Kỳ họp thứ Sáu, Quốc hội khoá XV

Tạo cơ chế thuận lợi khuyến khích các doanh nghiệp nộp thuế bổ sung

Tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ Sáu, chiều nay, 20.11, dưới sự điều hành của Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải, Quốc hội thảo luận tại Hội trường về dự thảo Nghị quyết áp dụng thuế thu nhập doanh nghiệp bổ sung theo quy định chống xói mòn cơ sở thuế toàn cầu.

Tạo cơ chế thuận lợi khuyến khích các doanh nghiệp nộp thuế bổ sung -1
Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải điều hành phiên họp. Ảnh: Quang Khánh

Tăng thu ngân sách nhà nước, hạn chế tình trạng trốn thuế

Cơ bản nhất trí với sự cần thiết ban hành Nghị quyết như Tờ trình của Chính phủ đã nêu, các đại biểu Quốc hội đánh giá cao dự thảo Nghị quyết đã thể hiện đầy đủ căn cứ thực tế và một số vấn đề mang tính xu thế của các quốc gia về vấn đề áp dụng thuế thu nhập toàn cầu.

Theo ĐBQH Nguyễn Văn Mạnh (Vĩnh Phúc), thuế thu nhập doanh nghiệp bổ sung theo quy định chống xói mòn cơ sở thuế toàn cầu là khoản thuế mới so với thuế thu nhập hiện hành, chưa được quy định trong Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp. Vì vậy, cần trình Quốc hội ban hành Nghị định về nội dung này. Việc ban hành chính sách thuế thu nhập doanh nghiệp bổ sung theo quy định chống xói mòn cơ sở thuế toàn cầu là phù hợp với chủ trương, đường lối của Đảng, Nhà nước, mang lại cho Việt Nam những cơ hội mới, như tăng thu ngân sách nhà nước từ phần thu thuế bổ sung; tăng cường hội nhập kinh tế; hạn chế tình trạng trốn thuế, chuyển giá, chuyển lợi nhuận.

Tạo cơ chế thuận lợi khuyến khích các doanh nghiệp nộp thuế bổ sung -3
Đại biểu Quốc hội Nguyễn Văn Mạnh (Vĩnh Phúc) phát biểu. Ảnh: Quang Khánh

Đại biểu cũng đồng tình với quan điểm xây dựng Nghị quyết là ủng hộ và chủ động áp dụng quy định thuế tối thiểu toàn cầu từ năm 2024, tạo cơ chế thuận lợi để khuyến khích các doanh nghiệp nộp thuế bổ sung tại Việt Nam.

Góp ý vào nội dung cụ thể, đại biểu Nguyễn Văn Mạnh cho rằng, tại khoản 4 Điều 6 của dự thảo Nghị quyết quy định: phần thuế thu nhập doanh nghiệp bổ sung theo quy định thuế tối thiểu toàn cầu được nộp vào ngân sách trung ương theo quy định. Song, khoản 8 Điều 6 dự thảo Nghị quyết cũng nêu rõ: số thuế thu nhập doanh nghiệp bổ sung đã nộp theo quy định tại Nghị quyết này có thể được bù trừ khi xác định thuế nhu nhập doanh nghiệp phải nộp tại Việt Nam tương ứng với phần thu nhập nhận được do đầu tư ở nước ngoài.

Đại biểu Nguyễn Văn Mạnh đề nghị xem xét kỹ lưỡng lại các nội dung này, vì theo quy định của Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp và các văn bản hướng dẫn hiện hành, phần thu nhập nhận được từ hoạt động sản xuất kinh doanh hàng hóa, dịch vụ ở nước ngoài được xác định là thu nhập khác; người nộp thuế có trách nhiệm phải kê khai, nộp thuế theo quy định. Do đó, nếu các điều khoản của dự thảo Nghị quyết quy định khác nhau sẽ gây khó khăn cho việc triển khai thực hiện, ảnh hưởng đến việc thu ngân sách ở địa phương.

Cần các chính sách hỗ trợ bổ sung

Theo Tờ trình của Chính phủ và Báo cáo thẩm tra của Ủy ban Tài chính - Ngân sách, đây là một sáng kiến của Tổ chức hợp tác và phát triển kinh tế (OECD) và được các nước G20 thông qua, đặc biệt đã nhận được sự đồng thuận của 142 nước thành viên của Diễn đàn hợp tác về Chống xói mòn cơ sở thuế và chuyển dịch lợi nhuận (IF on BEPS). Khẳng định điều này là một xu thế nhưng ĐBQH Nguyễn Quang Huân (Bình Dương) chỉ rõ, hiện nay Chính phủ chưa có đánh giá tác động toàn diện, đặc biệt với các doanh nghiệp Việt Nam đầu tư ra nước ngoài.

Tạo cơ chế thuận lợi khuyến khích các doanh nghiệp nộp thuế bổ sung -2
Đại biểu Quốc hội Nguyễn Quang Huân (Bình Dương) phát biểu. Ảnh: Quang Khánh

Đại biểu Nguyễn Quang Huân nhấn mạnh, việc sớm thực hiện Nghị quyết này có thể thu được tới 14.600 tỉ đồng tiền thuế bổ sung từ 122 tập đoàn và tránh cạnh tranh không công bằng, ưu đãi quá mức cho các doanh nghiệp cơ sở của các tập đoàn đa quốc gia. Đồng thời, việc ban hành Nghị quyết kịp thời cũng là một hình thức giúp cho các nước OECD giữ chân được các nhà sản xuất và tạo ra công ăn việc làm tại chính nước của họ, qua đó, Việt Nam cũng cho thấy sự tham gia của mình trong thực hiện các nghĩa vụ quốc tế.

Cùng quan điểm, ĐBQH Điểu Huỳnh Sang (Bình Phước) đề nghị Chính phủ bổ sung nội dung đánh giá tác động của chính sách, sự tương thích với các điều ước quốc tế đặc biệt là các hiệp định về bảo hộ đầu tư; có phương án xử lý phù hợp và làm rõ về các giải pháp cũng như cơ chế trao đổi thông tin, phối hợp giải quyết những vướng mắc phát sinh trong quá trình thực hiện Nghị quyết để tránh mâu thuẫn, tranh chấp ở quốc tế.

Tạo cơ chế thuận lợi khuyến khích các doanh nghiệp nộp thuế bổ sung -0
Đại biểu Quốc hội Điểu Huỳnh Sang (Bình Phước) phát biểu. Ảnh: Quang Khánh

Một số đại biểu cũng cho rằng, song song với việc ban hành Nghị quyết này, cần nhìn trước các rủi ro, có thể thị trường Việt Nam sẽ kém hấp dẫn so với các nhà đầu tư FDI thì phải có chính sách hỗ trợ bổ sung. Trong đó, chú trọng vào công nghiệp hỗ trợ, bởi vì phát triển được công nghiệp hỗ trợ chính là điều giữ chân các doanh nghiệp FDI tốt nhất và góp phần giúp Việt Nam tham gia vào chuỗi giá trị toàn cầu nhiều hơn thay vì hiện nay là các giá trị xuất khẩu.

Kết luận phiên họp, Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải nêu rõ, các đại biểu Quốc hội thống nhất cao sự cần thiết sớm ban hành Nghị quyết theo thủ tục rút gọn tại một Kỳ họp. Các đại biểu Quốc hội cũng đề nghị phải có chính sách đầu tư ưu đãi song hành để giữ chân các nhà đầu tư, tiếp tục thu hút đầu tư; rà soát, đánh giá lại các chính sách ưu đãi để sửa đổi toàn diện các quy định có liên quan sao cho phù hợp.

Phó Chủ tịch Quốc hội cho biết, Ủy ban Thường vụ Quốc hội sẽ chỉ đạo cơ quan soạn thảo, cơ quan thẩm tra và các cơ quan liên quan nghiên cứu, tiếp thu đầy đủ các ý kiến tại phiên họp để xây dựng Báo cáo giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự thảo Nghị quyết trình Quốc hội xem xét thông qua.

Chính trị

Chuẩn y ông Đồng Văn Thanh giữ chức Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Hậu Giang
Theo dòng sự kiện

Chuẩn y ông Đồng Văn Thanh giữ chức Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Hậu Giang

Chiều 1.12, tại Hậu Giang, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Tổ chức Trung ương Lê Minh Hưng chủ trì Hội nghị triển khai Quyết định của Bộ Chính trị chuẩn y đối với Chủ tịch Ủy ban Nhân dân tỉnh Hậu Giang Đồng Văn Thanh giữ chức Bí thư Tỉnh ủy, nhiệm kỳ 2020-2025.

Xây dựng Quân đội vững mạnh về chính trị - nhân tố quan trọng hàng đầu của Quân đội cách mạng
Sự kiện nổi bật

Xây dựng Quân đội vững mạnh về chính trị - nhân tố quan trọng hàng đầu của Quân đội cách mạng

Lời Tòa soạn: Sáng 12.12, Tổng cục Chính trị Quân đội Nhân dân Việt Nam đã tổ chức Lễ kỷ niệm và đón nhận Huân chương Độc lập hạng Nhất. Tổng Bí thư Tô Lâm, Bí thư Quân ủy Trung ương đã dự và có bài phát biểu quan trọng. Báo Đại biểu Nhân dân trân trọng giới thiệu toàn văn:

Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì họp Ban Chỉ đạo sắp xếp tổ chức bộ máy
Sự kiện nổi bật

Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì họp Ban Chỉ đạo sắp xếp tổ chức bộ máy

Sáng 12.12, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính, Trưởng Ban Chỉ đạo của Chính phủ về tổng kết việc thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW ngày 25.10.2017 của Hội nghị Trung ương 6 khóa XII "Một số vấn đề về tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả" chủ trì Phiên họp thứ hai của Ban Chỉ đạo.

Tổng Bí thư Tô Lâm dự Lễ kỷ niệm 80 năm Ngày truyền thống Tổng cục Chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam
Sự kiện nổi bật

Tổng Bí thư Tô Lâm dự Lễ kỷ niệm 80 năm Ngày truyền thống Tổng cục Chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam

Sáng 12.12, tại Hà Nội, Tổng cục Chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam tổ chức Lễ kỷ niệm 80 năm Ngày truyền thống (22.12.1944 - 22.12.2024) và đón nhận Huân chương Độc lập hạng Nhất. Tổng Bí thư Tô Lâm, Bí thư Quân ủy Trung ương dự và phát biểu tại Lễ kỷ niệm.

Hội thảo lập Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh của Quốc hội, thực trạng và kiến nghị
Thời sự Quốc hội

Hội thảo lập Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh của Quốc hội, thực trạng và kiến nghị

Sáng 12.12, tại Nhà Quốc hội, Viện Nghiên cứu lập pháp đã phối hợp với Ban Chủ nhiệm Đề tài khoa học cấp bộ “Tiếp tục hoàn thiện quy trình xây dựng, ban hành văn bản quy phạm pháp luật nhằm định hướng sửa đổi Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật” tổ chức Hội thảo lập Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh của Quốc hội, thực trạng và kiến nghị.

Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Thanh tặng hoa chúc mừng tập thể Liên minh HTX Việt Nam
Thời sự Quốc hội

Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Thanh dự Lễ tôn vinh sản phẩm tiêu biểu của hợp tác xã và trao giải thưởng Mai An Tiêm

Tối 11.12, tại Nhà hát Quân đội, Hà Nội, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Thanh đã tham dự Lễ tôn vinh sản phẩm tiêu biểu của hợp tác xã (HTX) và trao giải thưởng Mai An Tiêm lần thứ nhất năm 2024. Sự kiện do Liên minh Hợp tác xã Việt Nam chủ trì tổ chức.

Hội nghị bồi dưỡng “Trí tuệ nhân tạo và việc hoàn thiện chính sách, pháp luật về trí tuệ nhân tạo”
Chính trị

Hội nghị bồi dưỡng “Trí tuệ nhân tạo và việc hoàn thiện chính sách, pháp luật về trí tuệ nhân tạo”

Ngày 11.12, tại TP. Đà Nẵng, Ban Công tác đại biểu phối hợp cùng Văn phòng Quốc hội và Đại sứ quán Anh tổ chức hội nghị bồi dưỡng “Trí tuệ nhân tạo và việc hoàn thiện chính sách, pháp luật về trí tuệ nhân tạo” cho các đại biểu Quốc hội, Hội đồng nhân dân.