nam sẽ tiếp tục ưu tiên phát triển nguồn năng lượng tái tạo.
Với mục tiêu bảo đảm an ninh năng lượng quốc gia, quy hoạch điện VIII nhằm bảo đảm cung cấp đủ nhu cầu điện, đáp ứng yêu cầu tăng trưởng khoảng 7%/năm giai đoạn 2021-2030, khoảng 6,5 - 7,5%/năm trong giai đoạn 2031-2050. Đáng chú ý, quy hoạch điện VIII ưu tiên phát triển mạnh các nguồn năng lượng tái tạo phục vụ sản xuất điện. Nguồn điện này sẽđạt tỉ lệ khoảng 30,9 - 39,2% vào năm 2030. Mục tiêu là hướng tới đạt tỉ lệ năng lượng tái tạo 47% theo cam kết về chuyển đổi năng lượng công bằng với Việt Nam (JETP). Định hướng đến năm 2050, tỉ lệ năng lượng tái tạo lên đến 67,5 - 71,5%. Bên cạnh đó, Việt Nam phấn đấu đến năm 2030 có 50% các tòa nhà công sở và 50% nhà dân sử dụng điện mặt trời mái nhà tự sản, tự tiêu (phục vụ tiêu thụ tại chỗ, không bán điện vào hệ thống điện quốc gia). Việc định hướng phát triển nguồn năng lượng tái tạo nhằm giúp kiểm soát mức phát thải khí nhà kính từ sản xuất điện đạt khoảng 204-254 triệu tấn năm 2030 và còn khoảng 27-31 triệu tấn vào năm 2050. Kết quả này nhằm hướng tới đạt mức phát thải đỉnh không quá 170 triệu tấn vào năm 2030 với điều kiện các cam kết theo JETP…
Phát biểu tại tọa đàm, Phó Ban quản lý Khu công nghệ cao Hòa Lạc Trần Đắc Trung cho rằng: tọa đàm nhằm cung cấp tổng quan về chính sách, chủ trương của Đảng và Chính phủ đối với năng lượng tái tạo; làm rõ hơn về vai trò và xu hướng tiên phong của các công nghệ năng lượng tái tạo hiện nay. Các doanh nghiệp, đại biểu cũng tập trung thảo luận cơ chế chính sách hợp tác đầu tư chuyển đổi năng lượng các doanh nghiệp; thảo luận về tính hiệu quả và khả thi khi hợp tác dự án chuyển đổi năng lượng. Đồng thời, trả lời các thắc mắc từ doanh nghiệp liên quan về thủ tục pháp lý, quy trình và lợi ích đầu tư của các bên.
Trong khuôn khổ chương trình, các bên cùng nhau ký thỏa thuận hợp tác phát triển giữa Green Yellow và Tập đoàn SOHACO và Khu Công nghệ cao Hòa Lạc nhằm triển khai Hệ thống điện mặt trời 0 đồng cho các nhà máy, ký hợp tác giữa Tập đoàn Sunhouse và Tập đoàn Sohaco.