Dự án Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở:

Tạo cơ chế để người lao động tại doanh nghiệp thực hiện quyền dân chủ

Có nên quy định thực hiện dân chủ tại doanh nghiệp không là vấn đề còn có ý kiến khác nhau trong quá trình xây dựng Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở. Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật Hoàng Thanh Tùng cho biết, đa số ý kiến trong Ủy ban Pháp luật tán thành quan điểm dự luật này nên có một chương riêng quy định về nội dung, hình thức, cách thức thực hiện dân chủ tại các doanh nghiệp. 

Nâng cao hiệu quả quản lý, sử dụng nguồn lực đầu tư của Nhà nước

Sáng 27.5, tiếp tục Chương trình làm việc Kỳ họp thứ Ba, Quốc hội Khóa XV, các đại biểu Quốc hội đã nghe Tờ trình và Báo cáo thẩm tra dự án Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở.

Tạo cơ chế để người lao động tại doanh nghiệp thực hiện quyền dân chủ -0
Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật Hoàng Thanh Tùng trình bày Báo cáo thẩm tra dự án Luật. Ảnh: Hồ Long

Trình bày Báo cáo thẩm tra dự án Luật, Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật Hoàng Thanh Tùng nêu rõ,Ủy ban Pháp luật tán thành với việc mở rộng phạm vi điều chỉnh để quy định việc thực hiện dân chủ cơ sở đối với 3 loại hình cơ sở chính: gồm: xã, phường, thị trấn và cộng đồng dân cư trên địa bàn đơn vị hành chính cấp xã; cơ quan, đơn vị sự nghiệp của Đảng, Nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội và doanh nghiệp. Đồng thời, tán thành giao các cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền quy định cụ thể việc thực hiện dân chủ trong nội bộ cơ quan, tổ chức có tính chất đặc thù. 

Về việc thực hiện dân chủ tại doanh nghiệp, qua thảo luận, Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật cho biết, đa số ý kiến trong Ủy ban Pháp luật tán thành với loại ý kiến thứ nhất được nêu trong Tờ trình của Chính phủ. Theo đó trong Luật nên có một chương riêng quy định về nội dung, hình thức, cách thức thực hiện dân chủ tại các doanh nghiệp (bao gồm cả hợp tác xã và tổ chức khác có thuê mướn, sử dụng lao động theo hợp đồng lao động). Ủy ban Pháp luật cũng nhất trí có một số nội dung quy định đặc thù đối với doanh nghiệp nhà nước bởi đây là các tổ chức trực tiếp quản lý, sử dụng các nguồn lực công nên có những đặc điểm, yêu cầu riêng về tổ chức, quản lý, kiểm soát không giống như các doanh nghiệp thông thường khác.

Tạo cơ chế để người lao động tại doanh nghiệp thực hiện quyền dân chủ -0
Quang cảnh kỳ họp. Ảnh: Hồ Long

Việc luật quy định sâu hơn về thực hiện dân chủ ở doanh nghiệp nhà nước sẽ tạo cơ chế để người lao động tại doanh nghiệp thực hiện quyền làm chủ, bảo đảm nguyên tắc tập trung dân chủ trong hoạt động của doanh nghiệp, góp phần nâng cao hiệu quả quản lý, sử dụng nguồn lực đầu tư của Nhà nước, kiểm soát tham nhũng, tiêu cực, lãng phí.

"Quy định thực hiện dân chủ tại doanh nghiệp cũng phù hợp với yêu cầu được nêu tại Chỉ thị số 30-CT/TW ngày 18/02/1998 của Bộ Chính trị là cần tập trung nghiên cứu xây dựng và ban hành các quy chế dân chủ cho ba loại hình cơ sở là xã, phường, thị trấn, doanh nghiệp nhà nước và cơ quan hành chính sự nghiệp”, Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật nhấn mạnh. 

Tuy nhiên, Ủy ban Pháp luật cũng đề nghị tiếp tục nghiên cứu, rà soát, bổ sung vào dự thảo Luật các quy định chi tiết, cụ thể hơn thể hiện rõ đặc thù trong việc thực hiện dân chủ ở doanh nghiệp nhà nước, nhất là về các nội dung người lao động được tham gia ý kiến, được bàn bạc, quyết định và kiểm tra để tạo cơ sở pháp lý cho người lao động ở các doanh nghiệp này thực hiện quyền làm chủ một cách thực chất, có hiệu quả.

Bên cạnh đó, có ý kiến đề nghị Luật này chỉ nên quy định về thực hiện dân chủ tại các doanh nghiệp nhà nước là nơi trực tiếp quản lý, sử dụng nguồn lực đầu tư của Nhà nước mà không điều chỉnh đối với các loại doanh nghiệp khác, hợp tác xã và tổ chức khác có thuê mướn, sử dụng lao động theo hợp đồng lao động, bởi mối quan hệ giữa người lao động và người sử dụng lao động trong doanh nghiệp nói chung được xác lập trên cơ sở quan hệ lao động với nguyên tắc tự nguyện, thiện chí, bình đẳng, hợp tác, tôn trọng quyền và lợi ích hợp pháp của nhau thông qua hợp đồng lao động, hợp đồng thuê mướn nhân công, khoán việc; cơ chế giải quyết các mâu thuẫn, xung đột được thực hiện thông qua việc đối thoại, hòa giải, thương lượng, trọng tài. Các nội dung này đang được quy định tại Bộ luật Lao động, Bộ luật Dân sự, Luật Doanh nghiệp, Luật Công đoàn, các văn bản quy định chi tiết, hướng dẫn và thực tế chưa có vướng mắc. Do đó, nếu quy định về việc thực hiện dân chủ tại doanh nghiệp như trong dự thảo Luật thì vừa chồng chéo, trùng lặp, có khả năng gây khó khăn cho các doanh nghiệp, tổ chức kinh tế khu vực ngoài Nhà nước trong quá trình thực hiện, vừa không đúng bản chất của việc thực hiện dân chủ ở cơ sở.

Quy định một Chương riêng về thực hiện dân chủ tại doanh nghiệp

Trước đó, theo Tờ trình của Chính phủ về dự án Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở do Bộ trưởng Bộ Nội vụ Phạm Thị Thanh Trà trình bày, quy định về thực hiện dân chủ tại doanh nghiệp trong dự án Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở cũng là nội dung còn có ý kiến khác nhau trong quá trình xây dựng, trình dự luật này. 

Tạo cơ chế để người lao động tại doanh nghiệp thực hiện quyền dân chủ -0
Bộ trưởng Bộ Nội vụ Phạm Thị Thanh Trà trình bày Tờ trình của Chính phủ về dự án Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở. Ảnh: Hồ Long

Bộ trưởng Phạm Thị Thanh Trà nêu hai loại ý kiến về nội dung này. Một là, dự án Luật quy định một chương riêng về nội dung, cách thức thực hiện dân chủ tại các loại hình doanh nghiệp, trong đó quy định một số đặc thù đối với doanh nghiệp nhà nước. Hai là, dự án Luật không quy định về thực hiện dân chủ tại doanh nghiệp.

Theo Bộ trưởng Bộ Nội vụ, Chính phủ thống nhất với loại ý kiến thứ nhất. Trên cơ sở đó, dự thảo Luật quy định một chương (Chương IV) về thực hiện dân chủ tại doanh nghiệp, trong đó quy định chung về công khai thông tin tại doanh nghiệp, về người lao động tham gia ý kiến, quyết định và kiểm tra, giám sát trong mọi loại hình doanh nghiệp; đồng thời, bổ sung một số quy định đặc thù áp dụng với doanh nghiệp nhà nước, như: các nội dung công khai tại doanh nghiệp nhà nước (khoản 2 Điều 45); hình thức người lao động giám sát thông qua hoạt động của Ban Thanh tra nhân dân tại doanh nghiệp nhà nước (khoản 1 Điều 56).

Chính trị

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn phát biểu tại Phiên họp thứ nhất Ban Chỉ đạo
Thời sự Quốc hội

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn chủ trì Phiên họp thứ nhất Ban Chỉ đạo về tổng kết thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW

Chiều tối 25.11, tại Nhà Quốc hội, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Đảng đoàn Quốc hội, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn - Trưởng Ban Chỉ đạo về tổng kết thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW ngày 25.10.2017 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII Một số vấn đề về tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả tại các cơ quan của Quốc hội, cơ quan thuộc Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Văn phòng Quốc hội (Ban Chỉ đạo), đã chủ trì Phiên họp thứ nhất của Ban Chỉ đạo.

Tuyên bố chung Việt Nam-Bulgaria
Sự kiện nổi bật

Tuyên bố chung Việt Nam-Bulgaria

Nhận lời mời của Chủ tịch nước Lương Cường, Tổng thống Cộng hòa Bulgaria Rumen Radev và Phu nhân cùng đoàn đại biểu cấp cao Nhà nước Bulgaria tiến hành chuyến thăm chính thức Việt Nam từ ngày 24-28.11.2024. Nhân dịp này, hai bên cũng đã ra Tuyên bố chung khẳng định các cam kết của lãnh đạo cấp cao hai nước trong việc đẩy mạnh hợp tác trên các lĩnh vực mà hai bên có thế mạnh và nhu cầu, vì lợi ích của nhân dân hai nước, vì hòa bình, ổn định, phát triển bền vững tại mỗi khu vực và thế giới.

Chủ tịch nước Lương Cường và Tổng thống Bulgaria gặp gỡ báo chí
Sự kiện nổi bật

Chủ tịch nước Lương Cường và Tổng thống Bulgaria gặp gỡ báo chí

Sáng 25.11, Chủ tịch nước Lương Cường đã chủ trì Lễ đón chính thức Tổng thống Rumen Radev tại Phủ Chủ tịch theo nghi thức dành đón nguyên thủ quốc gia. Ngay sau lễ đón, Chủ tịch nước Lương Cường và Tổng thống Rumen Radev đã dẫn đầu đoàn cấp cao hai nước tiến hành hội đàm. Sau khi kết thúc hội đàm, hai nhà lãnh đạo đã gặp gỡ báo chí để thông tin về kết quả hội đàm.

Truyền thông Campuchia ca ngợi chuyến thăm của Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn
Theo dòng sự kiện

Truyền thông Campuchia ca ngợi chuyến thăm của Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn

Chiều 24.11, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn và Đoàn đại biểu cấp cao Đảng, Nhà nước Việt Nam đã rời thủ đô Phnom Penh, kết thúc tốt đẹp chuyến thăm chính thức Vương quốc Campuchia, tham dự Hội nghị toàn thể lần thứ 12 của Hội nghị quốc tế các đảng chính trị châu Á (ICAPP-12) và Phiên họp toàn thể lần thứ 11 của Nghị viện Quốc tế vì Bao dung và Hòa bình (IPTP-11).

Một số hình ảnh Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn thăm chính thức Vương quốc Campuchia và dự Hội nghị quốc tế các đảng chính trị châu Á, phiên họp của Nghị viện Quốc tế vì Bao dung và Hòa bình
Chính trị

Một số hình ảnh Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn thăm chính thức Vương quốc Campuchia và dự Hội nghị quốc tế các đảng chính trị châu Á, phiên họp của Nghị viện Quốc tế vì Bao dung và Hòa bình

Từ ngày 21 - 24.11.2024, theo lời mời của Chủ tịch Đảng Nhân dân Campuchia Samdech Techo Hun Sen, Chủ tịch Quốc hội Campuchia Samdech Khuon Sudary và Chủ tịch Ủy ban Thường trực ICAPP Chung Eui-yong, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn dẫn đầu Đoàn đại biểu cấp cao Đảng, Nhà nước ta đã thăm chính thức Vương quốc Campuchia và tham dự Hội nghị toàn thể lần thứ 12 Hội nghị quốc tế các đảng chính trị châu Á (ICAPP), Phiên họp toàn thể lần thứ 11 của Nghị viện quốc tế vì Bao dung và Hòa bình (IPTP).

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn kết thúc tốt đẹp chuyến thăm chính thức và tham dự hội nghị quốc tế tại Campuchia
Thời sự Quốc hội

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn kết thúc tốt đẹp chuyến thăm chính thức và tham dự hội nghị quốc tế tại Campuchia

Chiều nay, 24.11, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn và Đoàn đại biểu cấp cao Đảng, Nhà nước ta đã về tới Thủ đô Hà Nội, kết thúc tốt đẹp chuyến thăm chính thức Campuchia và tham dự Hội nghị toàn thể lần thứ 12 (ICAPP 12) của Hội nghị quốc tế các đảng chính trị châu Á, Phiên họp toàn thể lần thứ 11 của Nghị viện Quốc tế vì Bao dung và Hòa bình (IPTP 11) theo lời mời của Chủ tịch Đảng Nhân dân Campuchia Samdech Techo Hun Sen, Chủ tịch Quốc hội Campuchia Samdech Khuon Sudary và Chủ tịch Ủy ban Thường trực ICAPP Chung Eui-yong.