TP. Cần Thơ đổi mới, nâng cao chất lượng giáo dục

Tạo cơ hội, công bằng trong tiếp cận giáo dục

Tiếp nối những thành công cũng như kết quả đạt được trong các niên học trước, năm học 2024 - 2025, ngành giáo dục TP. Cần Thơ tiếp tục đổi mới, nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo. Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo TP. Cần Thơ TRẦN THANH BÌNH đã trao đổi với Báo Đại biểu Nhân dân về phương hướng, giải pháp của ngành để tạo sức bật cho giáo dục thành phố trong năm học mới.

- Xin ông cho biết những kết quả nổi bật mà ngành giáo dục và đào tạo thành phố đã đạt được trong năm học vừa qua?

avatar
Giám đốc Sở Giáo dục và đào tạo TP. Cần Thơ Trần Thanh Bình. Ảnh: Vũ Châu

- Năm học 2023 - 2024, với chủ đề “Đoàn kết, kỷ cương, sáng tạo, tiếp tục đổi mới, nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo”, ngành giáo dục và đào tạo thành phố đã cơ bản hoàn thành các nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm đề ra. Cụ thể, công tác giáo dục chính trị, tư tưởng, đạo đức, lối sống, kỹ năng sống và giáo dục thể chất cho học sinh được ngành đặc biệt quan tâm triển khai với nhiều hình thức đa dạng, đổi mới, góp phần xây dựng văn hóa trường học lành mạnh, thân thiện, tạo chuyển biến căn bản về đạo đức, lối sống, khơi dậy ý chí khát vọng vươn lên lập thân, lập nghiệp của học sinh. Đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục các cấp học cơ bản được củng cố, kiện toàn, bảo đảm chất lượng và nâng cao tính chủ động, sáng tạo trong hoạt động dạy học, góp phần quan trọng trong việc nâng cao chất lượng giáo dục của thành phố.

Mạng lưới trường lớp học, cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học được quan tâm đầu tư nâng cấp để đáp ứng yêu cầu đổi mới chương trình, phương pháp dạy học, tạo cơ hội học tập suốt đời cho người dân thành phố. Nhờ đó, chất lượng giáo dục các cấp học tiếp tục được giữ vững và nâng cao. Năm học 2023 - 2024, số học sinh giỏi cấp quốc gia và tỷ lệ học sinh đỗ tốt nghiệp trung học phổ thông (THPT) đều tăng so với năm học 2022 - 2023. Song song đó, toàn ngành tiếp tục đẩy mạnh chuyển đổi số để nâng cao chất lượng công tác quản lý và chất lượng giáo dục. Việc xây dựng Trung tâm điều hành giáo dục thông minh, kết nối với Kho dữ liệu dùng chung của thành phố đã cung cấp các chức năng cần thiết giúp lãnh đạo các cấp điều hành, chỉ đạo kịp thời trong công tác giáo dục và đào tạo.

- Ông có thể cho biết đâu là những hạn chế, khó khăn mà ngành giáo dục và đào tạo thành phố cần phải sớm khắc phục?

- Bên cạnh những thành tựu đã đạt được, bước vào năm học 2024 - 2025, ngành giáo dục và đào tạo thành phố cũng đang đối diện với một số khó khăn như: việc tuyển dụng viên chức tại một vài quận, huyện chưa kịp thời do thiếu nguồn tuyển dụng, vì thế một số cơ sở giáo dục bị động trong sắp xếp, phân công giáo viên giảng dạy.

Bên cạnh đó, tiêu chuẩn về diện tích phòng học, phòng chức năng, quy mô học sinh/lớp, quy mô trường lớp ở một số địa phương chưa đạt theo quy định; một số ít cơ sở giáo dục chưa bảo đảm đủ các phòng chức năng để tổ chức các hoạt động dạy học và giáo dục.

Việc in ấn, phát hành tài liệu giáo dục địa phương đến nay vẫn chưa thực hiện được do chưa có các văn bản của các cơ quan chức năng hướng dẫn cụ thể về tổ chức đấu thầu in ấn, phát hành tài liệu. Ngoài ra, công tác xây dựng trường đạt kiểm định chất lượng và đạt chuẩn quốc gia ở một số quận, huyện gặp khó khăn do thiếu quỹ đất; một số trường mầm non, tiểu học, THCS, THPT diện tích hẹp, chưa bảo đảm tiêu chuẩn cơ sở vật chất tối thiểu theo quy định tại Thông tư số 13/2020/TT-BGDĐT, ngày 26.5.2020, của Bộ Giáo dục và Đào tạo...

- Vậy, ngành giáo dục và đào tạo thành phố đã đề ra những nhiệm vụ trọng tâm nào để tiếp tục nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác, thưa ông?

- Năm học 2024 - 2025, ngành giáo dục và đào tạo thành phố đề ra phương hướng tiếp tục thực hiện đổi mới, căn bản toàn diện giáo dục và đào tạo; kiên trì vì mục tiêu chất lượng giáo dục; tăng cường các điều kiện để nâng cao chất lượng thực hiện Chương trình giáo dục mầm non và Chương trình giáo dục phổ thông 2018; đẩy mạnh giáo dục hướng nghiệp và định hướng phân luồng trong giáo dục phổ thông; đổi mới quản trị nhà trường; xây dựng môi trường học tập, sinh hoạt văn hóa, dân chủ, khơi dậy sáng tạo của người học; tập trung xây dựng đội ngũ giáo viên, cán bộ quản lý giáo dục các cấp học; bảo đảm các cơ sở giáo dục đạt mức tối thiểu về cơ sở vật chất theo quy định; huy động nguồn lực, ưu tiên phát triển giáo dục và đào tạo nhằm bảo đảm công bằng trong tiếp cận giáo dục.

Từ định hướng đó, năm học 2024 - 2025, ngành giáo dục và đào tạo TP. Cần Thơ sẽ tiếp tục hoàn thiện thể chế, nâng cao năng lực, hiệu quả công tác quản lý nhà nước về giáo dục - đào tạo theo hướng tăng cường rà soát, kịp thời tham mưu thể chế hóa các văn bản chỉ đạo của Chính phủ, Bộ Giáo dục và Đào tạo, Thành ủy, UBND thành phố về lĩnh vực giáo dục và tiến hành việc đo lường mức độ hài lòng của người dân đối với sự phục vụ của các cơ quan quản lý nhà nước về giáo dục và đào tạo và cơ sở giáo dục và đào tạo trên địa bàn thành phố.

Bên cạnh đó, tiếp tục hướng đến mục tiêu tạo cơ hội và sự công bằng trong tiếp cận giáo dục cho mọi đối tượng, quan tâm đến đối tượng là người dân tộc thiểu số, trẻ mồ côi, trẻ em không nơi nương tựa, người khuyết tật, người thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo. Trong đó, ưu tiên nguồn lực cơ sở vật chất, thiết bị dạy học để phát triển trường phổ thông dân tộc nội trú; phát triển các phương thức giáo dục hòa nhập đáp ứng quyền được học tập của người học là trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt, người khuyết tật...

Để nâng cao chất lượng giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông và giáo dục thường xuyên, ngành tiếp tục phát triển đội ngũ giáo viên, cán bộ quản lý giáo dục đủ số lượng và từng bước nâng cao chất lượng trên cơ sở phát huy dân chủ, tôn trọng sáng tạo của đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý các cấp. Đồng thời, thực hiện kịp thời, đầy đủ các chế độ, chính sách đối với công chức, viên chức, nhân viên, người học.

Cùng với việc tăng cường công tác, quản lý để sử dụng hiệu quả ngân sách nhà nước đầu tư cho giáo dục và đào tạo, nhất là các nguồn vốn từ các Chương trình mục tiêu quốc gia, các chương trình, đề án đã được phê duyệt, chú trọng huy động các nguồn lực xã hội đầu tư cho giáo dục và thực hiện đúng quy định các khoản thu đầu năm học và trong năm học; tăng cường quản lý nhà nước theo phân cấp quản lý đối với các khoản thu theo quy định.

- Xin cảm ơn ông!

Địa phương

Trọng tâm là kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn
Địa phương

Trọng tâm là kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn

Đến năm 2030, Đồng Nai sẽ trở thành tỉnh phát triển văn minh, hiện đại, tốc độ tăng trưởng cao… Đến năm 2050, phấn đấu trở thành thành phố trực thuộc Trung ương, đi đầu trong phát triển công nghiệp công nghệ cao, có hệ thống kết cấu hạ tầng đồng bộ, thông minh, hiện đại; là trung tâm giao thương quốc tế, du lịch, dịch vụ gắn với các đô thị đẳng cấp quốc tế, nơi tập trung trí thức và nhân tài, lấy kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn là trọng tâm và hoàn thành mục tiêu phát thải ròng bằng “0”.

TP. Hồ Chí Minh: Lên kế hoạch phát triển công nghiệp văn hóa đến năm 2030
Trên đường phát triển

TP. Hồ Chí Minh: Lên kế hoạch phát triển công nghiệp văn hóa đến năm 2030

UBND TP. Hồ Chí Minh vừa ban hành kế hoạch triển khai thực hiện đề án "Phát triển ngành công nghiệp văn hóa TP. Hồ Chí Minh đến năm 2030" giai đoạn 2024-2025. Đây là bước tiến quan trọng nhằm thúc đẩy sự phát triển toàn diện của các ngành công nghiệp văn hóa, góp phần vào tăng trưởng kinh tế, phát triển xã hội của thành phố.

"Cặp bài trùng" Công ty Ba Hưng - Hưng Vạn Phát liên tục trúng hàng loạt gói thầu tại huyện Cần Đước, tỉnh Long An
Địa phương

"Cặp bài trùng" Công ty Ba Hưng - Hưng Vạn Phát liên tục trúng hàng loạt gói thầu tại huyện Cần Đước, tỉnh Long An

Công ty TNHH MTV Ba Hưng và Công ty TNHH Xây dựng Tổng hợp Hưng Vạn Phát đều là những doanh nghiệp nhỏ có 10 nhân viên nhưng liên tục trúng thầu với vai trò độc lập và liên danh như một “cặp bài trùng” trong hoạt động đấu thầu tại huyện Cần Đước, tỉnh Long An.

Tỉnh Hòa Bình phấn đấu đến hết tháng 1.2025 giải ngân 100% nguồn vốn được phân bổ năm 2024
Trên đường phát triển

Hòa Bình: Quyết liệt giải ngân vốn đầu tư công

Giải ngân hiệu quả nguồn vốn đầu tư công là nhiệm vụ quan trọng và cần thiết để thúc đẩy phát triển KT - XH tỉnh Hòa Bình. Mặc dù còn nhiều khó khăn nhưng thông qua các giải pháp cụ thể và đồng bộ, tỉnh đang từng bước cải thiện tốc độ giải ngân, phấn đấu đến hết tháng 1.2025 sẽ hoàn thành 100% nguồn vốn được phân bổ năm 2024.

Nhiều tập thể, cá nhân có thành tích trong công tác ứng phó, khắc phục hậu quả bão số 3 được nhận Bằng khen của Chủ tịch UBND tỉnh
Địa phương

Quảng Ninh dồn lực tái thiết sau bão, giữ vững tăng trưởng

Quyết tâm đi lên từ gian khó, phát huy tinh thần "Kỷ luật và Đồng tâm", tỉnh Quảng Ninh đã thành lập tổ công tác để xây dựng đề án khôi phục tái thiết tỉnh với mục tiêu phát triển hơn sau bão Yagi. Đặc biệt, là khắc phục được những điểm yếu, phát huy được thế mạnh của tỉnh để phấn đấu giữ vững tăng trưởng trên 10% năm 2024, là năm thứ 10 liên tiếp, đạt một thập kỷ tăng trưởng 2 con số.

Bắc Ninh "kiên định mục tiêu, kiến tạo thịnh vượng"
Trên đường phát triển

Bắc Ninh "kiên định mục tiêu, kiến tạo thịnh vượng"

Chiều 22.9, UBND tỉnh Bắc Ninh đã tổ chức Hội nghị công bố Quy hoạch và Xúc tiến đầu tư năm 2024, với chủ đề “Bắc Ninh - Kinh Bắc, khởi sắc đầu tư’’. Tại Hội nghị, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính mong muốn tỉnh Bắc Ninh “khai phá tiềm năng, khẳng định chính mình, kiên định mục tiêu, kiến tạo thịnh vượng”.

Nam Định: Trên 97% xã, phường, thị trấn được công nhận đạt chuẩn tiếp cận pháp luật
Trên đường phát triển

Nam Định: Trên 97% xã, phường, thị trấn được công nhận đạt chuẩn tiếp cận pháp luật

Nhằm nâng cao nhận thức, ý thức chấp hành pháp luật cho nhân dân, những năm qua, các cấp ủy đảng, chính quyền, các ban, ngành, đoàn thể trong tỉnh đã đẩy mạnh xây dựng cấp xã đạt chuẩn tiếp cận pháp luật, tạo điều kiện cho người dân được tiếp cận các dịch vụ pháp lý, góp phần bảo đảm an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội và thực hiện thắng lợi các mục tiêu phát triển kinh tế ở địa phương.

Hậu Giang: 74/75 xã, phường, thị trấn đạt chuẩn tiếp cận pháp luật
Trên đường phát triển

Hậu Giang: 74/75 xã, phường, thị trấn đạt chuẩn tiếp cận pháp luật

Theo Sở Tư pháp tỉnh Hậu Giang, sau khi Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 25/2021 quy định về xây dựng xã, phường, thị trấn đạt chuẩn tiếp cận pháp luật; UBND tỉnh đã chỉ đạo UBND cấp huyện tập trung quán triệt, triển khai các nội dung quy định, thành lập hội đồng đánh giá, ban hành quy chế hoạt động... Trọng tâm là chỉ đạo, hướng dẫn, phổ biến, tập huấn, kiểm tra thực hiện nhiệm vụ xây dựng địa phương đạt chuẩn tiếp cận pháp luật, bảo đảm nghiêm túc, thực chất, đúng quy định.

Năm 2024, tỉnh Sóc Trăng phấn đấu đạt diện tích nuôi tôm nước lợ 50.820ha, với sản lượng khoảng 212.000 tấn
Địa phương

Sóc Trăng xây dựng nền nông nghiệp giá trị cao, bền vững

Theo kế hoạch cơ cấu lại ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn (NN - PTNT) giai đoạn 2021 - 2025, tỉnh Sóc Trăng đặt trọng tâm từng bước chuyển từ tư duy “phát triển sản xuất nông nghiệp” sang “phát triển kinh tế nông nghiệp” với nhiều chương trình, dự án được triển khai trong các lĩnh vực trồng trọt, chăn nuôi, phát triển sản phẩm đặc trưng của địa phương. Bước chuyển đó hướng đến mục tiêu phát triển nông nghiệp bền vững với các sản phẩm nông nghiệp có chất lượng tốt, giá trị cao, tăng sức cạnh tranh trên thị trường trong và ngoài nước.

Hòa Bình: Triển khai nhanh, bảo đảm chất lượng dự án cấp bách ngăn lũ, chống ngập
Hoạt động chính quyền

Hòa Bình: Triển khai nhanh, bảo đảm chất lượng dự án cấp bách ngăn lũ, chống ngập

Kiểm tra tình hình khắc phục hậu quả do ảnh hưởng của mưa, bão trên địa bàn thành phố Hòa Bình và huyện Lương Sơn, Ủy viên dự khuyết Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy Nguyễn Phi Long đề nghị, UBND tỉnh chỉ đạo các sở, ngành và các đơn vị liên quan khẩn trương rà soát, đánh giá thực trạng, đề xuất phương án khắc phục trượt sạt các tuyến đường. Đặc biệt, triển khai nhanh bảo đảm chất lượng dự án cấp bách ngăn lũ, chống ngập, bảo đảm an toàn giao thông, phục vụ phát triển kinh tế - xã hội.