ĐBQH Đặng Bích Ngọc (Hòa Bình):

Tạo công bằng trong hoạt động của toà án các tỉnh

Chiều nay, 9.11, thảo luận tại tổ về dự án Luật Tổ chức Tòa án nhân dân (sửa đổi), Phó Trưởng Đoàn chuyên trách phụ trách Đoàn ĐBQH tỉnh Hòa Bình Đặng Bích Ngọc cho rằng: cần quy định rõ trách nhiệm của Tòa án trong việc thu thập chứng cứ đối với các đối tượng yếu thế; có quy định tạo công bằng trong hoạt động của toà án các tỉnh, thành trên cả nước để nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động ngành toà án.

Tổ chức hiệu quả TAND sơ thẩm chuyên biệt

Theo ĐBQH Đặng Bích Ngọc, qua 8 năm thi hành Luật Tổ chức Toà án nhân dân (TAND), bên cạnh những kết quả đạt được, Luật cũng đã cho thấy những vướng mắc, bất cập và chưa hợp lý. Do vậy, việc xây dựng hành lang pháp lý phù hợp và bố trí các điều kiện bảo đảm để các Tòa án hoàn thành nhiệm vụ, góp phần đẩy mạnh cải cách tư pháp, tiếp tục xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam trong giai đoạn mới.

ĐBQH Đặng Bích Ngọc (Hòa Bình): Dự thảo Luật Tổ chức Tòa án nhân dân (sửa đổi) sẽ góp phần đẩy mạnh cải cách tư pháp -0
ĐBQH Đặng Bích Ngọc (Hoà Bình) phát biểu. Ảnh: Lâm Hiển

Trên cơ sở tổng kết kết quả triển khai thực hiện Luật, dự án Luật lần này đã bổ sung nhiều vấn đề qua thực tiễn còn vướng mắc; đại biểu Đặng Bích Ngọc cho rằng: Để đáp ứng nhu cầu phát triển hiện nay với sự gia tăng của phát triển kinh tế - xã hội đòi hỏi thẩm phán phải có chuyên môn cao, có kinh nghiệm và kiến thức, thường xuyên được đào tạo thu thập chứng cứ, xét xử các vụ án, bảo đảm đúng người, đúng tội. Do vậy, việc Chính phủ đưa ra quy định thành lập TAND sơ thẩm chuyên biệt trong dự thảo Luật là cần thiết.

Tuy nhiên, theo đại biểu, trong thực tế không phải khu vực nào cũng có vụ việc này xảy ra. Do vậy, việc thành lập mới các TAND sơ thẩm chuyên biệt trong dự thảo chưa quy định rõ việc thành lập ở các địa phương và khu vực nào, mà chỉ quy định có thành lập và thẩm quyền thành lập do Ủy ban Thường vụ Quốc hội quyết định, quy định về phạm vi thẩm quyền theo lãnh thổ của TAND cấp cao, trên cơ sở đề xuất của TAND cấp cao. Đại biểu đề nghị Ban soạn thảo nghiên cứu, rà soát từ thực tiễn, cân nhắc xem nên thành lập ở khu vực, cụm nào và thành lập mấy tòa án chuyên biệt trên cả nước để tập trung giải quyết những vụ án khó, mang tính chất chuyên ngành, đòi hỏi kỹ thuật cũng như chuyên môn cao của thẩm phán.

Đặc biệt phải có đánh giá kỹ lưỡng để khi thành lập các TAND sơ thẩm chuyên biệt sẽ giải quyết được những khó khăn hiện nay mà các tỉnh chưa đáp ứng được, cũng như tránh lãng phí nguồn lực thực hiện.

ĐBQH Đặng Bích Ngọc (Hòa Bình): Dự thảo Luật Tổ chức Tòa án nhân dân (sửa đổi) sẽ góp phần đẩy mạnh cải cách tư pháp -0
ĐBQH tỉnh Hòa Bình thảo luận tại tổ chiều 9.11. Ảnh: Lâm Hiển

Giúp việc xét xử khách quan, công tâm

Cũng theo đại biểu Ngọc, dự thảo Luật lần này đã sửa đổi theo hướng quy định rõ “Tòa án không có nghĩa vụ thu thập chứng cứ trong quá trình giải quyết tất cả vụ việc mà chỉ hỗ trợ đương sự là người yếu thế trong xã hội để thu thập chứng cứ trong các vụ việc dân sự, hành chính theo quy định của pháp luật”. Mặc dù những quy định trên là phù hợp, nhưng để phân quyền và nâng cao trách nhiệm của các cơ quan trong quy trình tố tụng, nên quy định rõ Tòa án chỉ có trách nhiệm thu thập chứng cứ hỗ trợ trong trường hợp có tình huống là các đối tượng yếu thế không thể tự thu thập chứng cứ và bảo vệ quyền lợi. Điều này giúp việc xét xử khách quan, công tâm, đúng người, đúng tội.

Liên quan đến việc đổi tên TAND cấp tỉnh, cấp huyện theo thẩm quyền xét xử, đại biểu Đặng Bích Ngọc cho rằng: Tại điểm c, d khoản 1 Điều 4 dự thảo Luật quy định tổ chức của TAND gồm: TAND phúc thẩm, TAND sơ thẩm và giao Ủy ban Thường vụ Quốc hội quy định về phạm vi thẩm quyền theo lãnh thổ của TAND phúc thẩm, sơ thẩm tại điều khoản chuyển tiếp (điểm b, khoản 1, Điều 153). Đại biểu cho rằng: trước những thách thức đặt ra trong công tác cải cách tư pháp thì việc nghiên cứu, xây dựng cơ chế đổi mới hoạt động của TAND cấp tỉnh, cấp huyện là hết sức cần thiết. Bởi, báo cáo tổng kết thi hành Luật chỉ rõ, hiện nay Tòa án cấp huyện là nơi giải quyết, xét xử theo thủ tục sơ thẩm trên 90% vụ việc phải giải quyết của Tòa án nhằm nâng cao tính chuyên nghiệp để xét xử có chất lượng là yêu cầu bức thiết. Tuy nhiên, cần làm rõ việc thay đổi tên gọi của các TAND cấp tỉnh, cấp huyện có thúc đẩy được quá trình độc lập khi xét xử hay không. Bởi, thực tế, chúng ta đang thực hiện ở cấp huyện là xét xử sơ thẩm và ở cấp tỉnh đang có cả những vụ việc xét xử sơ thẩm. Do vậy việc đổi tên như vậy cần đánh giá kỹ lưỡng.

Hiện cả nước có 710 TAND cấp huyện, việc thay đổi sẽ gây ra những tác động, xáo trộn trực tiếp đến hệ thống pháp luật liên quan trong lĩnh vực tư pháp, đồng thời gây lãng phí tốn kém ngân sách nhà nước khi phải thay đổi biển tên, con dấu, trụ sở và nhiều vấn đề khác liên quan đến TAND. Đề nghị Ban soạn thảo làm rõ việc có tác động khi quyết định việc đổi tên hay không, bảo đảm tránh lãng phí, nâng cao đổi mới chất lượng hiệu quả hoạt động công tác xét xử”, đại biểu Ngọc đề nghị.

Quy định rõ về số lượng Thẩm phán

ĐBQH Đặng Bích Ngọc cho biết: Báo cáo tổng kết thi hành Luật cũng như qua khảo sát tình hình thực tế tại địa phương cho thấy những bất cập trong việc quy định 4 ngạch Thẩm phán như hiện nay (Thẩm phán TAND tối cao, Thẩm phán Cao cấp, Trung cấp, Sơ cấp). Trong đó, TAND cấp tỉnh có Thẩm phán cao cấp, Thẩm phán trung cấp và Thẩm phán sơ cấp nhưng không quy định nhiệm vụ, quyền hạn của Thẩm phán sơ cấp công tác tại Tòa án này nên thực tế các Tòa án cấp tỉnh cũng không được bố trí Thẩm phán sơ cấp, công chức Tòa án cấp tỉnh muốn được bổ nhiệm Thẩm phán thì buộc phải về các Tòa án cấp huyện công tác.

​​Theo đó, đại biểu nhất trí với việc dự thảo đã sửa đổi, quy định chỉ có 2 ngạch Thẩm phán và tương ứng với 2 bậc đối với Thẩm phán TAND tối cao, 9 bậc đối với Thẩm phán để giải quyết những bất cập hiện nay về ngạch, bậc và tạo điều kiện thuận lợi trong bố trí, sắp xếp, điều động Thẩm phán. Tuy nhiên, tại điểm b, khoản 4, Điều 92 quy định “Thời gian giữ bậc Thẩm phán do UBTVQH quy định theo đề nghị của Chánh án TAND tối cao” và khoản 5 Điều này quy định “Số lượng Thẩm phán, bậc Thẩm phán tại mỗi cấp Tòa án do Chánh án Tòa án nhân dân tối cao quy định”, đề nghị bổ sung quy định rõ về số lượng Thẩm phán (cụ thể theo bậc Thẩm phán) trong tổ chức bộ máy của các TAND. Đồng thời, nghiên cứu quy định hợp lý về thời gian giữ bậc, để tạo công tác cho các Thẩm phán, tránh tình trạng nhiều trường hợp Thẩm phán đến khi đủ tuổi nghỉ hưu nhưng vẫn chưa được nâng bậc lương cuối cùng.

“Qua khảo sát thực tế tại Tòa án liên quan đến dự thảo Luật hiện nay việc bổ nhiệm còn khó khăn nên mong rằng, trên tinh thần đã có nhiều quy định bổ sung của dự thảo Luật lần này và từ những vướng mắc ở cơ sở sẽ có rà soát và tính toán kỹ lưỡng”, đại biểu Ngọc chia sẻ.

Liên quan đến xây dựng Tòa án điện tử, dự án Luật đã quy định điều 149 là bổ sung những điều mới về xây dựng tòa án điện tử. Dẫn chứng từ thực tế, đại biểu Đặng Bích Ngọc mong muốn: dự án Luật sẽ đưa ra được cơ chế để tạo thuận lợi cho các tỉnh có điều kiện thực hiện. Mặt khác, cần xem xét đánh giá, có quy định tạo công bằng trong hoạt động hệ thống của tòa án các tỉnh trên cả nước để ngày càng nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động ngành tòa án.

Ý kiến đại biểu

Hai “sứ mệnh” của Luật Quảng cáo (sửa đổi)
Thời sự Quốc hội

Hai “sứ mệnh” của Luật Quảng cáo (sửa đổi)

Chiều 8.11, các đại biểu Tổ 18 (Gồm Đoàn ĐBQH các tỉnh: Thanh Hóa, Trà Vinh, Hà Nam) đã thảo luận về Chủ trương đầu tư Chương trình mục tiêu quốc gia phòng, chống ma túy đến năm 2030; dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quảng cáo; dự án Luật Hóa chất (sửa đổi). Thảo luận tại tổ, ĐBQH Trần Quốc Tuấn (Trà Vinh) thì cho rằng, sửa đổi, bổ sung Luật Quảng cáo lần này phải có "sứ mệnh" quản lý chặt chẽ việc quảng cáo trên nền tảng số và mạng xã hội và dẹp loạn những quảng cáo nhếch nhác ngoài trời, gây phản cảm, làm xấu hình ảnh mỹ quan đô thị.

Tạo động lực đưa sự nghiệp giáo dục lên tầm cao mới
EMagazine

Tạo động lực đưa sự nghiệp giáo dục lên tầm cao mới

Ngày mai (9.11), dự thảo Luật Nhà giáo sẽ được trình Quốc hội cho ý kiến lần đầu. Đây là một trong những dự án luật được đông đảo cử tri quan tâm và đội ngũ nhà giáo mong đợi từ lâu… Kỳ vọng, khi luật được ban hành và có hiệu lực sẽ góp phần đổi mới công tác quản lý nhà nước về nhà giáo, giúp nâng cao tính chủ động của cơ quan quản lý giáo dục các cấp; đồng thời, sẽ là hành lang pháp lý vững chắc để phát triển đội ngũ nhà giáo, tạo động lực lớn để đưa sự nghiệp giáo dục nước ta lên tầm cao mới.

Khu vực ngoài khơi huyện đảo Bạch Long Vĩ, thành phố Hải Phòng là một trong những địa điểm lý tưởng xây dựng các trang trại điện gió. Ảnh: Phan Tuấn
Ý kiến đại biểu

Thúc đẩy phát triển năng lượng tái tạo

Góp ý một số vấn đề lớn hoàn thiện dự thảo Luật Điện lực (sửa đổi), ĐBQH Lã Thanh Tân (TP. Hải Phòng) cho rằng: Đối với việc phát triển năng lượng tái tạo, đặc biệt là điện mặt trời mái nhà, cần nghiên cứu, cho phép các nhà đầu tư thứ ba tham gia thông qua các mô hình hợp tác như hợp đồng mua bán điện (PPA). Điều này giúp doanh nghiệp tiếp cận nguồn tài chính cần thiết chuyển dịch xanh, giảm thiểu áp lực về dòng tiền và thúc đẩy sự phát triển của năng lượng tái tạo.

Có nên duy trì quy hoạch phát triển điện hạt nhân khi đã có quy định về quy hoạch điện quốc gia?
Ý kiến đại biểu

Có nên duy trì quy hoạch phát triển điện hạt nhân khi đã có quy định về quy hoạch điện quốc gia?

HOÀNG MINH HIẾU - Ủy viên Thường trực Ủy ban Pháp luật, ĐBQH tỉnh Nghệ An

Bên cạnh các chính sách phát triển điện hạt nhân được quy định tại dự thảo Luật Điện lực (sửa đổi), cơ quan soạn thảo cần rà soát lại các quy định về nhà máy điện hạt nhân trong Luật Năng lượng nguyên tử để trong trường hợp cần thiết có thể sửa ngay tại dự thảo luật lần này… Cùng với đó, rà soát xem có nên duy trì quy định “quy hoạch phát triển điện hạt nhân” (khoản 2 Điều 45 Luật Năng lượng nguyên tử) khi đã có quy định về quy hoạch điện quốc gia?

Phó Trưởng đoàn chuyên trách Đoàn ĐBQH tỉnh Ninh Thuận Đàng Thị Mỹ Hương phát biểu thảo luận tại hội trường
Quốc hội và Cử tri

Hoàn thiện quy định pháp luật về điện hạt nhân đầy đủ, chặt chẽ, đồng bộ, thống nhất

Tán thành với sự cần thiết sửa đổi Luật Điện lực, thảo luận tại hội trường chiều nay (7.11), ĐBQH Đàng Thị Mỹ Hương (Ninh Thuận) đề nghị cần nghiên cứu xây dựng, hoàn thiện các quy định pháp luật về điện hạt nhân đầy đủ, chặt chẽ, đồng bộ, thống nhất; quy định các cơ chế, chính sách đặc thù bảo đảm cơ sở pháp lý cho phát triển điện hạt nhân thành công, đạt hiệu quả cao.

 Cho phép dân đảo bán điện mặt trời mái nhà bằng mức trần của giá mua chuyển tiếp
Ý kiến đại biểu

Cho phép dân đảo bán điện mặt trời mái nhà bằng mức trần của giá mua chuyển tiếp

“Nếu áp dụng cơ chế này, trên đảo Phú Quý cứ 1 MWp khách hàng lắp đặt điện mặt trời mái nhà sẽ tiết kiệm 12 tỷ đồng/năm chi phí phát điện diesel. Như vậy Nhà nước sẽ ít bù lỗ, nhưng người dân vẫn có điện để sản xuất, kinh doanh và làm hậu cứ cho Trường Sa, Nhà giàn DK1”, ĐBQH Nguyễn Hữu Thông (Bình Thuận) góp ý dự thảo Luật Điện lực (sửa đổi).

Cần xử lý nghiêm các hành vi thao túng thị trường chứng khoán
Ý kiến đại biểu

Cần xử lý nghiêm các hành vi thao túng thị trường chứng khoán

Tham gia thảo luận tại Hội trường về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Chứng khoán, Luật Kế toán, Luật Kiểm toán độc lập, Luật Ngân sách nhà nước, Luật Quản lý, sử dụng tài sản công, Luật Quản lý thuế và Luật Dự trữ quốc gia tại phiên họp sáng nay, 7.11, ĐBQH Phạm Thị Thanh Mai cho rằng, hiện nay, việc sử dụng các công nghệ thông tin hiện đại để thực hiện các hành vi thao túng thị trường chứng khoán đang diễn ra phổ biến. Do đó, cần nghiên cứu quy định để bảo đảm khả năng bao quát các hành vi được thực hiện bởi nhiều công cụ khác nhau.

Tạo cơ chế xử lý linh hoạt đối với tài sản công và nguồn ngân sách nhà nước
Ý kiến đại biểu

Tạo cơ chế xử lý linh hoạt đối với tài sản công và nguồn ngân sách nhà nước

Nhất trí với nhiều nội dung sửa đổi, bổ sung một số điều của một luật sửa 7 luật lần này, các quy định cơ bản tháo gỡ nhiều vướng mắc phát sinh trong thực tiễn, tăng thẩm quyền cho địa phương, tạo cơ chế xử lý linh hoạt hơn đối với tài sản công, nguồn kinh phí ngân sách nhà nước. Tuy nhiên, cần linh hoạt hơn trong các quy định nhằm giảm gánh nặng về quy trình, thủ tục cho các tổ chức tín dụng (TCTD) và doanh nghiệp…; đồng thời, xem xét kỹ lưỡng để tránh tình trạng “tiền trảm, hậu tấu”.

Tăng xử phạt và thời hiệu xử phạt: Cân nhắc mức tăng bảo đảm tương quan chung
Ý kiến đại biểu

Tăng xử phạt và thời hiệu xử phạt: Cân nhắc mức tăng bảo đảm tương quan chung

Phát biểu tại phiên thảo luận ở Hội trường sáng nay, 7.11, ĐBQH Thái Thị An Chung (Nghệ An) đồng tình tăng mức xử phạt và tăng thời hiệu xử phạt đối với các hành vi vi phạm nghiêm trọng về chuẩn mực, đạo đức nghề nghiệp… để bảo đảm tính răn đe đối với doanh nghiệp kiểm toán, kiểm toán viên vi phạm. Tuy nhiên, mức tăng như nào thì cần cân nhắc bảo đảm phù hợp với tính chất, mức độ, hậu quả và đối tượng vi phạm, đồng thời, bảo đảm tương quan chung với các lĩnh vực khác.

Tránh “nới lỏng” quá mức dẫn đến không bảo đảm nguồn lực
Ý kiến đại biểu

Tránh “nới lỏng” quá mức dẫn đến không bảo đảm nguồn lực

Phát biểu tại Hội trường sáng 6.11 về dự án Luật Đầu tư công (sửa đổi), ĐBQH Trần Nhật Minh (Nghệ An) nhất trí với các đề xuất phân cấp quyết định chủ trương đầu tư dự án nhóm B, nhóm C từ HĐND các cấp cho UBND các cấp; nâng hạn mức chuyển tiếp cho các dự án thực hiện trong 2 kỳ kế hoạch đầu tư công trung hạn liên tiếp từ 20% lên 50% kế hoạch đầu tư công trung hạn…

Đại biểu nêu rõ, quy định của pháp luật kiến tạo cho phát triển nhưng cũng phải bảo đảm yêu cầu về quản lý; tránh “nới lỏng” quá mức dẫn đến không bảo đảm nguồn lực.

Đề xuất các giải pháp “gỡ khó” cho các dự án PPP đang vận hành
Ý kiến đại biểu

Đề xuất các giải pháp “gỡ khó” cho các dự án PPP đang vận hành

Thảo luận tại Hội trường về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quy hoạch, Luật Đầu tư, Luật đầu tư theo phương thức đối tác công tư (PPP) và Luật Đấu thầu, một số đại biểu đã đưa ra nhiều giải pháp thiết thực để bổ sung vào Luật PPP sửa đổi nhằm tháo gỡ “điểm nghẽn” cho các dự án hạ tầng giao thông.

Phó Trưởng đoàn chuyên trách Đoàn ĐBQH tỉnh Ninh Thuận Đàng Thị Mỹ Hương phát biểu thảo luận tại hội trường. Ảnh: Hồ Long
Quốc hội và Cử tri

Bảo đảm minh bạch cơ chế trong thực hiện

Thảo luận ở hội trường về một số nội dung còn ý kiến khác nhau của Dự thảo Luật Địa chất và khoáng sản chiều 5.11, Phó Trưởng đoàn chuyên trách Đoàn ĐBQH tỉnh Ninh Thuận Đàng Thị Mỹ Hương đề nghị cần quy định cụ thể trong luật, hoặc giao cho Chính phủ, bộ, ngành chức năng quy định cụ thể về trình tự, thủ tục giải quyết việc cấp phép khai thác khoáng sản cho tổ chức, cá nhân khác trong trường hợp mất quyền ưu tiên quy định tại khoản 2 Điều 50 về Quyền ưu tiên đối với tổ chức, cá nhân thăm dò khoáng sản, bảo đảm minh bạch cơ chế trong thực hiện.

Đề xuất kéo dài tuổi phục vụ tại ngũ của sĩ quan: Cần phân cấp cho Chính phủ hoặc Bộ Quốc phòng
Ý kiến đại biểu

Đề xuất kéo dài tuổi phục vụ tại ngũ của sĩ quan: Cần phân cấp cho Chính phủ hoặc Bộ Quốc phòng

Tham gia phát biểu tại Hội trường về Dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Sĩ quan Quân đội Nhân dân Việt Nam sáng 5.11, đại biểu Thái Thị An Chung (Nghệ An) cho rằng: Việc nâng hạng tuổi được Bộ Quốc phòng tính toán kỹ lưỡng trên cơ sở các phương án tăng tuổi...; đồng thời, nên phân cấp cho Chính phủ hoặc Bộ trưởng Bộ Quốc phòng quy định việc kéo dài độ tuổi của sĩ quan tại ngũ trong các trường hợp đặc biệt cần thiết.

Đầu tư trọng tâm, trọng điểm để phát huy, lan tỏa giá trị văn hóa Việt Nam
Ý kiến đại biểu

Đầu tư trọng tâm, trọng điểm để phát huy, lan tỏa giá trị văn hóa Việt Nam

Cuối tuần qua, Quốc hội thảo luận tại hội trường về chủ trương đầu tư Chương trình mục tiêu quốc gia về phát triển văn hóa giai đoạn 2025-2035. Xung quanh nội dung này, trao đổi với phóng viên Báo Đại biểu Nhân dân, Ủy viên Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, ĐBQH tỉnh Nghệ An, GS.TS. Thái Văn Thành cho rằng: việc xây dựng mục tiêu cụ thể nên bảo đảm tính logic theo hệ thống “tam hóa” văn hóa Việt Nam và cụ thể hóa trên cơ sở mục tiêu tổng quát… Từ đó, đầu tư mới đúng trọng tâm, trọng điểm, góp phần phát huy, lan tỏa giá trị văn hóa Việt Nam hiệu quả.

Ưu tiên đầu tư các công trình giao thông và thủy lợi để thúc đẩy phát triển kinh tế
Ý kiến đại biểu

Ưu tiên đầu tư các công trình giao thông và thủy lợi để thúc đẩy phát triển kinh tế

Thảo luận ở hội trường về tình hình kinh tế - xã hội và ngân sách nhà nước, ĐBQH Nguyễn Duy Thanh (Cà Mau) kiến nghị sớm đầu tư giai đoạn 2 của hệ thống thủy lợi Cái Lớn - Cái Bé; ưu tiên đầu tư hệ thống đê biển...; đồng thời, sớm báo cáo Chính phủ về phương án đầu tư nâng cấp, mở rộng Quốc lộ 1 và đường Hồ Chí Minh, trong đó có lộ trình cụ thể để triển khai ngay trong giai đoạn 2021 - 2025.

Đánh giá đúng đắn về nỗ lực giải quyết vi phạm IUU
Ý kiến đại biểu

Đánh giá đúng đắn về nỗ lực giải quyết vi phạm IUU

Tranh luận tại phiên họp chiều nay, 4.11 về ý kiến của đại biểu Châu Quỳnh Dao (Kiên Giang) liên quan đến công tác quản lý nghề cá và hải sản của Việt Nam, đại biểu Phạm Phú Bình (Nghệ An) cho rằng: Mặc dù có một số vi phạm được phản ánh, nhưng quyết tâm chính trị và những nỗ lực từ Trung ương đến địa phương đã và đang được thực hiện mạnh mẽ... nhằm giải quyết dứt điểm các vi phạm liên quan đến IUU. Do đó, cần đánh giá đúng đắn về những nỗ lực này.

Cần chính sách hỗ trợ người dân sử dụng xe điện
Ý kiến đại biểu

Cần chính sách hỗ trợ người dân sử dụng xe điện

Phát biểu thảo luận tại hội trường chiều nay (4.11) về tình hình kinh tế - xã hội và ngân sách nhà nước, ĐBQH Trần Đình Gia (Hà Tĩnh) đề nghị Chính phủ quan tâm có chính sách khuyến khích doanh nghiệp và Nhân dân tham gia đầu tư xây dựng trạm sạc bằng các cơ chế, chính sách về đất đai, thuế; ưu tiên giá tiền điện ở các trạm sạc xe điện… nhằm lan tỏa, khuyến khích người dân sử dụng xe điện.

Xác định rõ một trong ba đột phá chiến lược thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội
Ý kiến đại biểu

Xác định rõ một trong ba đột phá chiến lược thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội

Phát biểu tại hội trường về tình hình kinh tế - xã hội và ngân sách nhà nước, ĐBQH Trần Thị Vân (Bắc Ninh) nhất trí với 11 nhóm nhiệm vụ giải pháp chủ yếu phát triển kinh tế - xã hội năm 2024 do Thủ tướng Chính phủ báo cáo tại phiên khai mạc kỳ họp và đề xuất một số giải pháp nhằm thúc đẩy tăng trưởng, làm mới các động lực tăng trưởng truyền thống, thúc đẩy mạnh mẽ tăng trưởng mới.

ĐBQH Nguyễn Thị Thu Hà (Quảng Ninh) phát biểu thảo luận. Ảnh: Hoàng Quỳnh
Quốc hội và Cử tri

Đề nghị xem xét miễn, giảm lãi vay cho các khách hàng bị thiệt hại do thiên tai

Đề nghị, Chính phủ, Ngân hàng Nhà nước quan tâm các vấn đề: Cơ cấu lại thời hạn, giữ nguyên nhóm nợ, xem xét miễn, giảm lãi vay cho các khách hàng bị thiệt hại; bổ sung nguồn lực thực hiện các chính sách tín dụng ưu đãi cho Ngân hàng Chính sách xã hội; hướng dẫn cách thức xác định mức độ thiệt hại xảy ra trên phạm vi rộng, do nguyên nhân khách quan, bất khả kháng... Đây là ý kiến của ĐBQH Nguyễn Thị Thu Hà (Quảng Ninh) tại phiên thảo luận về kinh tế - xã hội, ngày 4.11.

Ưu tiên công tác đào tạo nguồn nhân lực cho phòng, chống thiên tai
Ý kiến đại biểu

Ưu tiên công tác đào tạo nguồn nhân lực cho phòng, chống thiên tai

Đánh giá phòng, chống thiên tai là một trong những nhiệm vụ cấp thiết hàng đầu để bảo đảm phát triển bền vững đất nước, sự yên bình và ổn định của xã hội, ĐBQH Nguyễn Thị Lan (Hà Nội) đề xuất, Chính phủ sớm ban hành một nghị định về công tác đào tạo nguồn nhân lực cho phòng chống thiên tai, đẩy mạnh chính sách thu hút nguồn nhân lực, đặc biệt là nguồn nhân lực trẻ tham gia học tập, nghiên cứu và làm việc trong lĩnh vực này.